Kế hoạch bài dạy môn Vật lý 8 - Chủ đề: Công-công suất

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Phát biểu được định nghĩa và viết được công thức tính công .

 2. Năng lực

a. Năng lực Vật lý

- Nêu được các dạng năng lượng và biểu thức công đã học ở chương trình THCS.

- Nêu được Khái niệm công

- Nêu được biểu thức tính công bằng tích của lực tác dụng và độ dịch chuyển theo phương của lực, nêu được đơn vị đo công là đơn vị đo năng lượng (với 1 J = 1 Nm).

- Xác định được Sự phụ thuộc của công vào góc tạo bởi hướng của lực và hướng chuyển dời

- Giải thích mối quan hệ giữa các đại lượng trong biểu thức tính công tổng quát.

- Phân biệt khái niệm công cơ học với công trong đời sống.

- Tính được công trong một số trường hợp đơn giản trong thực tiễn.

 

docx 6 trang phuongnguyen 02/08/2022 4680
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy môn Vật lý 8 - Chủ đề: Công-công suất", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy môn Vật lý 8 - Chủ đề: Công-công suất

Kế hoạch bài dạy môn Vật lý 8 - Chủ đề: Công-công suất
	NHÓM THỰC HIỆN: Nhóm 4
HỌ VÀ TÊN THÀNH VIÊN:
CHỦ ĐỀ: CÔNG – CÔNG SUẤT (TIẾT 1) 
(Thời lượng dự kiến: 2 tiết)
MỤC TIÊU 
1. Kiến thức:
- Phát biểu được định nghĩa và viết được công thức tính công .
 2. Năng lực
a. Năng lực Vật lý
- Nêu được các dạng năng lượng và biểu thức công đã học ở chương trình THCS.
- Nêu được Khái niệm công
- Nêu được biểu thức tính công bằng tích của lực tác dụng và độ dịch chuyển theo phương của lực, nêu được đơn vị đo công là đơn vị đo năng lượng (với 1 J = 1 Nm).
- Xác định được Sự phụ thuộc của công vào góc tạo bởi hướng của lực và hướng chuyển dời
- Giải thích mối quan hệ giữa các đại lượng trong biểu thức tính công tổng quát.
- Phân biệt khái niệm công cơ học với công trong đời sống.
- Tính được công trong một số trường hợp đơn giản trong thực tiễn.
b. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học.
- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo.
- Năng giao tiếp – hợp tác: Thảo luận nhóm,báo cáo trao đổi kết quả học tập; đề xuất giả thuyết.
3. Phẩm chất
- Phẩm chất chăm chỉ: Tích cực tìm tòi, sáng tạo trong đề xuất giả thuyết về mối quan hệ giữa các đại lượng trong công tổng quát. Tích cực tham gia hoạt động nhóm.
- Phẩm chất trách nhiệm.
THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên: Bảng phụ, giấy A1, bút dạ
2. Học sinh: Phiếu học tập.
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 Hoạt động 1. Khởi động.
- Phương pháp: Giải quyết vấn đề
- Kỹ thuật: Động não.
1. Mục tiêu: 
- Nêu được các dạng năng lượng và biểu thức công đã học ở chương trình THCS.
2. Nội dung:
- Công thức tính công ở THCS.
3. Sản phẩm:
- Học sinh biết được các dạng năng lượng và công thức tính công đơn giản.
4. Tổ chức hoạt động
- Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV yêu cầu học sinh tìm hiểu các dạng năng lượng đã học từ THCS, và công thức tính công ở THCS.
 Nhiệm vụ 1: Các dạng năng lượng.
- GV chia nhóm, nêu yêu cầu cho học sinh: Nêu ra các dạng năng lượng đã biết và lấy ví dụ về sự chuyển hóa năng lượng.
- Nhóm học tập bầu chọn nhóm trưởng, thư kí, phân công nhiệm vụ.
- GV: hướng dẫn HS hoạt động nhóm.
- HS: Nhận nhiệm vụ học tập và tiến hành thảo luận nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- GV: trình chiếu 1 số hình ảnh của quá trình chuyển hóa năng lượng.
- HS: Nhận nhiệm vụ học tập và tiến hành thảo luận nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
 Lấy ví dụ trong đó có sự chuyển hóa năng lượng giữa các vật.
- GV: Yêu cầu Viết biểu thức tính công ở THCS
- HS: viết được công thức A = F.s
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
2.1 Tìm hiểu về Định nghĩa Công trong trường hợp tổng quát
Phương pháp: Giải quyết vấn đề.
Kỹ thuật: Khăn trải bàn
Mục tiêu: Nêu được Định nghĩa về công và biểu thức tính công tổng quát.
Nội dung: Định nghĩa Công trong trường hợp tổng quát.
Sản phẩm học tập: Nêu được Định nghĩa về công và biểu thức tính công tổng quát
Tổ chức hoạt động:
* Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu học sinh tìm hiểu: (Khi nào có công cơ học ? bỏ) Biểu thức tính Công khi lực tác dụng cùng hướng hướng chuyển động. (GV ghi nhiệm vụ trên bảng)
Nhiệm vụ 1: Biểu thức tính Công khi lực tác dụng không cùng hướng chuyển động.
- GV: nêu vấn đề cần giải quyết: Bài tập Tính công của một vật có lực tác dụng trong đó hướng của lực không trùng với hướng chuyển động
- HS: đưa ra hướng giải quyết.
- GV: Hướng dẫn HS phân tích lực
- HS: ôn lại cách phân tích lực.
- GV: Yêu cầu HS dựa vào công thức tính công trong trường hợp đơn giản để xây dựng công thức tính công trong trường hợp tổng quát.
- Học sinh thảo luận nhóm dựa vào việc phân tích lực để rút ra biểu thức tính công trong trường hợp tổng quát: 
A= F.s.cosα
- GV: Yêu cầu nhóm hs dựa vào biểu thức tính công trong trường hợp tổng quát đưa ra ý kiến cá nhân về định nghĩa công. Nhóm trưởng tổng hợp ý kiến đưa ra ý kiến chung cho cả nhóm vào ô giữa tấm khăn trải bàn ( giấy A0)
- HS: Các nhóm hs làm việc theo hướng dẫn của giáo viên để rút ra định nghĩa công trong trường hợp tổng quát.
2.2: Khảo sát sự phụ thuộc của Công vào các đại lượng vật lí trong biểu thức 
Phương pháp: Giải quyết vấn đề.
Kỹ thuật: Mảnh ghép
1. Mục tiêu: 
- Giải thích mối quan hệ giữa các đại lượng trong biểu thức tính công tổng quát.
- Phân biệt khái niệm công cơ học với công trong đời sống.
2. Nội dung: 
- Sự phụ thuộc của Công vào các đại lượng vật lí trong biểu thức tính Công tổng quát
3. Sản phẩm: 
- Xác định được Sự phụ thuộc của công vào góc tạo bởi hướng của lực và hướng chuyển dời
- Giải thích mối quan hệ giữa các đại lượng trong biểu thức tính công tổng quát.
- Phân biệt khái niệm công cơ học với công trong đời sống.
- Trình bày được ví dụ chứng tỏ có thể truyền năng lượng từ vật này sang vật khác bằng cách thực hiện công.
4. Tổ chức hoạt động:
Nhiệm vụ 1: Khảo sát sự phụ thuộc của Công vào các đại lượng vật lí trong biểu thức
- GV: nêu vấn đề cần giải quyết: Xét dấu của công theo góc α.
- HS: đưa ra hướng giải quyết.
GV: Yc nhóm hs dựa vào biểu thức tính công trong trường hợp tổng quát đưa ra ý kiến cá nhân về dấu của công theo góc α. Nhóm trưởng tổng hợp ý kiến đưa ra ý kiến chung cho cả nhóm vào ô giữa tấm khăn trải bàn ( giấy A0)
- HS: Biện luận công để đưa ra khái niệm (Công phát động, công cản trở chuyển động, công bằng không) 
- GV: Yêu cầu hs Phân biệt khái niệm công cơ học với công trong đời sống.
- HS: phân biệt khái niệm công cơ học với công trong đời sống. Lấy ví dụ minh hoạ
Hoạt động 3: Luyện tập.
- Phương pháp: Dạy học hợp tác
- Kĩ thuật: Sơ đồ tư duy.
1. Mục tiêu: 
- Hệ thống được kiến thức trong bài học.
2. Nội dung:
- Vẽ được sơ đồ tư duy về kiến thức bài học.
3. Sản phẩm:
- Sơ đồ tư duy kiến thức bài học.
4. Tổ chức hoạt động: 
Nhiệm vụ 1: Vẽ được sơ đồ tư duy về kiến thức bài học.
- GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm học tập
- Hs hoạt động nhóm: Vẽ sơ đồ tư duy vào giấy A0
- Giáo viên chọn đại diện 1 nhóm trình bày sơ đồ tư duy của nhóm mình. 
- Hs các nhóm khác quan sát và nhận xét.
Hoạt động 4: Vận dụng
- Phương pháp: Giải quyết vấn đề.
- Kĩ thuật: Phòng tranh.
1. Mục tiêu: 
 - Tính được công trong một số trường hợp đơn giản trong thực tiễn.
- Năng lực tự chủ, tự học.
- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo.
- Năng lực giao tiếp – hợp tác
- Phẩm chất chăm chỉ
- Phẩm chất trách nhiệm.
2. Nội dung:
- Vận dụng công thức tính Công.
- Mối liên hệ giữa năng lượng và công.
3. Sản phẩm:
- Tính được công trong một số trường hợp đơn giản trong thực tiễn.
- Năng lực tự chủ, tự học.
- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo.
- Năng lực giao tiếp – hợp tác
- Phẩm chất chăm chỉ
- Phẩm chất trách nhiệm.
4. Tổ chức hoạt động
Nhiệm vụ 1: Hoàn thiện phiếu học tập
- GV phát phiếu học tập cho từng nhóm hs
- HS làm việc trên phiếu học tập trong 5 phút
- GV yc các treo sản phẩm học tập ( là các phiếu học tập)
- Các nhóm đi quan sát sản phẩm của các nhóm còn lại
- HS tổng hợp ý kiến và đưa ra kết quả.
Nhiệm vụ 2: Mở rộng
- GV cho hs tìm hiểu mối liên hệ giữa năng lượng và công.
- HS liên hệ thực tế và giải quyết vấn đề.
IV. HỒ SƠ DẠY HỌC
Phiếu học tập:
Câu 1: Lực tác dụng lên một vật đang chuyển động thẳng biến đổi đều không thực hiện công khi
    A. lực vuông góc với gia tốc của vật.
    B. lực ngược chiều với gia tốc của vật
C. lực hợp với phương của vận tốc với góc α.
    D. lực cùng phương với phương chuyển động của vật.
Câu 2: Đơn vị không phải đơn vị của công suất là
    A. N.m/s.
    B. W.
    C. J.s.
    D. HP.
Câu 3: Phát biểu nào sau đây là đúng?
    A. Máy có công suất lớn thì hiệu suất của máy đó nhất định cao.
    B. Hiệu suất của một máy có thể lớn hơn 1.
    C. Máy có hiệu suất cao thì công suất của máy nhất định lớn.
    D. Máy có công suất lớn thì thời gian sinh công sẽ nhanh.
Câu 4: Một lực F = 50 N tạo với phương ngang một góc α=30o, kéo một vật và làm chuyển động thẳng đều trên một mặt phẳng ngang. Công của lực kéo khi vật di chuyển được một đoạn đường bằng 6 m là
    A. 260 J.
    B. 150 J.
    C. 0 J.
    D. 300 J.
Câu 5: Thả rơi một hòn sỏi khối lượng 50 g từ độ cao 1,2 m xuống một giếng sâu 3 m. Công của trọng lực khi vật rơi chạm đáy giếng là (Lấy g = 10 m/s2)
    A. 60 J.
    B. 1,5 J.
    C. 210 J.
    D. 2,1 J.

File đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_mon_vat_ly_8_chu_de_cong_cong_suat.docx