Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nuôi dưỡng và phát triển các ước mơ sáng tạo cho học sinh tại trường THCS Hòa Điền

1. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Nguyễn Thị Quyên, trường THCS Hòa Điền

2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Hướng dẫn học sinh tham gia các cuộc thi sáng tạo do các ban ngành tổ chức.

3. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 9/9/2019

4. Mô tả bản chất của sáng kiến: Nội dung của sáng kiến là chia sẻ những giải pháp đã được áp dụng thành công trong thực tế tại trường THCS Hòa Điền giúp học sinh (HS) biết xác định ước mơ cho bản thân, qua quá trình học tập giáo viên (GV) giúp các em nuôi dưỡng và phát triển các ước mơ sáng tạo ấy vào thực tế thông qua việc tham gia các cuộc thi về sáng tạo – một sân chơi bổ ích lý thú, không ít thách thức và có sự cạnh tranh công bằng. Qua đó HS được trải nghiệm và cọ xát thực tế, hoàn thiện bản thân, tìm ra mục tiêu, lý tưởng sống cho mình.

 

docx 6 trang phuongnguyen 26/07/2022 4360
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nuôi dưỡng và phát triển các ước mơ sáng tạo cho học sinh tại trường THCS Hòa Điền", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nuôi dưỡng và phát triển các ước mơ sáng tạo cho học sinh tại trường THCS Hòa Điền

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nuôi dưỡng và phát triển các ước mơ sáng tạo cho học sinh tại trường THCS Hòa Điền
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến huyện Kiên Lương
Tôi ghi tên dưới đây:
Số TT
Họ và tên
Ngày tháng năm sinh
Nơi công tác
Chức danh
Trình độ chuyên môn
Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến
01
Nguyễn Thị Quyên
03/05/1984
Trường THCS Hòa Điền
Giáo viên 
Đại học 
sư phạm Ngữ văn
100%
Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Một số giải pháp nuôi dưỡng và phát triển các ước mơ sáng tạo cho học sinh tại trường THCS Hòa Điền”.
1. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Nguyễn Thị Quyên, trường THCS Hòa Điền
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Hướng dẫn học sinh tham gia các cuộc thi sáng tạo do các ban ngành tổ chức.
3. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 9/9/2019
4. Mô tả bản chất của sáng kiến: Nội dung của sáng kiến là chia sẻ những giải pháp đã được áp dụng thành công trong thực tế tại trường THCS Hòa Điền giúp học sinh (HS) biết xác định ước mơ cho bản thân, qua quá trình học tập giáo viên (GV) giúp các em nuôi dưỡng và phát triển các ước mơ sáng tạo ấy vào thực tế thông qua việc tham gia các cuộc thi về sáng tạo – một sân chơi bổ ích lý thú, không ít thách thức và có sự cạnh tranh công bằng. Qua đó HS được trải nghiệm và cọ xát thực tế, hoàn thiện bản thân, tìm ra mục tiêu, lý tưởng sống cho mình.
4.1: Tình trạng giải pháp đã biết: 
Ưu điểm: Học sinh (HS) hiện nay đã mạnh dạn, tự tin hơn, được sự quan tâm, chăm lo về mọi mặt của gia đình, nhà trường, xã hội. Các em cũng được tiếp cận lượng tri thức khổng lồ và đa dạng, nhanh chóng nhờ sự phát triển của công nghệ thông tin (CNTT). Các em có xu hướng phát triển bản thân và theo đuổi những sở thích, ước mơ của mình và có nhiều điều kiện thuận lợi để thực hiện các sở thích, ước mơ đó. 
Hạn chế: 
Nhưng trong quá trình khảo sát thực tế tôi thấy nhiều HS hiện nay chưa có ước mơ thậm chí chưa hề có suy nghĩ xác định ước mơ của mình là gì? Một số học sinh có ước mơ sáng tạo nhưng lại chưa biết cách nuôi dưỡng và thực hiện ước mơ sáng tạo của các em như thế nào? Các em chưa biết bắt đầu từ đâu. Đa số HS khi chưa bắt tay vào làm bất cứ việc gì đã nghĩ đến thất bại và nhụt chí, thậm chí từ bỏ ước mơ sáng tạo đó và phó mặc cho cuộc sống. 
Học sinh ít chia sẻ, trao đổi về ước mơ của mình với GV vì ngại, sợ bị nhận xét, đánh giá. Một số GV lại chưa thực sự quan tâm đến ước mơ sáng tạo của HS, còn xem đó là những suy nghĩ viển vông, chưa thực tế. 
4.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến: 
4.2.1. Mục đích của giải pháp: Giải pháp đưa ra một số kinh nghiệm giúp khích lệ HS biết mơ ước, xác định và lựa chọn ước mơ phù hợp với bản thân, đặc biệt là ước mơ sáng tạo khoa học kỹ thuật, nỗ lực theo đuổi thực hiện hóa ước mơ đó dựa trên sự động viên, giúp đỡ, hỗ trợ của GV. Đặt nền móng ban đầu cho việc hướng HS đến công việc khởi nghiệp cũng như nghiên cứu khoa học chuyên nghiệp trong tương lai. 
4.2.2. Nội dung giải pháp
4.2.2.1. Truyền cảm hứng, giúp học sinh biết ước mơ, nuôi dưỡng và phát triển các ước mơ sáng tạo:
Thông qua giờ dạy, thông qua tiết sinh hoạt chủ nhiệm và các hoạt động trải nghiệm sáng tạo (TNST) tôi thường lồng ghép những hình ảnh, video truyền cảm hứng về ước mơ, cách biến ước mơ thành sự thật, ý nghĩa, vai trò của ước mơ với mỗi cá nhân. Cho các em hiểu rằng ước mơ là đôi cánh nâng đỡ tâm hồn, là ánh sáng rực rỡ soi đường, là đích đến, là mục tiêu phấn đấu đôi khi chỉ là điều tốt đẹp ta nghĩ đến để giúp ta vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Như Lỗ Tấn đã từng nói: “Ước mơ không phải là cái gì sẵn có, cũng không phải là cái gì không thể có. Ước mơ giống như một con đường tiềm ẩn để con người khai phá và vượt qua”. Cho các em hiểu rằng ước mơ thì không bị tính thuế và thật đáng buồn nếu ai đó chưa từng có ước mơ. Vì từ chính những ước mơ đó các em mới có động lực để cố gắng, chỉ cần có mục tiêu mình yêu thích các em sẽ nỗ lực để vươn đến mục tiêu đó. 
Tôi cũng thường xuyên cho các em xem những hình ảnh, thông tin về cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật (KHKT) hàng năm ở huyện, tỉnh nhà và các tỉnh bạn. Cung cấp cho các em thông tin, thể lệ các cuộc thi sáng tạo về các lĩnh vực khác như văn học, mỹ thuật, âm nhạcKhuyến khích, động viên các em tìm ý tưởng và tham gia thử sức. Tôi còn kể và cho các em xem những hình ảnh về các anh chị khóa trước ở trường và các trường khác đã tham gia nghiên cứu KHKT và đạt được kết quả để các em phấn đấu, nỗ lực vì các em sẽ hiểu được, các anh chị khóa trước bằng tuổi mình mà cũng thực hiện được thì các em cũng sẽ làm được. 
Tôi cũng tạo sự an tâm cho các em bằng cách động viên, khích lệ rằng tôi sẽ đồng hành, hỗ trợ các em trong toàn bộ quá trình nghiên cứu, sáng tạo, cũng sẽ giúp các em tháo gỡ những khó khăn cũng như cùng các em tìm các nguồn hỗ trợ về kinh phí.
Trên tất cả tôi luôn nhắc nhở HS không bao giờ được từ bỏ ước mơ của mình. Nhưng không quên nhắc nhở các em phải biết chọn lựa những ước mơ thực tế, khả thi không nên lựa chọn những ước mơ hay những ý tưởng sáng tạo quá lớn lao, quá sức, không làm được. 
Tôi cũng giúp HS tự hiểu rõ chính mình, khám phá, tìm ra những điểm mạnh của bản thân, tìm ra những việc các em thực sự say mê, yêu thích bằng cách cho các em thực hiện nhiều bài trắc nghiệm về năng lực, sở thích, sở trường 
Ví dụ: Tôi tổ chức cho các em làm các bài trắc nghiệm tính cách MBTI, trắc nghiệm năng lực Holland, trắc nghiệm khả năng sáng tạo nghệ thuật bằng hình ảnh
Ngoài ra tôi còn giúp HS tự mình trả lời những câu hỏi sau:
- Ước mơ sáng tạo của mình là gì? Nó có thực tế hay không?
- Làm thế nào để xây dựng ước mơ sáng tạo và vươn tới tương lai?
- Làm cách nào để luôn nhớ về giấc mơ ấy?
- Làm như thế nào nếu em thất bại?
4.2.2.2. Phát triển lòng tự tin cá nhân cho các em: Thông qua tiết học, giờ sinh hoạt lớp, tiết TNST, tôi giúp HS tự kiểm chứng và trả lời những câu hỏi: Em có những thế mạnh, sở trường và năng khiếu gì? Em thích gì? Em có khả năng làm gì? Em muốn làm gì? và Em mong muốn mình sẽ trở thành một người như thế nào? Thông qua một số trò chơi như trắc nghiệm tâm lý, trắc nghiệm khám phá bản thân, trắc nghiệm nghề nghiệp; qua các hoạt động trải nghiệm thực tế: sáng chế mô hình, cắm hoa, thiết kế thiệp, luyện viết chữ thư pháp, làm đồ thủ công trang trí, thử làm nhà văn 
Tôi giúp các em tìm ra và phát triển các thế mạnh của bản thân; giúp các em hiểu rằng các em là những cá thể độc đáo và riêng biệt, mỗi người có một thế mạnh riêng, các em phải hiểu rõ bản thân mình và tin tưởng vào khả năng của mình. Vì không ai hiểu rõ các em hơn chính bản thân các em cả. Như Oprah Winfrey đã nói “Nếu không có niềm tin vào bản thân, bạn sẽ chẳng thể tin được ai.”
4.2.2.3. Giáo dục cho HS thái độ sẵn sàng chịu trách nhiệm trước mọi hành động, thất bại của mình trong quá trình thực hiện hóa ước mơ sáng tạo của bản thân: Khi nghe các em trình bày về những ước mơ của mình, tôi luôn chuẩn bị cho các em tâm lý sẵn sàng để đương đầu với những thất bại sắp tới vì không có thành công nào đến một cách dễ dàng và không phải cứ có ước mơ là các em sẽ đạt được kết quả như ý. Tôi thường xuyên cho các em xem những video về sự thất bại của những người nổi tiếng và cách họ đứng dậy sau thất bại. Thông qua quá trình thực hành trải nghiệm và các dự án nghiên cứu KHKT của chính các em, các bạn trong trường, tôi chỉ ra và phân tích cho HS hiểu thay vì đổ lỗi cho hoàn cảnh, hãy chịu trách nhiệm trước mọi quyết định của mình và giải quyết vấn đề, tìm ra cách thực hiện khác, rồi mọi vấn đề sẽ được tháo gỡ. Nếu bản thân các em đã cố gắng hết sức và làm mọi khả năng mà mình có thể mà vẫn không giải quyết được vấn đề khó khăn thì hãy tìm kiếm sự trợ giúp những người giỏi hơn, không nên ngại khi phải nhờ sự giúp đỡ, mà hãy học hỏi thêm từ sự giúp đỡ của người khác với thái độ trân trọng, biết ơn.
4.2.2.4. Khuyên HS hãy nên nghĩ tích cực:
Luật Hấp Dẫn nói rằng, bạn sẽ có cái mà bạn muốn. Càng suy nghĩ tích cực, cơ hội thành công của bạn trong việc xây dựng ước mơ của mình càng cao. Bởi như Tony Gaskins đã nói “Sẽ có người khác thuê bạn xây dựng ước mơ của họ, nếu như bạn không có khả năng xây dựng ước mơ cho riêng mình”. Bản thân tôi qua các tiết dạy và các giờ sinh hoạt chủ nhiệm luôn hướng các em đến những thái độ sống, suy nghĩ tích cực, lạc quan khi đánh giá nhìn nhận mọi sự việc trong cuộc sống. Động viên, khích lệ các em nên tích cực, lạc quan, tin tưởng vào những ước mơ sáng tạo của mình. Bản thân tôi luôn giúp HS hiểu rằng: Các em hãy tin mình làm được. Hãy khao khát và mong muốn đạt được ước mơ sáng tạo đó một cách mãnh liệt và cả vũ trụ sẽ góp sức giúp đỡ cho các em. 
Tôi thường lấy ngay bản thân mình và những khó khăn trở ngại mình gặp phải ra để làm ví dụ cho HS hiểu, nếu chúng ta suy nghĩ tích cực rồi mọi khó khăn sẽ trôi qua nhanh chóng. Khi HS tin tưởng GV của mình thì bản thân chúng ta cũng sẽ trở thành nguồn cảm hứng, tấm gương cho các em học tập, noi theo. Chỉ cần bản thân các em không ngừng cố gắng. Nếu không thành công trong việc thực hiện ước mơ ấy thì các em cũng sẽ học hỏi được kinh nghiệm. Những kinh nghiệm này sẽ giúp các em trưởng thành hơn, là tiền đề giúp các em thành công sau này. Dù là ước mơ lớn lao hay nhỏ bé, thì khi thực hiện được ước mơ của chính bản thân mình, các em cũng sẽ cảm thấy bản thân mình đã trưởng thành lên rất nhiều. Các em sẽ tự hào về những gì mình đạt được và có thêm động lực để hướng tới những ước mơ tiếp theo lớn hơn, vinh quang hơn. Đó cũng là cách góp phần xây dựng, đóng góp cho xã hội ngày một tươi đẹp hơn, văn minh hơn.
4.2.2.5. Giúp HS Xác định mục tiêu cho ước mơ sáng tạo của mình thật cụ thể:
Sáng tạo cái gì? Thuộc lĩnh vực nào? Dựa vào nguồn thông tin, tri thức nào? Nếu cần sự hỗ trợ phải tìm đến ai? Tốn bao nhiêu thời gian, chi phí, sức lực?
Tôi luôn giúp các em đưa ra những câu hỏi tương tự như trên, làm cho các em hiểu rằng mục tiêu ngắn hay dài, ước mơ to hay nhỏ, đều phụ thuộc ở chính các em. Các em sẽ là người ra quyết định cuối cùng dựa trên năng lực và mong muốn của cá nhân mình. Mỗi khi đã xác định rõ ràng, các em hãy lên kế hoạch thật chi tiết và cụ thể. Rồi từng bước hoàn thành kế hoạch ấy.
Khi hướng dẫn HS nghiên cứu một dự án KHKT, tôi thường hướng dẫn HS chọn lọc ra những điều quan trọng nhất và dồn hết trí lực của bản thân các em vào, lập kế hoạch một cách cụ thể, dự đoán những khó khăn gặp phải và đưa ra phương án giải quyết cho từng khó khăn. Từng bước kiên trì hoàn thành những kế hoạch đã đặt ra, luôn tự động viên khích lệ các em. Không việc gì là không thể nếu các em nỗ lực hết sức.
Ví dụ: Khi hướng dẫn HS nghiên cứu dự án “Thùng rác thông minh” thuộc lĩnh vực Khoa học kỹ thuật, tôi đặt ra cho các em một số câu hỏi: Các em muốn làm một mô hình thùng rác như thế nào? Cách thức, nguyên lý hoạt động của nó? Cần mua những nguyên vật liệu, thiết bị nào? Mua ở đâu? Ai là người hỗ trợ về kỹ thuật nếu các em gặp khó khăn? Cần hỗ trợ bao nhiêu về kinh phí?
4.2.2.6. Hướng dẫn HS áp dụng nguyên tắc 1/99 vào cuộc sống:
Tôi thường xuyên kể và cho HS xem tiểu sử về những thiên tài sáng tạo trong lịch sử nhân loại, để các em thấy rằng: “Những thiên tài chỉ có 1% là trí thông minh, mọi sự thành công là nhờ 99% sự nỗ lực còn lại của bản thân họ”. Ví dụ như trước khi phát minh ra bóng đèn điện Thomas Edison đã từng thất bại hơn 1000 lần. Ông vua gà rán KFC trước đó đã từng nghĩ đến việc tự sát, đã phá sảnđến tuổi 65 mới thành công.
Tôi khuyên các em áp dụng nguyên tắc 1/99 này vào cuộc sống. Muốn làm được điều này, tự bản thân các em phải không ngừng nỗ lực, có mục tiêu cụ thể. Tôi đã hướng dẫn HS chọn lọc ra những điều quan trọng nhất trong con đường hiện thực hóa ước mơ và dồn hết trí lực của bản thân các em vào để đạt được hiệu quả sớm nhất và nhanh chóng nhất. Không việc gì là không thể nếu các em thực sự nỗ lực hết sức.
Ví dụ: Khi hướng dẫn HS nghiên cứu dự án “Văn hóa tu trả hiếu của dân tộc Khmer tại xã Hòa Điền” thuộc lĩnh vực Khoa học xã hội hành vi các em đã gặp bế tắc khi tìm ra các giải pháp giúp bảo tồn và phát huy nét văn hóa này. Tôi hướng dẫn các em đừng nản chí thay vào đó hãy nỗ lực thêm 99% nữa bằng cách đi đến các chùa Khmer, nói chuyện với các sự trụ trì, đi tham gia các buổi lễ của người Khmer để thực sự hiểu họ và nghiên cứu các tư liệu, tìm hiểu các chính sách phát triển văn hóa dân tộc của chính quyềntìm ra các giải pháp khả thi nhất. Sau 6 tháng miệt mài và nỗ lực, các em cũng vượt qua các khó khăn và hoàn thiện báo cáo.
4.2.2.7. Khích lệ, đồng hành cùng HS thực hiện ước mơ sáng tạo: 
Tôi luôn chia sẻ với các đồng nghiệp của mình: “GV dạy mỹ thuật khi phát hiện các em có năng khiếu, ước mơ sáng tạo ra những bức tranh độc đáo, GV dạy Ngữ văn biết được HS mình yêu thích và muốn làm 1 bài thơ, sáng tác ra một vở kịch, GV âm nhạc khi biết HS muốn sáng tác 1 bài hát, có ý tưởng dàn dựng 1 vở nhạc kịch, GV Vật lý biết được có em ước muốn được sáng taọ ra 1 thiết bị điện hoặc 1 thí nghiệm nào đó” Khi đó, thay vì chỉ nghĩ đó là những ý tưởng điên rồ, mất thời gian, thì hãy khuyến khích các em trình bày ước mơ, cung cấp cho các em những nguồn tài liệu tham khảo hữu ích, sẵn sàng làm cố vấn thậm chí làm cộng sự nghiên cứu cùng các em. Giúp các em tự tin vào ước mơ sáng tạo của mình, truyền động lực để các em theo đuổi đến cùng ước mơ đó.
Ví dụ: Khi hướng dẫn HS thực hiện các dự án, tham gia các cuộc thi tôi đều đồng hành, sát cánh cùng các em từ lúc xây dựng kế hoạch cho đến các bước nghiên cứu thực tế, chế tạo, lắp ráp sản phẩm, cùng các em tháo gỡ khó khăn khi tiến hành nghiên cứu. Giúp các em kiểm tra kế hoạch, chỉnh sửa báo cáo, đóng góp ý kiến cho các em về sản phẩm và tìm sự hỗ trợ của các chuyên gia kỹ thuật khi các em gặp trở ngại vì thiếu kiến thức, kinh nghiệm. Cùng các em chia sẻ niềm vui khi sản phẩm hoạt động tốt. Lắng nghe các em thuyết trình và thực hành, đặt ra các câu hỏi để các em tập trả lời trước mỗi cuộc thi.
Khi chọn sự nghiệp giáo dục, tôi luôn nghĩ rằng người GV cần giàu sự nhẫn nại và tình yêu thương. Một lời nói có thể vùi dập tinh thần, nhưng cũng một lời nói lại có thể nâng đỡ và cổ vũ con người. Bởi vậy, hà cớ gì chúng ta cứ phải buông ra những lời than phiền, oán trách, hay chê bai một ai đó? Chỉ cần thay đổi một chút thôi, hãy nói về khuyết điểm bằng những lời khuyên nhủ, nói về ưu điểm bằng những lời động viên, và nói về thành tựu bằng những lời khích lệ, hãy coi HS như con cái của mình để dạy dỗ, chỉ bảo, chúng ta sẽ góp phần tạo ra nhân tài về sáng tạo trong tương lai. 
4.3: Khả năng áp dụng của giải pháp:
Giải pháp này đã được áp dụng thành công tại trường THCS Hòa Điền và có thể nhân rộng để nuôi dưỡng và phát triển các ước mơ sáng tạo cho HS tại các trường khác trong địa bàn huyện, tỉnh. 
4.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp: 
Trong 2 năm áp dụng giải pháp này tại trường THCS Hòa Điền, tôi đã thu nhận được một số kết quả đáng mừng, cụ thể như sau:
Cuộc thi
Năm học 2018-2019
Năm học 2019-2020
Cấp huyện
Cấp tỉnh
Cấp huyện
Cấp tỉnh
Khoa học kỹ thuật
1 giải Nhất
1 giải Ba
1 giải Nhất, 1giải Nhì
2 giải KK
Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng
Giải Nhì
Giải Nhì
Chuẩn bị 2 dự án để tham gia cuộc thi vào tháng 7/2020
Văn hóa đọc
Không tổ chức
1 Giải nhất, 1 Giải chuyên đề
1 Giải nhất, 1 Giải chuyên đề, 3 giải Khuyến khích
Ngoài ra khi áp dụng giải pháp, theo kết quả khảo sát HS khối 8,9 vào cuối học kì II năm học 2019-2020 có 95% HS đã có ước mơ, biết xác định mục tiêu cụ thể để phấn đấu cho bản thân. Các em đã chủ động chia sẻ ước mơ với GV và tích cực tham gia các cuộc thi.
4.5. Tài liệu kèm theo gồm:
- Tài liệu khác: 9 bản
5. Những thông tin cần được bảo mật: (Không có)
6. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: sáng kiến được áp dụng trong điều kiện bình thường.
7. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: Sau khi áp dụng sáng kiến vào thực tế, tôi thu được những kết quả rất tốt. Số lượng và chất lượng các sản phẩm dự thi các cuộc thi về sáng tạo của HS được duy trì và phát triển. Trong 2 năm học, trường THCS Hòa Điền đều có HS đạt giải ở cuộc thi KHKT – một cuộc thi lớn, có rất nhiều sự cạnh tranh và khó khăn cho các thí sinh. Bản thân tôi cũng vinh dự được Phòng GD-ĐT cử Báo cáo tham luận về Hướng dẫn HS tham dự cuộc thi KHKT, được nhận giấy khen của Giám đốc Sở GD-ĐT về Quản trị trường học, được công nhận là điển hình tiên tiến và được UBND huyện tặng giấy khen có thành tích xuất sắc về việc tham gia phong trào thi đua “Dạy tốt – Học tốt” giai đoạn 2015-2020. Có 95% HS các lớp tôi giảng dạy đã biết xác định ước mơ, tìm thấy mục tiêu để phấn đấu cho bản thân. Ngoài ra Cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc các năm tôi đều hướng dẫn học sinh tham gia và đạt giải Nhất cùng các giải Chuyên đề.
8. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có):
9. Danh sách những người đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu (không có):
Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Hòa Điền, ngày 15 tháng 6 năm 2020
 Người nộp đơn
 Nguyễn Thị Quyên

File đính kèm:

  • docxmot_so_giai_phap_nuoi_duong_va_phat_trien_cac_uoc_mo_sang_ta.docx