Kế hoạch giáo dục môn Công nghệ Lớp 9 - Trường THPT Bình Trung

Bài 9: Thực hành: Lắp mạch điện hai công tắc ba cực điều khiển một đèn - Hiểu được nguyên lý làm việc của mạch đèn 2 công tắc 3 cực điều khiển 1 đèn.

- Vẽ được sơ đồ lắp đặt mạch điện cầu thang.

- Có ý thức học tập nghiêm túc. 3 Tiết 3 Tiết Dạy học kết hợp thảo luận nhóm, cho hs thực hành trên lớp

 

doc 8 trang Bảo Anh 11/07/2023 16220
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch giáo dục môn Công nghệ Lớp 9 - Trường THPT Bình Trung", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch giáo dục môn Công nghệ Lớp 9 - Trường THPT Bình Trung

Kế hoạch giáo dục môn Công nghệ Lớp 9 - Trường THPT Bình Trung
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẮC KẠN
TRƯỜNG THPT BÌNH TRUNG
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Bình Trung, ngày 12 tháng 9 năm 2020
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC MÔN CÔNG NGHỆ 9
NĂM HỌC 2020 - 2021
Họ và tên: HOÀNG MAI GIANG
Lớp dạy: 9A, 9B.
Căn cứ vào kế hoạch chuyên môn của trường THPT Bình Trung, vào đặc thù môn học và tình hình học sinh;
Xét điều kiện thực tế về cơ sở vật chất, tình hình học sinh và kết quả đạt được trong năm học 2019 - 2020. Tôi xây dựng Kế hoạch dạy học bộ môn Công nghệ khối THCS (Lớp 9A, 9B) năm học 2020 - 2021 như sau:
I. Đặc điểm tình hình
1. Về học sinh
Số học sinh khối 9 năm học 2020 - 2021, cụ thể:
Khối / lớp
Tổng số
Nam
Nữ
Lớp 9A
23
09
14
Lớp 9B
22
12
10
Tổng
45
21
24
2. Thuận lợi (mặt mạnh/thời cơ)
* Về phía nhà trường:
 - Có sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu, tổ chuyên môn.
 - Cơ sở vật chất đủ điều kiện phục vụ cho công tác giảng dạy (đặc biệt là máy chiếu Projector).
 - Nề nếp dạy và học được nhà trường quan tâm đúng mức .
 * Về phía giáo viên:
 - Giáo viên bộ môn luôn tự ý thức học hỏi trao đổi kinh nghiệm, đổi mới phương pháp cho phù hợp với từng đối tượng học sinh .
    - Bản thân luôn an tâm công tác và có trách nhiệm trong công việc được giao.
 - Có tinh thần học hỏi đồng nghiệp, tự học tự nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
 - Được bạn bè đồng nghiệp giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm chuyên môn.
 - Được sự giúp đỡ và chỉ đạo chuyên môn thường xuyên của Ban giám hiệu nhà trường và của tổ chuyên môn.
 * Về phía học sinh:
 - Phần lớn hs học đúng độ tuổi, có ý thức học tập, ngoan hiền, biết vâng lời thầy cô, được sự quan tâm của phụ huynh học sinh.
 - Đa số học sinh có đầy đủ dụng cụ học tập, SGK.
3. Khó khăn:
 * Về phía nhà trường:
 - Các dụng cụ thí nghiệm đã được cấp phát lâu, nhiều bộ không phù hợp với chương trình dạy học hiện tại.
 * Về phía giáo viên:
 - Chưa được tham gia bồi dưỡng thường xuyên, các chuyên đề của ngành, trường tổ chức (do mới được giảng dạy năm nay).
 - Mới tham gia giảng dạy nên kinh nghiệm chưa có nhiều.
 * Về phía học sinh:
- Học sinh chưa tư duy, coi nhẹ không chủ động sáng tạo trong học tập, coi môn phụ nên không đầu tư thời gian.
- Học sinh chưa liên hệ thực tế chỉ trên sách vở là nhiều.
 - Có nhiều học sinh dân tộc thiểu số sống xa gia đình phải trọ học ở các lán trại tạm bợ nên điều kiện học tập rất khó khăn. 
 II. Các mục tiêu, chỉ tiêu
 1. Để nâng cao chất lượng dạy học môn công nghệ, qua mỗi giờ dạy giáo viên cần hướng dẫn học sinh
 - Nâng cao chất lượng dạy học bộ môn.
 - Nâng cao chất lượng giáo dục.
 2. Chỉ tiêu: Tỉ lệ học sinh: giỏi, khá, trung bình
Tổng số học sinh 44 em
Tỉ lệ từ Trung bình trở lên 44 em
Yếu 0 em
Tỉ lệ
100%
0%
III. Các nhiệm vụ và giải pháp thực hiện
1. Thực hiện chương trình
- Thực hiện đúng tinh thần Chuẩn kiến thức, kỹ năng nêu trong Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 
- Rà soát, đối chiếu nội dung các bài học trong sách giáo khoa với các chủ đề tương ứng trong chương trình môn học trong Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành (ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT) để tinh giản những nội dung dạy học vượt quá yêu cầu cần đạt theo quy định của chương trình; bổ sung, cập nhật những thông tin mới thay cho những thông tin đã cũ, lạc hậu (nếu có).
- Thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn số 1825/SGDĐT-GDTrH-GDTX ngày 28/8/2020 của Sở GD&ĐT về việc hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học cấp THCS, THPT, thiết kế bài học theo chủ đề (sau đây gọi là bài học) với các hoạt động học cơ bản sau: mở đầu (xác định vấn đề), hình thành kiến thức mới, luyện tập, vận dụng.
- Xây dựng khung kế hoạch giáo dục môn học từng khối lớp, được trình bày thành các bài học đã được xây dựng sau khi tinh giản nội dung và sắp xếp theo thời gian thực hiện. Mỗi bài học nêu rõ tên bài và mạch nội dung kiến thức; yêu cầu cần đạt (theo chương trình môn học); thời lượng dạy học; hình thức tổ chức dạy học phù hợp với từng nội dung.
- Thực hiện 35 tuần thực học (học kỳ I: 18 tuần, học kỳ II: 17 tuần, còn lại dành cho các hoạt động giáo dục).
2. Các nhiệm vụ và giải pháp 
2.1. Các nhiệm vụ:
- Những kiến thức trong chương trình công nghệ là những kiến thức gần thực tế xã hội, do đó giáo viên cần chọn phương pháp phù hợp. Bên cạnh những học sinh khá và giỏi còn những học sinh yếu, kém, vì vậy giáo viên phải xác định trọng tâm của bài và hướng dẫn học sinh nắm vững từng kiến thức đó. Giáo dục thế giới quan cho học sinh, bên cạnh đó sử dụng đồ dùng học tập góp phần làm phong phú bài giảng.
- Giáo dục đạo đức tư tưởng, đạo đức học sinh thông qua dạy học bộ môn, uốn nắn những hành vi sai trái.
- Hướng nghiệp nghề nghiệp cho học sinh thông qua bộ môn.
- Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
2.2. Biện pháp thực hiện:
- Bảo đảm duy trì sĩ số học sinh trong giờ thông qua việc kiểm tra đều đặn sĩ số trong từng tiết học.
- Tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ tay nghề.
- Giáo viên dành thời gian để tự nghiên cứu nội dung chương trình và phương pháp giảng dạy. Giảng dạy theo phương pháp mới, phát huy tính tích cực của học sinh.
- Thông qua việc dự giờ đồng nghiệp để tự bồi dưỡng chuyên môn của bản thân.
- Bằng cách nhấn mạnh trọng tâm, hướng dẫn học sinh học theo phương pháp nội dung phù hợp.
- Tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả học tập của môn học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh.
IV. Kế hoạch giáo dục:
Chương trình
Số tiết lớp 9
Chuẩn
Cả năm
35
Kì I
18
Kì II
17
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC CÔNG NGHỆ LỚP 9
Cả năm: 35 tuần = 35 tiết
Học kì I: 18 tuần = 18 tiết
Học kì II: 17 tuần = 17 tiết
HỌC KÌ I (18 tiết)
 (Từ tiết 1 đến tiết 18)
Tiết
thứ
Tên bài học
/Chủ đề
Yêu cầu cần đạt
Thời lượng
Lý thuyết
Bài tập,
ôn tập
Thực hành
Kiểm tra
Hình thức
 tổ chức
Điều chỉnh
(nếu có)
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
(8)
1
Bài 1: Giới thiệu nghề điện dân dụng
- Biết vị trí, vai trò của nghề điện dân dụng đối với sản xuất và đời sống.
- Biết một số thông tin cơ bản về nghề điện dân dụng
- Rèn luyện kĩ năng nghe, đọc và hiểu vấn đề.
- Có ý thức tìm hiểu nghề nhằm giúp cho việc định hướng nghề nghiệp sau này.
 - Gây dựng thái độ yêu thích môn học của học sinh. 
- Năng lực tự học. Năng lực hợp tác. Năng lực giao tiếp 
- Tự tin và có tinh thần vượt khó; Chấp hành kỉ luật.
1 Tiết
1 Tiết
Dạy học kết hợp thảo luận nhóm, (có thể kết hợp trình chiếu)
2
Bài 2: Vật liệu dùng trong lắp đặt mạng điện trong nhà
- Học sinh biết được một số vật liệu điện thường dùng trong lắp đặt mạng điện trong nhà.
 - Biết cách sử dụng một số vật liệu điện thông dụng
- Phân biệt được các loại dây dẫn điện và dây cáp điện.
- Gây dựng thái độ yêu thích môn học của học sinh. 
- Năng lực tự học. Năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực hợp tác. Năng lực ngôn ngữ kỹ thuật
- Tự tin, tự lập
1 Tiết
1 Tiết
Dạy học kết hợp thảo luận nhóm, (có thể kết hợp trình chiếu)
3
Bài 3: Dụng cụ dùng trong lắp đặt mạng điện
- Học sinh biết công dụng và phân loại được một số đồng hồ đo điện.
- Biết công dụng của một số dụng cụ cơ khí dùng trong lắp đặt điện.
- Hiểu được tầm quan trọng của việc đo lường điện trong nghề điện dân dụng.
- Nhận dạng, phân biệt một số kí hiệu đồng hồ đo điện.
 - Rèn luyện kĩ năng nghe, đọc và hiểu vấn đề.
- Gây dựng thái độ yêu thích môn học của học sinh. 
- Năng lực tự học. Năng lực giải quyết vấn đề. Năng quan sát. Năng lực ngôn ngữ kỹ thuật
- Chấp hành kỉ luật. Nhân ái.
1 Tiết
1 Tiết
Dạy học kết hợp thảo luận nhóm, (có thể kết hợp trình chiếu)
4
5
6
Bài 4: Thực hành: Sử dụng đồng hồ điện
- Biết được chức năng của một số đồng hồ đo điện
- Biết cách sử dụng một số đồng hồ thông dụng.
- Đo được điện năng tiêu thụ của mạch điện
- Làm việc cẩn thận, khoa học và an toàn.
- Thái độ học tập nghiêm túc, hợp tác xây dưng bài.
- Năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực hợp tác. Năng lực giao tiếpNăng lực ngôn ngữ kỹ thuật
- Tự tin. Chấp hành kỉ luật. 
3 Tiết
3 Tiết
Dạy học kết hợp thảo luận nhóm, cho hs thực hành trên lớp
(có thể kết hợp trình chiếu)
Lựa chọn dạy nội dung: Đồng hồ vạn năng
7
8
9
Bài 5: Thực hành: Nối dây dẫn điện
- Biết cách nối dây dẫn điện.
- Làm việc cẩn thận, khoa học và an toàn.
- Thái độ học tập nghiêm túc, hợp tác xây dưng bài.
- Năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực hợp tác. Năng lực giao tiếp. Năng lực ngôn ngữ kỹ thuật
- Tự tin. Chấp hành kỉ luật.
3 Tiết
3 Tiết
Dạy học kết hợp thảo luận nhóm, cho hs thực hành trên lớp
(có thể kết hợp trình chiếu)
Hàn mối nối không bắt buộc
10
Ôn tập
- Hệ thống lại kiến thức đã học để làm bài kiểm tra.
- Vận dụng kiến thức đã học vào làm bài tập.
1 Tiết
1 Tiết
Dạy học kết hợp thảo luận nhóm, cho hs thực hành trên lớp
11
Kiểm tra giữa học kỳ I
- Học sinh vận dụng những kiến thức đã học vào làm bài kiểm tra.
- Giúp các em học sinh làm quen với các dạng bài tập trắc nghiệm.
- Rèn luyện kỹ năng cẩn thận, so sánh, suy luận.
- Biết cách trình bày bài kiểm tra.
- Rèn ý thức tự giác trong học tập, chủ động và tự giác làm bài.
1 Tiết
1 Tiết
12
13
14
Bài 6: Thực hành: lắp mạch điện bảng điện
- Biết được chức năng của bảng điện chính và bảng điện nhánh.
- Làm việc nghiêm túc, khoa học và đảm bảo an toàn lao động.
- Vẽ được sơ đồ lắp đặt mạch điện bảng điện.
- Hiểu được quy trình lắp đặt mạch điện bảng điện
- Làm việc nghiêm túc, khoa học và đảm bảo an toàn lao động.
- Có kĩ năng vạch dấu, khoan lỗ trên bảng điện.
-  Hiểu rõ kĩ thuật nối dây dùng vít.
- Làm việc nghiêm túc, khoa học và đảm bảo an toàn lao động.
-  Có kĩ năng nối dây vào các thiết bị điện như cầu chì, công tắc, ổ cắm và bắt vít các thiết bị đó vào bảng điện.
- K.tra xác định đc mạch điện đúng với sơ đồ lắp đặt.
- Làm việc nghiêm túc, khoa học và đảm bảo an toàn lao động.
-  Có kĩ năng nối dây vào các thiết bị điện
3 Tiết
3 Tiết
Dạy học kết hợp thảo luận nhóm, cho hs thực hành trên lớp
15
16
Bài 7: Thực hành: lắp mạch điện đèn ống huỳnh quang
- Rèn luyện các kỹ năng sử dụng dụng cụ điện đúng kỹ thuật.
- Lắp đặt được mạch đèn ống huỳnh quang đúng quy trình và yêu cầu kỹ thuật.
- Đảm bảo an toàn điện.
2 Tiết
2 Tiết
Dạy học kết hợp thảo luận nhóm, cho hs thực hành trên lớp
17
Ôn tập
- Rèn luyện các kỹ năng sử dụng dụng cụ điện đúng kỹ thuật.
- Đảm bảo an toàn điện.
1 Tiết
1 Tiết
18
Kiểm tra cuối học kì I ( thực hành)
1 Tiết
1 Tiết
HỌC KÌ II (17 tiết)
(Từ tiết 19 đến tiết 35)
19
20
21
Bài 8: Thực hành: Lắp mạch điện hai công tắc hai cực điều khiển hai đèn
- Vẽ được sơ đồ lắp đặt mạch điện 2 công tắc 2 cực điều khiển 2 đèn.
- Biết cách lập bảng dự trù vật liệu.
- An toàn lao động.
3 Tiết
3 Tiết
Dạy học kết hợp thảo luận nhóm, cho hs thực hành trên lớp
22
23
24
Bài 9: Thực hành: Lắp mạch điện hai công tắc ba cực điều khiển một đèn
- Hiểu được nguyên lý làm việc của mạch đèn 2 công tắc 3 cực điều khiển 1 đèn.
- Vẽ được sơ đồ lắp đặt mạch điện cầu thang.
- Có ý thức học tập nghiêm túc.
3 Tiết
3 Tiết
Dạy học kết hợp thảo luận nhóm, cho hs thực hành trên lớp
25
26
27
Bài 10: Thực hành lắp mạch điện một công tắc ba cực điều khiển hai đèn 
- Hiểu được nguyên lý làm việc của mạch điện 1 công tắc 3 cực điều khiển 2 đèn.
- Vẽ được sơ đồ lắp đặt mạch điện 1 công tắc 3 cực điều khiển 2 đèn.
- Có ý thức học tập bộ môn; Giữ gỡn vệ sinh sạch sẽ, góp phần bảo vệ môi trường.
3 Tiết
3 Tiết
Dạy học kết hợp thảo luận nhóm, cho hs thực hành 
28
Ôn tập
- Đánh giá được kết quả học tập của học sinh.
- Rèn luyện kỹ năng lắp mạch của học sinh.
- Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ, kiên trì.
1 Tiết
1 Tiết
Dạy học kết hợp thảo luận nhóm, cho hs thực hành 
29
Kiểm tra giữa học kỳ II (Thực hành)
1 Tiết
1 Tiết
30
31
Bài 11: Lắp đặt dây dẫn của mạng điện trong nhà
- Biết được một số phương pháp lắp đặt dây dẫn điện của mạng điện trong nhà.
- Tìm hiểu được các phương pháp lắp đặt dây dẫn điện thực tế và để áp dụng vào những bài thực hành sau.
- Hứng thú học tập bộ môn.
2 Tiết
2 Tiết
Dạy học kết hợp thảo luận nhóm, cho hs thực hành 
3. qui trình lắp đặt mạch điện không dạy
32
Bài 12: Kiểm tra an toàn mạng điện trong nhà
- Hiểu được sự cần thiết phải kiểm tra an toàn cho mạng điện trong nhà.
- Hiểu được cách kiểm tra an toàn mạng điện trong nhà.
- An toàn điện khi kiểm tra.
1 Tiết
1 Tiết
Dạy học kết hợp thảo luận nhóm, cho hs thực hành 
33
Ôn tập học kì II (lý thuyết và thực hành)
- Đánh giá được kết quả học tập của học sinh trong năm học.
- Rèn luyện kỹ năng lắp mạch của học sinh.
- Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ, kiên trì.
1 Tiết
1 Tiết
Dạy học kết hợp thảo luận nhóm, cho hs thực hành 
34
35
Kiểm tra cuối học kì II (Lý thuyết + Thực hành)
2 Tiết
1 Tiết
1 Tiết
Bình Trung, ngày 12 tháng 9 năm 2020
HIỆU TRƯỞNG PHÊ DUYỆT
TỔ/NHÓM CHUYÊN MÔN THẨM ĐỊNH
HỌ TÊN GIÁO VIÊN DẠY
Hoàng Mai Giang

File đính kèm:

  • docke_hoach_giao_duc_mon_cong_nghe_lop_9_truong_thpt_binh_trung.doc