Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử 9

Đề số 1: Nêu khái quát phong trào GPDT của nhân dân á, Phi, Mĩ từ 1945 đến nay.

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, một cao trào đấu tranh GPDT của nhân dân á, Phi, Mĩ La tinh đó bựng nổ và phỏt triển mạnh mẽ. (Vậy phong trào diễn ra mấy giai đoạn và nội dung từng giai đoạn nh thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu.)

Phong trào có thể đợc chia làm ba giai đoạn chính nh sau:

- Giai đoạn thứ nhất là từ năm 1945 đến những năm 60 của thế kỉ XX.

+ Phong trào nổ ra đầu tiờn là ở 3 nớc Đông Nam á , nhân dân đã chớp thời cơ nổi dậy lật đổ ách thống trị thực dân, phong kiến giành chính quyền: Inđônêxia (17-8-1945), Việt Nam (2-9-1945) và Lào (12-10-1945). Sau đó phong trào lan sang Nam á, Bắc Phi và Mĩ La tinh: Năm 1950 thực dân Anh phải công nhận nền độc lập cho ấn Độ. Năm 1952 nớc Cộng hoà Ai Cập ra đời. Ngày 1-1-1959 cách mạng Cu Ba thắng lợi.

+ Đặc biệt năm 1960, 17 nớc châu Phi giành đợc độc lập làm nên “Năm châu Phi”. Thắng lợi của giai đoạn này đã làm cho hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân cơ bản sụp đổ.

 

doc 102 trang phuongnguyen 23320
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử 9

Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử 9
Tập bài làm và đề tham khảo
Đề số 1: Nêu khái quát phong trào GPDT của nhân dân á, Phi, Mĩ từ 1945 đến nay.
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, một cao trào đấu tranh GPDT của nhân dân á, Phi, Mĩ La tinh đó bựng nổ và phỏt triển mạnh mẽ. (Vậy phong trào diễn ra mấy giai đoạn và nội dung từng giai đoạn như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu.)
Phong trào có thể được chia làm ba giai đoạn chính như sau:
- Giai đoạn thứ nhất là từ năm 1945 đến những năm 60 của thế kỉ XX.
+ Phong trào nổ ra đầu tiờn là ở 3 nước Đông Nam á , nhân dân đã chớp thời cơ nổi dậy lật đổ ách thống trị thực dân, phong kiến giành chính quyền: Inđônêxia (17-8-1945), Việt Nam (2-9-1945) và Lào (12-10-1945). Sau đó phong trào lan sang Nam á, Bắc Phi và Mĩ La tinh: Năm 1950 thực dân Anh phải công nhận nền độc lập cho ấn Độ. Năm 1952 nước Cộng hoà Ai Cập ra đời. Ngày 1-1-1959 cách mạng Cu Ba thắng lợi.
+ Đặc biệt năm 1960, 17 nước châu Phi giành được độc lập làm nên “Năm châu Phi”. Thắng lợi của giai đoạn này đã làm cho hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân cơ bản sụp đổ.
- Giai đoạn thứ hai từ những năm 60 đến những năm 80 của thế kỉ XX. Nét nổi bật của giai đoạn này là sự vươn lên giành độc lập của 3 nước thuộc địa Bồ đào nha : Ghinê xích đạo (9-1974), Môdămbich (6-1975), ănggôla (11-1975) . Thắng lợi của 3 nước này có ý nghĩa quan trọng đối với phong trào giải phóng dân tộc nói chung và nhất là nhân dân châu Phi nói riêng.
- Giai đoạn thứ ba là giai đoạn từ những năm 90 của thế kỉ XX đến nay. ở giai đoạn này phong trào tiêu biểu nhất là phong trào đấu tranh của nhân dân Nam Phi chống chế độ phân biệt chủng tộc (chủ nghĩa Apacthai). Đây là hình thức tồn tại cuối cùng của chủ nghĩa thực dân.
+ Chủ nghĩa Apacthai là chủ nghĩa phân biệt, miệt thị dân tộc vô cùng tàn bạo, hà khắc của những kẻ cực đoan phát xít da trắng đối với người da đen và da màu ở Nam Phi. 
+ Nhân dân Nam Phi dưới sự lãnh đạo của tổ chức “Đại hội dân tộc phi” đã kiên cường, bền bỉ đấu tranh , Liên hiệp quốc và nhân dân tiến bộ thế giới ủng hộ. Kết quả là năm 1980 nhân dân Rôđêdia (Sau này đổi là Dimbabuê) đã giành thắng lợi. Năm 1990 chính quyền da trắng phải tuyên bố xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc ở Tây Nam Phi (Nay là Namibia) và năm 1993 thành trì cuối cùng của chúng ở cộng hoà Nam Phi cũng sụp đổ.
- Từ đây nhân dân các nước á, Phi, Mĩ La tinh chuyển sang nhiệm vụ mới là: Củng cố nền độc lập, xây dựng và phát triển đất nước, xoá bỏ tình trạng nghèo nàn lạc hậu, tiếp tục đấu tranh cho mục tiêu vì hoà bình, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội.
(Đề số 2: Nêu ý nghĩa của phong trào GĐT á, Phi, Mĩ La tinh sau chiến tranh thế giới thứ II.)
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, lịch sử thế giới có nhiều thay đổi quan trọng, một trong những thay đổi đó là sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của phong trào giải phóng dân tộc. Phong trào giải phóng dân tộc có một ý nghĩa vô cùng lớn lao là làm sụp đổ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc và sự ra đời của hơn 100 quốc gia á, Phi, Mĩ La tinh.
- Trước chiến tranh thế giới thứ hai các nước á, Phi, Mĩ La tinh là thuộc địa cuả các nước tư bản phương Tây. Sau chiến tranh thế giới thứ hai phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ, thu nhiều kết quả. Cuối những năm 90 của thế kỉ XX hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đến quốc sụp đổ hoàn toàn.
- Khởi đầu là phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam á, trong đó có 3 nước giành được độc lập: Inđônêxia (17-8-1945), Việt Nam (2-9-1945), Lào (12-10-1945). Tiếp đó tháng 10-1949 nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa ra đời. Phong trào đã lan rộng sang Nam á, Bắc Phi và nhiều nước đã giành độc lập.
+ Đặc biệt năm 1960 được gọi là “năm Châu Phi” với 17 nước giành được độc lập. 
 +Mĩ La tinh: ngày 1-1-1959 cách mạng Cuba thắng lợi, chế độ độc tài thân Mĩ bị lật đổ. Tiếp đó trong những năm 1974-1975 các nước Môdămbích, ănggôla và Ghinêbitxao đã thoát khỏi ách thống trị của thực dân Bồ Đào Nha.
+ Từ giữa những năm 70 đến giữa những năm 90 của thế kỉ XX, chủ nghĩa thực dân chỉ còn tồn tại dưới hình thức thực dân cuối cùng là chế độ phân biệt chủng tộc ở miền Nam châu Phi. Sau nhiều năm đấu tranh ngoan cường, bền bỉ của người da đen, chính quyền thực dân của giai cấp thống trị đã phải tuyên bố xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc. Nổi bật là sự sụp đổ của chế độ phân biệt chủng tộc ở cộng hoà Nam Phi (1993).
 Như vậy, hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc bị sụp đổ hoàn toàn. 
 - Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc đã dẫn tới việc thành lập hàng hoạt nhà nước độc lập làm thay đổi căn bản bộ mặt của các nước á, Phi, Mĩ La tinh, làm thay đổi cục diện thế giới.
- Sau khi giành độc lập, lịch sử các dân tộc á, Phi, Mĩ La tinh đã sang chương mới với nhiệm vụ to lớn là củng cố nền độc lập dân tộc, xây dựng và phát triển đất nước. Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội nhưng nhân dân á, Phi, Mĩ La tinh cũng đã bước đầu giành được nhiều thắng lợi.
+Từ một nước phải nhập khẩu lương thực, nhờ cuộc “cách mạng xanh trong nông nghiệp, ấn Độ đã tự túc được lương thực cho số dân hơn 1 tỉ người. Bên cạnh đó ấn Độ còn nổi tiếng với những sản phẩm công nghiệp, công nghệ thông tin và viễn thông. Hiện nay ấn Độ đã cố gắng vươn lên hàng các cường quốc về công nghệ phần mềm, công nghệ hạt nhân và vũ trụ.
+ Trung Quốc nhờ thực hiện cải cách mở cửa, sau hơn 20 năm, nền kinh tế đã phát triển nhanh chóng: Tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới: Tổng sản phẩm trong nước hàng năm tăng trung bình 9,6%, đứng hàng thứ 3 thế giới. Đầu tư nước ngoài dẫn đầu thế giới, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Địa vị chính trị ngày càng nâng cao trên trường quốc tế.
+ Cuba đã có những chuyển biến tích cực, mức tăng trưởng ngày càng gia tăng. Mêhicô, Achentina, Brazin được xếp vào hàng những nước công nghiệp mới (NIC).
+Việt Nam sau hơn 20 năm đổi mới, tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm sau cao hơn năm trước. Tháng 11-2006 Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới (WTO), Việt Nam đứng trước những thời cơ hứa hẹn tăng trưởng cao.
- ngày nay các nước á, Phi, Mĩ La tinh ngày càng tích cực tham gia và có vai trò quan trọng trong đời sống chính trị thế giới.
Đề số 3: Nêu tình hình chung của các nước châu Phi từ sau 1945 đến nay.
- Với 57 quốc gia, châu Phi có diện tích 30,5 triệu km (gấp 3 lần châu Âu, xấp xỉ châu Mĩ và bằng 3/4 châu á). Châu Phi có các nguồn tài nguyên phong phú và nhiều nông sản quý. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, tiếp theo châu á- nhõn dõn châu Phi cũng đứng lờn giành độc lập . Phong trào nổ ra sớm nhất ở vùng Bắc Phi- nơi có trình độ phát triển cao hơn các vùng khác. Khởi đầu là thắng lợi của cuộc binh biến sĩ quan yêu nước ở Ai Cập (7-1952) lật đổ chế độ quân chủ, thành lập nước cộng hoà Ai Cập. Tiếp đó là thắng lợi của cuộc đấu tranh vũ trang kéo dài từ 1954 – 1962 của nhân dân Angiêri, đó lật đổ ách thống trị của thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc. Năm 1960, 17 nước châu Phi tuyên bố độc lập, được ghi nhận là “năm châu Phi”. Từ giữa những năm 60 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX, Châu Phi trở thành “Lục địa mới trỗi dậy” nổi bật nhất là cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân các nước ănggôla, Môdămbich và Ghinêbitxao nhằm lật đổ ách thống trị của thực dân Bồ Đào Nha. Kết quả 3 nước lần lượt giành độc lập: Ghinêbitxao (9-1974), Môdămbích (6-1975) và ănggôla (11-1975).
- Từ 1975 trở đi cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc tập trung ở miền Nam châu Phi, nhằm xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc, ách thống trị cuối cùng của chủ nghĩa thực dân cũ. Sau nhiều thập niên bền bỉ đấu tranh của người da đen, chính quyền thực dân của người da trắng đã phải tuyên bố xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc. Chính quyền của người da đen đã được thành lập ở Rôđêdia (1980) (Sau đổi thành Dimbabuê) và ở Tây Nam Phi năm 1990 (nay là Namibia). Thắng lợi đặc biệt có ý nghĩa nhất là thắng lợi của nhà nước Cộng hoà Nam Phi.
- Năm 1993 sau hơn 3 thế kỉ tồn tại- Thắng lợi: Nơi sào huyệt cuối cùng của chế độ PBCT. 
- Sau khi thoát khỏi ách thống trị của chủ nghĩa thực dân, các nước châu Phi bắt tay ngay vào công cuộc xây dựng đất nước và phát triển kinh tế. Đây là cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ và thậm chí còn khó khăn hơn cuộc đấu tranh vì độc lập tự do. Những thành tựu ban đầu mà các nước châu Phi đạt được trong những năm đầu sau khi giành độc lập chưa đủ để thay đổi một cách căn bản bộ mặt kinh tế nghèo nàn, lạc hậu.
- Từ những năm 80, đặc biệt là bước vào thập niên 90, châu Phi lại rơi vào thảm cảnh của chiến tranh, tụt hậu và đói nghèo. Châu Phi trở thành lục địa bất ổn nhất thế giới. Đó là các cuộc xung đột, nội chiến đẫm máu do mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo. Tình trạng đói nghèo, nợ nần chồng chất và các loại dịch bệnh hoành hành. Liên hợp quốc xếp 32 trong số 57 nước châu Phi vào nhóm những nước nghèo nhất thế giới. Châu Phi cũng là châu lục có tỉ lệ người mù chữ cao nhất thế giới. Châu Phi cũng là châu được gọi là “Lục địa của bệnh AIDS”.
- Trong những năm gần đây, cùng với sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế, châu Phi đã tích cực tìm kiếm các giải pháp, đề ra những cải cách nhằm giải quyết các cuộc xung đột, khắc phục những khó khăn về kinh tế, thành lập các tổ chức liên minh khu vực, lớn nhất là tổ chức thống nhất châu Phi, nay gọi là Liên minh châu Phi (AU).
Đề số 4: Khái quát tình hình chung của các nước châu á từ sau năm 1945 đến nay.
- Châu á là vùng đông dân cư nhất thế giới, bao gồm những nước có lãnh thổ rộng lớn với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú.
- Từ cuối thế kỉ XIX hầu hết các nước ở châu lục này trở thành những nước thuộc địa, phụ thuộc và là thị trường chủ yếu của các nước tư bản Âu – Mĩ, chịu sự bóc lộc, nô dịch nặng nề của chủ nghĩa thực dân.
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, cao trào đấu tranh giải phóng dân tộc bùng nổ mạnh mẽ, đến những năm 50 của thế kỉ XX hầu hết các nước châu á đã giành được độc lập. Nhưng gần suốt nửa sau thế kỉ XX, tình hình châu á không ổn định, bởi các cuộc chiến tranh xâm lược của các nước đế quốc, nhất là ở khu vực Đông Nam á và Tây á.
- Sau khi giành được độc lập nhiều nước châu á đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế như Xingapo, Thái Lan, Trung Quốc, ấn Độ, Việt nam...
+ ấn Độ: Từ một nước phải nhập khẩu lương thực, ấn Độ đã tự túc được lương thực co số dân hơn 1 tỉ người. Hiện nay ấn Độ đang cố gắng vươn lên hàng các cường quốc về công nghệ phần mềm, công nghệ hạt nhân và công nghệ vũ trụ.
+ Trung Quốc nhờ thực hiện cải cách mở cửa, sau hơn 20 năm, nền kinh tế đã phát triển nhanh chóng: Tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới: Tổng sản phẩm trong nước hàng năm tăng trung bình 9,6%, đứng hàng thứ 3 thế giới. Đầu tư nước ngoài dẫn đầu thế giới, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Địa vị chính trị ngày càng nâng cao trên trường quốc tế.
+ Singapo : Được xem là “con rồng nhỏ” chõu ỏ , cú tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất vựng Đụng nam Á
+ Thỏi lan : cũng cú tốc độ tăng trưởng cao , nhất là nụng nghiệp (đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo) và du lịch..
+Malaixia; Từ năm 1965 – 1983 tốc độ tăng trưởng hàng năm là 6,3%
+ Việt nam cũng là nước đang đứng trước triển vọng đầy hứa hẹn . qua 20 năm đổi mới , tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm sau cao hơn năm trước . Từ năm 2000 – 2005 hàng năm tăng 7,5% . Thỏng 11-2006 Việt nam là thành viờn thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO . Việt nam đang đứng trước những thời cơ lớn , hứa hẹn những tăng trưởng kinh tế cao .
- Do vị trí chiến lược quan trọng, các nước đế quốc cố tìm mọi cách để duy trì địa vị thống trị của chúng ở châu lục này, chính vì vậy hầu như nửa sau thế kỉ XX tình hình châu á không ổn định. Những cuộc xung đột khu vực và tranh chấp biên giới, lãnh thổ hoặc tiếp tay cho phong trào li khai , khủng bố nhất là ở các nước Tây á (vùng trung đông), Nam á và Đông Nam á 
Đề số 5:Nêu những nét chung của châu Mĩ Latinh từ sau năm 1945 đến nay.
- Mĩ La tinh có hơn 20 nước kéo dài từ Mêhicô đến Achentina với diện tích trên 20 triệu kilômét vuông và dân số khoản 774 triệu người, là vùng đất giàu tài nguyên thiên nhiên. Từ những thập niên đầu thế kỉ XIX nhiều nước đã giành được độc lập như Braxin, Achentina, Venexuela, Pêru nhưng đầu thế kỉ XX lại trở thành “sân sau” của đế quốc Mĩ.
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai Mĩ dựng nên các chế độ độc tài thân Mĩ. Nhân dân liên tục nổi dậy đấu tranh . Thắng lợi của cách mạng Cu Ba (1-1-1959) đó mở ra một giai đoạn mới - khởi nghĩa vũ trang, đánh dấu một bước phát triển mới cho phong trào giải phóng dân tộc của nhõn dõn cỏc nước Mỹ la tinh. 
- Từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX, cao trào đấu tranh phát triển mạnh mẽ, đấu tranh vũ trang diễn ra ở nhiều nước, Mĩ latinh trở thành “Lục địa bựng chỏy”. Các chính quyền độc tài ở nhiều nước bị lật đổ, các chính phủ dân tộc dân chủ được thành lập. Trong đó nổi bật nhất là các sự kiện ở Chilê và Nicaragoa.
- Từ những năm 80 của thế kỉ XX, nhân dân Mĩ latinh đang vừa củng cố độc lập vừa phát triển kinh tế, từng bước thoát khỏi sự lệ thuộc, nô dịch của Mĩ. Trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, cá nước Mĩ latinh đã thu được những thành tựu quan trọng: củng cố độc lập chủ quyền, dân chủ hóa sinh hoạt chính trị, tiến hành cải cách kinh tế, thành lập các tổ chức liên minh khu vực để cùng nhau hợp tác và phát triển kinh tế.
Đề số 6: Nêu tình hình chung khu vực Đông Nam á từ sau 1945 đến nay.
Đông Nam á là khu vực có diện tích gồm 4,5 triệu km với hơn 500 triệu dân và bao gồm 11 nước- phần lớn các nước nằm sát biển và rất giàu tài nguyên thiên nhiên.
Trước chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước Đông Nam á (trừ Thái Lan) là thuộc địa của các nước Tư bản Anh, Pháp, Mĩ, Hà Lan. Khi chiến tranh thế giới thứ hai lan rộng khắp thế giới (12-1941) các nước Đông Nam á bị quân Nhật chiếm, thống trị và gây nhiều tội ác đối với nhân dân khu vực này. Cuộc đấu tranh chống phát xít Nhật bùng lên mạnh mẽ ở khắp nơi.
Lợi dụng thời cơ Nhật đầu hàng đồng minh (8-1945) nhân dân các nước Đông Nam á đã nổi dậy giành chính quyền, lật đổ ách thống trị của phát xít Nhật (điển hình là Việt Nam).
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, các nước đế quốc trở lại xâm lược, nhân dân các nước Đông Nam á tiếp tục tiến hành kháng chiến. Kết quả, đến giữa những năm 50 của thế kỉ XX các nước lần lượt giành được độc lập dân tộc. Riêng 3 nước Đông dương từ những năm 60 đến năm 1975 đã kiên cường chống sách xâm lược của đế quốc Mĩ. Thắng lợi của Việt Nam, Lào, Campuchia là thắng lợi to lớn nhất trước một kẻ thù giàu mạnh, hung hãn nhất.
- Từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX các nước Đông Nam á đã có sự phân hoá trong đường lối đối ngoại: Một số nước tham gia khối quân sự Đông Nam á (SEATO) trở thành thành đồng minh của Mĩ (Thái Lan, Philippin) một số nước thi hành chính sách hoà bình trung lập (Inđônêxia, Mianma).
- Từ cuối những năm 70 sau khi giành độc lập các nước: Thái Lan, Inđônêxia, Philippin, Malaixia, Xingapo, đã thành lập hiệp hội các nước Đông Nam á (ASEAN) để giúp nhau phát triển kinh tế và các nước này đều đạt được những thành tựu đáng kể về kinh tế trong những năm 70 đến những năm 80 của thế kỉ XX.
- Từ những năm 90 tất cả các nước trong khu vực đã tham gia vào tổ chức ASEAN, mở ra một chương mới trong lịch sử khu vực Đông Nam á. ASEAN từ một tổ chức lỏng lẻo, non yếu đã nhanh chóng trở thành một tổ chức liên kết toàn diện lấy phát triển kinh tế làm hoạt động trọng tâm, ngày càng phát triển mạnh mẽ thu hút sự quan tâm hợp tác của nhiều nền kinh tế, nhiều tổ chức ở nhiều khu vực.
Việt Nam từ khi tham gia (7-1995) đến nay luôn hoạt động tích cực vì một Đông Nam á ổn định và thịnh vượng, đã đạt nhiều thành tựu và có nhiều đóng góp quan trọng làm thay đổi căn bản bộ mặt các nước Đông Nam á nói chung và vị thế của mình nói riêng.
Đề số 8: Trình bày hoàn cảnh ra đời, mục tiêu, nguyên tắc. Quá trình phát triển của ASEAN. Mối quan hệ giữa Việt Nam với ASEAN.
- Hoàn cảnh: ASEAN ra đời trong bối cảnh khu vực và thế giới có nhiều biến chuyển to lớn. 
- Sau khi giành được độc lập các nước Đông Nam á có yêu cầu hợp tác để cựng phát triển. Cỏc nước Đông Nam á chủ trương thành lập một tổ chức Liên minh khu vực nhằm cùng nhau hợp tác phát triển, đồng thời hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực.
+ Ngày 8/8/1967 Hiệp hội các nước Đông Nam á (viết tắt là ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của 5 nước: Inđônêxia, Malaixia, Philippin, Xingapo và Thái Lan.
- Mục tiêu hoạt động: Là phát triển kinh tế, văn hoá thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hoà bình và ổn định khu vực.
- Nguyên tắc cơ bản trong quan hệ:
+ Tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Giải quyết mọi tranh chấp bằng phương pháp hoà bình.
+ Hợp tác và phát triển.
Quá trình phát triển:
- Giai đoạn từ 1975, cuối những năm 80 của thế kỉ XX: là thời kì kinh tế các nước ASEAN tăng trưởng mạnh.
- Tháng 1-1984 Bru-nây gia nhập, trở thành thành viên thứ 6 của ASEAN.
- Đầu những năm 90 của thế kỉ XX, ASEAN tiếp tục được mở rộng trong bối cảnh khu vực và thế giới có nhiều thuận lợi, xu hướng nổi bật là sự mở rộng thành viên.
+ Tháng 7-1992 Việt Nam là Lào tham gia hiệp ước Bali và đến tháng 7-1995 Việt Nam gia nhập ASEAN .
+ Tháng 9-1997 Lào và Mianma gia nhập ASEAN .
+ Tháng 4-1999 Campuchia gia nhập trở thành thành viên thứ 10. Lần đầu tiên tất cả các nước Đông Nam á cùng tập trung trong một tổ chức.
- Trên cơ sở đó, ASEAN chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế, đồng thời xây dựng một khu vực Đông Nam á hoà bình, ổn định để cùng phát triển phồn vinh.
Quan hệ giữa Việt Nam và ASEAN: quan hệ giữa Việt Nam với ASEAN diễn ra phức tạp, có lúc hoà dịu có lúc căng thẳng theo sự biến động của quốc tế và khu vực, nhất là tình hình phức tạp ở Campuchia. 
- 1975 cuộc khỏng chiến chống Mỹ cứu nước kết thỳc thắng lợi : Quan hệ giữa Vietj nam với ASEAN dược cải thiện , bắt đầu cú những chuyến thăm viếng lẫn nhau của cỏc quan chức cao cấp
Từ thỏng 12-1978 “ vấn đề Căm pu chia “: Do cú sự kớch động của bờn ngoài , quan hệ giữa Việt nam và ASEAN trở nờn căng thẳng , đối đầu .
Từ cuối những năm 80, quan hệ Việt nam - ASEAN chuyển từ “đối đầu” sang “đối thoại” và nhất là sau khi vấn đề Campuchia được giải quyết bằng hiệp định Pa ri (10-1991), Việt Nam thực hiện chính sách “muốn làm bạn với tất cả các nước”, quan hệ giữa Việt Nam và ASEAN ngày càng cải thiện.A SEAN cú xu hướng mở rộng thành viờn .
Tháng 7-1992 Việt Nam tham gia hiệp ước Bali, đõy là bước đi đầu tiờn tạo cơ sở để việt nam hũa nhập vào cỏc hoạt động của khu vực Đụng nam Á
7/1995 Việt Nam trở thành thành viờn thứ 7 , quan hệ ngày càng phỏt triển hơn về mọi mặt .
 Đề số 9: Tại sao nói: Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX “một chương mới đã mở ra trong lịch ử khu vực Đông Nam á”.
- Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, “một chương mới đã mở ra trong lịch ử khu vực Đông Nam á” chúng ta khẳng định điều đó vì: Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, tình hình khu vực được cải thiện rõ rệt- xu thế chung là đối thoại, vấn đề Campuchia đã được giải quyết ổn thoả. Xu hướng nổi bật đầu tiên là sự mở rộng thành viên của tổ chức ASEAN.
- Tháng 7-1992 Việt Nam và Lào chính thức tham gia hiệp ước Bali (1976). Đây là bước đi đầu tiên tạo cơ sở để Việt Nam hoà nhập vào các hoạt động của khu vực Đông Nam á. Tiếp đó, tháng 7-1995 Việt Nam chính thức gia nhập và trở thành thành viên thứ bảy của ASEAN. 
+Tháng 9-1997 Lào, Mianma gia nhập ASEAN. 
+Tháng 4-1999, Campuchia được kết nạp vào tổ chức này. Đây là thành viên thứ 10 của ASEAN.
- Như thế, ASEAN từ sáu nước đã phát triển thành mười nước thành viên. Lần đầu tiên trong lịch sử khu vực, mười nước Đông Nam á cùng đứng trong một tổ chức thống nhất.
- Trên cơ sở đó, ASEAN đã chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế, đồng thời xây dựng một khu vực Đông Nam á hoà bình, ổn định để cùng nhau phát triên phồn vinh.
- Năm 1992 ASEAN quyết định biến Đông Nam á thành một khu vực mậu dịch tự do (AFTA) trong vòng 10- 15 năm.
- Năm 1994, ASEAN lập diễn đàn khu vực (ARF) với sự tham gia của 23 quốc gia trong và ngoài khu vực nhằm tạo nên một môi trường hoà bình, ổn định cho công cuộc hợp tác phát triển của Đông Nam á.
Như vậy ta có thể nói: Từ những năm 90 của thế kỉ XX “Một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam á”. 
Đề số 10: Hãy trình bày những nét chính tình hình kinh tế- chính trị- khoa học kĩ thuật của Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai.
- Kinh tế: Sau chiến tranh thế giới thứ hai kinh tế Mĩ phát triển vượt bậc, nước Mĩ trở thành nước giàu nhất thế giới và là trung tâm kinh tế- tài chính duy nhất của thế giới trong giai đoạn 1945 đến đầu những năm 70.
+ Về công nghiệp, sản lượng công nghiệp hàng năm tăng 14%, từ năm 1945 – 1949 chiếm hơn một nửa tổng sản lượng công nghiệp thế giới (56,1%).
+ Về nông nghiệp, sản lượng tăng 27% so với trước chiến tranh và gấp 2 lần của Anh, Pháp, Tây, Đức, Italia và Nhật cộng lại.
+ Về tài chính, nắm 3/4 dự trữ vàng của thế giới và là chủ nợ của thế giới. * * Nguyên nhân làm cho kinh tế Mĩ phát triển vượt bậc như vậy là do:
- Khụng bị chiến tranh tàn phỏ
- Thu nhiều lợi nhuận từ bán vũ khí. 
Thứ ba nước Mĩ giàu có tài nguyên, nhân công lao động dồi dào và có tay nghề kĩ thuật cao . 
- Từ những năm 70 của thế kỉ XX nền kinh tế Mĩ lại suy giảm tương đối, làm cho vị trí của Mĩ không còn giữ được như trước nữa, cụ thể: 
+Sản lượng công nghiệp chỉ còn 40% (1973) của thế giới . 
+ dự trữ vàng cũng chỉ còn 11,9 tỉ USD. 
Nguyờn nhõn :
+ Mĩ liên tục vấp phải suy thoái khủng hoảng . 
+ bị các nước Nhật Bản, Tây Âu cạnh tranh. 
+ Mĩ chi những khoản tiền khổng lồ đ chạy đua vũ trang, sản xuất vũ khí hiện đại, xây dựng hàng nghìn căn cứ quân sự và tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược. 
+ Tình hình giàu nghèo trong nước đã thường xuyên gây bất ổn xã hội Mĩ.
* Chính trị:
- Về đối nội: Thi hành chính sách phân biệt chủng tộc, thẳng tay đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân và ban hành nhiều đạo luật phản động, hạn chế mọi quyền tự do dân chủ. 
- Về đối ngoại: Đề ra và thao đuổi “Chiến lược toàn cầu” đầy tham vọng, đầy hiếu chiến và phản động. Tuy thực hiện được một số mưu đồ nhưng Mĩ cũng vấp phải nhiều thất bại nặng nề trong việc can thiệp vào Trung Quốc (1945- 1946) Cuba (1959-1960) đặc biệt là cuộc chiến tranh Việt Nam.
+ Hiện nay Mĩ âm mưu xác lập trật tự thế giới “đơn cực” nhưng cũng gặp muôn vàn khó khăn trước mắt.
* Khoa học kĩ thuật:
+ Nhờ những điều kiện thuận lợi, Mĩ sớm đầu tư nghiên cứu khoa học và tiến hành cách mạng KHKT.
+ Thành tựu: Sáng chế ra các công cụ sản xuất mới, năng lượng mới, vật liệu mới, cách mạng xanh, giao thông và thông tin liên lạc, chinh phục vũ trụ, sản xuất vũ khí hiện đại..
Đề số 12: Quá trình hình thành và sụp đổ của trật tự thế giới hai cực Ianta.
- Khái niệm TTTG: Là sự sắp xếp, phân bổ và cân bằng quyền lực giữa cá cường quốc nhằm duy trì sự ổn định của hệ thống các quan hệ quốc tế.
Sự hình thành TTTG sau chiến tranh.
- Hoàn cảnh: Tháng 2-1945 Hội nghị cấp cao 3 cường quốc (Liên Xô- Anh- Mỹ) được tiến hành ở Ianta (Liên Xô) 
- Nội dung hội nghị: 
+Về việc kết thúc chiến tranh ở châu Âu và châu á- Thái Bình Dương ba cường quốc đã thống nhất là sẽ tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức, ý, Nhật nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
+Về thoả thuận việc phân chia khu vực ảnh hưởng giữa 2 cường quốc Mĩ và Liên Xô.
Cụ thể: Liên Xô chiếm đóng và kiểm soát vùng Đông Âu, đông nước Đức và bắc Triều Tiên .
+ Thống nhất thành lập tổ chức Liên hợp quốc để giữ gìn hoà bình, an ninh và trật tự thế giới sau chiến tranh.
- Toàn bộ những thoả thuận quy định trên đã trở thành khuôn khổ của một trật tự thế giới mới mà lịch sử gọi là trật tự hai cực Ianta do Liên Xô và Mĩ đứng đầu mỗi cực. 
– Hậu quả :
+ những cuộc chiến tranh khu vực ác liệt làm tổn thất tiền của rất lớn, việc chạy đua vũ trang, thiết lập hệ thống căn cứ quân sự, sản xuất vũ khí hiện đại 
-Lý do chấm dứt “chiến tranh lạnh”:
+Tình trạng căng thẳng trên thế giới kéo dài cùng với chiến tranh lạnh giữa hai phe đã làm cho kinh tế, chính trị của Liên Xô và Mĩ ngày càng giảm sút 
+ ngày càng đứng trước nhiều khó khăn, thách thức do bị Tõy õu , Nhật bản cạnh tranh gay gắt .
+ Cả Mĩ và Liên Xô muốn vươn lên kịp các nước khác thì phải thoát khỏi sự “đối đầu” để ổn định phát triển kinh tế. 
Tháng 12-1989 tổng thống Mĩ (Busơ) và tổng bí thư Đảng cộng sản Liên Xô (Goocbachop) đã cùng nhau tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh.
Sau sự kiện 25-12-1991 ở Liên Xô, trật tự hai cực Ianta chính thức sụp đổ.
Đề 13: Nêu sự hình thành (nguyên nhân) biểu hiện, hậu quả và chấm dứt “chiến tranh lạnh”.
Khái niệm: Chiến tranh lạnh và chính sách thù địch về mọi mặt của Mĩ và các nước đế quốc trong quan hệ với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.
- Nguyên nhân: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào cách mạng ở các nước thắng trận cũng như bại trận đều phát triển mạnh. Hệ thống xã hội chủ nghĩa đã hình thành và ngày càng lớn mạnh, phong trào giải phóng dân tộc ở các nước á, Phi, Mĩ la tinh phát triển như vũ bão. Trước tình hình đó, tháng 3/1947, Tơruman phát động “chiến tranh lạnh” nhằm chống lại Liên Xô, các nước xã hội chủ nghĩa và phong trào giải phóng dân tộc hòng thực hiện chiến lược toàn cầu phản cách mạng của Mĩ.
- Biểu hiện: Các nước đế quốc (đứng đầu là Mĩ) chạy đua vũ trang, tăng cường ngân sách quân sự, xây dựng các khối quân sự và căn cứ quân sự khắp nơi trên thế giới như NATO, SEATO, CENTO phát động hàng chục cuộc chiến tranh lớn nhỏ dưới nhiều hình thức khác nhau nhằm chống lại cách mạng thế giới. Bao vây kinh tế, cô lập chính trị, đảo chính chống các nước xã hội chủ nghĩa.
- Hậu quả: Tuy không nổ ra một cuộc chiến tranh thế giới nhưng trong gần nửa thế kỉ của “chiến tranh lạnh” thế giới luôn nằm trong tình trạng căng thẳng, nhiều cuộc chiến tranh cục bộ đã nổ ra ở một số khu vực như Đông Nam á, Đông Bắc á, Trung Đông.
- Chiến tranh lạnh chấm dứt: tháng 12/1989 tổng thống Mĩ (Busơ) và tổng bí thư Đảng cộng sản Liên Xô (Goocbachôp) đã cùng nhau tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh.
Lí do: Qua hơn 40 năm chạy đua vũ trang cả Mĩ và Liên Xô đều bị suy giảm “thế mạnh” của họ so với nhiều nước.
- Mĩ và Liên Xô đều đứng trước khó khăn và thách thức lớn: Đó là sự vươn lên của Tây Âu Nhật Bản. Do vậy muốn vươn lên kịp các nước khác thì cả 2 nước phải chấm dứt sự “đối đầu” để ổn định và phát triển kinh tế.
Đề 14 : Hãy nêu nguồn gốc. Thành tựu và ý nghĩa tác động của cách mạng khoa học kĩ thuật lần thứ hai.
- Về nguồn gốc: Cũng như cách mạng công nghiệp ở thế kỉ XVIII- XIX, cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật ngày nay diễn ra là do những đòi hỏi của cuộc sống, của sản xuất, nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người. Nhất là trong tình hình bùng nổ dân số thế giới và vơi cạn nghiêm trọng các nguồn tài nguyên thiên nhiên. 
- Những thành tựu: Cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật lần thứ hai được tiến hành từ những năm 40 của thế kỉ XX cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật có nội dung phong phú, phạm vi rộng lớn đã làm xuất hiện nhiều ngành khoa học mới như: Điều khiển học, tự động hoá, du hành vũ trụ Cuộc cách mạng chưa kết thúc nhưng đã thu được những thành tựu vô cùng to lớn là: 
+Trong khoa học cơ bản đã đạt được những bước nhảy vọt chưa từng thấy trong các ngành: toán, lí, hoá, sinh . 
+ phát minh ra những công cụ sản xuất mới trong đó quan trọng nhất là máy tính điện tử, máy tự động và hệ thống máy tự động vừa cho chất lượng sản phẩm tốt vừa cho năng suất cao.
+Tìm ra những nguồn năng lượng mới vừa sạch, vừa nhiều vừa rẻ như năng lượng mặt trời, năng lượng thủy triều, năng lượng gió đặc biệt là năng lượng nguyên tử đang được sử dụng phổ biến. 
+Sáng chế ra những vật liệu mới như chất dẻo Polime, các vật liệu sạch siêu bền, siêu nhẹ, siêu dẫn. 
+Cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp như: cơ khí hoá, điện khí hoá, thuỷ lợi hoá, lai tạo giống 
+ Những tiến bộ thần kì trong lĩnh vực giao thông vận tải (máy bay tàng hình, tàu chạy trên điện từ) và thông tin liên lạc.
+ Chinh phục vũ trụ, thám hiểm mặt trang năm 1969.
- Về ý nghĩa và tác động:
* Mặt tích cực: Cuộc cách mạng KH-KT có ý nghĩa vô cùng to lớn :
- như một cột mốc chói lọi trong lịch sử tiến hoá văn minh của loài người, mang lại những tiến bộ phi thường, những thành tựu kì diệu và những thay đổi to lớn trong cuộc sống con người.
- Cách mạng KH- KT đã cho phép con người thực hiện những bước nhảy vọt chưa từng thấy về sản xuất.
- Về năng suất lao động, nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống của con người với những hàng hoá mới và tiện nghi sinh hoạt mới.
- Cách mạng KH-KT đã đưa tới những thay đổi lớn về cơ cấu dân cư- lao động trong nông nghiệp và công nghiệp giảm dần, tỉ lệ dân cư trong các ngành dịch vụ ngày càng tăng lên, nhất là ở các nước phát triển cao. 
*Mặt hạn chế: Cuộc cách mạng KH-KT cũng đã mang lại những hậu quả tiêu cực (chủ yếu do chính con người tạo nên). 
+ Đó là việc chế tạo các loại vũ khí và phương tiện quân sự có sức tàn phá và huỷ diệt sự sống. 
+ Đó là nạn ô nhiễm môi trường (ô nhiễm khí quyển, đại dương, sông hồ và cả những “bãi rác” trong vũ trụ). 
+Việc nhiễm phóng xạ nguyên tử, những tai nạn lao động vài nạn giao thông, những dịch bệnh mới cùng đe doạ về đạo đức xã hội và an ninh đối với con người.
THỜI CƠ VÀ THÁCH THỨC CỦA VIỆT NAM KHI GIA NHẬP ASEAN
Thời cơ : 
+ Cú điều kiện để hội nhập vào nền KT của TG và khu vực
+ Cú điều kiện để rỳt ngắn khoảng cỏch với cỏc nước phỏt triển
 +Cú điều kiện để học hỏi và tiếp thu trỡnh độ quản lớ KTcủa cỏc nước trong khu vực
 + Tiếp thu những thành tựu KH-KT tiờn tiến nhất của thế giới để phỏt triển KT .
 + Cú điều kiện để giao lưu văn húa , giỏo dục , thể thao..với cỏc bạn bố trong khu vực .
Thỏch thức :
+ Nếu khụng tận dụng được thời cơ để phỏt triển thỡ KT nước ta sẽ cú nguy cơ bị tụt h
 + sự cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước với nước ngoài .
+ Hội nhập dễ bị “hũa tan “, đỏnh mất bản sắc và truyền thống văn húa của dõn tộc .
Liờn hệ bản thõn :
-HS là chủ nhõn tương lai của đất nước phải tớch cực học tập văn húa , rốn luyện phảm chất đạo đức để trở thành cụng dõn cú ớch .
- Tiếp cận, ứng dụng KH-KT để phỏt triển KT đất nước .
- Quảng bỏ với

File đính kèm:

  • doctai_lieu_boi_duong_hoc_sinh_gioi_mon_lich_su_9.doc