Phiếu ôn tập Ngữ văn 7 - Học kì II

BUỔI 1. TÌM HIỂU CHUNG VỀ TỤC NGỮ

1. Khái niệm tục ngữ -Tục:thói quen đã có từ lâu

-Ngữ:lời nói

là những câu nói dân gian ngắn gọn ,ổn định ,có nhịp điệu ,hình ảnh ,đúc kết những bài học kinh nghiệm của nhân dân về:

+Quy luật thiên nhiên

+kinh nghiệm lao động sản xuất

+Kinh nghiệm về con người và xã hội

-Những bài học kinh nghiệm về quy luật tự nhiên và lao động sản xuất là nội dung quan trọng của tục ngữ

 

docx 337 trang phuongnguyen 27/07/2022 22900
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Phiếu ôn tập Ngữ văn 7 - Học kì II", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phiếu ôn tập Ngữ văn 7 - Học kì II

Phiếu ôn tập Ngữ văn 7 - Học kì II
PHẦN VĂN HỌC
CHUYÊN ĐỀ
TỤC NGỮ
TÌM HIỂU CHUNG VỀ TỤC NGỮ
Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất
Tục ngữ về con người và xã hội
ÔN TẬP TỤC NGỮ
CHUYÊN ĐỀ
VB NGHỊ LUẬN
TINH THẦN YÊU NƯỚC CỦA NHÂN DÂN TA
ĐỨC TÍNH GIẢN DỊ CỦA BÁC HỒ
Ý NGHĨA VĂN CHƯƠNG
ÔN TẬP VĂN BẢN NGHỊ LUẬN
CHUYÊN ĐỀ
SỐNG CHẾT MẶC BAY
CHUYÊN ĐỀ
CA HUẾ TRÊN SÔNG HƯƠNG
PHIẾU ÔN TẬP NGỮ VĂN – HỌC KÌ II
BUỔI 1. TÌM HIỂU CHUNG VỀ TỤC NGỮ 
1. Khái niệm tục ngữ
-Tục:thói quen đã có từ lâu 
-Ngữ:lời nói
àlà những câu nói dân gian ngắn gọn ,ổn định ,có nhịp điệu ,hình ảnh ,đúc kết những bài học kinh nghiệm của nhân dân về:
+Quy luật thiên nhiên
+kinh nghiệm lao động sản xuất
+Kinh nghiệm về con người và xã hội 
-Những bài học kinh nghiệm về quy luật tự nhiên và lao động sản xuất là nội dung quan trọng của tục ngữ
2. Đặc điểm hình thức
- Tục ngữ ngắn gọn có tác dụng dồn nén,thông tin,lời ít ý nhiều; tạo dược ấn tượng mạnh trong việc khẳng định
- Tục ngữ thường dùng vần lưng ,gieo vần ở giữa câu làm cho lời nói có nhạc điệu dễ nhớ,dễ thuộc.
- Các vế thường đối xứng nhau cả về hình thức và nội dung thể hiện sự sáng tỏ trong cách suy nghĩ và diễn đạt.
- Tục ngữ là lơì nói giàu hình ảnh khiến cho lời nói trở nên hấp dẫn,hàm súc và giàu sức thuyết phục.
3-Phân biệt tục ngữ với thành ngữ và ca dao 
*Giống: Là những đơn vị có sẵn trong ngôn ngữ và lời nói ,đều dùng những hình ảnh để diễn đạt ,đều dùng cái đơn nhất để nói cái chung được sử dụng ở nhiều hoàn cảnh khác nhau trong đời sống 
*Khác 
-Tục ngữ với thành ngữ 
 +Tục ngữ: Là những câu nói hoàn chỉnh diễn đạt trọn vẹn một phán đoán hay kết luận, một lời khuyên 
 VD:Người sống đống vàng 
 +Thành ngữ : Là cụm từ có cấu tạo cố định, có chức năng định danh – gọi tên sự vật, tính chất, trạng thái, hành động của sự vật, hiện tượng 
VD: Mặt hoa da phấn 
-Tục ngữ với ca dao 
 +Tục ngữ :Là những câu nói ngắn gon, có vần nhịp, thường có hai vế, thiên về lí trí, diễn đạt những kinh nghiệm về đời sống và xã hội 
 VD: Người ta là hoa đất 
 + Ca dao: Là lời thơ của dân gian, thiên về trữ tình, biểu hiện đời sống nội tâm của con người 
 VD:Công cha như núi ngất trời 
 Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông 
4. Tục ngữ có nhiều chủ đề : 
+ Quan niệm về giới tự nhiên : Các câu đã học.
- Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt
- Ráng mỡ gà có nhà thì giữ
- Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng 
 Ngày tháng mười chưa cười đã tối 
+ Đời sống vật chất :
Người sống về gạo, cá bạo về nước; 
Có thực mới vực được đạo ; 
Miếng khi đói bằng gói khi no ;
 ăn một miếng, tiếng một đời ; 
lợn giò, bò bắp, vịt già, gà tơ ; 
mùa hè cá sông, mùa đông cá bể ..
+ Đời sống xã hội : 
Nhà nào giống ấy.
 cây có cội, sông có nguồn ; 
Giỏ nhà ai ,quai nhà nấy ; 
giấy rách giữ lề; 
Một giọt máu đào hơn ao nước lã.
+ Đời sống tinh thần và những quan niệm vè nhân sinh : 
Người là hoa đất ; 
Người như hoa ở đâu thơm đấy ; Trông mặt mà bắt hình dong ; 
Lớn vú bụ con ; 
Cái răng cái tóc là góc con người ; Môi dày ăn vụng đã xong- môi mỏng hay hớt môi cong hay hờn ; 
tẩm ngẩm mà đấm chết voi 
5. Giá trị nội dung
 Những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất đã phản ánh, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu của nhân dân trong việc quan sát các hiện tượng thiên nhiên và trong lao động sản xuất. Những kinh nghiệm ấy là “túi khôn” của nhân dân nhưng chỉ có tính chất tương đối chính xã vì không ít kinh nghiệm được tổng kết chủ yếu dựa vào quan sát.
6. Giá trị nghệ thuật
- Lối nói ngắn gọn, có vần, có nhịp
- Giàu hình ảnh, lập luận chặt chẽ
- Các về thường đối xứng nhau cả về hình thức lẫn nội dung
7. Các giá trị nổi bật của các đặc điểm trong tục ngữ:
* Diễn đạt bằng so sánh:
– Một mặt người bằng mười mặt của.
– Học thầy không tày học bạn.
– Thương người như thể thương thân.
Phép so sánh được sử dụng rất đa dạng, linh hoạt. Trong câu thứ nhất, so sánh "bằng", hai âm "ươi" (người - mười) vần và đối nhau qua từ so sánh. Trong câu thứ hai cũng diễn đạt quan hệ đó, dân gian so sánh "tày", vần với âm "ay" trong vế đưa ra so sánh (thầy). Câu thứ ba dùng phép so sánh "như". Các cách sử dụng đó có tác dụng dễ thuộc, dễ nhớ, chuyển tải ý tưởng một cách dễ dàng.
* Diễn đạt bằng hình ảnh ẩn dụ:
– ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
– Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao. 
Hình ảnh ẩn dụ trong câu thứ nhất: từ quả – cây nghĩa đen chuyển sang thành quả và người có công giúp đỡ, sinh thành... Tương tự như vậy, cây và non chuyển sang nghĩa một cá nhân và việc lớn, việc khó... là những phép ẩn dụ có tác dụng mở rộng nghĩa, diễn đạt uyển chuyển các ý tưởng cần nêu.
* Dùng từ và câu có nhiều nghĩa:
– Cái răng, cái tóc (không những chỉ răng tóc cụ thể, mà còn chỉ các yếu tố hình thức nói chung – là những yếu tố nói lên hình thức, nhân cách con người).
– Đói, rách (không những chỉ đói và rách mà còn chỉ khó khăn, thiếu thốn nói chung); sạch, thơm chỉ việc giữ gìn tư cách, nhân phẩm tốt đẹp.
– Ăn, nói, gói, mở... ngoài nghĩa đen còn chỉ việc học cách giao tiếp, ứng xử nói chung.
– Quả, kẻ trồng cây, cây, non... cũng là những từ có nhiều nghĩa, như đã nói trong câu 3.
Các cách dùng từ này tạo ra các lớp nghĩa phong phú, thích ứng với nhiều tình huống diễn đạt và hoàn cảnh giao tiếp.
8. Một số lưu ý khi tìm hiểu tục ngữ:
 Tục ngữ bao giờ cũng có nghĩa đen là nghĩa trực tiếp gắn với hiện tượng cần nói và nghĩa bóng. - Tục ngữ đều có hình thức ngắn gọn, có vần, có nhịp, dễ thuộc, dễ nhớ. Các vế trong tục ngữ thường đối xứng, tạo nên tiết tấu hài hòa. Tục ngữ đều sử dụng những hình ảnh cụ thể, sinh động, sử dụng hình thức cường điệu và có tính hàm súc cao. 
THAM KHẢO 
Tục ngữ là gì?: 
 Tục ngữ là thể loại văn học dân gian nhằm đúc kết kinh nghiệm, tri thức của nhân dân dưới hình thức những câu nói ngắn gọn, súc tích, có nhịp điệu, dễ nhớ, dễ truyền. Nội dung tục ngữ thường phản ánh những kinh nghiệm về lao động sản xuất, ghi nhận các hiện tượng lịch sử xã hội, hoặc thể hiện triết lý dân gian của dân tộc.
 Tục ngữ được hình thành từ cuộc sống thực tiễn, trong đời sống sản xuất và đấu tranh của nhân dân, do nhân dân trực tiếp sáng tác; được tách ra từ tác phẩm văn học dân gian hoặc ngược lại; được rút ra tác phẩm văn học bằng con đường dân gian hóa những lời hay ý đẹp hoặc từ sự vay mượn nước ngoài.
Giữa hình thức và nội dung, tục ngữ có sự gắn bó chặt chẽ, một câu tục ngữ thường có hai nghĩa: nghĩa đen và nghĩa bóng. Tục ngữ có tính chất đúc kết, khái quát hóa những nhận xét cụ thể thành những phương châm, chân lý. Hình tượng của tục ngữ là hình tượng ngữ ngôn được xây dựng từ những biện pháp so sánh, nhân hóa, ẩn dụ
 Đa số tục ngữ đều có vần, gồm hai loại: vần liền và vần cách. Các kiểu ngắt nhịp: trên yếu tố vần, trên cơ sở vế, trên cơ sở đối ý, theo tổ chức ngôn ngữ thơ ca Sự hòa đối là yếu tố tạo sự cân đối, nhịp nhàng, kiến trúc vững chắc cho tục ngữ. Hình thức đối: đối thanh, đối ý. Tục ngữ có thể có 1 vế, chứa 1 phán đoán, nhưng cũng có thể có thể gồm nhiều vế, chứa nhiều phán đoán.
PHIẾU ÔN TẬP TỤC NGỮ
Chủ đề: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất
I. Kiến thức cần nhớ 
Nhóm 1
TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN
Câu 1: 
   “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
   Ngày tháng mười chưa cười đã tối”
-  Câu tục ngữ là kinh nghiệm về thời tiết của nước ta. Là một nước ở bán cầu Bắc và gần đường xích đạo, mùa hè nước ta kéo dài từ tháng 4 đến tháng 6 còn mùa đông từ tháng 9 đến tháng 12. 
+ Vào mùa hè tháng năm thì ngày dài đêm ngắn còn ngày mùa đông thì ngày ngắn đêm dài. 
+ Cách nói cường điệu có tác dụng nhấn mạnh đặc điểm ấy: “chưa nằm đã sáng, chưa cười đã tối”. 
+ Phép đối xứng giữa hai vế câu làm nổi bật sự trái ngược trong tính chất của đêm mùa hạ và ngày mùa đông. 
- Câu tục ngữ ngắn gọn, dễ nhớ giúp chúng ta có thể sắp xếp thời gian một cách hợp lí để làm việc và bảo vệ sức khỏe.
Câu 2:   “Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa”
- Câu tục ngữ thứ hai nói về kinh nghiệm dự đoán thời tiết. Ngày xưa khi công nghệ dự báo thời tiết chưa xuất hiện, ông bà ta có thể dự đoán được thời tiết ngày hôm sau bằng cách quan sát bầu trời buổi tối. 
+ Mau sao là những hôm trời nhiều sao còn vắng sao tức là ít sao vào ban đêm. Vào những hôm trời mau sao thì ngày hôm sau thường sẽ nắng to, còn những hôm nào bầu trời không nhìn thấy được vì sao nào thì ngày mai có thể trời sẽ mưa. 
+ Điều này có thể giải thích bằng khoa học một cách dễ hiểu là những hôm nào quang mây, nhìn thấy được bầu trời trong vắt thì sẽ nắng còn nếu có nhiều mây thường là trời sắp mưa. 
+ Kinh nghiệm này cho đến ngày hôm nay vẫn thường xuyên được các ông bà sử dụng. Nếu hôm nay bạn chưa xem chương trình dự báo thời tiết thì có thể dùng cách này để biết được thời tiết ngày mai thế nào để chủ động trong công việc. Tuy nhiên vì chỉ dựa trên phán đoán và kinh nghiệm nên điều này đôi khi chưa hẳn đã đúng.
Câu 3:   “Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ”
Câu thứ ba là kinh nghiệm về hiện tượng thời tiết trước khi có bão:   Ráng là màu vàng của mây do mặt trời chiếu vào, nó ngả thành màu vàng giống như màu mỡ gà. Ráng mỡ gà thường xuất hiện ở phía chân trời trước khi trời có bão. Nhìn vào đấy người ta có thể biết mà lo chống giữ nhà cửa, sửa soạn để hạn chế thấp nhất hậu quả do bão gây ra. Cấu trúc hai vế nhưng rất ngắn gọn của câu tục ngữ khiến ai nghe qua cũng có thể nhớ ngay được.
   Ngày nay, khoa học công nghệ đã phát triển, chúng ta có thể dự đoán được chính xác diễn biến của từng cơn bão. Tuy nhiên những kinh nghiệm dân gian vẫn còn giá trị đến ngày hôm nay.
Câu 4:   
   “Tháng bày kiến bò, chỉ lo lại lụt”
Câu tục ngữ thứ tư trình bày những phán đoán trước khi có lụt:
   “Tháng bày kiến bò, chỉ lo lại lụt”
   Những loài vật sống dưới mặt đất như kiến thường rất nhạy cảm với những thay đổi của thời tiết. Khi trời sắp mưa to kiến thường bò ra khỏi tổ để kiếm thức ăn dự trữ. Tuy nhiên với những năm có lũ lớn, đàn kiến thường bò hết ra khỏi tổ và mang theo cả trứng, di chuyển chỗ ở lên cao để tránh bị ngập nước và bảo toàn nòi giống. Ông cha ta đã dựa vào tập tính đó để phán đoán xem năm nay có lũ hay không, nhất là vào những dịp tháng Bảy âm lịch ở nước ta là mùa mưa.
   Thông qua câu tục ngữ này ta có thể thấy con người ngày xưa đã có những quan sát rất tỉ mỉ và kì công với bất kì hiện tượng nào ngoài thiên nhiên. Ngày nay dựa vào việc quan sát sinh hoạt của loài kiến và một số loài vật sống dưới mặt đất khác người ta cũng có thể dự đoán khá chính xác về tình hình thời tiết để có những phương án dự phòng phù hợp.
=>   Bốn câu tục ngữ đầu tiên là những triết lí về các hiện tượng thiên nhiên trong đời sống. Để sinh tồn và phát triển, ông cha ta đã phải tự thân quan sát mọi hiện tượng xung quanh từ những điều nhỏ nhất. Dù chỉ bằng những cách thô sơ nhất nhưng kết quả của những quan sát trên lại có giá trị lâu dài cho đến ngày hôm nay.
   Bên cạnh tìm hiểu về các hiện tượng thiên nhiên, với đặc điểm là một nước thuần ông, các thế hệ trước cũng đã đúc rút những bài học để có được vụ mùa bội thu để truyền lại cho con cháu đời sau. Nó được thể hiện qua các câu tục ngữ từ câu 5 đến câu 8 trong phần ngữ liệu trên.
Nhóm 2
TỤC NGỮ VỀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT
Câu 5:    
 “Tấc đất, tấc vàng”
Câu 5 là lời răn dạy về giá trị của đất đai: Tấc là đơn vị đo lường của người thời xưa, một tấc đất chỉ bằng 1/10 thước, tức chỉ là một khoảng đất nhỏ còn tấc vàng thì lại là một lượng vàng rất lớn và có giá trị. Câu tục ngữ là một phép so sánh được tối giản hóa chỉ còn hai vế so sánh. Người xưa đã ví tấc đất với tấc vàng, một vật có giá trị rất nhỏ với một vật có giá trị rất lớn nhằm khẳng định vị trí đặc biệt quan trọng của đất đai đối với người nông dân. Họ đã khẳng định rằng dù chỉ là một mảnh đất rất nhỏ thôi nhưng còn quý hơn cả một lượng vàng lớn. Vàng bạc dẫu quý giá nhưng nếu cứ ăn mãi rồi cũng sẽ hết, chỉ có đất mới nuôi sống con người được lâu dài.
   Đối với những người nông dân, đất đai không chỉ là phương tiện sản xuất mà còn là một phần trong cuộc sống với sự gắn bó keo sơn. Người nông dân luôn ví đất là mẹ vì từ đất họ có thể làm ra những vật phẩm để nuôi sống bản thân và gia đình. Câu tục ngữ khuyên dạy ta cần phải sử dụng đất sao cho hợp lí, không sử dụng lãng phí và bảo vệ nguồn đất, phải nhận thức đúng giá trị của đất mẹ để có thể gắn bó và yêu quý đất đai.
Câu 6:  
 “Nhất canh trì, nhì canh viên, tam canh điền”
Câu tục ngữ thứ 6 là những lời nhận xét và kinh nghiệm về thứ tự hiệu quả mà các mô hình kinh tế đem lại: “Nhất canh trì, nhì canh viên, tam canh điền”
   Câu tục ngữ trên sử dụng từ Hán-Việt, giải nghĩa ra có nghĩa là thứ nhất là đào ao nuôi cá, thứ hai là làm vườn, thứ ba là làm ruộng. Nội dung của câu tục ngữ này có nghĩa là trong các hoạt động canh tác của nhà nông, đem lại hiệu quả kinh tế nhanh và nhiều nhất lần lượt là chăn nuôi thủy hải sản sau đó đến làm vườn và cuối cùng là trồng hoa màu ở đồng ruộng. Có thể sắp xếp như vậy bởi nuôi trồng thủy hải sản ít tốn thời gian và công chăm sóc, thu hoạch nhanh hơn và đạt giá trị kinh tế cao hơn. Làm vườn trồng cây ăn quả và trồng hoa màu đòi hỏi thời gian và công sức dài hơn, rủi ro do mất mùa cũng cao hơn.
   Câu tục ngữ trên cũng là một gợi ý cho người nông dân cân nhắc khi bắt tay vào xây dựng kinh tế. Tuy nhiên nếu muốn áp dụng càn phả xem xét được đặc điểm tình hình tự nhiên và các nguồn tài nguyên của địa phương thì mới có thể thành công.
Câu 7:     “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”.
Người nông dân cho đến ngày hôm nay vẫn rất quen thuộc với câu nói:
   “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”.
   Phép liệt kê vừa có tác dụng nêu rõ thứ tự, vừa nhấn mạnh vai trò của từng yếu tố. Câu tục ngữ này cũng sử dụng các yếu tố Hán-Việt, đó là các số đếm Nhất, nhì, tam tứ có nghĩa là thứ nhất, thứ hai, thứ ba, thứ tư. Nghĩa của câu này là khi trồng lúa, quan trọng nhất là phải có nguồn nước đầy đủ, thứ hai là phải bón phân, thứ ba là sự cần cù chăm chỉ của con người và thứ tư là phải có giống tốt. Bốn yếu tố trên kết hợp lại với nhau sẽ cho một vụ mùa bội thu.
   Câu tục ngữ trên đã giúp ta thấy được vai trò của từng yếu tố để có một vụ mùa thắng lợi. Cho đến ngày hôm nay, câu nói trên vẫn được bà con nông dân áp dụng trong quá trình canh tác của mình.
Câu 8:    
 “Nhất thì, nhì thục”
Ngoài việc trồng lúa, khi trồng các loại cây khác ông cha ta cũng đúc rút được những lời khuyên cho thế hệ sau. Một trong số đó là câu:
   “Nhất thì, nhì thục”
   Nghĩa tiếng Vệt của câu này là thứ nhất là đúng thời gian, thứ hai là đất đai được làm thuần thục, nhuần nhuyễn. Câu tục ngữ đã khẳng định rằng trong trồng trọt quan trọng nhất là trồng đúng thời gian, mùa vụ và thứ hai là đất đai được chuẩn bị kĩ càng. Kinh nghiệm này đã đi sâu vào thực tế, dù trồng bất kì loại cây nào nếu đúng mùa và chuẩn bị tốt sẽ cho ra sản phẩm đạt chất lượng.
=> Thông qua các câu tục ngữ trên, ta có thể nhận thấy hình thức của chúng là rất ngắn gọn bởi đặc thù truyền miệng của văn học dân gian, tuy nhiên ý nghĩa lại rất cô đọng, hàm súc và đầy đủ. Hình ảnh, từ ngữ được sử dụng mang tính biểu đạt cao, các câu tục ngữ luôn có sự dí dỏm như bản tính vốn có của người nông dân Việt Nam.
   Từ những kinh nghiệm được truyền lại thông qua những câu tục ngữ trên ta có thể thấy rằng dù trong điều kiện hết sức khó khăn nhưng thế hệ cha ông ta ngày trước đã không ngừng quan sát và học hỏi, tạo nên những bài học quý giá cho thế hệ con cháu sau này. Ngày nay dù khoa học phát triển nhưng những kinh nghiệm thực tế đó chưa bao giờ bị lãng quên. Sự kết hợp hài hóa của hai yếu tố trên đã mang lại nhiều lợi ích cho nông dân Việt Nam.
II. Các câu hỏi ôn tập kiến thức 
Câu 1. Trắc nghiệm
1: Tục ngữ là một thể loại của bộ phận văn học nào ?
A. Văn học dân gian.
B. Văn học viết
C. Văn học thời kì kháng chiến chống Pháp
D. Văn học thời kì kháng chiến chống Mĩ.
2: Dòng nào không phải là đặc điểm về hình thức của câu tục ngữ ?
A. Ngắn gọn.
B. Thường có vần, nhất là vần chân
C. Các vế thường đối xứng nhau cả về hình thức và nội dung
D. Lập luận chặt chẽ giàu hình ảnh.
3: Câu nào sau đây không phải là tục ngữ ?
A. Khoai đất lạ, mạ đất quen
B. Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa
C. Một nắng hai sương
D. Thứ nhất cày ải, thứ nhì vãi phân
4: Nhận xét nào sau đây giúp phân biệt rõ nhất tục ngữ và ca dao ?
A. Tục ngữ là những câu nói ngắn gọn, còn ca dao, câu đơn giản nhất cũng phải là một cặp lục bát (6/8).
B. Tục ngữ nói đến kinh nghiệm lao động sản xuất còn ca dao nói đến tư tưởng tình cảm của con người.
C. Tục ngữ là những câu nói ngắn gọn, ổn định, thiên về lí trí, nhằm nêu lên những nhận xét khách quan còn ca dao là thơ trữ tình, thiên về tình cảm, nhằm phô diễn nội tâm con người.
D. Cả A, B, C đều sai.
5: Câu “Chuồn chuồn bay thấp thì mưa. Bay cao thì nắng bay vừa thì râm” thuộc thể loại văn học dân gian nào ?
A. Thành ngữ.     B. Tục ngữ
C. Ca dao     D. Vè
6: Nội dung những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất nói về điều gì ?
A. Các hiện tượng thuộc về quy luật tự nhiên
B. Công việc lao động sản xuất của nhà nông.
C. Mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người
D. Những kinh nghiệm quý báu của nhân dân lao động trong việc quan sát các hiện tượng tự nhiên và trong lao động sản xuất.
7: Những kinh nghiệm được đúc kết trong các câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất có ý nghĩa gì ?
A. Là bài học dân gian về khí tượng, là hành trang, “túi khôn” của nhân dân lao động, giúp cho họ chủ động dự đoán thời tiết và nâng cao năng xuất lao động
B. Giúp nhân dân lao động chủ động đoán biết được cuộc sống và tượng lai của mình.
C. Giúp nhân dân lao động có một cuộc sống vui vẻ, nhàn hạ và sung sướng hơn.
D. Giúp nhân dân lao động sống lạc quan, tin tưởng vào cuộc sống và công việc của mình.
8: Em hiểu câu tục ngữ “Tấc đất tấc vàng” như thế nào ?
A. Đề cao, khẳng định sự quý giá của đất đai.
B. Cuộc sống và công việc của người nông dân gắn với đất đai đồng ruộng, đất sản sinh ra của cải, lương thực nuôi sống con người, bởi vậy đối với họ, tấc đất quý như vàng.
C. Nói lên lòng yêu quý, trân trọng từng tấc đất của những người sống nhờ đất.
D. Cả ba ý trên.
9: Các câu tục ngữ trong bài học Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất nói riêng và tục ngữ nói chung nên được hiểu theo nghĩa nào ?
A. nghĩa đen. B. Nghĩa bóng
C. Cả A và B đều đúng D. Cả A, B và C đều sai
10: Câu tục ngữ nào trong các câu sau đồng nghĩa với câu
“Thâm đông, hồng tây, dựng mây. Ai ơi ở lại ba ngày hãy đi ?
A. Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.
B. Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt
C. Trăng quầng trời hạn, trăng tán trời mưa
D. Mống đông, vồng tây, chẳng mưa dây cũng bão giật
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Câu 2.Vì sao nói tục ngữ là “túi khôn” của nhân dân ?
Câu 3. Nêu giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của “Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất”.
Câu 4. Những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất có đặc điểm nào giống nhau về hình thức? Nêu tác dụng về mặt hình thức đó?
III. LUYỆN TẬP 
Phần 1. Nhứng trường hợp sau đây, trường hợp nào là thành ngữ, trường hợp nào là tục ngữ 
- Xấu đều hơn tốt lỏi 
- Con dại cái mang 
- Giấy rách phải giữ lấy lề 
- Già đòn non nhẽ 
- Dai như đỉa đói 
- Tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa
- Cạn tàu ráo máng 
- Giàu nứt đố đổ vách
- Cai khó bó cái khôn 
- Lươn ngắn chê chạch dài 
Phần 2. Trình bày cơ sở thực tiễn và giá trị kinh nghiệm nêu trong các câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.
câu tục ngữ
cơ sở thực tiễn
Giá trị kinh nghiệm
Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối. 
Mau sao thi nắng, vắng sao thì mưa.
Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ.
Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt.
Tấc đất tấc vàng.
Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền.
Nhất thì nhì thục
Phần 3. Cho câu tục ngữ:
" Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối"
a. Câu tục ngữ trên đã sử dụng các biện pháp tu từ nào ?
b. Hãy phân tích nghệ thuật của câu tục ngữ này? Nêu bài học được rút ra trong câu tục ngữ
ĐÁP ÁN PHIẾU ÔN TẬP TỤC NGỮ
Chủ đề: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất
II. Các câu hỏi ôn tập kiến thức 
Câu 1. Trắc nghiệm
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
A
D
C
C
B
D
A
D
A
D
Câu 2.Vì sao nói tục ngữ là “túi khôn” của nhân dân ?
*Gợi ý 
-Vì nội dung của tục ngữ chứa đựng những kinh nghiệm của nhân dân về đời sống xã hội ,những đúc rút về thiên nhiên giúp con người thông thái hơn ,hiểu rõ và lí giải được nhiều vấn đề trong cuộc sống 
Câu 3. Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của “Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất”.
1.Giá trị nội dung:
- Những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất đã phản ánh, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu của nhân dân trong việc quan sát các hiện tượng thiên nhiên và trong lao động sản xuất. Những kinh nghiệm ấy là “túi khôn” của nhân dân nhưng chỉ có tính chất tương đối chính xã vì không ít kinh nghiệm được tổng kết chủ yếu dựa vào quan sát.
Giá trị nghệ thuật:
- Lối nói ngắn gọn, có vần, có nhịp
- Giàu hình ảnh, lập luận chặt chẽ
- Các về thường đối xứng nhau cả về hình thức lẫn nội dung
Câu 4. Những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất có đặc điểm nào giống nhau về hình thức? Nêu tác dụng về mặt hình thức đó?
=> Đặc điểm về hình thức nghệ thuật gì của tục ngữ:
- Ngắn gọn: Mỗi câu tục ngữ gồm số lượng từ không nhiều.
- Thường có vần, nhất là vần lưng: Hầu như câu tục ngữ nào cũng có vần lưng
- Các vế đối xứng nhau cả về hình thức và nội dung.
⇒ Tác dụng: Khiến câu tục ngữ ngắn gọn, dễ nhớ, gần gũi, đưa những kinh nghiệm mà ông cha tích lũy được lưu truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác, là bài học kinh nghiệm quý báu trong lao động và sản xuất giúp thế hệ sau vận dụng vào thực tiễn.
III. LUYỆN TẬP 
Phần 1. Nhứng trường hợp sau đây, trường hợp nào là thành ngữ, trường hợp nào là tục ngữ 
Tục ngữ
Thành ngữ
-Xấu đều hơn tốt lỏi 
- Con dại cái mang 
- Giấy rách phải giữ lấy lề 
- Cai khó bó cái khôn 
 Dai như đỉa đói 
- Tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa
- Cạn tàu ráo máng 
- Già đòn non nhẽ 
- Giàu nứt đố đổ vách
- Lươn ngắn chê chạch dài 
Phần 2. Trình bày cơ sở thực tiễn và giá trị kinh nghiệm nêu trong các câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.
câu tục ngữ
cơ sở thực tiễn
Giá trị kinh nghiệm
Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối. 
Dựa vào sự quan sát của nhân dân về thời gian ngày – đêm vào hai mùa trong năm.
Câu tục ngữ giúp người dân lao động có thể chủ động sắp xếp công việc cày cấy, sản xuất phù hợp với thời gian từng mùa.
Mau sao thi nắng, vắng sao thì mưa.
Dựa vào sự quan sát của nhân dân về thời gian ngày – đêm vào hai mùa trong năm.
Giúp cho người nông dân dự đoán được thời tiết ngày hôm sau để chủ động trong việc gieo trồng, gặt hái, cày bừa..
Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ.
Dựa trên hiện tượng tự nhiên đã xảy ra mà nhân dân đã quan sát và thấy ứng nghiệm.
Giúp người dân phòng chống được giông bão, giảm thiểu thiệt hại. Nhắc nhở ý thức phòng chống bão lụt.
Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt.
Loài kiến thường hay làm tổ ở dưới đất, chúng có cảm nhận rất tốt, dự cảm được sắp có lụt xảy ra chúng sẽ tìm cách bò lên chỗ cao.
Từ hiện tượng tự nhiên đó giúp cho ta chủ động ý thức phòng chống lũ lụt để bảo vệ mùa màng, tài sản và tính mạng của con người.
Tấc đất tấc vàng.
Đất đai được dùng để sản xuất nông nghiệp, xây dựng nhà cửa, xây dựng đường giao thông, khu công nghiệp phục vụ cho mọi hoạt động của đời sống con người. Mảnh đất nhỏ bằng một lượng vàng lớn. Đất quý ngang vàng (Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu).
Câu tục ngữ nhắc nhở con người nâng cao ý thức vào việc bảo vệ đất đai đồng thời nêu cao ý thức về việc cải tạo đất.
Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền.
Đất đai được dùng để sản xuất nông nghiệp, xây dựng nhà cửa, xây dựng đường giao thông, khu công nghiệp phục vụ cho mọi hoạt động của đời sống con người. Mảnh đất nhỏ bằng một lượng vàng lớn. Đất quý ngang vàng (Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu).
Giúp con người nêu cao ý thức về việc bảo vệ, khai thác có hiệu quả các điều kiện tự nhiên để tạo ra của cải vật chất.
Nhất thì nhì thục
Thông qua lao động sản xuất, ông cha ta đã thấy rõ tầm quan trọng của các yếu tố đó.
Câu tục ngữ đã đưa ra một kinh nghiệm quí báu trong sản xuất nông nghiệp. Nhắc nhở người dân gieo trồng đúng thời vụ, cày bừa kĩ càng trước khi gieo trồng.
Phần 3. Đáp án:
a.Sử dụng lối nói quá nhằm nhấn mạnh đặc điểm ngắn của đêm thánh năm, đêm dài của ngày tháng mười.
b. Nghệ thuật sử dụng trong câu tục ngữ: 
- Sử dụng lối nói quá để nhấn mạnh từng đặc điểm của ngày và đêm theo tháng năm.
- Sử dụng phép đối xứng giữa 2 vế câu: đêm- ngày; sáng- tối -> làm nổi bật sự trái ngược tính chất đêm và ngày giữa mùa hạ và mùa đông.
 -> Bài học được rút ra trong câu tục ngữ : Lịch làm việc mùa hạ khác mùa đông để chủ động trong công việc.
THAM KHẢO
1. Sưu tầm một số câu tục ngữ có nội dung phản ánh kinh nghiệm của nhân dân ta về các hiện tượng mưa, nắng, bão, lụt.
"Chuồn chuồn bay thấp mưa ngập bờ ao,
Chuồn chuồn bay cao mưa rào lại tạnh"
Giải thích: Nếu thấy chuồn chuồn bay thấp thì trời mưa rất to, còn nếu chuồn chuồn bay cao thì chứng tỏ vừa có 1 cơn mưa rào đã tạnh
------
Cơn đằng đông, vừa trông vừa chạy,
Cơn đằng nam, vừa làm vừa ăn
Vàng mây thì gió, đỏ mây thì mưa.
------
Mây kéo xuống bể thì nắng chang chang
Mây kéo lên ngàn thì mưa như trút.
------
Mây xanh thì nắng, mây trắng thì mưa.
2.Một số câu tục ngữ về thiên nhiên và LĐSX
1. Con trâu là đầu cơ nghiệp
Câu tục ngữ này được hiểu là con trâu gần gũi và quan trọng hàng đầu đối với cuộc sống của người nông dân. Câu tục ngữ nói về tầm quan trọng của việc tạo duyên và giữ duyên trong định hướng nghề nghiệp và xây dựng cơ nghiệp
2. Chuồng gà hướng đông cái lông chẳng còn
Câu tục ngữ này là hoàn toàn chính xác. Tự cổ chí kim không ai làm chuồng gà, chuồng gia cầm, gia súc theo hướng Đông là vì nguyên nhân hướng gió. Một việc làm đầy tính khoa học và đúng đắn.
3. Chuồn chuồn bay thấp thì mưa Bay cao thì nắng bay vừa thì râm
Kinh nghiệm này phản ánh khá đúng thực tiễn. Chuồn chuồn bay thấy hay bay cao phụ thuộc vào áp suất của khí quyển. Ông cha ta nhận thấy khi sắp mưa những hạt hơi nước nhỏ bé sẽ đọng lại trên các cánh mỏng của chuồn chuồn, làm tăng tải trọng và khiến chúng phải bay thấp là đà sát mặt đất. Do vậy mà đã nghĩ ra câu tục ngữ này để có thể dễ dàng dự báo thời tiết.
4. Đầu năm vú to, cuối năm vú lép
Câu tục ngữ này cho thấy kinh nghiệm quan sát hiện tượng tự nhiên của ông cha ta, qua đó mà có thể dự báo được trước thời tiết để sản xuất.
5. Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tối
Đây là câu ca dao mà ông cha đã truyền lại cho chúng ta rất chính xác nhờ vào những gì mà mình đã đúc kết được trong cuộc sống mà ngày nay nó vẫn rất khả thi. Ý nghĩa là tháng năm thì thời gian ban ngày dài hơn thời gian ban đêm, còn vào tháng mười thì thời gian ban ngày ngắn hơn thới gian ban đêm.
6. Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt
Ngày xưa , ông cha ta thấy kiến bò là đoán lụt và hay đề phòng lũ lụt sau tháng 7 âm. Do kiến là loại bò sát nên có thể biết được những thiên tai trước con người 1 cách nhanh nhạy , nó bò để chuẩn bị thức ăn , nơi trú ẩn để tránh nạn ( các bạn quan sát sẽ thấy trước khi mưa kiến thường bò đoàn dài trên tường )
7. Ếch kêu uôm uôm, ao chuôm đầy nước.
Cũng là một kinh nghiệm về việc dự đoán trời mưa. Ếch là một loài động vật rất mẫn cảm với việc đổi thay thời tiết, nhất là khi trời trở trời mưa. Khi trời chuẩn bị kéo cơn mưa, ếch thường cất tiếng kêu lên bờ ao, hồ, đồng ruộng. Chính vì thế mà dựa vào tiếng kêu của ếch, dân gian ta có thể biết trước trời sắp có mưa, mà hệ quả của trời mưa chính là "ao chuôm đầy nước".
8. Gió thổi là đổi trời.
Câu tục ngữ này phản ánh thực tiễn về hiện tượng tự nhiên, gió thổi là đổi trời dễ dàng nhận biết để giữ gìn cơ thể.
9. Giàu đâu những kẻ ngủ trưa Sang đâu những kẻ say sưa tối ngày.
Câu tục ngữ này có lẽ muôn đời đúng. Ám chỉ những thanh niên lười biếng. Điều đáng buồn là những thành phần như vậy trong xã hội ngày càng nhiều, đặc biệt là giới trẻ, lớp người tưởng như “tuổi 17 bẻ gãy sừng trâu”.
10. Kiến đen tha trứng lên cao Thế nào cũng có mưa rào rất to
Loài kiến đen hoặc kiến lửa có tập tính sống dưới đất. Khi trời sắp mưa. độ ẩm môi trường lớn, nên độ ẩm dưới đất sẽ rất cao. Vì thế, loài kiến phải đi tránh những không khí ẩm đấy bằng cách di chuyển lên vùng cao hơn, cũng là để bảo vệ trứng. Do kinh nghiệm quan sát, ông cha ta kết luận và tạo thành câu ca dao này
11. Lúa chiêm lấp ló đầu bờ Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên.
Lúa Chiêm là giống lúa có xuất xứ từ khu vực Nam Trung Bộ, gieo vào tháng giêng và thu hoạch khoảng tháng năm âm lịch. Khoảng tháng 2 tháng 3 khi mùa mưa bắt đầu, có nhiều sấm sét là điều kiện quan trọng giúp cố định một lượng lớn nitơ bổ sung dinh dưỡng cho đất, đặc biệt nó là là nguồn dinh dưỡng khoáng quan trọng cho cây lúa
12. Lợn ăn xong lợn nằm lợn béo Lợn ăn xong lợn réo lợn gầy.
Đây là 2 câu thơ cho thấy kinh nghiệm nuôi lợn của ông cha ta, 2 câu thơ lột tả thực sự cách nuôi heo làm sao để béo tốt.
13. Mau sao thì nắng ,vắng sao thì mưa
Câu tục ngữ này là một kinh nghiệm hay và đúng đắn về dự báo thời tiết khi trời đang ở vào lúc mùa hè.
14. Mặt trời có quầng thì hạn, mặt trăng có tán thì mưa.
Ông bà ta thường dựa vào Trăng quầng, trăng tán để đự báo thời tiết. Tuy nhiên, hiện tượng tán và quần có thể xảy ra cùng một lúc chứ không phải là không đội trời chung.
15 Mưa chẳng qua ngọ, gió chẳng qua mùi.
Giờ Ngọ từ 11 giờ đến 13 giờ. Giờ Mùi từ 13 giờ dến 15 giờ. Một kinh nghiệm về thời tiết.
16. Muốn cho lúa nảy bông to Cày sâu bừa kĩ phân tro cho nhiều
Ý muốn nhắn nhủ người trồng lúa cần phải cày sâu và bón phân nhiều và đầy đủ thì cây lúa mới tươi tốt.
17. Mống đông vồng tây, chẳng mưa dây cũng bão giật
Cầu vồng, mống cụt xuất hiện là một dự báo thời tiết đáng sợ. Nhân dân đã đúc kết thành kinh nghiệm quý báu lâu đời để phòng tránh, để lo liệu làm ăn:
18. Quạ tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa
Các biến đổi bất thường về cây cỏ, sâu bọ, chim chóc, loài vật... là những hiện tượng, qua đó nhân dân lao động đã đúc rút được nhiều câu tục ngữ có giá trị thực tiễn to lớn. Dự báo thời tiết của dân gian 

File đính kèm:

  • docxphieu_on_tap_ngu_van_7_hoc_ki_ii.docx