Giáo án Toán Lớp 3 - Tuần 24 - Năm học 2019-2020
- HS mở sách Toán 3-Trang 120
- HS thực hiện vào vở Toán các bài tập sau:
+ Bài 1a, b, c
+ Bài 2a,b
+ Bài 3
+ Bài 4
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 3 - Tuần 24 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Toán Lớp 3 - Tuần 24 - Năm học 2019-2020
PHẦN I: TOÁN Thứ hai, ngày 6 tháng 4 năm 2020 Toán Luyện tập -Trang 120 - HS mở sách Toán 3-Trang 120 - HS thực hiện vào vở Toán các bài tập sau: + Bài 1a, b, c + Bài 2a,b + Bài 3 + Bài 4 * Hướng dẫn: + Bài 1: HS đọc yêu cầu bài và đặt tính 6 phép tính chia vào vở. Chú ý đặt tính thẳng cột. Thực hiện tính chia từ trái sang phải. + Bài 2: Tìm x. HS đọc yêu cầu và thực hiện vào vở. Câu a: X x 7 = 2107 Hỏi: x là thành phần nào của phép tính? (thừa số). Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm thế nào? (Muốn tìm thừa số chưa biết ta lấy tích chia cho thừa số đã biết.) Câu b: 8 x X = 1640 Hỏi: x là thành phần nào của phép tính? (thừa số). Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm thế nào? (Muốn tìm thừa số chưa biết ta lấy tích chia cho thừa số đã biết.) + Bài 3: HS đọc 2 lần đề Bài toán. Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? Bài toán thuộc dạng toán gì? Phải làm thế nào? HS Giải bài Toán vào vở. + Bài 4: Tính nhẩm: . Đọc đề bài, đọc 2 lần nội dung hướng dẫn trong khung màu xanh. 6 000 : 3 = ? Nhẩm: 6 nghìn : 3 = 2 nghìn Vậy: 6 000 : 3 = 2 000 . Tương tự, các em thực hiện các phép tính còn lại. Gợi ý Đáp án Bài 1: a )1608 4 2105 3 b ) 2035 5 2413 4 00 402 00 701 03 407 01 603 08 05 35 13 0 2 0 1 c) 4218 6 3052 5 01 703 05 610 18 02 0 2 Bài 2: Bài giải Số gạo đã bán là: 2024 :4 = 506 (kg) Cửa hàng còn lại số gạo là: 2024 - 506 = 1518 (kg) Đáp số: 1518 kg Bài 3: X = 301 X = 205 Bài 4: 6000 : 2 = 3000 8000 : 4 = 2000 9000 : 3 = 3000 Thứ ba ngày 7 tháng 4 năm 2020 Toán Luyện tập chung -Trang 120 *PH yêu cầu HS Vận dụng kiến thức đã học vào làm bài tập: HS thực hiện bài 1; bài 2; bài 4 - trang 120 Bài 1/ SGK-Tr 120: Đặt tính rồi tính: Yêu cầu đọc đề, yêu cầu HS nhắc lại cách làm. Tính ra nháp trước khi viết vào vở toán. ĐÁP ÁN ĐÚNG: x x x x a) 821 b) 1012 c) 308 d) 1230 4 5 7 6 3284 506 0 2156 7380 0 821 3284 4 08 04 0 1012 5060 5 006 10 00 1230 7380 6 13 18 0 308 2156 7 05 56 Bài 2/ SGK-Tr 120: Đặt tính rồi tính: Yêu cầu đọc đề, yêu cầu HS nhắc lại cách làm. Tính ra nháp trước khi viết vào vở toán. ĐÁP ÁN ĐÚNG: 11 2345 4691 2 06 09 1 207 1038 5 038 3 0 410 1230 3 03 00 401 1607 4 007 3 Bài 4/ SGK-Tr 120: Toán giải không chép đế: Yêu cầu HS đọc kỹ đề bài Hỏi? bài toán cho biết điều gì? Cần tìm điều gì? Mối liên hệ giữa cái đã cho và cái phài tìm. Xác định lời giải và phép tính : Bài toán giải bằng hai phép tính. Chẳng hạn : Ta biết chiều rộng sân vận động ( hình chữ nhật) 95m. Chiều dài sân vận động gấp 3 lần chiều rộng? Vậy tìm chiều dài làm phép tính gì ? sau đó tìm chu vi sân vận động. Ph: Yêu cầu HS trả lời miệng, sau đó làm vào vở. Kiểm tra lại chốt đáp án đúng: Lời giải 1: Chiều dài..là: 95 x 3 = .( m) Lời giải 2 Chu vi .là : ( Chiều dài + 95 ) x 2 =.. (m) Thứ tư ngày 8 tháng 4 năm 2020 Toán Làm quen với chữ số La Mã (tr 121) -HS mở sách Toán 3-Trang 121 - HS thực hiện vào vở Toán 1. Giới thiệu một số chữ số La Mã và một vài số La Mã thường gặp. - Mặt đồng hồ có các số viết bằng chữ số La Mã. - HS cho biết đồng hồ chỉ mấy giờ. - Giới thiệu từng chữ số thường dùng I, V, X như sách giáo khoa. *HS nêu cách đọc số La Mã từ I - XII. - HS đọc: I (đọc là một); V (đọc là năm) ; VII (đọc là bảy); X (mười) - Tương tự như trên học sinh nhận biết khi thêm I hay II hoặc III vào bên phải một số nào đó có nghĩa là giá trị số đó tăng thêm một, hai, ba đơn vị. - I ( một ) đến XII ( mười hai) - Học sinh đọc và nhận biết các số. - Yêu cầu đọc và ghi nhớ. 2. Luyện tập: Bài 1: - Học sinh nêu yêu cầu của bài. - HS đọc lần lượt từng số La Mã - PH Nhận xét. Bài 2: - Học sinh nêu yêu cầu bài tập. - Yêu cầu HS tập xem đồng hồ bằng chữ số La Mã. - HS nêu giờ sau khi đã xem. - PH Nhận xét Bài 3: - Yêu cầu học sinh nêu đề bài. - HS thực hiện vào vở. - PH Nhận xét. Bài 4: - Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập. - HS tự làm bài vào vở. - PH Nhận xét chữa. 3.Hướng dẫn đáp án: Bài 1: - HS đọc lần lượt từng số La Mã - PH Nhận xét. Bài 2: - Một số em chỉ và nêu giờ trên đồng hồ bằng chữ số La Mã: 6giờ, 12giờ, 3giờ. Bài 3: a/ II, IV, V,VI, VII, IX, XI b/ XI, I X, VII, VI, V, IV, II Bài 4: I, II, III, IV, V,VI, VII, VIII,IX, X,XI,XII Thứ sáu ngày 10 tháng 4 năm 2020 Toán THỰC HÀNH XEM ĐỒNG HỒ (trang 123) MỤC TIÊU Nhận biết được về thời gian (chủ yếu thời điểm). Biết xem đồng hồ, chính xác đến từng phút. Hướng dẫn cách xem đồng hồ (trường hợp chính xác đến từng phút) PH giới thiệu các em cấu tạo mặt đồng hồ ( đặc biệt giới các vạch chia phút). PH yêu cầu HS nhìn vào tranh vẽ đồng hồ thứ nhất trong phần bài học hỏi HS “ Đồng hồ chỉ mấy giờ?” (6 giờ 10 phút). Hướng dẫn HS quan sát tiếp tranh vẽ đồng hồ thứ hai để xác định kim ngắn trước, sau đó là kim dài. + Kim ngắn ở cị trí quá số 6 một ít. Như vậy là hơn 6 giờ. + Kim dài ở vạch nhỏ thứ ba sau số 2 ( tính theo chiều quay của kim đồng hồ). HS có thể tính từ vạch ghi số 12 đến vị trí hiện tại của kim dài được 13 phút (nhẩm miệng: 5, 10(đến vạch ghi số 2, rồi nhẩm tiếp 11, 12, 13). Do đó, đồng hồ chỉ 6 giờ 13 phút. Tương tự: PH hướng dẫn HS quan sát tranh vẽ đồng hồ thứ ba để HS nêu được hai thời điểm theo hai cách 6 giờ 56 phút hoặc 7 giờ kém 4 phút). Với cách đọc thứ hai: PH hướng dẫn HS xác định xem còn thiếu mấy phút nữa thì đến 7 giờ. HS có thể tính từ vị trí hiện tại của kim dài đến vạch có ghi số 12 là còn 4 phút nữa. Như vậy có thể nói: 7 giờ kém 4 phút. PH có thể cho HS xem đồng hồ và đọc theo hai cách. Chú ý: Thông thường thì ta chỉ đọc giờ theo một trong hai cách. Nếu kim dài chưa vượt qua số 6 ( theo chiều quay của kim đồng hồ) thì nói theo cách thứ nhất, chẳng hạn như: 2 giờ 10 phút. Nếu kim dài vượt quá số 6 ( theo chiều quay của kim đồng hồ) thì nói theo cách thứ hai, chẳng hạn như: 9 giờ kém 25 phút. Bài tập Bài 1: Đồng hồ A, B, C HS đọc một cách: A; 2 giờ 9 phút B: 5 giờ 16 phút C. 11 giờ 22 phút Đồng hồ D, E, G: HS có thể nêu giờ theo 2 cách D: 9 giờ 34 phút hoặc 10 giờ kém 26 phút E: 10 giờ 39 phút hoặc 11 giờ kém 21 phút G: 3 giờ 57 phút hoặc 4 giờ kém 3 phút Bài 2: HS vẽ kim phút vào hình ( Lưu ý: Khi vẽ phải chính xác đến từng phút) Bài 3: HS không làm THỰC HÀNH XEM ĐỒNG HỒ ( Tiếp theo) (trang 125) (Bài này học sinh làm tiếp gộp với bài trước nên các em không cần ghi thêm tựa bài nhé!) Tiếp tục củng cố biểu tượng về thời gian (chủ yếu thời điểm, khoảng thời gian). Biết xem đồng hồ, chính xác đến từng phút (cả trường hợp mặt đồng hồ có ghi chữ số La Mã) Biết thời điểm làm công việc hằng ngày của HS. Hướng dẫn: PH có thể hướng dẫn HS xem trên đồng hồ thật, để các em dễ hình dung hơn. Bài 1: HS quan sát lần lượt từng tranh, hiểu các hoạt động và thời điểm diễn ra các hoạt động đó ( được mô tả trong tranh) rồi trả lời câu hỏi. An tập thể dục lúc: 6 giờ 10 phút An đến trường lúc 7 giờ 12 phút An đang học bài ở lớp lúc 10 giờ 24 phút An ăn cơm chiều lúc 5 giờ 45 phút hoặc 6 giờ kém 15 phút An đang xem tivi lúc 8 giờ 7 phút tối hoặc 20 giờ 7 phút. An đang ngủ lúc 10 giờ kém 5 phút đêm hoặc 22 giờ kém 5 phút Bài 2: Yêu cầu HS xem đồng hồ có kim giờ, kim phút và đồng hồ điện tử để thấy được hai đồng hồ nào có cùng thời gian ( vào buổi chiều hoặc buổi tối) Chẳng hạn: 19:3 tương ứng với 7 giờ 3 phút tối (do đó, vào buổi tối hai đồng hồ H, B chỉ cùng thời gian) Đáp án: Các cặp đồng hồ chỉ cùng thời gian ( vào buổi chiều hoặc buổi tối) H – B, I – A, K – C, L – G, M – D, N - E Bài 3: không làm
File đính kèm:
- giao_an_toan_lop_3_tuan_24_nam_hoc_2019_2020.docx