Giáo án Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 22+23

Một lần, có một anh hàng dầu, gánh một gánh ra chợ bán. Trong khi đang bận đong dầu, có kẻ đã thừa dịp thò tay vào bị lấy trộm tiền. Đến khi anh hàng dầu biết thì tên ăn cắp đã chạy đi nơi khác. Anh ta nhớ tới một người mù hồi nãy quanh quẩn bên gánh của mình, đuổi mấy cũng không đi, đoán chắc là kẻ cắp, bèn gửi gánh hàng cho người quen rồi đi tìm người mù lúc nãy. Nhưng khi gặp, người mù hết sức chối cãi, rằng mình mù thì còn biết tiền của để ở đâu mà lấy. Hai bên xô xát, tuần bắt giải quan.

doc 6 trang Phương Mai 29/11/2023 18220
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 22+23", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 22+23

Giáo án Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 22+23
KỂ CHUYỆN
 ÔNG NGUYỄN KHOA ĐĂNG
NỘI DUNG CÂU CHUYỆN:
Ngày xưa, có nội tán Nguyễn Khoa Đăng là người có tài xử đoán, được dân mến phục.
Một lần, có một anh hàng dầu, gánh một gánh ra chợ bán. Trong khi đang bận đong dầu, có kẻ đã thừa dịp thò tay vào bị lấy trộm tiền. Đến khi anh hàng dầu biết thì tên ăn cắp đã chạy đi nơi khác. Anh ta nhớ tới một người mù hồi nãy quanh quẩn bên gánh của mình, đuổi mấy cũng không đi, đoán chắc là kẻ cắp, bèn gửi gánh hàng cho người quen rồi đi tìm người mù lúc nãy. Nhưng khi gặp, người mù hết sức chối cãi, rằng mình mù thì còn biết tiền của để ở đâu mà lấy. Hai bên xô xát, tuần bắt giải quan.
Khi họ dắt nhau đến công đường, ông Đăng bắt hai bên khai rõ sự tình. Người mù khăng khăng từ chối không nhận. Ông Đăng hỏi:
- Anh có tiền giắt đi theo đấy không?
Trả lời:
- Có, nhưng đây là tiền tôi mang đi chợ, không phải của nó.
- Được cứ đưa ra đây, của ai rồi sẽ biết.
Khi người mù móc tiền ra, ông Đăng sai người múc đến một chậu nước, rồi bỏ tất cả số tiền vào chậu. Một chốc tự nhiên thấy trên mặt nước có váng dầu nổi lên. Nghe quan sai bưng chậu nước cho mọi người chứng kiến, người mù hết đường chối, đành chịu tội ngay.
Nhưng quan còn nói thêm:
- Khoan đã, chưa hết đâu. Tội ăn cắp mới là một. Nếu mày mù tịt thì làm sao biết được tiền người hàng dầu bỏ trong bị, cất trong thúng khảo mà lấy được! Đúng là mày giả mù. Lính đâu. Bắt nó nọc ra đánh cho rõ đau, kỳ bao giờ nó mở hai mắt ra hãy thôi.
Người mù trước còn chối lấy chối để, nhưng chỉ qua ba roi là hắn mở ngay hai mắt nhận tội, đúng như lời quan truyền bảo[1].
Trong thời kỳ làm nội tán, ông đã làm cho suốt một dọc truông nhà Hồ ở Quảng Trị không còn lấy một bóng gian phi. Trước đó, truông này là nơi rừng rậm, con đường Nam Bắc phải đi qua đây. Bọn gian phi đã dùng làm sào huyệt đón đường cướp của.
Nguyễn Khoa Đăng trước hết tìm cách lùng bắt trộm cướp. Ông sai chế ra một loại hòm gỗ kín có những lỗ thông khí, vừa một người ngồi lọt, có khóa trong, để người ngồi trong có thể mở tung ra được dễ dàng. Thế rồi, ông kén một số người giỏi võ, cho ngồi vào hòm có để sẵn vũ khí. Đoạn, ông sai quan sĩ của mình giả trang làm dân phu khiêng những hòm ấy qua truông nhà Hồ ra vẻ khiêng những hòm "của cải" nặng nề. Lại cho người đánh tiếng có một ông quan trấn ở ngoài Bắc sắp sửa trẩy về quê với những hòm tư trang quý giá sẽ đi qua truông. Bọn cướp đánh hơi thấy đây là một cơ hội kiếm ăn hiếm có, bèn rình lúc đoàn "dân phu" đi qua của truông, xông ra đánh đuổi, rồi hý hửng khiêng những cái hòm nặng ấy về tận sào huyệt.
Nhưng khi về đến nơi thì vừa đặt xuống thì những cái hòm tự nhiên mở toang, các võ sĩ ngồi trong đó cầm vũ khí xông ra đánh giết bọn cướp một cách bất ngờ. Đang lúc hoảng hốt chưa kịp đối phó thì bọn chúng nghe tin phục binh của triều đình ở phía ngoài ùn ùn kéo vào đông như kiến cỏ. Chúng đành chắp tay xin tha tội. Nhờ mẹo đó, Nguyễn Khoa Đăng đã tóm được cả lũ[2].
Ông cho phiên chế thành đội ngũ đi khai khẩn đất hoang ở nơi biên giới, lập thành những đồn điền lớn rộng. Sau đó, ông còn cho chiêu dân lập ấp ở dọc hai bên truông, làm cho một vùng trước kia là nơi vắng vẻ, trở nên những làng xóm dân cư đông đúc: tiếng xay lúa giã gạo, tiếng gà gáy chó sủa lấn dần tiếng vượn hú chim kêu. Từ đó, một vùng núi rừng thành ra yên ổn. Bọn trộm cướp còn lại đành phải giải nghệ.
Hướng dẫn kể chuyện
a.Tìm hiểu câu chuyện: 
- HS đọc kĩ nội dung câu chuyện 
- HS kể lại toàn bộ câu chuyện (Theo gợi ý của các bức tranh SGK T40)
-HS trả lời: 
+Ông Nguyễn Khoa Đăng là người như thế nào?
Gợi ý: Ông là một vị quan án có tài xét xử
+ Ông đã làm gì để tên trộm lộ nguyên hình?
Gợi ý: Ông bỏ tiền vào nước thì biết hắn là kẻ trộm.
+ Ông đã làm gì để bắt được bọn cướp?
Gợi ý: Ông cho quân sĩ cải trang thành dân phu, khiếng những hòm có quân sĩ bên trong
+ Ông đã làm gì để phát triển làng xóm?
Gợi ý: Ông đưa bọn cướp đi khai khẩn đất hoang
b. Ý nghĩa câu chuyện:
- Tìm hiểu về ý nghĩa và nội dung câu chuyện:
Gợi ý: Ca ngợi ông Nguyễn Khoa Đăng thông minh, tài trí, giỏi xét xử các vụ án, có công trừng trị bọn cướp, bảo vệ cuộc sống binh yên cho dân.
c. Kể lại cho ba mẹ hoặc người thân nghe.
TẬP LÀM VĂN
ÔN TẬP VĂN KỂ CHUYỆN
HS đọc yêu cầu bài 1 trang 42.
Trả lời các câu hỏi: 
Thế nào là kể chuyện? (là kể một chuỗi sự việc có đầu có cuối, liên quan đến 1 hay một số nhân vật. Mỗi câu chuyện nói một điều có ý nghĩa)
Tính cách của nhân vật được thể hiện qua nhũng mặt nào? (hành động, lời nói, ý nghĩ, đặc điểm ngoại hình tiêu biểu)
Bài văn kể chuyện có cấu tạo như thế nào? 
+ Mở đầu (mở bài)
+Diễn biến (thân bài)
+ Kết thúc (kết bài)
Đọc yêu cầu bài 2.
Đọc câu chuyện Ai giỏi nhất.
Dùng bút chì khoanh tròn câu trả lời đúng 
Gợi ý: 1c; 2c; 3c.
TẬP ĐỌC
LẬP LÀNG GIỮ BIỂN
LẬP LÀNG GIỮ BIỂN
1. Luyện đọc
- HS đọc 3 – 5 lần Bài Trí dũng song toàn. SGK trang 25. TV tập 2.
- Bài văn được chia làm 4 đoạn: 
+ Đoạn 1: Nhụ nghe bố  tỏa ra hơi muối.
+ Đoạn 2: Bố Nhụ vẫn nói  thì để cho ai.
+ Đoạn 3: Ông Nhụ bước ra  quan trọng nhường nào.
+ Đoạn 4: Để có một  hết.
Chú ý: 
Toàn bài đọc với giọng kể chuyện, lúc trầm lắng, lúc hào hứng sôi nổi.
Lưu ý giọng đọc từng nhân vật.
+ Lời ông Nhụ (nói với bố Nhụ): kiên quyết, gay gắt.
+ Lời bố Nhụ ( nói với Nhụ): vui vẻ, thân mật
+ Lời đáp của Nhụ: nhẹ nhàng
+ Đoạn kết bài: đọc chậm, giọng mơ tưởng.
- Đọc chú thích SGK trang 37.
2. Tìm hiểu bài: 
- HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi 1 SGK T37. 
Gợi ý: (Họp làng để đưa cả làng ra đảo, đưa dần cả nhà Nhụ ra đảo)
- HS đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi 2 SGK T37. 
Gợi ý: (Việc lập làng mới ngoài đảo có lợi: Mạng đến cho bà con dân chài nơi sinh sống mới có điều kiện thuận lợi hơn và còn là để giữ đất của nước mình.)
- HS đọc đoạn 3 và trả lời câu hỏi 3 SGK T237. 
Gợi ý: (Ông bước ra võng, ngồi xuống võng vặn mình, hai má phập phồng.)
- HS đọc lại toàn bài và trả lời câu hỏi 4 SGK T37
Gợi ý: (Nhụ đi và sau đó cả làng sẽ đi. Một làng Bạch Đằng Giang ở đảo Mõm Cá Sấu chân trời)
- HS rút ra nội dung chính của bài tập đọc. 
Gợi ý: (Ca ngợi những người dân chài táo bạo, dũng cảm, dám rời mảnh đất quen thuộc để lập làng mới, giữ một vùng của Tổ quốc)
3. Luyện đọc diễn cảm:
- HS đọc đoạn “ Để có một ngôi làng . Hết.”
(Chú ý giọng đọc như hướng dẫn ở trên)
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ
 Chú ý: Không học phần nhận xét, ghi nhớ chỉ làm bài 2, bài 3 phần Luyện tập.
Bài 2 trang 39 
HS đọc yêu cầu bài tập 2 SGK T39.
 Suy nghĩ tìm quan hệ từ thích hợp để điền vào chỗ trống tạo thành câu ghép chỉ điều kiện - kết quả hoặc giả thiết - kết quả. (Gợi ý: Các cặp quan hệ từ là: Nếu  thì; Nếu như .thì; Hễ . . . thì; Hễ mà . . . thì; Giá thì..)
 - HS trình bày bài làm vào vở.
 Gợi ý: a) Nếu thì 
 b) Hễ thì 
	 c) Nếu thì  hoặc Giá thì
Bài 3/ trang 39 
HS đọc yêu cầu bài tập 3 SGK.
 - Suy nghĩ tìm một vế câu thích hợp để điền vào chỗ trống để tạo thành câu ghép chỉ điều kiện - kết quả hoặc giả thiết - kết quả. ( vế câu phải có đủ chủ ngữ, vị ngữ)
 - HS làm bài vào vở.
Gợi ý: a). . thì cả nhà đều vui.
 b).  thì chúng ta sẽ thất bại.
 c) Giá như Hồng chăm chỉ .. 

File đính kèm:

  • docgiao_an_tieng_viet_lop_5_tuan_2223.doc