Kế hoạch giáo dục môn Sinh học - Lớp 7-9 - Trường PTDTNT Chợ Mới
và vai trò của động vật đối với thiên nhiên và đời sống con người.
- Khối 8: Học sinh được tìm hiểu kiến thức cơ thể người, từ đó nghiên cứu đưa ra được những biện pháp vệ sinh cũng như rèn luyện thân thể để đảm bảo sự phát triển cân đối của các cơ quan và tránh những bệnh tật.
- Khối 9: Học sinh nghiên cứu về di truyền học và những ứng dụng của nó trong Học kì I và mối quan hệ của sinh vật với môi trường ở Học kì II, từ đó học sinh đưa ra được những ứng dụng thực tế của Di truyền học được áp dụng vào sản xuất, đồng thời có ý thức bảo vệ và chống những hành vi tác động tiêu cực đến môi trường sống của sinh vật trong đó có loài người. Bảo vệ và sử dụng hợp lí nguồn tài
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch giáo dục môn Sinh học - Lớp 7-9 - Trường PTDTNT Chợ Mới", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch giáo dục môn Sinh học - Lớp 7-9 - Trường PTDTNT Chợ Mới
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẮC KẠN TRƯỜNG PTDTNT THCS CHỢ MỚI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Chợ Mới, ngày 04 tháng 9 năm 2020 KẾ HOẠCH GIÁO DỤC MÔN SINH HỌC NĂM HỌC 2020 - 2021 Họ và tên: NÔNG THỊ SEN Lớp dạy: 7A,B; 8A,B; 9A,B. I. Đặc điểm tình hình 1. Nêu đặc điểm tình hình về số học sinh, nam, nữ: Lớp TS học sinh Nam Nữ Ghi chú 7A 35 7B 35 8A 35 8B 35 9A 34 9B 35 2. Thuận lợi (mặt mạnh/thời cơ) - Được sự quan tâm của BGH, các ban ngành, đoàn thể trong nhà trường - Trong hoạt động chuyên môn bản thân đã đạt chuẩn. - Được tập huấn đầy đủ các hoạt động chuyên về đổi mới phương pháp dạy học. - Ứng dụng thành thạo công nghệ thông tin trong hoạt động dạy và học. - Nhiệt tình, có trách nhiệm trong mọi công việc được giao. - Có giáo viên cùng chuyên môn để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm. - Học sinh đa số ngoan, lễ phép. Có ý thức tự giác trong hoạt động phong trào và học tập - Học sinh gắn bó với thiên nhiên, sống hòa cùng thiên nhiên nên tạo cơ hội về việc tiếp thu những kiến thức liên quan đến động vật và sinh thái học môi trường - Cơ sở vật chất nhà trường cơ bản đã có để phục vụ cho công tác giảng dạy. 3. Khó khăn (yếu/thách thức) - Các thiết bị thực hành như các mô hình, mẫu vật phục vụ cho môn Sinh học bước đầu mới được trang bị còn thiếu, chưa đồng bộ. - Học sinh đa phần là người dân tộc, trình độ và nhận thức chưa cao. Hơn nữa một số em chưa có ý thức học. Một số em còn rụt rè, chưa tích cực tham gia hoạt động nhóm, chưa biết cách tự học. II. Các mục tiêu, chỉ tiêu Mục tiêu của môn học: a. Kiến thức: Chương trình sinh học THCS được thực hiện 2 tiết trên tuần, tùy vào khối lớp mà học sinh được học những kiến thức khác nhau: - Khối 7: Học sinh được nghiên cứu về phân loại, hình thái, cấu tạo cơ thể động vật, chức năng sinh lí của một số hệ cơ quan. Tìm hiểu về các điều kiện sống và vai trò của động vật đối với thiên nhiên và đời sống con người. - Khối 8: Học sinh được tìm hiểu kiến thức cơ thể người, từ đó nghiên cứu đưa ra được những biện pháp vệ sinh cũng như rèn luyện thân thể để đảm bảo sự phát triển cân đối của các cơ quan và tránh những bệnh tật. - Khối 9: Học sinh nghiên cứu về di truyền học và những ứng dụng của nó trong Học kì I và mối quan hệ của sinh vật với môi trường ở Học kì II, từ đó học sinh đưa ra được những ứng dụng thực tế của Di truyền học được áp dụng vào sản xuất, đồng thời có ý thức bảo vệ và chống những hành vi tác động tiêu cực đến môi trường sống của sinh vật trong đó có loài người. Bảo vệ và sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên để đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước. b. Kĩ năng: Khi học môn Sinh học thì cho học sinh được rèn luyện những kĩ năng sau: - Biết phân tích, nhận biết, so sánh, khái quát hóa, trừu tượng hóa các sinh vật hay các hiện tượng gặp ngoài thiên nhiên. - Vẽ được các hình ảnh thông qua các buổi học theo sự yêu cầu của giáo viên. - Biết vận dụng kiến thức vào thực tế đời sống sản xuất, giải thích được một số hiện tượng tự nhiên về tập tính, hoạt động sống của sinh vật, - Biết vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực hành. Thành thạo khi sử dụng các dụng cụ, thiết bị phục vụ thực hành, sử dụng hiệu quả và tiết kiệm các dạng năng lượng, hoạt động theo nhóm, theo tổ. - Biết tự đánh giá và có khả năng đánh giá lẫn nhau, có tinh thần đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau khi gặp khó khăn. c. Thái độ, tình cảm: - Giáo dục học sinh lòng yêu thích, đam mê nghiên cứu khoa học cũng như lòng yêu thích bộ môn đang học. - Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường mình đang sống, bảo vệ sinh vật. - Kiên quyết phòng chống các hành động tiêu cực đối với môi trường. - Có ý thức tiết kiệm và thực hành tiết kiệm trong sử dụng các dạng năng lượng trong cuộc sống hằng ngày để đảm bảo cho sự phát triển bền vững của đất nước. - Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, con người, đất nước qua các tiết học đặc biệt là các tiết học thực hành, tổng kết. 2. Các chỉ tiêu phấn đấu: Căn cứ vào kết quả đã đạt được của học sinh năm học 2019 – 2020, tôi đăng kí các chỉ tiêu phấn đấu thực hiện trong năm học 2020 - 2021 đối với từng khối như sau: Khối Chỉ tiêu Giỏi Khá TB Yếu Kém 7 Số lượng 18 35 17 0 0 Tỷ lệ 26% 50% 24% 8 Số lượng 15 40 15 0 0 Tỷ lệ 21% 58% 21% 9 Số lượng 26 30 14 0 0 Tỷ lệ 37% 43% 20% *. Chỉ tiêu học sinh giỏi các cấp: - Cấp trường: 03 em - Cấp huyện: 02 em - Cấp tỉnh : 01 em III. Các nhiệm vụ và giải pháp thực hiện 1. Thực hiện chương trình - Thực hiện đúng tinh thần Chuẩn kiến thức, kỹ năng nêu trong Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Rà soát, đối chiếu nội dung các bài học trong sách giáo khoa với các chủ đề tương ứng trong chương trình môn học trong Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành (ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT) để tinh giản những nội dung dạy học vượt quá yêu cầu cần đạt theo quy định của chương trình; bổ sung, cập nhật những thông tin mới thay cho những thông tin đã cũ, lạc hậu (nếu có). - Thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn số 1825/SGDĐT-GDTrH-GDTX ngày 28/8/2020 của Sở GD&ĐT về việc hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học cấp THCS, THPT, thiết kế bài học theo chủ đề (sau đây gọi là bài học) với các hoạt động học cơ bản sau: mở đầu (xác định vấn đề), hình thành kiến thức mới, luyện tập, vận dụng. - Xây dựng khung kế hoạch giáo dục môn học từng khối lớp, được trình bày thành các bài học đã được xây dựng sau khi tinh giản nội dung và sắp xếp theo thời gian thực hiện. Mỗi bài học nêu rõ tên bài và mạch nội dung kiến thức; yêu cầu cần đạt (theo chương trình môn học); thời lượng dạy học; hình thức tổ chức dạy học phù hợp với từng nội dung. - Thực hiện 35 tuần thực học (học kỳ I: 18 tuần, học kỳ II: 17 tuần, còn lại dành cho các hoạt động giáo dục). 2. Các nhiệm vụ và giải pháp IV. Kế hoạch giáo dục Chương trình Số tiết lớp 7 Số tiết lớp 8 Số tiết lớp 9 Chuẩn Cả năm 70 70 70 Kì I 36 36 36 Kì II 34 34 34 KẾ HOẠCH GIÁO DỤC SINH HỌC LỚP 7 Cả năm: 35 tuần = 70 tiết Học kì I: 18 tuần = 36 tiết Tiết thứ Tên bài học và mạch nội dung kiến thức Yêu cầu cần đạt Thời lượng Hình thức tổ chức Điều chỉnh Theo cv 3280 – BGDĐT 1 Bài 1: Thế giới động vật đa dạng, phong phú - Trình bày khái quát về giới Động vật LT: 01 Trên lớp Dạy học theo nhóm, kết hợp hoạt động cá nhân 2 Bài 2: Phân biệt động vật với thực vật - Đặc điểm chung của động vật - Những điểm giống nhau và khác nhau giữa cơ thể động vật và cơ thể thực vật - Kể tên các ngành Động vật LT: 01 Trên lớp Dạy học theo nhóm, kết hợp hoạt động cá nhân 3, 4, 5, 6, 7 Ngành động vật nguyên sinh - Thực hành: Quan sát 1 số động vật nguyên sinh - Trùng roi - Trùng biến hình và trùng giày - Trùng kiết lỵ và trùng sốt rét - Đặc điểm chung - Vai trò thực tiễn của động vật nguyên sinh Kiến thức: - Trình bày được khái niệm Động vật nguyên sinh. Thông qua quan sát nhận biết được các đặc điểm chung nhất của các Động vật nguyên sinh. - Mô tả được hình dạng, cấu tạo và hoạt động của một số loài ĐVNS điển hình (có hình vẽ) - Trình bày tính đa dạng về hình thái, cấu tạo, hoạt động và đa dạng về môi trường sống của ĐVNS. - Nêu được vai trò của ĐVNS với đời sống con người và vai trò của ĐVNS đối với thiên nhiên. Kĩ năng: Quan sát dưới kính hiển vi một số đại diện của động vật nguyên sinh - 05 tiết +TH: 01 +LT: 04 Trên lớp Dạy học theo nhóm, kết hợp hoạt động cá nhân -Bài 4: + Mục I.1. Cấu tạo và di chuyển :Không dạy chi tiết, chỉ dạy phần chữ đóng khung ở cuối bài + Mục 4. Tính hướng sáng Không dạy +Mục Câu hỏi: Câu 3 Không thực hiện - Bài 5: + Mục II.1. Cấu tạo và di chuyển -Không dạy chi tiết, chỉ dạy phần chữ đóng khung ở cuối bài. + Mục II.2. Lệnh ▼ trang 22 + Mục Câu hỏi: Câu 3 trang 22 Không thực hiện - Bài 6: + Mục I. Lệnh ▼ trang 23 ; + Mục II.2. Lệnh ▼ trang 24 Không thực hiện - Bài 7: Nội dung về Trùng lỗ trang 27 Không dạy 8, 9, 10 Ngành ruột khoang - Thủy tức - Đa dạng của ngành ruột khoang - Đặc điểm chung và vai trò của ngành ruột khoang Kiến thức: -Trình bày được khái niệm về ngành Ruột khoang. Nêu được những đặc điểm của Ruột khoang(đối xứng tỏa tròn, thành cơ thể 2 lớp, ruột dạng túi) -Mô tả được hình dạng, cấu tạo và các đặc điểm sinh lí của 1 đại diện trong ngành Ruột khoang. ví dụ: Thủy tức nước ngọt. -Mô tả được tính đa dạng và phong phú của ruột khoang (số lượng loài, hình thái cấu tạo, hoạt động sống và môi trường sống) -Nêu được vai trò của ngành Ruột khoang đối với con người và sinh giới Kĩ năng : Quan sát một số đại diện của ngành Ruột khoang LT: 03 Trên lớp Dạy học theo nhóm, kết hợp hoạt động cá nhân - Bài 8: + Mục II. Bảng trang 30 Không dạy chi tiết, chỉ dạy phần chữ đóng khung ở cuối bài. + Mục II. Lệnh ▼ trang 30 Không thực hiện - Bài 9: + Mục I. Lệnh ▼ trang 33 Và Mục III. Lệnh ▼ trang 35 Không thực hiện - Bài 10 Mục I. Bảng trang 37 Không thực hiện nội dung ở các số thứ tự 4, 5 và 6. 11-12 Ngành Giun dẹp - Sán lá gan - Một số giun dẹp khác và đặc điểm chung của ngành giun dẹp Kiến thức: -Trình bày được khái niệm về ngành Giun dẹp. Nêu được những đặc điểm chính của ngành. -Mô tả được hình thái, cấu tạo và các đặc điểm sinh lí của một đại diện trong ngành Giun dẹp. Ví dụ: Sán lá gan có mắt và lông bơi tiêu giảm; giác bám, ruột và cơ quan sinh sản phát triển. -Phân biệt được hình dạng, cấu tạo, các phương thức sống của một số đại diện ngành Giun dẹp như sán dây, sán bã trầu... -Nêu được những nét cơ bản về tác hại và cách phòng chống một số loài Giun dẹp kí sinh. Kĩ năng : Quan sát một số tiêu bản đại diện cho ngành Giun dẹp LT: 02 Trên lớp Dạy học theo nhóm, kết hợp hoạt động cá nhân - Bài 11: Mục III.1. Lệnh ▼ trang 41- 42- Không thực hiện - Bài 12: Mục II. Đặc điểm chung -Không dạy 13- 14 Ngành Giun tròn - Giun đũa - Một số giun tròn khác và đặc điểm chung của ngành giun tròn - Trình bày được khái niệm về ngành Giun tròn. Nêu được những đặc điểm chính của ngành. - Mô tả được hình thái, cấu tạo và các đặc điểm sinh lí của một đại diện trong ngành Giun tròn. Ví dụ: Giun đũa, trình bày được vòng đời của Giun đũa, đặc điểm cấu tạo của chúng... - Mở rộng hiểu biết về các Giun tròn (giun đũa, giun kim, giun móc câu,...) từ đó thấy được tính đa dạng của ngành Giun tròn. - Nêu được khái niệm về sự nhiễm giun, hiểu được cơ chế lây nhiễm giun và cách phòng trừ giun tròn. Kĩ năng : - Quan sát các thành phần cấu tạo của Giun qua tiêu bản mẫu. LT: 02 Trên lớp Dạy học theo nhóm, kết hợp hoạt động cá nhân - Bài 13: Mục III. Lệnh ▼ trang 48 Không thực hiện - Bài 14: Mục II. Đặc điểm chung -Không dạy 15, 16, 17 Ngành giun đốt - Giun đất - Thực hành: Mổ và quan sát giun đất - Một số giun đốt khác và đặc điểm chung của ngành giun đốt Kiến thức: -Mở rộng hiểu biết về các Giun đốt (Giun đỏ, đỉa, rươi, vắt...) từ đó thấy được tính đa dạng của ngành này. -Trình bày được các vai trò của giun đất trong việc cải tạo đất nông nghiệp. Kĩ năng : Biết mổ động vật không xương sống (mổ mặt lưng trong môi trường ngập nước) 03 tiết +LT: 02 +TH: 01 Trên lớp Dạy học theo nhóm, kết hợp hoạt động cá nhân - Bài 15: Mục III. Cấu tạo trong -Không dạy - Bài 16: Mục III.2. Cấu tạo trong -Không thực hiện - Bài 17: Mục II. Đặc điểm chung -Không dạy 18 Ôn tập Nắm vững kiến thức ngành ĐVNS, ngành ruột khoang, các ngành giun ÔT: 01 Trên lớp Dạy học theo nhóm, kết hợp hoạt động cá nhân 19 Kiểm tra giữa kì I Hệ thống hóa kiến thức ngành ĐVNS, ngành ruột khoang, các ngành giun KT: 01 Tự luận kết hợp TNKQ 20, 21, 22, 23 Ngành thân mềm - Trai sông - Một số thân mềm khác - Thực hành: Quan sát một số Thân mềm - Đặc điểm chung và vai trò của ngành Thân mềm Kiến thức: - Nêu được khái niệm ngành Thân mềm. Trình bày được các đặc điểm đặc trưng của ngành. - Mô tả được các chi tiết cấu tạo, đặc điểm sinh lí của đại diện ngành Thân mềm (trai sông). Trình bày được tập tính của Thân mềm. - Nêu được tính đa dạng của Thân mềm qua các đại diện khác của ngành này như ốc sên, hến, vẹm, hầu, ốc nhồi,... Nêu được các vai trò cơ bản của Thân mềm đối với con người. Kĩ năng : Quan sát các bộ phận của cơ thể bằng mắt thường hoặc kính lúp. Quan sát mẫu ngâm 04 tiết +LT: 02 +TH: 02 Trên lớp Dạy học theo nhóm, kết hợp hoạt động cá nhân - Bài 18: +Mục II. Di chuyển Không dạy + Mục III. Lệnh ▼ trang 64 Không thực hiện - Bài 20: Mục III.3. Cấu tạo trong -Không thực hiện - Bài 21: Mục I. Lệnh ▼ trang 71-72 -Không thực hiện 24 , 25 Lớp giáp xác - Tôm sông - Đa dạng và vai trò của lớp giáp xác Kiến thức: -Nêu được khái niệm về lớp Giáp xác. -Mô tả được cấu tạo và hoạt động của một đại diện (tôm sông). Trình bày được tập tính hoạt động của giáp xác. -Nêu được các đặc điểm riêng của một số loài giáp xác điển hình, sự phân bố rộng của chúng trong nhiều môi trường khác nhau. Có thể sử dụng thay thế tôm sông bằng các đại diện khác như tôm he, cáy, còng cua bể, ghẹ.... -Nêu được vai trò của giáp xác trong tự nhiên và đối với việc cung cấp thực phẩm cho con người Kĩ năng : -Quan sát cách di chuyển của Tôm sông LT: 02 Trên lớp Dạy học theo nhóm, kết hợp hoạt động cá nhân - Bài 22: Mục I.2. Các phần phụ tôm và chức năng và Mục I.3. Di chuyển : Khuyến khích học sinh tự đọc - Bài 23: Không thực hiện 26 Bài 25: Nhện và sự đa dạng của lớp hình nhện Kiến thức: -Nêu được khái niệm, các đặc tính về hình thái (cơ thể phân thành 3 phần rõ rệt và có 4 đôi chân) và hoạt động của lớp Hình nhện. -Mô tả được hình thái cấu tạo và hoạt động của đại diện lớp Hình nhện (nhện). Nêu được một số tập tính của lớp Hình nhện. -Trình bày được sự đa dạng của lớp Hình nhện. Nhận biết thêm một số đại diện khác của lớp Hình nhện như: bọ cạp, cái ghẻ, ve bò. -Nêu được ý nghĩa thực tiễn của hình nhện đối với tự nhiên và con người. Một số bệnh do Hình nhện gây ra ở người. Kĩ năng : -Quan sát cấu tạo của nhện,... -Tìm hiểu tập tính đan lưới và bắt mồi của nhện. Có thể sử dụng hình vẽ hoặc băng hình. LT: 01 Trên lớp Dạy học theo nhóm, kết hợp hoạt động cá nhân Mục I.1. Bảng 1. Không thực hiện 27, 28, 29 Lớp sâu bọ - Châu chấu - Đa dạng và đặc điểm chung của lớp sâu bọ - Thực hành - xem băng hình về tập tính của sâu bọ Kiến thức: -Nêu khái niệm và các đặc điểm chung của lớp Sâu bọ -Mô tả hình thái cấu tạo và hoạt động của đại diện lớp Sâu bọ. -Trình bày các đặc điểm cấu tạo ngoài và trong của đại diện lớp Sâu bọ(châu chấu). Nêu được các hoạt động của chúng. -Nêu sự đa dạng về chủng loại và môi trường sống của Lớp Sâu bọ, tính đa dạng và phong phú của sâu bọ. Tìm hiểu một số đại diện khác như: dế mèn, bọ ngựa, chuồn chuồn, bướm, chấy, rận,... -Nêu vai trò của sâu bọ trong tự nhiên và vai trò thực tiễn của sâu bọ đối với con người Kĩ năng :Quan sát mô hình châu chấu LT: 02 TH:01 Trên lớp Dạy học theo nhóm, kết hợp hoạt động cá nhân. Xem băng hình - Bài 26: Mục II. Cấu tạo trong -Không dạy - Bài 27: Mục II.1. Đặc điểm chung -Không dạy chi tiết, chỉ dạy phần chữ đóng khung ở cuối bài. - Bài 28: Mục III.1. Về giác quan và Mục III.2. Về thần kinh: Khuyến khích học sinh tự tìm hiểu 30 Bài 29: Đặc điểm chung và vai trò của ngành Chân khớp Nêu được đặc điểm chung của ngành Chân khớp. Nêu rõ được các đặc điểm đặc trưng cho mỗi lớp. LT: 01 Trên lớp Dạy học theo nhóm, kết hợp hoạt động cá nhân Mục I. Đặc điểm chung Không dạy chi tiết, chỉ dạy phần chữ đóng khung ở cuối bài. 31 Ôn tập phần I- Động vật không xương sống Nắm vững kiến thức về ngành ĐVCXS ÔT: 01 Trên lớp Dạy học theo nhóm, kết hợp hoạt động cá nhân 32, 33, 34 Các lớp Cá - Cá chép - Thực hành: Mổ cá chép - Đa dạng và đặc điểm chung của các lớp cá -Chỉ ra sự thống nhất giữa cấu tạo và chức năng của từng hệ cơ quan đảm bảo sự thống nhất trong cơ thể và giữa cơ thể với môi trường nước. Trình bày được tập tính của lớp Cá. - Trình bày được cấu tạo của đại diện lớp Cá (cá chép). Nêu bật được đặc điểm có xương sống thông qua cấu tạo và hoạt động của cá chép. - Nêu các đặc tính đa dạng của lớp Cá qua các đại diện khác như: cá nhám, cá đuối, lươn, cá bơn,... - Nêu ý nghĩa thực tiễn của cá đối với tự nhiên và đối với con người Kĩ năng : -Quan sát cấu tạo ngoài của cá - Biết cách sử dụng các dụng cụ thực hành để mổ cá, quan sát cấu tạo trong của cá. 03 LT: 02 TH: 01 Trên lớp Dạy học theo nhóm, kết hợp hoạt động cá nhân - Bài 33: cả bài khuyến khích hs tự đọc - Bài 34: Mục II. Đặc điểm chung của Cá -Không dạy các đặc điểm chung về cấu tạo trong. 35 Ôn tập học kỳ I Nắm vững kiến thức đã học ở HKI ÔT: 01 Trên lớp 36 Kiểm tra cuối học kỳ I Hệ thống hóa kiến thức học kì I KT: 01 Tự luận Kỳ II 17 tuần x 2 tiết = 34 tiết Tiết thứ Tên bài học và mạch nội dung kiến thức Yêu cầu cần đạt Thời lượng Hình thức tổ chức Điều chỉnh Theo cv 3280 – BGDĐT 37, 38 Lớp lưỡng cư - Ếch đồng - Đa dạng và đặc điểm chung của lớp Lưỡng cư - Nêu được đặc điểm cấu tạo và hoạt động sống của lớp Lưỡng cư thích nghi với đời sống vừa ở nước vừa ở trên cạn. Phân biệt được quá trình sinh sản và phát triển qua biến thái. - Trình bày được hình thái cấu tạo phù hợp với đời sống lưỡng cư của đại diện (ếch đồng). Trình bày được hoạt động tập tính của ếch đồng. - Mô tả được tính đa dạng của lưỡng cư. Nêu được những đặc điểm để phân biệt ba bộ trong lớp Lưỡng cư ở Việt Nam. - Nêu được vai trò của lớp lưỡng cư trong tự nhiên và đời sống con người, đặc biệt là những loài quí hiếm. Kĩ năng : - Biết cách mổ ếch, quan sát cấu tạo trong của ếch - Sưu tầm tư liệu về một số đại diện khác của lưỡng cư như cóc, ễnh ương, ếch giun,... LT: 02 Trên lớp Dạy học theo nhóm, kết hợp hoạt động cá nhân - Bài 36: Cả bài -không thực hiện - Bài 37: Mục III. Đặc điểm chung của Lưỡng cư Không dạy các đặc điểm chung về cấu tạo trong. 39, 40 Lớp Bò sát - Thằn lằn bóng đuôi dài - Đa dạng và đặc điểm chung của lớp Bò sát - Nêu được các đặc điểm cấu tạo phù hợp với sự di chuyển của bò sát trong môi trường sống trên cạn. - Mô tả được hoạt động của các hệ cơ quan. - Nêu được những đặc điểm cấu tạo thích nghi với điều kiện sống của đại diện (thằn lằn bóng đuôi dài). - Biết tập tính di chuyển và bắt mồi của thằn lằn. - Trình bày được tính đa dạng và thống nhất của bò sát. Phân biệt được ba bộ bò sát thường gặp (có vảy, rùa, cá sấu). - Nêu được vai trò của bò sát trong tự nhiên và tác dụng của nó đối với con người (làm thuốc, đồ mỹ nghệ, thực phẩm,...). Kĩ năng: Sưu tầm tư liệu về các loài khủng long đã tuyệt chủng, các loài rắn, cá sấu,... LT: 02 Trên lớp Dạy học theo nhóm, kết hợp hoạt động cá nhân - Bài 39: Cả bài: Không dạy - Bài 40: Mục III. Đặc điểm chung -Không dạy các đặc điểm chung về cấu tạo trong. 41, 42, 43, 44 Lớp Chim - Chim Bồ câu - Đa dạng và đặc điểm chung của lớp Chim - Thực hành: Xem băng hình về đời sống và tập tính của chim -Trình bày được cấu tạo phù hợp với sự di chuyển trong không khí của chim. Giải thích được các đặc điểm cấu tạo của chim phù hợp với chức năng bay lượn. - Mô tả được hình thái và hoạt động của đại diện lớp Chim (chim bồ câu) thích nghi với sự bay. Nêu được tập tính của chim bồ câu. - Mô tả được tính đa dạng của lớp Chim. Trình bày được đặc điểm cấu tạo ngoài của đại diện những bộ chim khác nhau. - Nêu được vai trò của lớp Chim trong tự nhiên và đối với con người. LT: 04 Trên lớp Dạy học theo nhóm, kết hợp hoạt động cá nhân - Bài 42: Cả bài – Không thực hiện - Bài 43: cả bài – không dạy - Bài 44: Mục II. Đặc điểm chung của Chim : Không dạy các đặc điểm chung về cấu tạo trong. 45 Bài 46: Thỏ Mô tả được đặc điểm cấu tạo và chức năng các hệ cơ quan của đại diện lớp Thú (thỏ). Nêu được hoạt động tập tính của thỏ LT:01 Trên lớp 46 47,48 49,50, 51 Đa dạng của lớp Thú - Đa dạng của lớp Thú - Bộ Thú huyệt, bộ Thú túi - Đa dạng của lớp Thú (tiếp theo): Bộ Dơi, bộ Cá Voi, bộ Ăn sâu bọ, bộ Gặm nhấm - Đa dạng của lớp Thú (tiếp theo) thú: Bộ Ăn thịt, các bộ Móng guốc và bộ Linh trưưởng - Vai trò và đặc điểm chung của thú - Thực hành: Xem băng hình về đời sống và tập tính của thú Kiến thức: - Trình bày được các đặc điểm về hình thái cấu tạo các hệ cơ quan của thú. Nêu được hoạt động của các bộ phận trong cơ thể sống, tập tính của thú, hoạt động của thú ở các vùng phân bố địa lí khác nhau. - Trình bày được tính đa dạng và thống nhất của lớp Thú. Tìm hiểu tính đa dạng của lớp Thú được thể hiện qua quan sát các bộ thú khác nhau (thú huyệt, thú túi...). - Nêu được vai trò của lớp Thú đối với tự nhiên và đối với con người nhất là những thú nuôi. Kĩ năng : Xem băng hình về tập tính của thú để thấy được sự đa dạng của lớp Thú Quan sát bộ xương thỏ 06 tiết + LT:05 +TH:01 Trên lớp Dạy học theo nhóm, kết hợp hoạt động cá nhân - Bài 48: Mục II. Lệnh ▼ trang 157 -Không thực hiện - Bài 49: Mục II. Lệnh ▼ trang 160-161 -Không thực hiện - Bài 50: Mục III. Lệnh ▼ trang 164 -Không thực hiện - Bài 51: +Mục II. Lệnh ▼ trang 168 Không thực hiện + Mục IV. Đặc điểm chung của Thú - Không dạy các đặc điểm chung về cấu tạo trong. 52, 53 Ôn tập Nắm vững kiến thức về các lớp ĐVCXS. ÔT: 02 Trên lớp 54 Kiểm tra giữa kì II Hệ thống hóa kiến thức về lớp ĐVCXS KT: 01 Tự luận kết hợp TNKQ 55 Bài 53: Môi trường sống và sự vận động di chuyển Dựa trên toàn bộ kiến thức đã học qua các ngành, các lớp nêu lên được sự tiến hóa thể hiện ở sự di chuyển, vận động cơ thể từ thấp lên cao. LT: 01 Trên lớp 56 Bài 55: Tiến hóa về sinh sản - Dựa trên toàn bộ kiến thức đã học qua các ngành, các lớp nêu lên được sự tiến hóa thể hiện ở các hình thức sinh sản từ thấp lên cao. Kĩ năng : Phát triển kĩ năng lập bảng so sánh rút ra nhận xét. LT:01 Trên lớp Dạy học theo nhóm, kết hợp hoạt động cá nhân 57 Bài 56: Cây phát sinh giới động vật - Nêu được bằng chứng về MQH về nguồn gốc giữa các nhóm động vật - Trình bày đượcý nghĩa và tác dụng của cây phát sinh giới động vật LT:01 Trên lớp Dạy học theo nhóm, kết hợp hoạt động cá nhân Mục I. Bằng chứng về mối quan hệ giữa các nhóm động vật : Không dạy 58 Bài 57: Đa dạng sinh học - Nêu được khái niệm về đa dạng sinh học, ý nghĩa của bảo vệ đa dạng sinh học - Nêu được khái niệm về đấu tranh sinh học và các biện pháp đấu tranh sinh học. - Trình bày được nguy cơ dẫn đến suy giảm đa dạng sinh học. LT:01 Trên lớp Dạy học theo nhóm, kết hợp hoạt động cá nhân 59 Bài 58: Đa dạng sinh học (tiếp theo) LT:01 60 Bài 59: Biện pháp đấu tranh sinh học LT:01 61 Bài 59: Biện pháp đấu tranh sinh học (tiếp theo) LT:01 62 Bài 60: Động vật quý híêm - Nhận thức được vấn đề bảo vệ đa dạng sinh học, đặc biệt là các động vật quý hiếm. LT:01 63, 64 Bài 61,62: Tìm hiểu 1 số động vật có tầm quan trọng đối với kinh tế ở địa phương - Vai trò của động vật trong đời sống con người. Nêu được tầm quan trọng của một số động vật đối với nền kinh tế ở địa phương và trên thế giới. Kĩ năng : - Làm một bài tập nhỏ với nội dung tìm hiểu một số động vật có tầm quan trọng kinh tế ở địa phương - Tìm hiểu thực tế nuôi các loài động vật ở địa phương. -Viết báo cáo ngắn về những loại động vật quan sát và tìm hiểu được. TH:02 Trên lớp, Tự tìm hiểu thực tế. 65, 66 Ôn tập cuối học kỳ II Nắm vững kiến thức đã học ở kì II ÔT:02 Trên lớp 67 Kiểm tra cuối học kì II. Hệ thống hóa nội dung kiến thức đã học ở học kì II KT:01 Tự luận 68, 69,70 Bài 64,65,66: Thực hành: Tham quan thiên - Biết sử dụng các phương tiện quan sát động vật ở các cấp độ khác nhau tùy theo mẫu vật cần nghiên cứu. - Tìm hiểu đặc điểm môi trường, thành phần và đặc điểm của động vật sống trong môi trường. - Tìm hiểu đặc điểm thích nghi của cơ thể động vật với môi trường sống. - Hiểu được mối quan hệ giữa cấu tạo với chức năng sống của các cơ quan ở động vật. - Quan sát đa dạng sinh học trong thực tế thiên nhiên tại mỗi địa phương cụ thể. Biết cách sưu tầm mẫu vật. Kĩ năng :Phát triển kĩ năng thu lượm mẫu vật để quan sát tại chỗ và trả lại tự nhiên. TH: 03 Trải nghiệm thực tế ngoài trời KẾ HOẠCH GIÁO DỤC SINH HỌC LỚP 8 Cả năm: 35 tuần = 70 tiết Học kì I: 18 tuần = 36 tiết Tiết thứ Tên bài học và mạch nội dung kiến thức Yêu cầu cần đạt Thời lượng Hình thức tổ chức Điều chỉnh Theo cv 3280 – BGDĐT 1 Bài 1: Bài mở đầu - Nêu được mục đích và ý nghĩa của kiến thức phần cơ thể người và vệ sinh - Xác định được vị trí con người trong giới Động vật. LT: 01 Trên lớp Dạy học theo nhóm, kết hợp hoạt động cá nhân 2 Bài 2: Cấu tạo cơ thể người - Nêu được đặc điểm cơ thể người - Xác định được vị trí các cơ quan và hệ cơ quan của cơ thể trên mô hình. Nêu rõ được tính thống nhất trong hoạt động của các hệ cơ quan dưới sự chỉ đạo của hệ thần kinh và hệ nội tiết. LT: 01 Trên lớp Dạy học theo nhóm, kết hợp hoạt động cá nhân 3 Bài 3: Tế bào - Mô tả được các thành phần cấu tạo của tế bào phù hợp với chức năng của chúng. Đồng thời xác định rõ tế bào là đơn vị cấu tạo và đơn vị chức năng của cơ thể. LT: 01 Trên lớp Dạy học theo nhóm, kết hợp hoạt động cá nhân + Mục II. Lệnh ▼ trang 11 -Không thực hiện + Mục III. Thành phần hóa học của tế bào - Không dạy 4 Bài 4: Mô - Nêu được định nghĩa mô, kể được các loại mô chính và chức năng của chúng. LT: 01 Trên lớp Dạy học theo nhóm, kết hợp hoạt động cá nhân + Mục II. Các loại mô -Không dạy chi tiết, chỉ dạy phần chữ đóng khung ở cuối bài. + Mục I. Lệnh ▼ trang 14 + Mục II.1. Lệnh ▼ trang 14 + Mục II.2. Lệnh ▼ trang 15 + Mục II.3. Lệnh ▼ trang 15 Không thực hiện 5 Bài 5: Thực hành: Quan sát tế bào và mô -Rèn luyện kĩ năng quan sát tế bào và mô dưới kính hiển vi. TH: 01 Trên lớp 6 Bài 6: Phản xạ - Chứng minh phản xạ là cơ sở của mọi hoạt động của cơ thể bằng các ví dụ cụ thể. LT: 01 Trên lớp Dạy học theo nhóm, kết hợp hoạt động cá nhân + Mục I. Lệnh ▼ trang 21 + Mục II.2. Lệnh ▼ trang 21 -Không thực hiện + Mục II.3. Vòng phản xạ -Khuyến khích học sinh tự đọc 7, 8, 9, 10, 11, 12 Vận động - Bộ xương - Cấu tạo và tính chất của xương - Cấu tạo và tính chất của cơ - Hoạt động của cơ - Tiến hoá của hệ vận động - Vệ sinh hệ vận động - Thực hành tập sơ cứu và băng bó cho người gãy xương - Nêu ý nghĩa của hệ vận động trong đời sống - Kể tên các phần của bộ xương người - các loại khớp - Mô tả cấu tạo của xương dài và cấu tạo của một bắp cơ - Nêu được cơ chế lớn lên và dài ra của xương - Nêu mối quan hệ giữa cơ và xương trong sự vận động. - So sánh bộ xương và hệ cơ của người với thú, qua đó nêu rõ những đặc điểm thích nghi với dáng đứng thẳng với đôi bàn tay lao động sáng tạo (có sự phân hoá giữa chi trên và chi dưới). - Nêu ý nghĩa của việc rèn luyện và lao động đối với sự phát triển bình thường của hệ cơ và xương. Nêu các biện pháp chống cong vẹo cột sống ở học sinh. Kĩ năng : Biết sơ cứu khi nạn nhân bị gãy xương. 06 tiết +LT: 05 +TH:01 Trên lớp Dạy học theo nhóm, kết hợp hoạt động cá nhân - Bài 7: Mục II. Phân biệt các loại xương - Khuyến khích học sinh tự đọc - Bài 8: +Mục I. Cấu tạo của xương + Mục III. Thành phần hóa học và tính khung ở cuối bài. chất của xương - Không dạy chi tiết, chỉ dạy phần chữ đóng - Bài 9: Mục I. Cấu tạo bắp cơ và tế bào cơ - Khuyến khích học sinh tự đọc - Bài 10: + Mục I. Công cơ - Không dạy + Mục II. Lệnh ▼ trang 34 Không thực hiện - Bài 11: + Mục I. Bảng 11- Không thực hiện + Mục II. Sự tiến hóa của hệ cơ người so với hệ cơ thú Không dạy 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19 Tuần hoàn - Máu và môi trường trong cơ thể - Bạch cầu miễn dịch - Đông máu và nguyên tắc truyền máu - Tuần hoá máu và lưu thông bạch huyết - Tim và mạch máu - Vận chuyển máu qua hệ mạch - Vệ sinh hệ tuần hoàn - Thực hành: Sơ cứu cầm máu - Xác định các chức năng mà máu đảm nhiệm liên quan với các thành phần cấu tạo. Sự tạo thành nước mô từ máu và chức năng của nước mô. Máu cùng nước mô tạo thành môi trường trong của cơ thể. - Trình bày được khái niệm miễn dịch. - Nêu hiện tượng đông máu và ý nghĩa của sự đông máu, ứng dụng. - Nêu ý nghĩa của sự truyền máu. - Trình bày được cấu tạo tim và hệ mạch liên quan đến chức năng của chúng - Nêu được chu kì hoạt động của tim (nhịp tim, thể tích/phút) - Trình bày được sơ đồ vận chuyển máu và bạch huyết trong cơ thể. - Nêu được khái niệm huyết áp. - Trình bày sự thay đổi tốc độ vận chuyển máu trong các đoạn mạch, ý nghĩa của tốc độ máu chậm trong mao mạch: - Trình bày điều hoà tim và mạch bằng thần kinh. - Kể một số bệnh tim mạch phổ biến và cách đề phòng. - Trình bày ý nghĩa của việc rèn luyện tim và cách rèn luyện tim. Kĩ năng : - Vẽ sơ đồ tuần hoàn máu. - Rèn luyện để tăng khả năng làm việc của tim. - Trình bày các thao tác sơ cứu khi chảy máu và mất máu nhiều. 07 tiết +LT: 06 +TH:01 Trên lớp Dạy học theo nhóm, kết hợp hoạt động cá nhân - Bài 13: Mục I.1. Nội dung ■ Thí nghiệm - Giáo viên mô tả thí nghiệm, không yêu cầu học sinh thực hiện. - Bài 16: Mục II. Lệnh ▼ trang 52 - Không thực hiện - Bài 17: + Mục I. Lệnh ▼ trang 54 + Bảng 17.1 + Mục Câu hỏi và bài tập: Câu 3 Không thực hiện 20 Ôn tập Nắm vững kiến thức về phần khái quát vơ thể người, hệ vận động, hệ tuần hoàn ÔT: 01 Trên lớp 21 Kiểm tra giữa học kì I Hệ thống hóa kiến thức nội dung đã học KT: 01 Tự luận kết hợp TNKQ 22, 23, 24, 25 Hô hấp - Hô hấp và các cơ quan hô hấp - Hoạt động hô hấp - Vệ sinh hô hấp - Thực hành: Hô hấp nhân tạo - Nêu ý nghĩa hô hấp. - Mô tả cấu tạo của các cơ quan trong hệ hô hấp (mũi, thanh quản, khí quản và phổi) liên quan đến chức năng của chúng. - Trình bày động tác thở (hít vào, thở ra) với sự tham gia của các cơ thở. - Nêu rõ khái niệm về dung tích sống lúc thở sâu (bao gồm : khí lưu thông, khí bổ sung, khí dự trữ và khí cặn). - Phân biệt thở sâu với thở bình thường và nêu rõ ý nghĩa của thở sâu. - Trình bày cơ chế của sự trao đổi khí ở phổi và ở tế bào. - Trình bày phản xạ tự điều hoà hô hấp trong hô hấp bình thường. - Kể các bệnh chính về cơ quan hô hấp (viêm phế quản, lao phổi) và nêu các biện pháp vệ sinh hô hấp. Tác hại của thuốc lá. Kĩ năng : - Sơ cứu ngạt thở-làm hô hấp nhân tạo.Làm thí nghiệm để phát hiện ra CO2 tron
File đính kèm:
- ke_hoach_giao_duc_mon_sinh_hoc_lop_7_9_truong_ptdtnt_cho_moi.doc