Giáo án Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 23

Đọc trôi chảy toàn bài thơ, ngắt nghỉ hơi đung sau các dòng thơ, khổ thơ, nhấn giọng ở các từ ngữ miêu tả phẩm chất con người Cao Bằng.

Đọc diễn cảm bài thơ giọng nhẹ nhàng tình cảm thể hiện lòng yêu mến, núi non, đất đai và con người Cao Bằng.

 

doc 10 trang Phương Mai 29/11/2023 17980
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 23", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 23

Giáo án Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 23
 TẬP ĐỌC
 CAO BẰNG
1. Luyện đọc
- HS đọc 3 – 5 lần Bài Cao Bằng SGK trang 41. TV tập 2.
Chú ý: 
Đọc trôi chảy toàn bài thơ, ngắt nghỉ hơi đung sau các dòng thơ, khổ thơ, nhấn giọng ở các từ ngữ miêu tả phẩm chất con người Cao Bằng.
Đọc diễn cảm bài thơ giọng nhẹ nhàng tình cảm thể hiện lòng yêu mến, núi non, đất đai và con người Cao Bằng.
Lưu ý cách ngắt nhịp các câu thơ.
Rồi dần / bằng bằng xuống.
Ông lành/ như hạt gạo
Bà hiền / như suối trong.
Cao giọng khi đọc hai câu thơ:
	Cao Bằng, rõ thật cao!
	Bạn ơi có thấy đâu.
- Đọc chú thích SGK trang 42.
2. Tìm hiểu bài: 
- HS đọc thầm khổ thơ 1 và trả lời câu hỏi 1 SGK T42.
Gợi ý: Địa thế của Cao Bằng rất xa xôi hiểm trở.
- HS đọc khổ 2,3 và trả lời câu hỏi 2 SGK T42.
Gợi ý: Hình ảnh: mận ngọt đón  dịu dàng, chị rất thương, em rất thảo, ông lành như hạt gạo
- HS đọc khổ 4 và trả lời câu hỏi 3 SGK T42.
Gợi ý: Còn núi non Cao Bằng Như suối khuất rì rào. Tình yêu nước của người Cao Bằng cao như núi không tả hết được, trong trẻo và sâu sắc như suối sâu
- HS đọc lại toàn bài và rút ra nội dung chính của bài thơ
Gợi ý: Ca ngợi Cao Bằng, mảnh đát có địa thế đặc biệt, có những người dân mến khách, đôn hậu đang gìn giữ biên cương của Tổ quốc.
- Học thuộc lòng bài thơ.
3. Luyện đọc diễn cảm:
- HS luyện đọc diễn cảm 3 khổ thơ đầu
(Chú ý giọng đọc như hướng dẫn ở trên)
Luyện từ và câu
NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ 
(trang 44)
Chú ý: Không học phần nhận xét, ghi nhớ chỉ làm phần Luyện tập.
Luyện tập:
Bài 1: 
- HS đọc kĩ yêu cầu và nội dung bài tập BT1 
- Làm bài vào vở
Gợi ý:+ Dùng dấu gạch chéo ( / ) để phân cách các vế câu.
 +Khoanh tròn vào quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ trong câu.
 + gạch 1 gạch dưới bộ phận chủ ngữ, gạch hai gạch dưới bộ phận vị ngữ.
a) Mặc dù giặc Tây hung tàn/ nhưng chúng không thể ngăn cản các cháu, học tập .
 b) Tuy rét vẫn kéo dài / mùa xuân đã đến bên bờ .
 Bài 2: 
- HS đọc kĩ yêu cầu và nội dung bài BT2
- HS làm bài vào vở
Gợi ý: 
 a)Tuy hạn . . . . . . . . . . . . . . , nhưng cây cối vẫn tươi tốt.
b) Tuy trời đã tối nhưng các cô chú .. . . . . . . . . . . . . . . . .
 Bài 3: 
-HS đọc kĩ yêu cầu và nội dung bài
-Dùng bút chì gạch dưới câu ghép
-Chép câu ghép vào vở và gạch 1 gạch dưới chủ ngữ, gạch 2 gạch vị ngữ. (như bài 1)
Gợi ý: Câu ghép : Mặc dù tên cướp . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . còng số 8.
 Chủ ngữ: tên cướp , hắn
Vị ngữ: rất hung hăng gian xảo; vẫn phải . . . . . . . . . . .số 8.
Chính tả
HÀ NỘI
Hướng dẫn nghe - viết chính tả:
a.Trao đổi về nội dung đoạn viết:
HS đọc 2,3 lần bài Hà Nội SGK T37.
HS cho biết nội dung bài thơ là gì? 
b. Hướng dẫn viết từ khó:
HS tìm và nêu các từ khó, dễ lẫn trong bài khi viết chính tả.
HS đọc và viết các từ khó đó vào giấy nháp.
c. Viết chính tả:
- Phụ huynh đọc cho HS viết, nhắc HS viết hoa tên riêng, tên địa lý có trong bài
Lưu ý: PH đọc chậm rãi, phát âm rõ tiếng. Đọc xong cả bài PH đọc lại 1 lần cho HS dò lại bài.
d. Soát lỗi:
2. Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
- HS đọc yêu cầu của bài tập 2 a, b SGK T38 và làm vào vở bài tập TV.
Gợi ý: 
+Danh từ riêng chỉ tên người: Nhụ, tên địa lý: Việt Nam, Bạch Đằng Giang, Mõm Cá Sấu.
+ Khi viết tên người, tên địa lý cần viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi tiếng.
- HS đọc yêu cầu bài tập 3a, b SGK T38 và làm vào vở BTTV
+ Tên người: Lan, Nam, Mai, Hương
+ Tên địa lý: Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Huế
Tập làm văn
KỂ CHUYỆN
 (KIỂM TRA VIẾT)
HS chọn một trong 3 đề SGK T45 để viết
Hãy kể một kỉ niệm khó quên về tình bạn
Hãy kể lại một câu chuyện mà em thích nhất trong những chuyện đã được học.
Kể lại một câu chuyện cổ tích mà em biết theo lời một nhân vật trong câu chuyện đó.
HS làm vào giấy kiểm tra.
KỂ CHUYỆN
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
Hướng dẫn kể chuyện
a.Tìm hiểu đề bài: 
- HS đọc kĩ đề bài trong SGK T49.
- HS tìm hiểu yêu cầu của các đề bài trên: (Theo gợi ý SGK T50)
- HS có thể chọn câu chuyện Ông Nguyễn Khoa Đăng, Tiếng rao đêm, Người gác rừng tí hon,  đã học ở những tiết trước.
b. Nhớ lại câu chuyện đã nghe đã đọc về người góp sức để bảo vệ trật tự an ninh.
c. Kể lại cho ba mẹ hoặc người thân nghe.
 TẬP ĐỌC
 PHÂN XỬ TÀI TÌNH
1. Luyện đọc
- HS đọc 3 – 5 lần Bài Phân xử tài tình. SGK trang 46,47. TV tập 2.
- Bài văn được chia làm 3 đoạn: 
+ Đoạn 1: Từ đầu  lấy trộm.
+ Đoạn 2: đòi người làm chứng  nhận tội.
+ Đoạn 3: còn lại
Chú ý: 
Toàn bài đọc với giọng hồi hộp hào hứng thể hiện được niềm khâm phục của người kể chuyện và về tài xử kiện của ông án.
Lưu ý giọng đọc từng nhân vật.
+ Người dẫn chuyện: Giọng rõ ràng rành mạch.
+ Hai người đàn bà: giọng mếu máo ấm ức
+ Quan án: giọng ôn tồn, đĩnh đạc trang nghiêm
- Đọc chú thích SGK trang 47.
2. Tìm hiểu bài: 
- HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi 1 SGK T47
Gợi ý: Người nọ tố cáo người kia lấy vải của mình rồi nhờ quan xét xử.
- HS đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi 2 SGK T47.
Gợi ý: Quan đã dùng nhiều cách khác nhau: Cho đòi người làm chứng, cho lính về nhà., sai xé tấm vải làm đôi cho mỗi người một nửa. Thấy một trong hai người khóc, quan trả tấm vải cho người đó và thét trói người kia lại.
+ Vì quan hiểu phải tự tay mình làm ra tấm vải thì mới thấy đau xót, tiếc công sức của mình bị phá bỏ nên mới bật khóc.
- HS đọc đoạn 3 và trả lời câu hỏi 3 SGK T47
Gợi ý: Quan nói sư cụ biện lễ cúng phậtthấy chú tiểu cứ hé bàn tay ra xem, lập tức bắt lại vì chỉ những kẻ có tật mới giật mình.
+ Vì biết kẻ gian thường lo lắng nên sẽ lộ mặt
- HS đọc lại toàn bài và rút ra nội dung chính của bài tập đọc.
Gợi ý: Ca ngợi trí thông minh, tài xét xử của vị quan án.
3. Luyện đọc diễn cảm:
- HS luyện đọc diễn cảm đoạn 4
(Chú ý giọng đọc như hướng dẫn ở trên)
Luyện từ và câu
NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ 
(trang 54)
Chú ý: Không học phần nhận xét, ghi nhớ chỉ làm phần Luyện tập.
Bài 1: 
HS đọc nội dung yêu cầu bài 1/T 54
HS làm bài vào vở (làm giống bài 1/ T44)
Gợi ý: + Dùng dấu gạch chéo ( / ) để phân cách các vế câu.
 +Khoanh tròn vào quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ trong câu.
 + Gạch 1 gạch dưới bộ phận chủ ngữ, gạch hai gạch dưới bộ phận vị ngữ.
 Câu ghép: Bọn bất ..bàn đạp phanh.
 Vế 1: Bọn bất lương ấy không chỉ ăn cắp tay lái (Chủ ngữ: Bọn bất lương ấy; Vị ngữ: ăn cắp tay lái. 
	 Vế 2: mà chúng lấy luôn bàn đạp phanh. (Chủ ngữ: chúng; Vị ngữ: còn lấy luôn bàn đạp phanh.
 Cặp quan hệ từ: không chỉ .mà.
Bài 2: 
HS đọc yêu cầu
Làm vào vở. (Viết lại cả câu nhé)
Gợi ý : a) không chỉ .mà
 b) không những . mà hoặc Chẳng những .mà
 c) không chỉ .mà
Chính tả
 CAO BẰNG
Hướng dẫn Nhớ - viết chính tả:
a.Trao đổi về nội dung đoạn viết:
HS đọc thuộc lòng đoạn thơ
Em có nhận xét gì về con người Cao Bằng? 
Gợi ý: Con người Cao Bằng rất đôn hậu, mến khách.
b. Hướng dẫn viết từ khó:
HS tìm và nêu các từ khó, dễ lẫn trong bài khi viết chính tả.
HS đọc và viết các từ khó đó vào giấy nháp.
c. Viết chính tả:
- Phụ huynh đọc cho HS viết, nhắc HS viết hoa tên riêng, tên địa lý có trong bài
Lưu ý: PH đọc chậm rãi, phát âm rõ tiếng. Đọc xong cả bài PH đọc lại 1 lần cho HS dò lại bài.
d. Soát lỗi:
2. Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
- HS đọc yêu cầu của bài tập 2 a, b, c SGK T48 và làm vào vở bài tập TV.
 Gợi ý: a. Côn Đảo Võ Thị Sáu
b. Điện Biên Phủ  anh Bế Văn Đàn
c. Công lý. Anh Nguyễn Văn Trỗi.
- HS đọc yêu cầu bài tập 3 SGK T48 và làm vào vở BTTV
Gợi ý: Hai Ngàn, Ngã Ba, Pù Mo, Pù Xai
 TẬP ĐỌC
 CHÚ ĐI TUẦN
1. Luyện đọc
- HS đọc 3 – 5 lần Bài Chú đi tuần SGK trang 51, 52. TV tập 2.
Chú ý: 
Đọc trôi chảy toàn bài thơ, ngắt nghỉ hơi đúng giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi cảm, gợi tả.
Đọc diễn cảm bài thơ giọng nhẹ nhàng trìu mến.
- Đọc chú thích SGK trang 52.
2. Tìm hiểu bài: 
- HS đọc thầm khổ thơ 1 và trả lời câu hỏi 1 SGK T52.
Gợi ý: Trong đêm tối mùa đông, gió lạnh khi mà tất cả mọi người đã yên giấc ngủ.
- HS đọc khổ 2,3 và trả lời câu hỏi 2 SGK T52.
Gợi ý: Tác giả muốn ca ngợi người chiến sĩ tận tụy, yêu thương trẻ thơ, quên mình vì hạnh phúc của trẻ thơ.
- HS đọc khổ 4 và trả lời câu hỏi 3 SGK T52.
Gợi ý: Những từ ngữ và chi tiết: Cách xưng hô thân mật: chú cháu, các cháu ơi, dùng các từ: yêu mến, lưu luyến. Các chi tiết: hỏi thăm giấc ngủ có ngon không, dặn các cháu cứ yên tâm ngủ nhé
- HS đọc lại toàn bài và rút ra nội dung chính của bài thơ
Gợi ý: Bài thơ nói lên tình cảm yêu thương của các chiến sĩ công an với các cháu học sinh, sẵn sàng chịu đựng gian khổ, khó khăn để bảo vệ cuộc sống bình yên và tương lai tươi đẹp cho các cháu.
- Học thuộc lòng những câu thơ em thích.
3. Luyện đọc diễn cảm:
- HS luyện đọc diễn cảm 2 khổ thơ đầu
(Chú ý giọng đọc như hướng dẫn ở trên)
Tập làm văn
LẬP CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG 
Tìm hiểu yêu cầu của đề bài:
HS đọc kĩ đề bài T53
HS trả lời câu hỏi: 
+ Em lựa chọn hoạt động nào để lập CTHĐ? (HS tự trả lời)
+ Mục tiêu của CTHĐ đó là gì? (Tuyên truyền vận động mọi người cùng nghiêm chỉnh chấp hành trật tự ATGT/ phòng cháy chữa cháy..)
+ Việc làm đó có ý nghĩa như thế nào đối với lứa tuổi các em? (Gắn bó thêm tình bạn bè, rèn ý thức cộng đồng)
+ Địa điểm tổ chức hoạt động đó ở đâu? (Ở các trục đường chính của địa phương gần khu vực trường)

File đính kèm:

  • docgiao_an_tieng_viet_lop_5_tuan_23.doc