Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 8, 9

HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN 8 HỌC KÌ I

Câu 1:Văn bản “Tôi đi học” của Thanh Tịnh được viết theo thể loại nào?

A. Bút kí B.Truyện ngắn trữ tình C. Tiểu thuyết D. Tuỳ bút

Câu 2: Văn bản “Trong lòng mẹ” của tác giả nào sáng tác ?

A. Nam Cao B. Ngô Tất Tố C. Thanh Tịnh D. Nguyên Hồng

Câu 3: Ai là nhân vật chính trong văn bản “Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố?

A. Chị Dậu B. Anh Dậu C. Người nhà lí trưởng D. Cai lệ

Câu 4: Văn bản “Cô bé bán diêm”, các lần mộng tưởng mất đi khi nào?

1. . Khi trời sắp sáng. B. Khi em nghĩ đến việc cha mắng

C. Khi bà nội em hiện ra. D. Khi các que diêm tắt.

 

docx 8 trang phuongnguyen 25440
Bạn đang xem tài liệu "Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 8, 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 8, 9

Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 8, 9
HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN 8,9 HỌC KÌ I VÀ HỌC KỲ II
HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN 8 HỌC KÌ I
Câu 1:Văn bản “Tôi đi học” của Thanh Tịnh được viết theo thể loại nào?
A. Bút kí B.Truyện ngắn trữ tình C. Tiểu thuyết D. Tuỳ bút
Câu 2: Văn bản “Trong lòng mẹ” của tác giả nào sáng tác ?
A. Nam Cao B. Ngô Tất Tố C. Thanh Tịnh D. Nguyên Hồng
Câu 3: Ai là nhân vật chính trong văn bản “Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố?
A. Chị Dậu B. Anh Dậu C. Người nhà lí trưởng D. Cai lệ
Câu 4: Văn bản “Cô bé bán diêm”, các lần mộng tưởng mất đi khi nào?
. Khi trời sắp sáng. B. Khi em nghĩ đến việc cha mắng
Khi bà nội em hiện ra. D. Khi các que diêm tắt.
Câu 5: Dòng nào sau đây nêu đúng nhất ý nghĩa văn bản “Tôi đi học” của nhà văn Thanh Tịnh?
A. Ca ngợi tình yêu, sự trân trọng đối với thầy cô giáo.
B. Buổi tựu trường đầu tiên sẽ mãi không quên trong kí ức của nhà văn Thanh Tịnh.
C. Tô đậm cảm giác lạ lẫm, sợ sệt của nhân vật “tôi” ở buổi đến trường đầu tiên.
D. Tô đậm niềm vui sướng hân hoan của nhân vật “tôi” và các bạn vào ngày khai trường đầu tiên.
Câu 6: Qua câu chuyện “Chiếc lá cuối cùng”, em hiểu thế nào là một tác phẩm nghệ thuật được coi là kiệt tác?
A. Tác phẩm đó phải có ích cho cuộc sống.
B. Tác phẩm đó phải độc đáo.
C. Tác phẩm đó phải có bề thế.
D. Tác phẩm đó phải đẹp.
Câu 7 : Theo em, vì sao chị Dậu được gọi là điển hình về người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám?
A. Vì chị Dậu là người nông dân khổ nhất từ trước đến nay.
B. Vì chị Dậu là người phụ nữ nông dân mạnh mẽ nhất từ trước đến nay.
C. Vì chị Dậu là người phụ nữ nông dân luôn nhịn nhục trước sự áp bức của bọn thực dân phong kiến.
D. Vì chị Dậu là người phụ nữ nông dân phải chịu nhiều cực khổ nhưng vẫn giữ được những phẩm chất vô cùng cao đẹp.
Câu 8: Điền vào chỗ trống từ thích hợp để được một định nghĩa hoàn chỉnh về một thể loại văn học: “......là một loại tác phẩm tự sự cỡ lớn có khả năng phản ánh hiện thực đời sống ở mọi giới hạn không gian và thời gian”.
A. Truyện ngắn B. Thơ trữ tình C. Tiểu thuyết D. Hồi kí
Câu 9: Mục đích chính của tác giả khi viết : “Tôi cười dài trong tiếng khóc” là gì?
A. Nói lên sự đồng tình của bé Hồng với những lời nói của người cô về mẹ mình.
B. Nói lên trạng thái tình cảm phức tạp của bé Hồng : vừa đau đớn, vừa uất ức, căm giận khi nghe những lời nói của người cô về mẹ mình.
C. Nói lên sự căm giận mẹ của bé Hồng khi nghe người cô nói về những việc làm của mẹ mình.
D. Nói lên niềm yêu thương và thông cảm đối với mẹ của bé Hồng khi nghe người cô nói về những việc làm của mẹ mình.
Câu 10 : Chứng kiến cái chết của lão Hạc, ông giáo nghĩ “Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác”.
Theo em, “nghĩa khác” của cái đáng buồn ấy là gì?
Con người có nhân cách cao đẹp như lão Hạc mà phải tìm đến cái chết.
Lão Hạc phải chịu cái chết vật vã, đau đớn, thương tâm.
Lão Hạc bị đẩy đến đường cùng phải tự giải thoát bằng cái chết.
Lão Hạc chết mà không được gặp con để trăng trối.
Đáp án:
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
B
D
A
D
B
A
D
C
B
A
HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN 8 HỌC KÌ II
Câu 1: Bài thơ “Nhớ rừng” của tác giả nào?
A. Tố Hữu B. Vũ Đình Liên C. Tế Hanh D. Thế Lữ
Câu 2: Hình ảnh nào xuất hiện trong bài thơ "Khi con tu hú" hai lần?
A. Lúa chiêm B. Con tu hú C. Trời xanh D. Nắng đào
Câu 3: Bài thơ “Ngắm trăng” thuộc thể thơ gì ?
A.Lục bát C. Thất ngôn tứ tuyệt
B.Thất ngôn bát cú D. Song thất lục bát
Câu 4: Ý nào nói đúng nhất chức năng của thể hịch?
A. Dùng để cổ động, thuyết phục hoặc kêu gọi đấu tranh chống thù trong giặc ngoài
B. Dùng để công bố kết quả một sự nghiệp
C. Dùng để trình bày với nhà vua một sự việc, ý kiến hoặc đề nghị
D. Dùng để ban bố mệnh lệnh của nhà vua
Câu 5: “Người ta đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương, ngũ thường” trong Bàn luận về phép học của Nguyễn Thiếp có ý nghĩa gì?
A. Phê phán lối học sách vở, thiếu thực tiễn
B. Phê phán lối học thụ động
C. Phê phán lối học vẹt
D. Phê phán lối học thực dụng, hình thức hòng mưu cầu danh lợi
Câu 6: Bài thơ "Đi đường" thể hiện triết lý sâu xa nào?
A. Đường đời nhiều gian nan, thử thách nhưng nếu con người kiên trì và có bản lĩnh thì sẽ đạt được thành công.
B. Càng đi nhiều thì càng gặp nhiều khó khăn gian khổ
C. Để thành công trong cuộc sống con người phải chớp lấy thời cơ.
D. Trong cuộc sống, con người phải rèn luyện bản lĩnh.
Câu 7: Dòng nào nói đúng nhất trình tự lập luận trong đoạn trích Nước Đại Việt ta?
A. Sức mạnh nhân nghĩa -> Sức mạnh độc lập dân tộc -> Chân lí về chủ quyền độc lập của dân tộc.
B. Nguyên lí nhân nghĩa-> Sức mạnh nhân nghĩa và độc lập dân tộc-> Chân lí về chủ quyền độc lập của dân tộc.
C. Sức mạnh nhân nghĩa và độc lập dân tộc-> Chân lí về chủ quyền độc lập của dân tộc.
->Nguyên lí nhân nghĩa.
D. Nguyên lí nhân nghĩa -> Chân lí về chủ quyền độc lập của dân tộc ->Sức mạnh nhân nghĩa và độc lập dân tộc.
Câu 8: Hai câu thơ:
“Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”
sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
A. Ẩn dụ B. Nhân hóa C. So sánh D. Hoán dụ
Câu 9: Hoài Thanh cho rằng: “Ta tưởng chừng thấy những chữ bị xô đẩy, bị dằn vặt bởi một sức mạnh phi thường”. Theo em, ý kiến đó chủ yếu nói về đặc điểm gì của bài thơ Nhớ rừng?
A. Giàu nhịp điệu B. Giàu hình ảnh
Tràn đầy cảm xúc mãnh liệt D. Giàu giá trị tạo hình.
Câu 10: “Hịch tướng sĩ là bất hủ phản ánh lòng yêu nước và tinh thần quyết chiến quyết thắng quân xâm lược của dân tộc ta”. Cụm từ nào điền vào chỗ trống trong câu văn trên cho phù hợp?
A. áng thiên cổ hùng văn B. tiếng kèn xuất trận
C. lời hịch vang dậy núi sông D. bài văn chính luận xuất sắc.
Đáp án
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
D
B
C
A
D
A
D
B
C
A
HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN 9 HỌC KÌ I
Câu 1: Dòng nào kể tên đúng nhất theo thứ tự các phương châm hội thoại đã học?
A. Phương châm về chất, phương châm về lượng, phương châm lịch sự, phương châm cách thức, phương châm quan hệ
B. Phương châm về chất, phương châm quan hệ, phương châm về lượng, phương châm lịch sự, phương châm cách thức.
C. Phương châm về lượng , phương châm về chất, phương châm quan hệ, phương châm cách thức, phương châm lịch sự.
D. Phương châm lịch sự, phương châm cách thức, phương châm về lượng, phương châm về chất, phương châm quan hệ,
Câu 2: Thể hiện đúng phương châm về lượng khi giao tiếp có nghĩa là:
A. Nói huyên thuyên chuyện trên trời dưới đất.
B. Nói có nội dung, nội dung đó đủ đáp ứng yêu cầu của cuộc giao tiếp.
C. Nói điều xác thực, ngắn gọn, không mơ hồ.
D. Nói bóng gió, lấp lửng, tràng giang đại hải, dây cà ra dây muống.
Câu 3: Khi giao tiếp cần nói đúng đề tài tránh cách nói lạc đề liên quan đến phương châm hội thoại nào?
A. Phương châm lịch sự B. Phương châm cách thức
C. Phương châm về lượng D. Phương châm quan hệ
Câu 4: Thế nào là cách dẫn trực tiếp?
A. Rút lấy ý chính, dùng cách diễn đạt riêng.
B. Chỉ rút lấy ý chính.
C. Sử dụng đúng nguyên văn của người nói (viết), rồi đặt vào dấu ngoặc kép.
D. Cách nói và viết gần giống nguyên văn của người khác.
Câu 5:Thành ngữ “ Ông nói gà bà nói vịt” liên quan đến phương châm hội thoại nào?
A. Phương châm về lượng B. Phương châm về chất
C. Phương châm lịch sự D. Phương châm quan hệ
Câu 6: Câu thành ngữ: “Nói có sách, mách có chứng” nhắc nhở người nói cần chú ý đến phương châm hội thoại nào khi giao tiếp?
Phương châm về lượng. B. Phương châm về chất.
Phương châm cách thức. D. Phương châm quan hệ.
Câu 7: Hoạ sĩ nghĩ thầm: “Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn”. Nhận định nào đúng cho câu văn trên?
A. Dẫn nguyên câu văn thể hiện ý nghĩ của nhân vật: Lời dẫn trực tiếp.
B. Dẫn nguyên câu văn thể hiện ý nghĩ của nhân vật: Lời dẫn gián tiếp
C. Dẫn nguyên lời nói của nhân vật: Lời dẫn gián tiếp.
D. Dẫn nguyên lời nói của nhân vật: Lời dẫn trực tiếp.
Câu 8: Điền thuật ngữ vào dấu (....) để tạo thành một khái niệm hoàn chỉnh?
là loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc. Truyện thường có yếu tố hoang đường, thể hiện ước mơ niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công.
A. Truyền thuyết B. Cổ tích C. Ngụ ngôn D. Truyện cười
Câu 9: Các từ “lập lòe, phất phơ, lóng lánh” là từ:
Từ láy tượng hình. B. Từ láy tượng thanh. C. Từ láy. D. Từ láy toàn bộ
Câu 10: Từ “ xanh” trong câu thơ nào được dùng theo nghĩa gốc?
A. Lúa xanh reo và hát; Tím thẫm cả chiều quê.
B. Trời xanh quen thói mà hồng đánh ghen.
C. Ngồi buồn mà trách ông xanh; Khi vui muốn khóc, buồn tanh lại cười.
D. Những kẻ hồn xanh như ngọc bích; Đi theo tiếng gọi nước non thiêng.
Câu 11: Trời mưa đất thịt trơn như mỡ
Dò đến hàng nem chả muốn ăn.
Hai câu thơ trên sử dụng nghệ thuật tu từ nào sau đây:
Ẩn dụ. B. Hoán dụ. C. Chơi chữ. D. Nói quá.
Câu 12:                                                                                                                Ngày Huế đổ máu
Chú Hà Nội về;
Tình cờ chú cháu;
Gặp nhau hàng bè
Khổ thơ trên sử dụng nghệ thuật tu từ nào sau đây:
Ẩn dụ. B. Hoán dụ. C. So sánh. D. Nói quá.
Đáp án:
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
C
B
D
C
D
B
A
B
A
A
C
B
HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN 9 HỌC KÌ II
Câu 1: Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của tác giả nào ?
A. Viễn Phương B. Thanh Hải C. Y Phương D. Bằng Việt
Câu 2: Bài thơ “Viếng lăng Bác” được sáng tác vào năm nào?
A. Năm 1974 B. Năm 1975 C. Năm 1976 D. Năm 1977
Câu 3: Nhân vật trữ tình trong bài thơ “Mây và sóng” của R. Ta-go là ai?
A. Em bé B. R. Ta-go C. Sóng D. Mẹ
Câu 4: Bài thơ “Nói với con” được làm theo thể thơ gì?
A. Năm chữ B. Tám chữ C. Lục bát D. Tự do
Câu 5: Dòng nào thể hiện nội dung chính bài thơ “Sang thu”?
A. Tình yêu thiết tha với mùa thu đất Việt.
B. Những cảm nhận tinh tế về sự biến chuyển của đất trời lúc cuối hạ sang thu.
C. Niềm tự hào về vẻ đẹp thiên nhiên Việt Nam.
D. Tình yêu quê hương, nơi gắn bó những tình cảm của tuổi ấu thơ.
Câu 6: Hình ảnh người cầm súng và người ra đồng trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” đại diện cho những người nào?
A. Người miền xuôi và người miền ngược.
B. Người miền Nam và người miền Bắc.
C. Người chiến sĩ và người nông dân.
D. Người bộ đội và người công nhân.
Câu 7: Trong bài thơ “Mây và sóng”, em bé không đi theo những người trên mây và trong sóng. Vì sao?
A. Bé thương yêu mẹ, không muốn mẹ buồn.
Bé sợ xa nhà vì còn quá nhỏ.
C. Bé chưa biết bơi, bé không biết bay.
D. Trò chơi không hấp dẫn và thú vị.
8 : Phẩm chất nổi bật nào của cây tre được tác giả nói đến trong khổ thơ đầu của bài thơ “Viếng lăng Bác”?
A. Cần cù, bền bỉ. B. Thanh cao, trung hiếu.
C. Ngay thẳng, trung thực. D. Bất khuất, kiên trung.
Câu 9: Điền từ thích hợp vào chỗ trống để có nhận xét đúng về nghệ thuật trong
bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải.
Bài thơ theo thể năm tiếng, có nhạc điệu trong sáng, tha thiết, gần gũi với dân ca, nhiều hình ảnh đẹp, giản dị, gợi cảm, những so sánh và .. sáng tạo.
A. Hoán dụ B. Ẩn dụ C. Nhân hóa D. So sánh
Câu 10: Câu thơ: "Ôi! Hàng tre xanh Việt Nam - Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng” trong bài thơ “Viếng lăng Bác”, tác giả sử dụng nghệ thuật gì?
A. So sánh B. So sánh, hoán dụ
C. Nhân hóa, tượng trưng D. Hoán dụ
Câu 11: Hình ảnh “mây và sóng” trong bài thơ biểu tượng cho điều gì?
A. Những thú vui lôi cuốn, hấp dẫn của cuộc sống.
B. Vẻ đẹp kì diệu của thiên nhiên.
C. Tặng vật của trời đất.
D. Những gì không có thực trong đời.
Câu 12: Hai câu thơ : “Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.”
thể hiện suy ngẫm gì của tác giả?
A. Những hàng cây đứng tuổi đã quen với tiếng sấm của mùa hạ nên không thấy bất ngờ với tiếng sấm mùa thu.
B. Sấm mùa thu không còn nhiều và bất ngờ như sấm mùa hạ đối với hàng cây đứng tuổi.
C. Hàng cây đứng tuổi đã trải qua nhiều mùa thu nên sấm cũng không còn bất ngờ đối với chúng nữa.
D. Hàng cây đứng tuổi như những con người từng trải, không còn thấy bất ngờ trước những vang động bất thường của cuộc sống.
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
B
C
A
D
B
C
A
D
B
C
A
D

File đính kèm:

  • docxhe_thong_cau_hoi_trac_nghiem_ngu_van_8_9.docx