Ôn tập Địa lí 12 - Chuyên đề: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
1. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
a. Trong GDP
* Cơ cấu ngành kinh tế nước ta chuyển dịch theo hướng: giảm tỉ trọng KV I, tăng tỉ trọng KV II, KV III có tỉ trọng khá cao nhưng chưa ổn định
* Đánh giá: đó là xu hướng chuyển dịch tích cực phù hợp với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH, tuy nhiên tốc độ chuyển dịch còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất nước giai đoạn mới.
* Nguyên nhân:
+ Khu vực CN và DV luôn có sự tăng trưởng mạnh hơn.
+ Tác động của đường lối CNH – HĐH và xu hướng chung của TG.
b. Trong nội bộ từng ngành
* KV I:
+ Giảm tỉ trọng của ngành nông nghiệp, tăng tỉ trọng ngành thuỷ sản.
+ Trong nông nghiệp giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi.
+ Trong ngành trồng trọt: giảm tỉ trọng cây lương thực, tăng tỉ trọng cây công nghiệp và cây ăn quả.
- Nguyên nhân: Các ngành có tỉ trọng tăng do hiệu quả kinh tế cao hơn; thị trường tiêu thụ ngày càng mở rộng
* KV II:
+ Cơ cấu ngành: giảm tỉ trọng công nghiệp khai thác, tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến.
+ Cơ cấu sản phẩm: giảm tỉ trọng sản phẩm có chất lượng thấp, và trung bình không phù hợp với yêu cầu thị trường, tăng tỉ trọng sản phẩm có chất lượng cao và cạnh tranh được về giá cả.
- Nguyên nhân: Do đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và áp dụng công nghệ, kĩ thuật vào sản xuất.
* KV III: Có bước tăng trưởng ở một số mặt nhất là kết cấu hạ tầng và phát triển đô thị, nhiều loại hình dịch vụ mới xuất hiện như viễn thông, tư vấn đầu tư
Tóm tắt nội dung tài liệu: Ôn tập Địa lí 12 - Chuyên đề: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
CHUYÊN ĐỀ: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ I. HỆ THỐNG KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế a. Trong GDP * Cơ cấu ngành kinh tế nước ta chuyển dịch theo hướng: giảm tỉ trọng KV I, tăng tỉ trọng KV II, KV III có tỉ trọng khá cao nhưng chưa ổn định * Đánh giá: đó là xu hướng chuyển dịch tích cực phù hợp với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH, tuy nhiên tốc độ chuyển dịch còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất nước giai đoạn mới. * Nguyên nhân: + Khu vực CN và DV luôn có sự tăng trưởng mạnh hơn. + Tác động của đường lối CNH – HĐH và xu hướng chung của TG. b. Trong nội bộ từng ngành * KV I: + Giảm tỉ trọng của ngành nông nghiệp, tăng tỉ trọng ngành thuỷ sản. + Trong nông nghiệp giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi. + Trong ngành trồng trọt: giảm tỉ trọng cây lương thực, tăng tỉ trọng cây công nghiệp và cây ăn quả. - Nguyên nhân: Các ngành có tỉ trọng tăng do hiệu quả kinh tế cao hơn; thị trường tiêu thụ ngày càng mở rộng * KV II: + Cơ cấu ngành: giảm tỉ trọng công nghiệp khai thác, tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến. + Cơ cấu sản phẩm: giảm tỉ trọng sản phẩm có chất lượng thấp, và trung bình không phù hợp với yêu cầu thị trường, tăng tỉ trọng sản phẩm có chất lượng cao và cạnh tranh được về giá cả. - Nguyên nhân: Do đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và áp dụng công nghệ, kĩ thuật vào sản xuất. * KV III: Có bước tăng trưởng ở một số mặt nhất là kết cấu hạ tầng và phát triển đô thị, nhiều loại hình dịch vụ mới xuất hiện như viễn thông, tư vấn đầu tư 2. Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế a. Biểu hiện: - Thành phần kinh tế Nhà nước tuy có giảm về tỉ trọng nhưng vẫn giữ vai trò chủ đạo trọng nền kinh tế. - Thành phần kinh tế ngoài Nhà nước chiếm tỉ trọng cao nhất và có xu hướng giảm; trong đó thành phần kinh tế tư nhân có xu hướng tăng. - Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có tỉ trọng nhỏ nhất nhưng tăng mạnh nhất do nước ta mở cửa hội nhập. => Xu hướng chuyển dịch tích cực phù hợp với đường lối phát triển kinh tế nhiều thành phần trong thời kì đổi mới. b. Nguyên nhân: - TP kinh tế nhà nước giảm tỉ trọng do chưa thích ứng kịp với nền kinh tế thị trường. - Do đường lối phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế TG. 3. Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế * Trên phạm vi cả nước: - Hình thành các vùng động lực tăng trưởng kinh tế ( Đông Nam Bộ, ĐBSH, ĐBSCL ) - Hình thành 3 vùng kinh tế trọng điểm: phía Bắc, miền trung và phía Nam * Công nghiệp: Hình thành các khu công nghiệp, khu chế xuấtphát huy thế mạnh từng vùng. * Nông nghiệp: Hình thành các vùng chuyên canh, vùng nông nghiệp sản xuất hàng hóa. II. CÁC DẠNG BÀI, CÂU HỎI THƯỜNG GẶP - Dạng câu hỏi khẳng định: + Đặc điểm nào sau đây là đúng + Phát biểu nào sau đây đúng.... - Dạng câu hỏi phủ định: + Đặc điểm nào sau đây không đúng - Dạng câu hỏi suy luận, giải thích: + Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây - Dạng câu hỏi kĩ năng sử dụng Atlat trang 17 - Dạng câu hỏi kĩ năng nhận dạng biểu đồ, nhận xét biểu đồ, nhận xét bảng số liệu. III. NHỮNG LỖI HỌC SINH THƯỜNG MẮC - Học sinh thường không đọc và phân tích kĩ câu hỏi và xác định rõ từ chìa khóa. - Học sinh dễ nhầm lẫn giữa câu hỏi khẳng định và phủ định: Với câu khẳng định thì HS cần tìm đáp án đúng, với câu phủ định thì cần tìm đáp án sai. - Học sinh dễ nhầm giữa ngành kinh tế với thành phần kinh tế, lãnh thổ kinh tế. IV. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Nhận biết Câu 1. Ở Việt Nam hiện nay, thành phần nào sau đây giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế? A. Kinh tế ngoài Nhà nước. B. Kinh tế Nhà nước. C. Kinh tế cá thể. D. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Câu 2. Cơ cấu sử dụng lao động theo ngành của nước ta thay đổi theo hướng A. tăng tỉ lệ lao động khu vực II, giảm tỉ lệ lao động khu vực I và III. B. giảm tỉ lệ lao động khu vực I, tăng tỉ lệ lao động khu vực II và III. C. tăng tỉ lệ lao động khu vực I và II, giảm tỉ lệ lao động khu vực III. D. giảm tỉ lệ lao động khu vực II, tăng tỉ lệ lao động khu vực I và III. Câu 3. Những năm gần đây, khu vực III đã có bước tăng trưởng nhất là lĩnh vực liên qua đến A. du lịch. B. thể dục thể thao. C. thương mại. D. kết cấu hạ tầng kinh tế. Câu 4. Với việc Việt Nam gia nhập WTO thì vai trò của thành phần kinh tế nào ngày càng có vai trò quan trọng trong giai đoạn đổi mới của đất nước? A. Kinh tế tập thể. B. Kinh tế thị trường. C. Kinh tế ngoài nhà nước. D. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Câu 5. Vai trò quan trọng của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thể hiện ở A. đóng góp cao nhất trong cơ cấu GDP. B. tỉ trọng tăng nhanh trong cơ cấu GDP. C. giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. D. tỉ trọng trong cơ cấu GDP luôn ổn định. Câu 6. Cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế nước ta gồm A. khu vực nhà nước; khu vực ngoài nhà nước; khu vực tập thể, tư nhân. B. khu vực nhà nước; khu vực tư nhân; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. C. khu vực nhà nước; khu vực ngoài nhà nước; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. D. khu vực nhà nước; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài; khu vực cá thể, tập thể Câu 7. Ý nào sau đây không đúng với sự chuyển dịch cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế của nước ta? A. Giảm tỉ trọng khu vực kinh tế nhà nước. B. Tăng trọng khu vực kinh tế tư nhân. C. Tăng tỉ trọng khu vực kinh tế ngoài nhà nước. D. Tăng tỉ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Câu 8. Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, vùng nào được xác định là trọng điểm lương thực thực phẩm số một cả nước? A. Đồng bằng sông Hồng. B. Trung du và miền núi Bắc Bộ. C. Đồng bằng sông Cửu Long. D. Đông Nam Bộ. Câu 9. Vùng kinh tế được xác định là động lực phát triển kinh tế về công nghiệp của nước ta là A. Đồng bằng sông Hồng. B. Đồng bằng sông Cửu Long. C. Đông Nam Bộ. D. Duyên hải Nam Trung Bộ. Câu 10. Đặc điểm nào sau đây không đúng với khu vực kinh tế nhà nước? A. Tỉ trọng trong cơ cấu GDP ngày càng giảm. B. Tỉ trọng ngày càng tăng trong cơ cấu GDP. C. Giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. D. Quản lí các ngành và lĩnh vực kinh tế then chốt. 2. Thông hiểu Câu 1. Biểu hiện nào sau đây là đúng với việc chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nước ta? A. Các vùng sản xuất chuyên canh được mở rộng. B. Phát triển nhiều khu công nghiệp tập trung. C. Các vùng kinh tế trọng điểm được hình thành. D. Tăng tỉ trọng của công nghiệp và xây dựng. Câu 2. Phát biểu nào sau đây đúng với xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành ở khu vực I (Nông – lâm – ngư nghiệp) của nước ta? A. Mở rộng thị trường, tăng tỉ trọng ngành nông nghiệp. B. Tăng tỉ trọng ngành thủy sản, cây công nghiệp lâu năm. C. Phát triển công nghiệp chế biến, tăng tỉ trọng ngành trồng trọt. D. Tăng tỉ trọng ngành trồng trọt, giảm tỉ trọng ngành chăn nuôi. Câu 3. Đặc điểm nào sau đây không đúng với sự chuyển dịch cơ cấu nội bộ khu vực I (Nông – lâm – ngư nghiệp) của nước ta? A. Tỉ trọng dịch vụ nông nghiệp thấp, ít có sự chuyển biến. B. Tăng tỉ trọng của nông nghiệp, giảm tỉ trọng của ngư nghiệp. C. Giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi. D. Giảm tỉ trọng cây lương thực thực, tăng tỉ trọng cây công nghiệp. Câu 4. Sự chuyển dịch nào dưới đây là không đúng với sự chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp nước ta hiện nay? A. Tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến. B. Tăng tỉ trọng công nghiệp khai mỏ. C. Giảm tỉ trọng các loại sản phẩm có chất lượng thấp. D. Tăng tỉ trọng các loại sản phẩm có chất lượng cao. Câu 5. Nhận định nào sau đây không đúng với sự chuyển dịch cơ cấu trong khu vực dịch vụ của nước ta? A. Hạn chế phát triển các ngành thuộc cơ sở hạ tầng như điện, nước. B. Nhiều loại hình dịch vụ mới ra đời như viễn thông, tư vấn đầu tư. C. Đẩy mạnh phát triển du lịch, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ. D. Giao thông vận tải, thông tin liên lạc được ưu tiên phát triển. Câu 6. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của nước ta hiện nay phù hợp với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng A. kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ ghĩa. B. mở rộng đầu tư ra nước ngoài. C. công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. D. hội nhập nền kinh tế thế giới Câu 7. Thành phần kinh tế Nhà nước có vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nước ta hiện nay là do A. chi phối hoạt động của tất cả các ngành kinh tế. B. nắm giữ các ngành kinh tế then chốt của quốc gia. C. có số lượng doanh nghiệp lớn nhất cả nước. D. chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP. Câu 8. Sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế cho thấy nền kinh tế nước ta A. thành phần nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo. B. chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa. C. chuyển biến nhanh theo hướng tích cực. D. chuyển biến theo hướng nền kinh tế thị trường. Câu 9. Phát biểu nào sau đây đúng về chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế của nước ta hiện nay? A. Hình thành các vùng động lực phát triển kinh tế. B. Nhiều loại hình dịch vụ mới ra đời và phát triển. C. Lĩnh vực kinh tế then chốt do Nhà nước quản lí. D. Tỉ trọng khu vực công nghiệp và xây dựng tăng. Câu 10. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, Biểu đồ cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế giai đoạn 1990-2007, nhận xét nào không đúng? A. Nông, lâm, thủy sản giảm tỉ trọng. B. Công nghiệp và xây dựng tăng tỉ trọng. C. Dịch vụ tăng tỉ trọng. D. Dịch vụ khá cao nhưng chưa ổn định. 3. Vận dụng Câu 1. Vấn đề có ý nghĩa chiến lược trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nước ta là A. tăng trưởng kinh tế nhanh. B. thúc đẩy quá trình đô thị hóa. C. thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. D. tăng lao động có chuyên môn kỹ thuật cao. Câu 2. Việc giảm tỉ trọng cây lương thực, tăng tỉ trọng cây công nghiệp nhằm mục đích chủ yếu nào sau đây? A. Tạo ra nhiều sản phẩm xuất khẩu. B. Phát huy lợi thế về đất đai, khí hậu. C. Nâng cao hiệu quả kinh tế nông nghiệp. D. Chuyển nền nông nghiệp sang sản xuất hàng hoá. Câu 3. Trong cơ cấu công nghiệp theo ngành ở nước ta, tỉ trọng công nghiệp chế biến tăng do nguyên nhân chủ yếu nào dưới đây? A. Mang lại giá trị kinh tế cao. B. Chính sách của Nhà nước. C. Đáp ứng tốt nhu cầu thị trường. D. Xuất khẩu ngày càng mở rộng. Câu 4. Việc phát huy thế mạnh của từng vùng, tăng cường hội nhập với thế giới đã dẫn tới A. chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đẩy nhanh chuyển giao công nghệ. B. phân hóa sản xuất giữa các vùng, ra đời vùng kinh tế trọng điểm. C. sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân hóa sản xuất giữa các vùng. D. hình thành các vùng kinh tế trọng điểm và dịch vụ tư vấn đầu tư. Câu 5. Cho biểu đồ: CƠ CẤU KHỐI LƯỢNG HÀNG HOÁ LUÂN CHUYỂN PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA NƯỚC TA, NĂM 2010 VÀ NĂM 2017 (%) Nhận xét nào sau đây đúng về cơ cấu khối lượng hàng hoá luân chuyển phân theo thành phần kinh tế của nước ta năm 2017 so với năm 2010? A. Kinh tế Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài giảm. B. Kinh tế Nhà nước tăng, kinh tế ngoài Nhà nước giảm. C. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài và kinh tế ngoài Nhà nước tăng. D. Kinh tế Nhà nước và kinh tế ngoài Nhà nước tăng. 4. Vận dụng cao Câu 1. Cho bảng số liệu: TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC THEO GIÁ THỰC TẾ PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2000 - 2016 (Đơn vị: nghìn tỉ đồng) Năm Tổng số Nông - lâm - ngư nghiệp Công nghiệp - xây dựng Dịch vụ 2000 441,7 108,4 162,2 171,1 2005 839,1 175,9 344,2 319,0 2010 1980,9 407,6 814,1 759,2 2016 3452,1 679,0 1307,9 1537,2 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, Nhà xuất bản Thống kê, 2017) Theo bảng số liệu, để thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu tổng sản phẩm trong nước (GDP) phân theo khu vực kinh tế, giai đoạn 2000 - 2016, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất? A. Cột. B. Miền. C. Đường. D. Kết hợp. Câu 2. Cho biểu đồ về GDP nước ta : (Nguồn số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2015, NXB Thống kê, 2016) Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây? A. Giá trị GDP theo khu vực kinh tế của nước ta năm 2005 và 2014. B. Sự chuyển dịch GDP theo khu vực kinh tế nước ta năm 2005 và 2014. C. Quy mô và cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế nước ta năm 2005 và 2014. D. Quy mô và cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế nước ta năm 2005 và 2014. Câu 3. Quá trình chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế ở nước ta do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây? A. Nền kinh tế nước ta đang ngày càng hội nhập toàn cầu. B. Nước ta đang phát triển mạnh nền kinh tế thị trường. C. Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá được đẩy mạnh. D. Phát triển nền kinh tế thị trường, hội nhập toàn cầu.
File đính kèm:
- on_tap_dia_li_12_chuyen_de_chuyen_dich_co_cau_kinh_te.docx