Ma trận đề kiểm tra 45 phút môn Địa lí 7 - Năm học 2021-2022 (Có hướng dẫn)

I. Mục tiêu kiểm tra

-Để đánh giá kết quả học tập của học sinh sau khi học xong hai nội dung kiến thức: 1.Thành phần nhân văn của môi trường

2. Môi trường đới nóng. Hoạt động kinh tế của con người ở đới nóng.

-Điều chỉnh kịp thời quá trình dạy học làm sao góp phần hình thành và phát triển các nang lực phẩm chất của học sinh

II. Hình thức đề kiểm tra

-Đề kiểm tra kết hợp câu hỏi ở 2 dạng:

+Câu hỏi dạng trắc nghiệm: 40%

+Câu hỏi dạng khách quan: 60%

-Đảm bảo nội dung kiểm tra về kiến thức và kĩ năng.

 

doc 6 trang quyettran 13/07/2022 22680
Bạn đang xem tài liệu "Ma trận đề kiểm tra 45 phút môn Địa lí 7 - Năm học 2021-2022 (Có hướng dẫn)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ma trận đề kiểm tra 45 phút môn Địa lí 7 - Năm học 2021-2022 (Có hướng dẫn)

Ma trận đề kiểm tra 45 phút môn Địa lí 7 - Năm học 2021-2022 (Có hướng dẫn)
PHÒNG GD &ĐT .
TRƯỜNG THCS ..
MA TRẬN ĐỂ KIỂM TRA 45 PHÚT
MÔN: ĐỊA LÍ 7
NĂM HỌC 2021-2022
I. Mục tiêu kiểm tra
-Để đánh giá kết quả học tập của học sinh sau khi học xong hai nội dung kiến thức: 1.Thành phần nhân văn của môi trường
2. Môi trường đới nóng. Hoạt động kinh tế của con người ở đới nóng.
-Điều chỉnh kịp thời quá trình dạy học làm sao góp phần hình thành và phát triển các nang lực phẩm chất của học sinh
II. Hình thức đề kiểm tra
-Đề kiểm tra kết hợp câu hỏi ở 2 dạng:
+Câu hỏi dạng trắc nghiệm: 40%
+Câu hỏi dạng khách quan: 60%
-Đảm bảo nội dung kiểm tra về kiến thức và kĩ năng.
III. Ma trận đề kiểm tra
 Cấp độ
Tên chủ đề
-Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
Thành phần nhân văn của môi trường.
-Biết được một số đặc điểm và phân bố của dân cư thế giới.
-Nắm được các biện pháp giải quyết các vấn đề dân số.
Tính toán được một số chỉ tiêu dân số.
Số điểm: 3,5
Tỉ lệ : 35 %
TN: 7 câu; 1,75 điểm
TN: 1 câu; 0,25 điểm
TN: 2 câu; 0,5 điểm
Môi trường đới nóng. Hoạt động kinh tế của con người ở đới nóng
-Biết được một số đặc điểm môi trường đới nóng.
-Hiểu, trình bày được đặc điểm nổi bật của các kiểu môi trường đới nóng.
- Trình bày được sức ép của dân số tới tài nguyên, môi trường.
 -Phân tích biểu đồ nhiệt độ lượng mưa các môi trường đới nóng
Liên hệ sức ép của dân số đến tài nguyên môi trường ở Việt Nam
Số điểm:6,5
Tỉ lệ: 65 %
TN: 3 câu; 0,75 điểm
TN: 3 câu; 0,75 điểm 
TL: 2 câu; 3,0điểm
TL: 1 câu; 2,5 điểm
TL: 1 câu; 0,5 điểm
Tổng số điểm: 10
Tỉ lệ: 100 %
Số điểm: 2,5 điểm
25%
Số điểm 4,0 điểm
40%
Số điểm 3,0 điểm
30%
Số điểm 0,5điểm
5%
IV. Hệ thống câu hỏi theo ma trận ( đề kiểm tra)
PHẦN A: TRẮC NGHIỆM ( 4 điểm) 
 (Mỗi câu 0,25 điểm)
Câu 1: Bùng nổ dân số thế giới xảy ra khi nào?
Tỉ lệ sinh cao, tỉ lệ tử tăng
Tỉ lệ gia tăng dân số lên đến 2.1%.
Dân số tăng cao đột ngột ở các vùng thành thị.
Dân số ở các nước phát triển tăng nhanh khi họ giành được độc lập.
 Câu 2: Mật độ dân số là:
số dân sinh sống trên 1 đơn vị diện tích lãnh thổ.
số diện tích trung bình của một người dân.
dân số trung bình của các địa phương trong nước.
số dân trung bình sinh sống trên một đơn vị diện tích lãnh thổ.
Câu 3: Đới nóng nằm trong khoảng vĩ độ nào?
Từ 50B đến 50N
Từ 50B đến 230 27’B
Từ 50N đến 230 27’N
Từ 230 27’B đến 230 27’N
Câu 4: Khu vực nhiệt đới gió mùa điển hình của thế giới phân bố ở những khu vực nào?
Đông Nam Á
B. Đông Á
 Đông Nam Á và Nam Á
Đông Á và Đông Nam Á
Câu 5: Kết quả điều tra dân số tại một thời điểm nhất định không cho ta thấy 
tổng số dân, số nam, số nữ
trình độ văn hóa, nghề nghiệp.
số người ở từng độ tuổi
trình độ phát triển kinh tế.
Câu 6. Căn cứ để phân chia các chủng tộc chính trên thế giới, các nhà khoa học đã căn cứ vào
nghề nghiệp.
độ tuổi.
trình độ học vấn.
hình thái bên ngoài cơ thể.
Câu 7. Những khu vực có dân cư tập trung đông đúc nhất là
Tây và Trung Âu, Trung Đông
Đông Á, Nam Á
Tây Phi, Đông Bắc Hoa Kì
Đông Nam Braxin, Đông Nam Á
Câu 8. So sánh số lượng nam, nữ trên tháp dân số, thông thường tổng số nam, nữ là:
Bằng nhau 
 B. Nam nhiều hơn nữ 
 C. Nữ nhiều hơn nam 
 D. Nam chỉ kém nữ ở tuổi lao động
Câu 9. Một địa phương hay một nước được coi là có mật độ dân số cao khi 
có nhiều người sống thọ trên 70 tuổi
có dân cư đông đúc
có nhiều người sinh sống trên một diện tích nhỏ hẹp.
đất đai trở lên chật hẹp so với số người sinh sống
Câu 10. Điểm giống nhau cơ bản giữa các kiểu môi trường đới nóng là
độ ẩm trên 80%.
nhiệt độ trung bình năm trên 200C.
đều chịu ảnh hưởng của gió Tín phong Đông Bắc.
lượng mưa lớn, thời kì mưa không thay đổi.
Câu 11. Đặc điểm nào sau đây không đúng với môi trường nhiệt đới?
Càng xa Xích đạo, lượng mưa càng tăng
Càng xa Xích đạo, thực vật càng thưa. 
Càng gần chí tuyến biên độ nhiệt càng lớn.
Trong năm có 2 lần nhiệt độ cao vào lúc Mặt Trời đi qua thiên đỉnh.
Câu 12. Đặc điểm khác biệt nhất để phân biệt khí hậu nhiệt đới và nhiệt đới gió mùa là
nhiệt độ trung bình
lượng mưa mùa mưa.
sự phân mùa mưa và mùa khô
lượng mưa và sự phân bố mưa trong mùa khô.
Câu 13. Biện pháp nào không cần thiết trong công tác phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai cho nông nhiệp?
Trồng rừng B. Bón phân C. Làm thủy lợi D Theo dõi dự bái thời tiết
Câu 14. Để giải quyết tình trạng bùng nổ dân số, các nước kém phát triển đã áp dụng biện pháp
nỗ lực kiểm soát sinh đẻ
đây mạnh phát triển nông nghiệp và công nghiệp hóa.
tăng cường giáo duc về kế hoạch hóa gia đình .
phát triển mạnh kinh tế.
Câu 15. Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên trương bình của châu Á năm 2001 là bao nhiêu khi tỉ lệ sinh là 20,9 0/ 00 và tỉ lệ tử là 7,6 0/ 00 
20,9 0/ 00 B. 1,33% C. 2,85% D. 13,30/ 00
Câu 16 . Năm 2008, tỉnh Quảng Ninh có số dân là 1.109600 người, diện tích là 6099 km2, mật độ dân số khoảng là
182 người/ km2 
1826 người/ km2
1055 người/ km2
1212 người /km2
PHẦN B: TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1(2,5 điểm): Cho : Biểu đồ nhiệt độ lượng mưa ở Xin-ga-po:
- Hãy phân tích biểu đồ nhiệt độ lượng mưa. 
- Cho biết biểu đồ đó thuộc kiểu môi trường nào ở đới nóng? 
Câu2 (1,5 điểm):Dựa vào nội dung phân tích biểu đồ bài 1, hãy nêu đặc điểm khí hậu của môi trường đó?
Câu 3(2,0 điểm):Dựa vào kiến thức đã học, cho biết dân số đới nóng đã gây sức ép như thế nào tới tài nguyên, môi trường? Lấy ví dụ ở Việt Nam?
 ----------------------------Hết------------------------
V. Hướng dẫn chấm ( đáp án) và thang điểm
Trắc nghiệm ( 4 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
B
D
D
C
D
D
B
C
Câu
9
10
11
12
13
14
15
16
Đáp án
C
B
A
D
B
C
B
A
 B .Tự luận (6điểm)
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1
a.Phân tích biểu đồ nhiệt độ lượng mưa Xi-ga-po
*Nhiệt độ:
-Nhiệt độ cao nhất: 270C vào tháng 4,9
-Nhiệt độ thấp nhất : 25 0C vào tháng 12, 1
-Biên độ nhiệt năm: 2-3 0C 
-Nhiệt độ TB năm: 24-> 25 0C
-Diễn biến nhiệt: Nóng quanh năm
1,0
*Lượng mưa:
-Lượng mưa lớn nhất: 250mm tháng: 11,12,1
-Lượng mưa nhỏ nhất: 170m m tháng: 5,7,9
Tổng lượng mưa: 2640mm=> mưa nhiều 
-Phân hóa mưa: mưa quanh năm
1,0
=> Kết luận:Môi trường xích đạo ẩm
0,5
Câu 2
b.Đặc điểm khí hậu môi trường Xích đạo ẩm
-Vị trí: nằm trong khoảng từ 50B đến 50N
0,25
-Khí hậu:
+Nhiệt độ: nóng quanh năm, nhiệt độ TB năm >250C. Biên độ nhiệt năm nhỏ: 2-3 0C, nhưng biên độ nhiệt ngày đêm lớn.
0,75
+Lượng mưa 1500-2500mm, mưa nhiều, mưa quanh năm
0,25
+Độ ẩm không khí trên 80%
0,25
Câu 3
Sức ép của dân số tới tài nguyên, môi trường 
-Diện tích rừng thu hẹp do: mở rộng diện tích canh tác, nhu cầu sử dụng gỗ, củi tăng.
0,25
-Đất trồng bị bạc màu do sản xuất quá mức nhưng không được chăm bón. Diện tích đất trồng bị thu hẹp để mở rộng xây dựng
0,25
-Khoáng sản cạn kiệt do khai thác và xuất khẩu nhiên liệu để đổi lương thực
0, 5
-Dân số tăng nhanh trong khi sản lượng lương thực tăng chậm dẫn đến thiếu lương thực, môi trường ô nhiễm, thiếu nước sạch
*Liên hệ Việt Nam: 
- Dân cư đông, thiếu nơi ở => sức ép lên đất đai , giá đất cao
- Khai thác than phục vụ công nghiệp =>cạn kiệt tài nguyên than đá.
. (học sinh tự do lấy ví dụ)
0, 5
0,5

File đính kèm:

  • docma_tran_de_kiem_tra_45_phut_mon_dia_li_7_nam_hoc_2021_2022_c.doc