Khung phân phối chương trình môn Địa lí Lớp 11 - Ban: Tự nhiên - Năm học 2021-2022

Bài 1: Sự tương phản về trình độ phát triển KT- XH của các nhóm nước. Cuộc cách mạng KH&CN hiện đại. - Biết sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước : phát triển, đang phát triển, nước công nghiệp mới (NIC).

- Trình bày được đặc điểm nổi bật của cách mạng khoa học và công nghệ.

- Trình bày được tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại tới sự phát triển kinh tế: xuất hiện ngành kinh tế mới; chuyển dịch cơ cấu kinh tế; hình thành nền kinh tế tri thức.

Bài 2: Xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế. - Trình bày được các biểu hiện của toàn cầu hoá.

- Trình bày được hệ quả của toàn cầu hoá.

- Trình bày được biểu hiện của khu vực hoá.

- Biết lí do hình thành tổ chức liên kết kinh tế khu vực và một số tổ chức liên kết kinh tế khu vực.

Bài 4: Thực hành: tìm hiểu những cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa đối với các nước đang phát triển. - Hiểu được những cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa đối với các nước đang phát triển.

 

docx 18 trang quyettran 22820
Bạn đang xem tài liệu "Khung phân phối chương trình môn Địa lí Lớp 11 - Ban: Tự nhiên - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Khung phân phối chương trình môn Địa lí Lớp 11 - Ban: Tự nhiên - Năm học 2021-2022

Khung phân phối chương trình môn Địa lí Lớp 11 - Ban: Tự nhiên - Năm học 2021-2022
TRƯỜNG: NGÔ THỜI NHIỆM
TỔ: XÃ HỘI – MÔN: ĐỊA LÝ
Họ và tên giáo viên: 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
KHUNG PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH
MÔN HỌC: ĐỊA LÝ - LỚP: 11 – BAN: TỰ NHIÊN
(Năm học 2021 - 2022)
Kế hoạch dạy học: Thời gian: 35 tuần
Tổng số tiết: 35 – Học kỳ 1: 1 tiết/tuần × 18 tuần – Học kỳ 2: 1 tiết/tuần × 17 tuần
Phân phối chương trình: HỌC KÌ I
TUẦN
(1)
BÀI DẠY/ CHỦ ĐỀ
(2)
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
(3)
THỜI LƯỢNG
(4)
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC/ HÌNH THỨC DẠY HỌC
(5)
PHƯƠNG TIỆN/ TÀI NGUYÊN
(6)
Ghi cụ thể tuần, từ ngày  đến ngày 
Ghi cụ thể tên bài dạy hoặc chủ đề dạy học. Với chủ đề, cần chú thích các nội dung bài dạy đã được cấu trúc thành chủ đề.
Căn cứ nội dung chương trình và chuẩn kiến thức kĩ năng
Ghi cụ thể thời lượng cho các nội dung dạy học.
Chú ý vận dụng các phương pháp dạy và hình thức dạy học mới (dạy học dự án, dạy tại thư viện, )
Các phương tiện, tài liệu cần có để thực hiện
Tuần 1
Bài 1: Sự tương phản về trình độ phát triển KT- XH của các nhóm nước. Cuộc cách mạng KH&CN hiện đại.
- Biết sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước : phát triển, đang phát triển, nước công nghiệp mới (NIC).
- Trình bày được đặc điểm nổi bật của cách mạng khoa học và công nghệ.
- Trình bày được tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại tới sự phát triển kinh tế: xuất hiện ngành kinh tế mới; chuyển dịch cơ cấu kinh tế; hình thành nền kinh tế tri thức.
1tiết
Thuyết trình, thảo luận nhóm, tích hợp liên môn, tích hợp đơn môn dạy tại lớp học
Máy chiếu, bảng phụ, GAĐT, phim tư liệu.
6.9 – 12.9
Tuần 2
13.9 – 19.9
Bài 2: Xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế.
- Trình bày được các biểu hiện của toàn cầu hoá.
- Trình bày được hệ quả của toàn cầu hoá.
- Trình bày được biểu hiện của khu vực hoá.
- Biết lí do hình thành tổ chức liên kết kinh tế khu vực và một số tổ chức liên kết kinh tế khu vực.
1 tiết
Thuyết trình, thảo luận nhóm, tích hợp liên môn, tích hợp đơn môn dạy tại lớp học
Máy chiếu, bảng phụ, GAĐT, phim tư liệu.
Tuần 3
20.9 – 26.9
Bài 4: Thực hành: tìm hiểu những cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa đối với các nước đang phát triển.
- Hiểu được những cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa đối với các nước đang phát triển.
1 tiết
Thảo luận nhóm
Máy chiếu, bảng phụ, GAĐT, phim tư liệu.
Tuần 4
27.9 – 3.10
Chủ đề: Một số vấn đề mang tính toàn cầu.
- Giải thích được tình trạng bùng nổ dân số ở các nước đang phát triển và già hoá dân số ở các nước phát triển.
- Biết giải thích được đặc điểm dân số của thế giới, của nhóm nước phát triển, nhóm nước đang phát triển và hệ quả của nó.
- Trình bày được một số biểu hiện, nguyên nhân cuả ô nhiễm môi trường; phân tích được hậu quả của ô nhiễm môi trường; nhận thức được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường.
- Hiểu được nguy cơ chiến tranh và sự cần thiết phải bảo vệ hoà bình.
1 tiết
Thuyết trình, thảo luận nhóm, tích hợp liên môn, tích hợp đơn môn dạy tại lớp học
Máy chiếu, bảng phụ, GAĐT, phim tư liệu.
Tuần 5
4.10 – 10.10
Tuần 6
11.10–17.10
Bài 5: Một số vấn đề của châu lục và khu vực.
Tiết 1: Một số vấn đề của Phi
- Biết được tiềm năng phát triển kinh tế của các nước ở châu Phi.
- Trình bày được một số vấn đề cần giải quyết để phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia ở châu Phi.
- Ghi nhớ một số địa danh
1 tiết
Thuyết trình, thảo luận nhóm dạy tại lớp học
Máy chiếu, bảng phụ, GAĐT, phim tư liệu.
Tuần 7
18.10 – 24.1
Bài 5: Một số vấn đề của châu lục và khu vực ( tiếp theo)
Tiết 2: Một số vấn đề của Mĩ La Tinh
- Biết tiềm năng phát triển kinh tế ở các nước Mĩ Latinh.
- Trình bày được một số vấn đề cần giải quyết để phát triển kinh tế xã hội ở các quốc gia châu Mĩ la tinh
- Ghi nhớ địa danh Amazôn
1 tiết
Thuyết trình, thảo luận nhóm dạy tại lớp học
Máy chiếu, bảng phụ, GAĐT, phim tư liệu
Tuần 8
25.10–31.10
Bài 5: Một số vấn đề của châu lục và khu vực ( tiếp theo)
Tiết 3: Một số vấn đề của khu vực Trung Á và khu vực Tây Nam Á
- Biết được tiềm năng phát triển KT của KV Tây Nam Á và Trung Á.
- Trình bày được một số vấn đề kinh tế- xã hội của khu vực Tây Nam á và khu vực Trung á (vai trò cung cấp dầu mỏ; xung đột sắc tộc, tôn giáo và nạn khủng bố)
- Ghi nhớ một số địa danh: Giê – ru – sa - lem , A – rập
1 tiết
Thuyết trình, thảo luận nhóm dạy tại lớp học
Máy chiếu, bảng phụ, GAĐT, phim tư liệu
Tuần 9
1.11 – 7.11
KT.GiHK 1
- Sự tương phản về trình độ phát triển kt-xh của các nhóm nước.
- Xu hướng toàn cầu hóa - khu vực hóa kinh tế.
- Một số vấn đề của khu vực Tây Nam Á và Trung Á.
- Một số vấn đề của Châu Phi.
1 tiết
Tuần 10
8.11 – 14.11
RL
- XĐ dấu hiệu nhận biết vẽ các loại biểu đồ
- XĐ dạng biểu đồ hình cột:
-XĐ dạng biểu đồ hình tròn
-XĐ dạng biểu đồ miền
-XĐ dạng biểu đồ đường biểu diễn
-XĐ  dạng biểu đồ kết hợp
1 tiết
Thuyết trình, nghiên cứu dạy tại lớp học
Máy chiếu, bảng phụ.
Tuần 11
15.11–21.11
B. ĐỊA LÍ KHU VỰC VÀ QUỐC GIA.
Bài 6: Hợp chúng quốc Hoa Kì.
Tiết 1: Tự nhiên và dân cư.
- Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ Hoa Kì
- Ảnh hưởng của tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên đến sự phát triển kinh tế trong từng vùng
- Hiểu và phân tích đặc điểm dân cư và ảnh hưởng của chúng tới KT-XH
1 tiết
Thuyết trình, thảo luận nhóm, tích hợp liên môn, tích hợp đơn môn dạy tại lớp học
Máy chiếu, bảng phụ, GAĐT, phim tư liệu
Tuần 12
22.11–28.11
Bài 6: Hợp chúng quốc Hoa Kì (tiếp theo).
Tiết 2: Kinh tế.
- Biết Hoa Kì có nền kinh tế quy mô lớn và đặc điểm các ngành KT
- Nhận thức các xu hướng thay đổi cơ cấu ngành, cơ cấu lãnh thổ và nguyên nhân của sự thay đổi đó
1 tiết
Thuyết trình, thảo luận nhóm, tích hợp liên môn, tích hợp đơn môn dạy tại lớp học
Máy chiếu, bảng phụ, GAĐT, phim tư liệu
Tuần 13
29.11 – 5.12
Bài 6: Hợp chúng quốc Hoa Kì (tiếp theo).
Tiết 3: Thực hành: Tìm hiểu sự phân hóa lãnh thổ sản xuât của Hoa Kì.
- Hiểu và trình bày được phân hoá lãnh thổ nông- công nghiệp Hoa Kì thông qua sự phân bố của các sản phẩm chính, các trung tâm công nghiệp, các nghành công nghiệp truyền thống và hiện đại. Giải thích sự phân bố đó.
1 tiết
Thuyết trình, thảo luận nhóm, tích hợp liên môn, tích hợp đơn môn dạy tại lớp học
Máy chiếu, bảng phụ, GAĐT, phim tư liệu
Tuần 14
6.12 – 12.12
Chủ đề: Liên minh châu Âu (EU).
- Trình bày được lí do hình thành, quy mô, vị trí, mục đích, thể chế hoạt động của EU.
- Phân tích được vai trò của EU trong nền kinh tế thế giới: trung tâm kinh tế và tổ chức thương mại hàng đầu của thế giới.
- Trình bày được biểu hiện của mối liên kết toàn diện giữa các nước trong EU
+ Lưu thông tự do về hàng hóa, lao động, dịch vụ, tiền vốn giữa các nước thành viên; tạo thị trường chung thống nhất.
+ Hợp tác trong sản xuất và dịch vụ: ví dụ sản xuất tên lửa đẩy Arian, sản xuất máy bay E-bớt, XD đường hầm dưới biển Măng-sơ, liên kết sâu rộng về kinh tế, xã hội và văn hóa trên cơ sở tự nguyện vì lợi ích chung của các bên tham gia qua XD liên kết vùng ở Châu Âu.
- Ghi nhớ địa danh: vùng Maxơ – Rainơ.
- Trình bày được ý nghĩa của việc hình thành một EU.
- Chứng minh được vai trò của EU trong nền kinh tế thế giới.
1 tiết
Thuyết trình, thảo luận nhóm dạy tại lớp học
Máy chiếu, bảng phụ, GAĐT, phim tư liệu
Tuần 15
13.12–19.12
Tuần 16
20.12–26.12
Kiểm tra HK1
Xu hướng toàn cầu hóa - khu vực hóa kinh tế.
- Một số vấn đề của Châu Phi.
- Hoa Kỳ ( tiết 1 + 2 )
- Liên Bang Nga ( tiết 1 )
1 tiết
Tuần 17
27.12-2.1.22
RL
- XĐ vẽ và nhận xét biểu đồ tròn.
- XĐ dạng biểu đồ này được sử dụng khi bài yêu cầu vẽ biểu đồ mô tả cơ cấu, tỉ lệ các thành phần trong một tổng thể .
1 tiết
Thuyết trình, nghiên cứu dạy tại lớp học
Máy chiếu, bảng phụ.
Tuần 18
3.1 – 9.1
Sơ kết học kì I
 Sơ kết bộ môn
Thảo luận tại lớp
Phân phối chương trình: HỌC KÌ II
TUẦN
(1)
BÀI DẠY/ CHỦ ĐỀ
(2)
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
(3)
THỜI LƯỢNG
(4)
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC/ HÌNH THỨC DẠY HỌC
(5)
PHƯƠNG TIỆN/ TÀI NGUYÊN
(6)
Ghi cụ thể tuần, từ ngày  đến ngày 
Ghi cụ thể tên bài dạy hoặc chủ đề dạy học. Với chủ đề, cần chú thích các nội dung bài dạy đã được cấu trúc thành chủ đề.
Căn cứ nội dung chương trình và chuẩn kiến thức kĩ năng
Ghi cụ thể thời lượng cho các nội dung dạy học.
Chú ý vận dụng các phương pháp dạy và hình thức dạy học mới (dạy học dự án, dạy tại thư viện, )
Các phương tiện, tài liệu cần có để thực hiện
Tuần 1
10.1 – 16.1
Chủ đề: Liên bang Nga.
- Biết được vị trí địa lí,phạm vi lãnh thổ LBN.
- Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên (Nga giàu tài nguyên đặc biệt có trữ lượng than, dầu, khí đứng hàng đầu TG) và phân tích những thuận lợi và khó khăn đối với phát triển KT.
- Phân tích các đặc điểm dân cư và ảnh hưởng của chúng đến phát triển kinh tế.
- Ghi nhớ địa danh: Dãy U-ran, vùng Xi-bia, sông Von-ga, hồ Bai-Can, thủ đô Mat-xco-va, thành phố Xanh Pê-tec-bua.
- Trình bày và giải thích được tình hình phát triển kinh tế LBN: Vai trò của LBN đối với Liên Xô trước đây, thời kì đầy khó khăn (thập niên 90 của thế kỉ XX), những thành quả của sự chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường (sau 2000); một số ngành kinh tế chủ chốt (công nghiệp – CN khai thác dầu khí là ngành mũi nhọn) và sự phân hóa lãnh thổ kinh tế LBN.
- Hiểu được mối quan hệ đa dạng giữa LBN và Việt Nam.
2 tiết
Xử lý tình huống, thảo luận, nghiên cứu dạy tại lớp học
Máy chiếu, bảng phụ, GAĐT, phim tư liệu
Tuần 2
17.1 – 23.1
24.1 – 30.1
(22-28 ÂL)
Nghỉ Tết Nguyên Đán
31.1 – 6.2
(29-6.1 ÂL)
Tuần 3
7.2 – 13.2
Chủ đề: Liên bang Nga. (tt)
- So sánh được đặc trưng một số vùng kinh tế tập trung của Nga: Vùng trung ương, vùng trung tâm đất đen, vùng U-ran, vùng Viễn Đông.
- Phân tích bảng số liệu để thấy được sự thay đổi nền kinh tế LBN từ sau năm 2000.
- Dựa vào bản đồ, lược đồ, nhận xét sự phân bố của sản xuất nông nghiệp.
- Phân tích bảng số liệu, biểu đồ, tư liệu về tình hình phát triển kinh tế Nga (bảng số liệu tỉ trọng một số sản phẩm công-nông nghiệp, bảng sản lượng một số sản phẩm công nghiệp, biểu đồ tốc độ tăng trưởng GDP của Nga).
1 tiết
Xử lý tình huống, thảo luận, nghiên cứu dạy tại lớp học
Máy chiếu, bảng phụ, GAĐT, phim tư liệu
Tuần 4
14.2 – 20.2
Bài 9: Nhật Bản.
Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế.
- Biết được vị trí, phạm vi lãnh thổ Nhật Bản
- Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và phân tích được những thuận lợi, khó khăn của chúng đối với sự phát triển kinh tế
- Phân tích được các đặc điểm dân cư và ảnh hưởng của chúng tới phát triển kinh tế. Ảnh hưởng văn hóa NB với sự phát triển đất nước
- Biết Nhật Bản là nước nghèo tài nguyên, nhiều thiên tai nhưng lại có nền kinh tế phát triển mạnh
- Trình bày và giải thích được tình hình kinh tế Nhật Bản từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay
1 tiết
Thuyết trình, thảo luận nhóm, tích hợp liên môn, tích hợp đơn môn dạy tại lớp học
Máy chiếu, bảng phụ, GAĐT, phim tư liệu
Tuần 5
21.2 – 27.2
Bài 9: Nhật Bản (tiếp theo)
Tiết 2: Các ngành kinh tế và các vùng kinh tế.
- Trình bày và giải thích được sự phát triển và phân bố một số ngành kinh tế chủ yếu của Nhật Bản
- Trình bày và giải thích được sự phân bố một số ngành sản xuất tại vùng kinh tế phát triển ở đảo Hôn-su và Kiuxiu
1 tiết
Thuyết trình, thảo luận nhóm, tích hợp liên môn, tích hợp đơn môn dạy tại lớp học
Máy chiếu, bảng phụ, GAĐT, phim tư liệu
Tuần 6
28.2 – 6.3
Bài 9: Nhật Bản (tiếp theo)
Tiết 3: Thực hành: Tìm hiểu về hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhật Bản.
- Hiểu được đặc điểm các hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhật Bản
1 tiết
Thảo luận nhóm tại lớp học
Máy chiếu, bảng phụ, GAĐT, phim tư liệu
Tuần 7
7.3 – 13.3
Chủ đề: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc).
- Biết và hiểu được những đặc điểm quan trọng của tự nhiên dân cư và xã hội Trung Quốc. Những thuận lợi, khó khăn đối với sự phát triển đất nước Trung Quốc .
- Phân tích đặc điểm dân cư, văn hóa xã hội và ảnh hưởng tới kinh tế.
- Phân tích bản đồ (lược đồ), biểu đồ, tư liệu.
- Biết và giải thích kết quả phát triển kinh tế, sự phân bố một số ngành kinh tế của Trung Quốc trong thời gian tiến hành hiện đại hoá đất nước.
1 tiết
Thuyết trình, thảo luận nhóm, tích hợp liên môn, tích hợp đơn môn dạy tại lớp học
Máy chiếu, bảng phụ, GAĐT, phim tư liệu
Tuần 8
14.3 – 20.3
Tuần 9
21.3 – 27.3
KT.GiHK 2
- Nhật Bản ( tiêt 2 )
- Trung Quốc ( tiết 1 + 2 )
1 tiết
Tuần 10
28.3 – 3.4
Chủ đề: Khu vực Đông Nam Á
- Xác định được vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ khu vực ĐNA
- Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên.
- Phân tích được những thuận lợi, khó khăn của đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đối với sự phát triển kinh tế.
- Phân tích được các đặc điểm dân cư và ảnh hưởng của chúng tới kinh tế.
- Trình bày và giải thích được một số đặc điểm kinh tế.
- Nêu được mục tiêu; cơ chế hoạt động; thách thức của ASEAN
- Trình bày được sự hợp tác đa dạng của Việt Nam với các nước trong Hiệp hội.
1 tiết
Xử lý tình huống, thảo luận, nghiên cứu dạy tại lớp học
Máy chiếu, bảng phụ, GAĐT, phim tư liệu
Tuần 11
4.4 – 10.4
Tuần 12
11.4 – 17.4
Tuần 13
18.4 – 24.4
ÔN TẬP
- Củng cố các kiến thức chương trình lớp 11
- Khái quát hóa kiến thức trọng tâm.
1 tiết
Thảo luận nhóm tại lớp học
Máy chiếu, bảng phụ, GAĐT,tập bản đồ.
Tuần 14
25.4 – 1.5
ÔN TẬP
- Củng cố các kiến thức chương trình lớp 11
- Khái quát hóa kiến thức trọng tâm.
1 tiết
Thảo luận nhóm tại lớp học
Máy chiếu, bảng phụ, GAĐT, tập bản đồ.
Tuần 15
2.5 – 8.5
Kiểm tra THI HK2
- Nhật Bản (tiêt 1 + 2)
- Trung Quốc (tiết 1 + 2)
- Đông Nam Á (tiết 1)
1 tiết
Tuần 16
9.5 – 15.5
Thực hành: tìm hiểu về dân cư
Ôxtrâylia
- Biết rõ thêm về dân cư của Ô - xtrây - li - a
- Phân tích bảng số liệu, xử lí các thông tin có sẵn.
- Lập dàn ý đại cương và chi tiết cho một báo cáo.
- Trình bày một vấn đề trước lớp trong khoảng thời gian ngắn
1 tiết
Thuyết trình, thảo luận nhóm dạy tại lớp học
Máy chiếu, bảng phụ, GAĐT, phim tư liệu
Tuần 17
16.5 – 22.5
Tuần 18
23.5 – 29.5
Tổng kết năm học
 Tổng kết bộ môn
Thảo luận tại lớp
(1) Tuần thực hiện bài học/chuyên đề.
(2) Tên bài học/chuyên đề được xây dựng từ nội dung/chủ đề (được lấy nguyên hoặc thiết kế lại phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường) theo chương trình, sách giáo khoa môn học/hoạt động giáo dục.
(4) Số tiết được sử dụng để thực hiện bài dạy/chuyên đề.
(5) Ghi rõ các phương pháp dạy học (dạy học dự án, bàn tay nặn bột, tích hợp liên môn, tích hợp đơn môn, Stem, .) Địa điểm tổ chức hoạt động dạy học (lớp học, phòng học bộ môn, phòng đa năng, bãi tập, tại di sản, thực địa...).
(6) Thiết bị, phương tiện, tài liệu cần có để thực hiện và được sử dụng để tổ chức dạy học.
TỔ TRƯỞNG
(Ký và ghi rõ họ tên)
Nguyễn Đình Phương
 ngày tháng năm
GIÁO VIÊN
(Ký và ghi rõ họ tên)

File đính kèm:

  • docxkhung_phan_phoi_chuong_trinh_mon_dia_li_lop_11_ban_tu_nhien.docx