Kế hoạch bài dạy môn Số học 6 - Chủ đề: Hình có trục đối xứng

Hoạt động 1: Khởi động

 (1) Gấp đôi một tờ giấy A4, chấm hai điểm bất kỳ trên đường gấp, vẽ một đường gấp khúc qua hai điểm trên, cắt theo đường gấp khúc vừa vẽ.

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (1)

 Gấp các hình đã chuẩn bị theo một đường thẳng sao cho đường gấp đó chia hình thành hai nửa bằng nhau.

Nhận xét của HS: Đường gấp trên hình sao cho hai nửa bằng nhau gọi là trục đối xứng của hình đó và những hình đó gọi là hình có trục đối xứng.

 

docx 7 trang phuongnguyen 02/08/2022 9740
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy môn Số học 6 - Chủ đề: Hình có trục đối xứng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy môn Số học 6 - Chủ đề: Hình có trục đối xứng

Kế hoạch bài dạy môn Số học 6 - Chủ đề: Hình có trục đối xứng
KẾ HOẠCH BÀI DẠY 
TÊN CHỦ ĐỀ/BÀI HỌC: HÌNH CÓ TRỤC ĐỐI XỨNG
SỐ HỌC 6 
Thời lượng: 01 tiết
Giáo viên: Trần Mai Tâm
I. MỤC TIÊU DẠY HỌC	
Phẩm chất, năng lực
YCCĐ
(STT của YCCĐ)
NĂNG LỰC ĐẶC THÙ
Giải quyết vấn đề toán học
Xác định được cách gấp một hình để hai nửa chồng khít lên nhau.
1
Tìm được trục đối xứng của một hình
2
Tìm được hình có trục đối xứng
3
NĂNG LỰC CHUNG
Năng lực giao tiếp và hợp tác
Trao đổi, thảo luận tìm ra cách xếp các hình chồng khít lên nhau.
Giải quyết vấn đề và sáng tạo
Sử dụng được các kiến thức đã học để nhận biết các hình có trục đối xứng và ứng dụng trong thực tế. Gấp và cắt được những hình có nhiều trục đối xứng như: ngôi sao năm cánh, bông hoa giấy, chữ cái in hoa,
Ứng dụng trục đối xứng trong thực tế và đời sống.
PHẨM CHẤT CHỦ YẾU
Trách nhiệm
Hợp tác, chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau khi thực hiện nhiệm vụ
Chăm chỉ
Hoàn thành các nhiệm vụ được giao
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Bút chì, thước thẳng, kéo, giấy A4.
- Hình các tam giác, tứ giác, hình tròn, chữ cái in hoa cắt sẵn.
- Tranh ảnh những vật thể có trục đối xứng trên thực tế như: Lọ hoa, chén đĩa, viên gạch bông,
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
Hoạt động học
(Thời gian)
Mục tiêu
(STT YCCĐ)
Nội dung dạy học
trọng tâm
PP/KTDH
chủ đạo
Phương án đánh giá
Hoạt động 1: Khởi động
(1)
Gấp đôi một tờ giấy A4, chấm hai điểm bất kỳ trên đường gấp, vẽ một đường gấp khúc qua hai điểm trên, cắt theo đường gấp khúc vừa vẽ. 
- Dạy học toán qua hoạt động trải nghiệm
Phương pháp: Quan sát
Công cụ: Bảng kiểm
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
(1)
(2)
(3)
Gấp các hình đã chuẩn bị theo một đường thẳng sao cho đường gấp đó chia hình thành hai nửa bằng nhau.
Nhận xét của HS: Đường gấp trên hình sao cho hai nửa bằng nhau gọi là trục đối xứng của hình đó và những hình đó gọi là hình có trục đối xứng.
Dạy học toán qua hoạt động trải nghiệm
Phương pháp: Đánh giá qua các sản phẩm của HS
Công cụ: Câu hỏi
Hoạt động 3: Luyện tập vẽ trục đối xứng của một hình 
(1)
(3)
Bài tập 1: Quan sát hình vẽ sau đây, hãy cho biết đường thẳng d có là trục đối xứng của đoạn thẳng AB hay không ?
Bài tập 2: Hình nào dưới đây không có trục đối xứng ?
A.
B. 
C. 
D.
Bài tập 3: Quan sát clip hướng dẫn cắt hình ngôi sao 5 cánh và cắt hình ngôi sao 5 cánh từ một tờ giấy A4. Sau đó vẽ các trục đối xứng của hình ngôi sao trên. 
- Dạy học giải quyết vấn đề môn toán
Phương pháp: Vấn đáp, đánh qua sản phẩm của HS
Công cụ: Bài tập
Hoạt động 4: Tìm tòi và mở rộng
(4)
Trò chơi cắt chữ.
Thể lệ: Trong thời gian 3 phút các đội phải cắt được nhiều nhất các chữ cái (A, M, T, U, V, Y, B, C, D, E, K, H, I, O , X, L, R, P, Q, F, G) mà hình cắt được có trục đối xứng. Yêu cầu: Các nét chữ đều, các đường thẳng không bị gãy khúc, đường cong phải đẹp.
Bài tập về nhà:
- Nếu một sân bóng đá mà hai nửa của nó không đối xứng thì chuyện gì sẽ xảy ra?
- Nếu là một trong hai đội chơi và được phép thay đổi một kích thước bất kì trên sân bóng đá, bạn sẽ chọn thay đổi kích thước nào? Vì sao?
- Hãy kể tên một số môn thể thao mà sân chơi có trục đối xứng?
- Có môn thể thao nào mà sân chơi không yêu cầu tính đối xứng?
Phương pháp: Quan sát
Công cụ: Thang đo
III. Các công cụ đánh giá trong chủ đề/bài học
1. Bảng kiểm: Dùng để đánh giá hoạt động trải nghiệm của nhóm học sinh.
- Yêu cầu học sinh thực hiện.
+ Học sinh gấp giấy theo đúng yêu cầu.
+ Học sinh lấy hai điểm, vẽ đường gấp khúc và cắt.
- Cách thức thực hiện:
+ GV quan sát hoạt động của HS, HS cắt hình theo yêu cầu
+ GV sử dụng bảng kiểm để đánh giá kết quả của nhóm
2. Thang đo: Dùng để đo lường mức độ mà học sinh đạt được yêu cầu đặt ra.
- Cách thức xây dựng:
+ Xác định tiêu chí cần đánh giá
+ Lựa chọn hình thức thể hiện thang đánh giá: Bảng mô tả.
+ Xác định mức độ đo phù hợp
IV. Xây dựng chi tiết
Bảng kiểm: Dựa vào hình cắt của học sinh.
Yêu cầu
Xác nhận
Có
Không
Có sử dụng công cụ vẽ hình
Gấp được giấy theo đúng yêu cầu
Xác định được hai điểm theo yêu cầu
Vẽ được đường gấp khúc nối hai điểm 
Cắt được hình theo đường gấp khúc đã vẽ
2. Thang đo
Thể lệ: Trong thời gian 3 phút các đội phải cắt được nhiều nhất các chữ cái (A, M, T, U, V, Y, B, C, D, E, K, H, I, O , X, L, R, P, Q, F, G) mà hình cắt được có trục đối xứng. Yêu cầu: Kích thước các chữ bằng nhau, các nét chữ đều nhau, đường cong phải đẹp.
Biểu hiện
Đánh giá
(thang điểm 10)
- Cắt được 1chữ có trục đối xứng
3 điểm
- Cắt được từ 2 đến 4 chữ với kích thước bằng nhau có trục đối xứng
5 điểm
- Cắt được từ 5 chữ trở lên với kích thước bằng nhau có trục đối xứng
7 điểm
- Các nét chữ được cắt đều nhau
1 điểm
- Kích thước các chữ bằng nhau
1 điểm
- Các đường cong phải đẹp
1 điểm

File đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_mon_so_hoc_6_chu_de_hinh_co_truc_doi_xung.docx