Kế hoạch bài dạy Địa lí Lớp 12 - Bài 2: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ

1. Kiến thức:

- Trình bày vị trí địa lí, giới hạn phạm vi lãnh thổ Việt Nam: các điểm cực Bắc, Nam,

Đông, Tây của phần đất liền; phạm vi vùng đất, vùng biển, vùng trời và diện tích lãnh

thổ.

- Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ đối với tự nhiên, kinh tế

- xã hội và quốc phòng.

2. Năng lực:

- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, tự học, sử dụng công

nghệ thông tin.

- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; sử dụng bản đồ; sử dụng tranh

ảnh.

3. Phẩm chất:

- Phẩm chất: trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm.

pdf 7 trang quyettran 13/07/2022 25160
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Địa lí Lớp 12 - Bài 2: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Địa lí Lớp 12 - Bài 2: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ

Kế hoạch bài dạy Địa lí Lớp 12 - Bài 2: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
NHÓM GIÁO VIÊN ĐỊA 
KẾ HOẠCH BÀI DẠY 
BÀI 2. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, PHẠM VI LÃNH THỔ 
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức: 
- Trình bày vị trí địa lí, giới hạn phạm vi lãnh thổ Việt Nam: các điểm cực Bắc, Nam, 
Đông, Tây của phần đất liền; phạm vi vùng đất, vùng biển, vùng trời và diện tích lãnh 
thổ. 
 - Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ đối với tự nhiên, kinh tế 
- xã hội và quốc phòng. 
2. Năng lực: 
- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, tự học, sử dụng công 
nghệ thông tin. 
 - Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; sử dụng bản đồ; sử dụng tranh 
ảnh. 
3. Phẩm chất: 
- Phẩm chất: trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm. 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1. Thiết bị: Máy tính, máy chiếu. 
2. Học liệu: SGK, Atlat, bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, video. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
3.1. Ổn định: 
Ngày dạy Lớp Sĩ số Ghi chú 
3.2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra. 
3.3. Hoạt động học tập: 
HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (KHỞI ĐỘNG) 
a) Mục đích: HS hình dung được những nét chính về hình dạng lãnh thổ Việt Nam. 
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK. 
c) Sản phẩm: HS nhớ lại kiến thức đã được học và vận dụng kiến thức của bản thân trả 
lời câu hỏi GV đưa ra. 
d) Tổ chức thực hiện: 
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chiếu bản đồ Khu vực Đông Nam Á, sau đó yêu 
cầu HS lên bảng xác định các bộ phận của lãnh thổ Việt Nam. 
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 03 phút. 
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. 
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS 
vào bài học mới. 
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI 
Hoạt động 2.1. Tìm hiểu về đặc điểm vị trí địa lí nước ta 
a) Mục đích: HS trình bày vị trí địa lí, giới hạn, phạm vi lãnh thổ Việt Nam, các điểm 
cực Bắc, cực Nam, Đông, Tây của phần đất liền; Xác định được hệ tọa độ của nước ta. 
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo 
yêu cầu của GV. 
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức: 
1. Vị trí địa lí 
 - VN nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần TT Đông Nam Á. 
 - VN vừa gắn liền với lục địa Á Âu, vừa tiếp giáp với biển Đông và thông ra TBD 
rộng lớn, giáp với nhiều nước trên đất liền và trên biển. 
 - Hệ tọa độ: 
 + Trên đất liền: 
Điểm cực Bắc: 23023'B tại xã Lũng Cú - Đồng Văn - Hà Giang. 
Điểm cực Nam: 8034'B tại Đất Mũi - Ngọc Hiển - Cà Mau. 
Điểm cực Tây: 102009’Đ tại Sín Thầu - Mường Nhé - Điện Biên. 
Điểm cực Đông: l09024’Đ tại Vạn Thạnh - Vạn Ninh - Khánh Hòa. 
 + Trên Biển: Các đảo của nước ta còn kéo dài tới khoảng vĩ độ 6050’ B và từ khoảng 
kinh độ 1010Đ đến trên 117020’Đ tại biển Đông. 
Tọa độ địa lí này đã đặt VN nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới ở nửa cầu Bắc, trong 
khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của gió mậu dịch, gió mùa Châu Á và cũng nằm 
trong khu vực có nhiều thiên tai nhất trên thế giới. 
 - Đại bộ phận lãnh thổ nước ta nằm trong khu vực múi giờ số 7. 
d) Tổ chức thực hiện: 
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS đọc SGK, Atlat, kết hợp vốn hiểu 
biết của bản thân và trao đổi với bạn bên cạnh để trả lời câu hỏi: 
+ Câu hỏi: Quan sát bản đồ, xác định vị trí địa lí của Việt Nam? 
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
 + Các cặp nghiên cứu nội dung SGK, tài liệu hoàn thành câu hỏi trong 05 phút. 
 + GV: quan sát và trợ giúp các cặp. 
 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
 + Các cặp trao đổi chéo kết quả và bổ sung cho nhau 
 + Đại diện một số cặp trình bày, các cặp khác bổ sung. 
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, 
kết quả hoạt động và chốt kiến thức. 
Hoạt động 2.2. Tìm hiểu về phạm vi lãnh thổ nước ta 
a) Mục đích: HS hiểu được phạm vi vùng đất, vùng biển, vùng trời và diện tích lãnh thổ. 
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo 
yêu cầu của GV. 
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức: 
2. Phạm vi lãnh thổ 
a. Vùng đất: 
 - Tổng diện tích: 331.212 km2 (Niên giám thống kê 2006). 
 - Gồm 2 bộ phận: 
 + Đất liền: với hơn 4600 km đường biên giới (giáp TQ, Lào, C - P - C) và 3260 km bờ 
biển (28/63 tỉnh/thành phố giáp biển). 
 + Hải đảo: Có hơn 4000 hòn đảo lớn nhỏ, phần lớn là đảo ven bờ; có 2 quần đảo lớn 
xa bờ là Hoàng Sa (Đà Nẵng) và Trường Sa (Khánh Hòa). 
b. Vùng biển: 
 - Vùng biển thuộc chủ quyền của VN trên Biển Đông khoảng hơn 1 triệu km2. Giáp 
vùng biển các nước Trung Quốc, Philippin, Malaixia, Campuchia, Brunây, Inđônêxia, 
Xingapo, Thái Lan. 
 - Bao gồm: phần nội thuỷ, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm 
lục địa. 
c. Vùng trời: Là khoảng không gian không giới hạn độ cao bao trùm lên lãnh thổ nước 
ta, trên đất liền được xác định bằng đường biên giới, trên biển là ranh giới bên ngoài 
của lãnh hải và không gian của các đảo. 
Lãnh thổ nước ta là một khối thống nhất và toàn vẹn. 
d) Tổ chức thực hiện: 
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu tất cả HS đọc SGK, kết hợp với sự hiểu 
biết của bản thân, sử dụng Bản đồ Địa lí hành chính Việt Nam, Atlat Địa lý Việt Nam, sơ 
đồ lát cắt ngang vùng biển Việt Nam để trả lời các câu hỏi: 
Lãnh thổ Việt Nam bao gồm những bộ phận nào? Trình bày khái quát về những bộ phận 
đó. 
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
 + Các cặp HS nghiên cứu SGK, Bản đồ, Atlat, sơ đồ lát cắt ngang vùng biển Việt Nam, 
ghi đề cương đáp án câu hỏi ra giấy nháp (trong thời gian 03 phút). 
 + GV: quan sát và trợ giúp các cặp. 
 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
 + Các cặp trao đổi chéo kết quả và bổ sung cho nhau 
 + Đại diện một số cặp trình bày, các cặp khác bổ sung. 
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, 
kết quả hoạt động và chốt kiến thức. 
Hoạt động 2.3. Tìm hiểu về ý nghĩa của vị trí địa lí 
a) Mục đích: HS phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ đối với tự 
nhiên, KT - XH và an ninh - quốc phòng. 
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo 
yêu cầu của GV. 
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức: 
3. Ý nghĩa của vị trí địa lí 
a. Tự nhiên: 
 - VTĐL đã qui định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta là mang tính chất nhiệt 
đới ẩm gió mùa. 
 - Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển. 
 - Có nguồn khoáng sản phong phú. 
 - Có nguồn tài nguyên SV đa dạng. 
 - Thiên nhiên có sự phân hoá đa dạng. 
 - Nước ta nằm trong vùng có nhiều thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán; rét đậm và rét hại 
ở miền Bắc, 
b. KT, VH - XH, AN - QP: 
 - Kinh tế: 
 + Tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta giao lưu với các nước. 
 + Là cửa ngõ thông ra biển thuận lợi cho Lào, ĐB Thái Lan và Campuchia, Nam 
Trung Quốc. 
 + Tạo điều kiện các vùng, các ngành thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các 
nước trên thế giới, thu hút vốn đầu tư của nước ngoài. 
 - VH - XH: Tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta chung sống hoà bình, hợp tác hữu 
nghị và cùng phát triển; đa dạng hóa VH - XH. 
 - AN - QP: Có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, vị trí chiến lược trong khu vực ĐNÁ. 
d) Tổ chức thực hiện: 
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 6 nhóm, yêu cầu HS tìm hiểu SGK 
kết hợp với kiến thức của bản thân và hoạt động theo nhóm để hoàn thành nhiệm vụ: 
+ Nhóm 1, 3: Phân tích ý nghĩa về mặt tự nhiên của vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ nước ta. 
 + Nhóm 2, 5: Phân tích ý nghĩa kinh tế của vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ nước ta. 
 + Nhóm 4, 6: Phân tích ý nghĩa về văn hóa - xã hội và an ninh - quốc phòng của vị trí địa 
lí, phạm vi lãnh thổ nước ta. 
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
 + Các nhóm tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên. 
 + HS làm việc theo nhóm trong khoảng thời gian: 5 phút. 
 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
 + GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả. 
 + Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. 
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, 
kết quả hoạt động và chốt kiến thức. 
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP 
a) Mục đích: Củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện kĩ năng bài học góp phần hình 
thành các kĩ năng mới cho HS 
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả 
lời câu hỏi. 
c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi: 
Câu 1: Các nước Đông Nam Á không có chung đường biên giới với nước ta trên biển là 
A. Phi - lip - pin, Mi - an - ma. B. Phi - lip - pin, Bru - nây. 
C. Đông - ti - mo, Mi - an - ma. D. Ma - lai - xi - a, Phi - lip - pin. 
Câu 2: Việt Nam gắn liền với lục địa và đại dương nào sau đây? 
A. Á - Âu và Bắc Băng Dương. B. Á - Âu và Đại Tây Dương. 
C. Á - Âu và Ấn Độ Dương. D. Á - Âu và Thái Bình Dương. 
Câu 3: Hệ tọa độ địa lí trên đất liền nước ta là 
A. 23020’B - 8030’B và 102009’Đ - 109024’Đ. 
B. 23023’B - 8030’B và 102009’Đ - 109024’Đ. 
C. 23023’B - 8034’B và 102009’Đ - 109024’Đ. 
D. 23023’B - 8034’B và 102009’Đ - 109020’Đ. 
Câu 4: Đường biên giới trên biển và trên đất liền của nước ta dài gặp khó khăn lớn nhất 
về 
A. thu hút đầu tư nước ngoài. B. bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. 
C. thiếu nguồn lao động. D. phát triển nền văn hóa. 
Câu 5: Ý nghĩa kinh tế của vị trí địa lý nước ta là 
A. tự nhiên phân hóa đa dạng giữa Bắc - Nam, Đông - Tây. 
B. nguồn tài nguyên sinh vật và khoáng sản vô cùng giàu có. 
C. thuận lợi giao lưu với các nước trong khu vực và thế giới. 
D. thuận lợi để xây dựng nền văn hóa tương đồng với khu vực. 
Câu 6: Sự đa dạng về bản sắc dân tộc của nước ta là do vị trí 
A. có sự gặp gỡ nhiều nền văn minh lớn với văn minh bản địa. 
B. diễn ra những hoạt động kinh tế sôi động. 
C. nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế lớn. 
D. liền kề của hai vành đai sinh khoáng lớn. 
Câu 7: Khí hậu nước ta không khô hạn như các nước cùng vĩ độ vì 
A. nước ta nằm liền kề với 2 vành đai sinh khoáng lớn. 
B. ảnh hưởng của biển Đông và các khối khí di chuyển qua biển. 
C. nước ta nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu. 
D. thiên nhiên chịu ảnh hưởng rõ rệt của gió Tín phong. 
Câu 8: Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản của của thiên nhiên nước ta là 
A. Mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. 
B. Có nền nhiệt độ cao, chan hòa ánh nắng. 
C. Khí hậu có một mùa đông lạnh, ít mưa. 
D. Chịu ảnh hưởng chế dộ gió mùa châu á. 
Câu 9: Hình dạng kéo dài và hẹp ngang của lãnh thổ Việt Nam không gây ra hạn chế 
nào sau đây? 
A. Hoạt động giao thông vận tải. 
B. Bảo vệ an ninh, chủ quyền. 
C. Khoáng sản có trữ lượng không lớn. 
D. Khí hậu thời tiết diễn biến phức tạp. 
Câu 10: Sự phân hóa thiên nhiên theo chiều Bắc Nam của nước ta chủ yếu do 
A. địa hình chủ yếu là đồi núi. B. nền khí hậu nhiệt đới. 
C. lãnh thổ trải dài. D. tiếp giáp với biển. 
d) Tổ chức thực hiện: 
 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời. 
 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án. 
 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. 
 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức 
có liên quan. 
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG 
a) Mục đích: HS vận dụng hoặc liên hệ kiến thức để giải thích được vì sao vị trí địa lí 
của nước ta lại có những ý nghĩa to lớn về tự nhiên, kinh tế và quốc phòng. 
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả 
lời câu hỏi. 
c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi: 
* Câu hỏi: Tại sao nước ta không có khí hậu nhiệt đới khô hạ như một số nước có 
cùng vĩ độ ở Tây Nam Á và Bắc Phi? 
* Trả lời câu hỏi: 
Gợi ý đáp án và thang điểm 
Ý Nội dung Điểm 
1 - Nước ta nằm ở khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của gió 3,0 
Mậu dịch (Tín phong) và gió mùa Châu Á, khu vực gió mùa điển 
hình nhất trên thế giới, nên khí hậu có 2 mùa rõ rệt. 
2 
- Tác động của các khối khí di chuyển qua biển kết hợp với vai 
trò của Biển Đông - nguồn dự trữ dồi dào về nhiệt ẩm, đã làm cho 
thiên nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển. 
3,0 
3 Ý khác nhưng đúng 4,0 
d) Tổ chức thực hiện: 
 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời. 
 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án. 
 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. 
 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức 
có liên quan. 
3.4. Củng cố, dặn dò: 
GV củng cố bài học bằng sơ đồ hóa kiến thức được chuẩn bị sẵn và trình chiếu, nhấn 
mạnh các nội dung trọng tâm của bài. 
3.5. Hướng dẫn về nhà: 
- Học bài cũ, trả lời câu hỏi 1,2 (SGK trang 17) 
 - Hoàn thành câu hỏi phần vận dụng. 
- Chuẩn bị bài mới: Chủ đề: Đất nước nhiều đồi núi 

File đính kèm:

  • pdfke_hoach_bai_day_dia_li_lop_12_bai_2_vi_tri_dia_li_pham_vi_l.pdf