Tài liệu tập huấn môn Lịch sử Lớp 9

Phần 1

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

I. Nội dung chủ yếu của chương trình giáo dục phổ thông mới

II. Điều chỉnh nội dung dạy học các chương trình môn học lớp 9 trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành đáp ứng yêu cầu học lớp 10 chương trình giáo dục phổ thông mới

III. Xây dựng kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn

IV. Xây dựng kế hoạch bài dạy

V. Một số lưu ý về phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực

 

docx 100 trang phuongnguyen 28/07/2022 21620
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu tập huấn môn Lịch sử Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu tập huấn môn Lịch sử Lớp 9

Tài liệu tập huấn môn Lịch sử Lớp 9
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VỤ GIÁO DỤC TRUNG HỌC DỰ ÁN RGEP
TÀI LIỆU TẬP HUẤN 
TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN TRƯỜNG TRUNG HỌC VỀ DẠY HỌC TRONG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG HIỆN HÀNH ĐÁP ỨNG YÊU CẦU PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC HỌC SINH
MÔN: Lịch sử Lớp 9
(Dành cho tổ/nhóm trưởng chuyên môn)
Hà Nội, tháng 12 năm 2020
Mục lục
Trang
Phần 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
I. Nội dung chủ yếu của chương trình giáo dục phổ thông mới
2
II. Điều chỉnh nội dung dạy học các chương trình môn học lớp 9 trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành đáp ứng yêu cầu học lớp 10 chương trình giáo dục phổ thông mới
7
III. Xây dựng kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn
8
IV. Xây dựng kế hoạch bài dạy
13
V. Một số lưu ý về phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực
16
Phần 2
RÀ SOÁT, ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG DẠY HỌC CHƯƠNG TRÌNH LỊCH SỬ 2006 THEO ĐỊNH HƯỚNG CHƯƠNG TRÌNH LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÝ 2018 - LỚP 9 THCS
I. Nguyên tắc điều chỉnh nội dung dạy học
20
II. Khung rà soát, điều chỉnh Chương trình Lịch sử 2006 và phân môn Lịch sử trong chương trình Lịch sử và Địa lý – lớp 9 THCS
20
Phần 3
TỔ CHỨC DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH MÔN LỊCH SỬ
36
GIỚI THIỆU MỘT SỐ KẾ HOACH BÀI DẠY (giáo án) ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG DẠY HỌC CHƯƠNG TRÌNH LỊCH SỬ 2006 THEO ĐỊNH HƯỚNG CHƯƠNG TRÌNH LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÝ 2018 - LỚP 9 THCS
46
Phần 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
I. Nội dung chủ yếu của chương trình giáo dục phổ thông mới
Thực hiện mục tiêu của Nghị quyết 29: "Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời. Hoàn thành việc xây dựng chương trình giáo dục phổ thông giai đoạn sau năm 2015. Bảo đảm cho học sinh có trình độ trung học cơ sở (hết lớp 9) có tri thức phổ thông nền tảng, đáp ứng yêu cầu phân luồng mạnh sau trung học cơ sở; trung học phổ thông phải tiếp cận nghề nghiệp và chuẩn bị cho giai đoạn học sau phổ thông có chất lượng. Nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục, thực hiện giáo dục bắt buộc 9 năm từ sau năm 2020.", Chương trình giáo dục phổ thông mới được chia thành hai giai đoạn: giai đoạn giáo dục cơ bản (từ lớp 1 đến lớp 9) và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (từ lớp 10 đến lớp 12).
Nội dung giáo dục ở cấp Tiểu học bao gồm 11 môn học và hoạt động giáo dục bắt buộcTiếng Việt; Toán; Đạo đức; Ngoại ngữ 1 (ở lớp 3, lớp 4, lớp 5); Tự nhiên và Xã hội (ở lớp 1, lớp 2, lớp 3); Lịch sử và Địa lí (ở lớp 4, lớp 5); Khoa học (ở lớp 4, lớp 5); Tin học và Công nghệ (ở lớp 3, lớp 4, lớp 5); Giáo dục thể chất; Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật); Hoạt động trải nghiệm.
 và 2 môn học tự chọnTiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 1 (ở lớp 1, lớp 2).
. Thời lượng giáo dục 2 buổi/ngày, mỗi ngày bố trí không quá 7 tiết học; mỗi tiết học 35 phút (có hướng dẫn cho các trường chưa đủ điều kiện tổ chức dạy học 2 buổi/ngày).
Nội dung giáo dục cấp Trung học cơ sở bao gồm 12 môn học và hoạt động giáo dục bắt buộcNgữ văn; Toán; Ngoại ngữ 1; Giáo dục công dân; Lịch sử và Địa lí; Khoa học tự nhiên; Công nghệ; Tin học; Giáo dục thể chất; Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật); Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; Nội dung giáo dục của địa phương.
 và 2 môn học tự chọnTiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2.
. Thời lượng giáo dục1 buổi/ngày, mỗi buổi không bố trí quá 5 tiết học;mỗi tiết học 45 phút (có hướng dẫn các trường đủ điều kiện thực hiện dạy học 2 buổi/ngày).
Nội dung giáo dục cấp Trung học phổ thông gồm 7 môn học và hoạt động giáo dục bắt buộcNgữ văn; Toán; Ngoại ngữ 1; Giáo dục thể chất; Giáo dục quốc phòng và an ninh; Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; Nội dung giáo dục của địa phương.
; 2 môn học tự chọnTiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2.
; chọn 5 môn học từ 3 nhóm môn học (mỗi nhóm chọn ít nhất 1 môn học): Nhóm môn khoa học xã hội: Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật; Nhóm môn khoa học tự nhiên: Vật lí, Hoá học, Sinh học; Nhóm môn công nghệ và nghệ thuật: Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật).
Các chuyên đề học tập: Mỗi môn học Ngữ văn, Toán, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật có một số chuyên đề học tập tạo thành cụm chuyên đề học tập của môn học nhằm thực hiện yêu cầu phân hoá sâu, giúp học sinh tăng cường kiến thức và kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức giải quyết những vấn đề của thực tiễn, đáp ứng yêu cầu định hướng nghề nghiệp. Thời lượng dành cho mỗi chuyên đề học tập là 10 tiết hoặc 15 tiết; tổng thời lượng dành cho cụm chuyên đề học tập của một môn học là 35 tiết/năm học. Ở mỗi lớp 10, 11, 12, học sinh chọn 3 cụm chuyên đề học tập của 3 môn học phù hợp với nguyện vọng của bản thân và khả năng tổ chức của nhà trường.Thời lượng giáo dục1 buổi/ngày, mỗi buổi không bố trí quá 5 tiếthọc; mỗi tiết học 45 phút (có hướng dẫn các trường đủ điều kiện thực hiện dạy học 2 buổi/ngày).
Với cấu trúc nội dung nêu trên, Chương trình giáo dục phổ thông mới bảo đảm theo yêu cầu của Nghị quyết 29, cụ thể như sau:
1. Chương trình giáo dục phổ thông mới kế thừa chương trình giáo dục phổ thông hiện hành về mục tiêu giáo dục con người toàn diện, giúp học sinh phát triển về đức, trí, thể, mỹ; các phương châm giáo dục nền tảng như "Học đi đôi với hành", "Lý luận gắn liền với thực tiễn", "Giáo dục nhà trường gắn liền với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội"; nội dung giáo dục tập trung vào những giá trị cơ bản của văn hóa dân tộc, bảo đảm phù hợp với đặc điểm con người và văn hóa Việt Nam.
Về hệ thống môn học, hầu hết tên các môn học được giữ nguyên như Chương trình hiện hành. Trong Chương trình mới, chỉ có môn Tin học và Công nghệ, Hoạt động trải nghiệm ở tiểu học, Lịch sử và Địa lý, Khoa học tự nhiên ở cấp trung học cơ sở và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ở cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông là những tên gọi mới. Việc đổi tên môn Kỹ thuật ở tiểu học thành Tin học và Công nghệ là do Chương trình mới bổ sung phần Tin học và tổ chức lại nội dung phần Kỹ thuật. Tuy nhiên, trong Chương trình hiện hành, môn Tin học đã được dạy từ lớp 3 như một môn tự chọn. Ở cấp trung học cơ sở, môn Khoa học tự nhiên gồm ba phân môn Vật lý, Hóa học, Sinh học và một số chủ đề tích hợp; môn Lịch sử và Địa lý cũng gồm hai phân môn Lịch sử, Địa lý và một số chủ đề tích hợp tương tự.
Hoạt động trải nghiệm hoặc Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ở cả ba cấp học cũng là một nội dung quen thuộc vì được xây dựng trên cơ sở các hoạt động giáo dục tập thể như chào cờ, sinh hoạt lớp, sinh hoạt Sao Nhi đồng, Đội TNTP Hồ Chí Minh, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp Thanh niên Việt Nam và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (tham quan, lao động, hướng nghiệp, thiện nguyện, phục vụ cộng đồng,) trong Chương trình hiện hành.
2. Chương trình giáo dục phổ thông mới bảo đảm tính giảm tải so với chương trình hiện hành. Bên cạnh một số kiến thức được cập nhật để phù hợp với những thành tựu mới của khoa học - công nghệ và định hướng mới của chương trình, kiến thức nền tảng của các môn học trong Chương trình mới chủ yếu là những kiến thức cốt lõi, tương đối ổn định trong các lĩnh vực tri thức của nhân loại, được kế thừa từ chương trình hiện hành, nhưng được tổ chức lại để giúp học sinh phát triển phẩm chất và năng lực một cách hiệu quả hơn. Những kiến thức nặng tính hàn lâm không thích hợp với học sinh phổ thông đã được cắt bỏ. Về thời lượng dạy học, Chương trình mới thực hiện giảm tải so với Chương trình hiện hành trên cơ sở bảo đảm sự tương quan về thời lượng dạy học giữa các môn học; bảo đảm sự kết nối giữa chương trình các cấp học trong một môn học và giữa chương trình các môn học chưa chặt chẽ; hạn chế tối đa những nội dung trùng lặp, chồng chéo hoặc chưa thật sự cần thiết đối với học sinh phổ thông trong chương trình.
Một trong những điểm quan trọng nhằm khắc phục sự quá tải của chương trình hiện hànhChương trình hiện hành được xây dựng theo mô hình định hướng nội dung, nặng về truyền thụ kiến thức, chưa chú trọng giúp học sinh vận dụng kiến thức học được vào thực tiễn; coi kiến thức vừa là "chất liệu", "đầu vào" vừa là "kết quả", "đầu ra" của quá trình giáo dục. Vì vậy, học sinh phải học và ghi nhớ rất nhiều gây quá tải nhưng khả năng vận dụng vào đời sống rất hạn chế.
 là Chương trình mới được xây dựng theo mô hình phát triển năng lực, thông qua những kiến thức cơ bản, thiết thực, hiện đại và các phương pháp tích cực hóa hoạt động của người học, giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực mà nhà trường và xã hội kỳ vọng. Theo cách này, kiến thức được dạy học không nhằm mục đích tự thân. Nói cách khác, giáo dục không phải để truyền thụ kiến thức mà nhằm giúp học sinh hoàn thành các công việc, giải quyết các vấn đề trong học tập và đời sống nhờ vận dụng hiệu quả và sáng tạo những kiến thức đã học.
Sự giảm tải của Chương trình còn được thể hiện ở phương pháp giáo dục mới phát huy tính tích cực của học sinh, khắc phục nhược điểm của phương pháp truyền thụ một chiều. Từ nhiều năm nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phổ biến và chỉ đạo áp dụng nhiều phương pháp giáo dục mới (như mô hình trường học mới, phương pháp bàn tay nặn bột, giáo dục STEM,); do đó, hầu hết giáo viên các cấp học đã được làm quen, nhiều giáo viên đã vận dụng thành thạo các phương pháp giáo dục mới.
3. Chương trình mới được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm của nhiều nước có nền giáo dục phát triển như Anh, Australia, Bỉ, Đức, Hà Lan, Israel, Mỹ, Nhật Bản, Phần Lan,Các định hướng cơ bản về phát triển giáo dục của thế giới thể hiện rất rõ nét trong Chương trình mới về mục tiêu giáo dụcĐể soạn thảo mục tiêu giáo dục của CT GDPT mới, CT GDPT tổng thể đã dựa trên quy định về mục tiêu giáo dục trong Luật Giáo dục hiện hành của Việt Nam, đồng thời tham khảo mục tiêu giáo dục trong CT GDPT của nhiều quốc gia và định hướng giáo dục của các tổ chức quốc tế lớn, trong đó có Tuyên bố của UNESCO về “bốn trụ cột của giáo dục” (Pillars of Learning) – Học để biết, Học để làm, Học để chung sống, Học để tự khẳng định mình. Các ý tưởng cơ bản trong tuyên bố này được coi là mục tiêu giáo dục chung mà nhân loại hướng đến và đã được thể hiện đầy đủ trong phần mục tiêu giáo dục của CT GDPT tổng thể.
; về mô hình giáo dục phát triển năng lực. Điểm khác biệt đáng kể so vớiChương trình hiện hành và cũng là kết quả tiếp thu kinh nghiệm quốc tế là trong Chương trình mới, quá trình 12 năm học được chia làm hai giai đoạn: giai đoạn giáo dục cơ bản bao gồm cấp tiểu học (5 năm), cấp trung học cơ sở (4 năm) và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp, tương ứng với cấp trung học phổ thông (3 năm). Ở giai đoạn giáo dục cơ bản, tất cả học sinh đều học những nội dung giáo dục về cơ bản giống nhau. Ở giai đoạn giáo dục sau trung học cơ sở, học sinh được phân luồng và được lựa chọn môn học theo sở thích, năng lực và định hướng nghề nghiệp. Số năm ở tiểu học trong Chương trình của nhiều nước là 6 năm, số năm học ở giai đoạn giáo dục cơ bản là 10 năm (hoặc 11 năm với những nước có chương trình 13 năm). Tuy cách phân chia số năm học này có nhiều nét ưu việt, nhất là kéo dài thêm thời gian của giai đoạn giáo dục cơ bản, nhưng xét trên điều kiện thực tế, trong đó có điều kiện đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất, Chương trình của nước ta chưa thể học theo cấu trúc này mà vẫn phải duy trì cấu trúc 5 – 4 – 3 như lâu nay.
4. Việc thiết kế một số môn tích hợp mới như Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý ở cấp trung học cơ sở được thiết kế dựa trên sự tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm nước ngoài. Định hướng chung là "tích hợp cao ở các lớp học dưới và phân hóa dần ở các lớp học trên", đáp ứng đúng yêu cầu của Nghị quyết 29 và Nghị quyết 88 của Quốc hội và cũng phù hợp với cách thiết kế nội dung giáo dục trong Chương trình của nhiều nước tiên tiến.
Chương trình môn "Lịch sử và Địa lí" được thiết kế theo các phần Lịch sử và Địa lí tương đối độc lập; ở mỗi lớp 7, 8, 9 có một chủ đề chung (6-10 tiết), Vì vậy việc bố trí giáo viên dạy môn này cơ bản giáo viên không thay đổi so với chương trình hiện hành.
Chương trình môn Khoa học tự nhiên được xây dựng ở các lớp 6, 7, 8, 9 đều có 3 phần tương ứng với kiến thức thuộc lĩnh vực Vật lí, Sinh học, Hoá học được sắp xếp theo trình tự thời gian như sau:Lớp 6: Hoá học (20%) - Sinh học (38%) - Vật lí (32%); Lớp 7: Hoá học (24%) - Vật lí (28%) - Sinh học (38%); Lớp 8: Hoá học (31%) - Vật lí (28%) - Sinh học (31%); Lớp 9: Vật lí (30%) - Hoá học (31%) - Sinh học (29%). Tổng số tiết của 3 môn Vật lí, Hoá học, Sinh học trong chương trình hiện hành là 595 tiết; tổng số tiết của môn Khoa học tự nhiên là 560 tiết, giảm 35 tiết so với chương trình hiện hành. Tỷ lệ thời lượng giữa các lĩnh vực có dao động chút ít so với chương trình hiện hành và không ảnh hưởng lớn đến cơ cấu giáo viên.
5. Tính mở của Chương trình mới được thể hiện ở việc bảo đảm định hướng thống nhất và những nội dung giáo dục cốt lõi, bắt buộc đối với học sinh toàn quốc, đồng thời trao quyền chủ động và trách nhiệm cho địa phương và nhà trường trong việc lựa chọn, bổ sung một số nội dung giáo dục và triển khai kế hoạch giáo dục phù hợp với đối tượng giáo dục và điều kiện của địa phương, của cơ sở giáo dục, góp phần bảo đảm kết nối hoạt động của nhà trường với gia đình, chính quyền và xã hội.Chương trình chỉ quy định những nguyên tắc, định hướng chung về yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục và phương pháp đánh giá kết quả giáo dục, không quy định quá chi tiết, để tạo điều kiện cho tác giả sách giáo khoa và giáo viên phát huy tính chủ động, sáng tạo trong thực hiện chương trình.
6. Để tránh tình trạng nội dung giáo dục chậm đổi mới theo yêu cầu của xã hội, Chương trình mới sẽ được phát triển theo cách như nhiều nước tiên tiến đang áp dụng: thường xuyên đánh giá, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện trong quá trình thực hiện nhằm làm cho Chương trình vừa bảo đảm tính ổn định và vừa có khả năng phát triển trong quá trình thực hiện cho phù hợp với tiến bộ khoa học - công nghệ và yêu cầu của thực tế.
II. Điều chỉnh nội dung dạy học các chương trình môn học lớp 9 trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành đáp ứng yêu cầu học lớp 10 chương trình giáo dục phổ thông mới
Thực hiện Nghị quyết số 88 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; Nghị quyết số 51của Quốc hội điều chỉnh lộ trình thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới theo Nghị quyết 88,chương trình giáo dục phổ thông mới đã bắt đầu được triển khai, bắt đầu từ năm học 2020-2021 đối với lớp 1; năm học 2021-2022 đối với lớp 2 và lớp 6; năm học 2022-2023 đối với lớp 3, lớp 7 và lớp 10; năm học 2023-2024 đối với lớp 4, lớp 8 và lớp 11; năm học 2024-2025 đối với lớp 5, lớp 9 và lớp 12. Theo lộ trình này, đến năm học 2022-2023, học sinh học xong lớp 9 theo chương trình giáo dục phổ thông hiện hành sẽ vào học lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Để bảo đảm các điều kiện đầu vào cho học sinh vào học lớp 10 theo chương trình mới, việc điều chỉnh về nội dung và phương pháp dạy học đối với lớp 9 năm học 2021-2022 theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới cần được thực hiện như sau:
1. Đối với các nội dung kiến thức có cả trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành và chương trình giáo dục phổ thông mới
Trong chương trình các môn học theo chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, đối với mỗi nội dung/chủ đề dạy học được quy định mức độ cần đạt về kiến thức, kĩ năng. Trong chương trình các môn học theo chương trình giáo dục phổ thông mới, các nội dung/chủ đề dạy học đó được quy định yêu cầu cần đạt về phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh khi học xong các nội dung/chủ đề đó. Vì vậy, đối với các nội dung/chủ đề này cần được điều chỉnh từ mức độ cần đạt về kiến thức, kĩ năng sang yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực quy định trong chương trình mới.
2. Đối với các nội dung kiến thức có trong chương trình lớp 9 mới nhưng không có trong chương trình lớp 9 hiện hành
Bổ sung nội dung kiến thức mới vào chương trình môn học ở thời điểm phù hợp theo hướng:
- Bổ sung, tích hợp vào các nội dung, chủ đề phù hợp để bảo đảm yêu cầu cần đạt theo chương trình mới.
- Bổ sung nội dung, chủ đề mới vào thời điểm phù hợp, bảo đảm học sinh có đủ điều kiện về kiến thức, kĩ năng để học thuận lợi.
3. Đối với các nội dung kiến thức có trong chương trình môn học lớp 9 hiện hành và nhưng không có trong chương trình môn học lớp 9 mới
Đối với những nội dung kiến thức có trong chương trình môn học lớp 9 hiện hành nhưng không có trong chương trình lớp 9 cần tinh giản theo hướng:
- Nếu các nội dung kiến thức đó học sinh không cần phải sử dụng để học các nội dung kiến thức khác trong chương trình môn học thì tinh giản theo hướng không dạy, học làm, không thực hiện.
- Nếu các nội dung kiến thức đó học sinh cần sử dụng để học các nội dung kiến thức liên quan trong chương trình môn học thì tinh giản theo hướng "hướng dẫn học sinh tự học" hoặc tích hợp vào bài học, chủ đề cần sử dụng để tổ chức cho học sinh học tập cùng với kiến thức liên quan.
III. Xây dựng kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn
A. Kế hoạch dạy học 
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
MÔN HỌC/HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC .........................., LỚP............
(Năm học 20..... - 20.....)
I. Đặc điểm tình hình
1. Số lớp: ..................; Số học sinh: ...................; Số học sinh học chuyên đềlựa chọn (nếu có):
2. Tình hình đội ngũ: Sốgiáo viên:...................; Trình độ đào tạo: Cao đẳng: ........ Đại học:...........; Trên đại học:.............
	 Mức đạt chuẩn nghề nghiệp: Tốt:.............; Khá:................; Đạt:...............' Chưa đạt:.........................
3. Thiết bị dạy học:(Trình bày cụ thể các thiết bị dạy học có thể sử dụng để tổ chức dạy học môn học/hoạt động giáo dục)
STT
Thiết bị dạy học
Số lượng
Các bài thí nghiệm/thực hành
Ghi chú
1
2
...
4. Phòng học bộ môn/phòng thí nghiệm/phòng đa năng/sân chơi, bãi tập(Trình bày cụ thể các phòng thí nghiệm/phòng bộ môn/phòng đa năng/sân chơi/bãi tập có thể sử dụng để tổ chức dạy học môn học/hoạt động giáo dục)
STT
Tên phòng
Số lượng
Phạm vi và nội dung sử dụng
Ghi chú
1
2
...
II. Kế hoạch dạy học Đối với tổ ghép môn học: khung phân phối chương trình cho các môn
1. Phân phối chương trình
STT
Bài học
(1)
Số tiết
(2)
Yêu cầu cần đạt
(3)
1
2
...
2. Chuyên đề lựa chọn (đối với cấp trung học phổ thông)
STT
Chuyên đề
(1)
Số tiết
(2)
Yêu cầu cần đạt
(3)
1
2
3
...
(1)Tên bài học/chuyên đề được xây dựng từ nội dung/chủ đề/chuyên đề(được lấy nguyên hoặc thiết kế lại phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường)theo chương trình, sách giáo khoa môn học/hoạt động giáo dục.
(2) Số tiết được sử dụng để thực hiện bài học/chủ đề/chuyên đề.
(3) Yêu cầu cần đạt theo chương trình môn học: Giáo viên chủ động các đơn vị bài học, chủ đề và xác định yêu cầu cần đạt.
3. Kiểm tra, đánh giá định kỳ
Bài kiểm tra, đánh giá
Thời gian
(1)
Thời điểm
(2)
Yêu cầu cần đạt
(3)
Hình thức
(4)
Giữa Học kỳ 1
Cuối Học kỳ 1
Giữa Học kỳ 2
Cuối Học kỳ 2
 (1) Thời gian làm bài kiểm tra, đánh giá.
(2) Tuần thứ, tháng, năm thực hiện bài kiểm tra, đánh giá.
(3) Yêu cầu cần đạt đến thời điểm kiểm tra, đánh giá (theo phân phối chương trình).
(4) Hình thức bài kiểm tra, đánh giá: viết (trên giấy hoặc trên máy tính); bài thực hành; dự án học tập.
III. Các nội dung khác (nếu có):
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................................................................
TỔ TRƯỞNG
(Ký và ghi rõ họ tên)
., ngày tháng năm 20
HIỆU TRƯỞNG
(Ký và ghi rõ họ tên)
B. Kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục
KHUNG KẾ HOẠCH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
(Năm học 20..... - 20.....)
1. Khối lớp: ......................; Số học sinh:.
STT
Chủ đề
(1)
Yêu cầu cần đạt
(2)
Số tiết
(3)
Thời điểm
(4)
Địa điểm
(5)
Chủ trì
(6)
Phối hợp
(7)
Điều kiện thực hiện
(8)
1
2
...
2. Khối lớp: ......................; Số học sinh:.
.
(1) Tên chủ đề tham quan, cắm trại, sinh hoạt tập thể, câu lạc bộ, hoạt động phục vụ cộng đồng.
(2) Yêu cầu cần đạt của hoạt động giáo dục đối với các đối tượng tham gia.
(3) Số tiết được sử dụng để thực hiện hoạt động.
(4) Thời điểm thực hiện hoạt động (tuần/tháng/năm).
(5) Địa điểm tổ chức hoạt động (phòng thí nghiệm, thực hành, phòng đa năng, sân chơi, bãi tập, cơ sở sản xuất, kinh doanh, tạidi sản, tại thực địa...).
(6) Đơn vị, cá nhân chủ trì tổ chức hoạt động.
(7) Đơn vị, cá nhân phối hợp tổ chức hoạt động.
(8) Cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục, học liệu
TỔ TRƯỞNG
(Ký và ghi rõ họ tên)
., ngày tháng năm 20
HIỆU TRƯỞNG
(Ký và ghi rõ họ tên)
IV. Xây dựng kế hoạch của giáo viên
Việc xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục môn học/hoạt động giáo dục được phân công phụ trách là yêu cầu bắt buộc đối với mỗi giáo viên. Kế hoạch dạy học và giáo dục môn học/hoạt động giáo dục phải bảo đảm yêu cầu hoàn thành chương trình môn học/hoạt động phù hợp với điều kiện bảo đảm chất lượng về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học trong nhà trường. Kế hoạch dạy học và giáo dục của mỗi môn học/hoạt động giáo dục phải bảo đảm các nội dung tối thiểu như sau:
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC CỦA GIÁO VIÊN
MÔN HỌC/HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ............................., LỚP............
(Năm học 20..... - 20.....)
I. Kế hoạch dạy học
1. Phân phối chương trình
STT
Bài học
(1)
Số tiết
(2)
Thời điểm
(3)
Thiết bị dạy học
(4)
Địa điểm dạy học
(5)
1
2
...
2. Chuyên đề lựa chọn (đối với cấp trung học phổ thông)
STT
Chuyên đề
(1)
Số tiết
(2)
Thời điểm
(3)
Thiết bị dạy học
(4)
Địa điểm dạy học
(5)
1
2
...
(1)Tên bài học/chuyên đề được xây dựng từ nội dung/chủ đề (được lấy nguyên hoặc thiết kế lại phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường)theo chương trình, sách giáo khoa môn học/hoạt động giáo dục.
(2) Số tiết được sử dụng để thực hiện bài dạy/chuyên đề.
(3) Tuần thực hiện bài học/chuyên đề.
(4) Thiết bị dạy học được sử dụng để tổ chức dạy học.
(5) Địa điểm tổ chức hoạt động dạy học (lớp học, phòng học bộ môn, phòng đa năng, bãi tập, tại di sản, thực địa...).
II. Nhiệm vụ khác (nếu có): (Bồi dưỡng học sinh giỏi; Tổ chức hoạt động giáo dục)
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
TỔ TRƯỞNG
(Ký và ghi rõ họ tên)
 ngày tháng năm
GIÁO VIÊN
(Ký và ghi rõ họ tên)
IV. Xây dựng kế hoạch bài dạy
Đối với mỗi bài học, giáo viên phải xây dựng kế hoạch tổ chức dạy học theo phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực (12 tiêu chí phân tích, rút kinh nghiệm bài dạy tại Công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH ngày 08/10/2014). Cụ thể, mỗi kế hoạch bài dạy phải thể hiện rõ nội dung kiến thức cần dạy (nêu cụ thể nội dung kiến thức học sinh cần học trong bài để thực hiện được yêu cầu cần đạt của nội dung/chủ đề tương ứng trong chương trình môn học/hoạt động giáo dục) làm cơ sở thực hiện mục tiêu phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh gắn với nội dung kiến thức đó. Mục tiêu và tiến trình tổ chưc các hoạt động học của học sinh trong mỗi bài học như sau:
Trường:...................
Tổ:............................
Họ và tên giáo viên:
TÊN BÀI DẠY: ..
Môn học/Hoạt động giáo dục: .; lớp:
Thời gian thực hiện: (số tiết)
I. Mục tiêu
1. Mức độ/yêu cầu cần đạt: Nêu cụ thể nội dung kiến thức, kĩ năng học sinh cần học trong bài để thực hiện được yêu cầu cần đạt của nội dung/chủ đề tương ứng trong chương trình môn học/hoạt động giáo dục.
2. Năng lực: Nêu cụ thể yêu cầu học sinh làm được gì (biểu hiện cụ thể của năng lực chung và năng lực đặc thù môn học cần phát triển) trong hoạt động học để chiếm lĩnh và vận dụng kiến thức theo yêu cầu cần đạt của chương trình môn học/hoạt động giáo dục.
3. Phẩm chất: Nêu cụ thể yêu cầu về hành vi, thái độ (biểu hiện cụ thể của phẩm chất cần phát triển gắn với nội dung bài dạy) của học sinh trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập và vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
Nêu cụ thể các thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng trong bài dạy để tổ chức cho học sinh hoạt động nhằm đạt được mục tiêu, yêu cầu của bài dạy (muốn hình thành phẩm chất, năng lực nào thì hoạt động học phải tương ứng và phù hợp).
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1:Xác định vấn đề/nhiệm vụ học tập/Mở đầu (Ghi rõ tên thể hiện kết quả hoạt động)
a) Mục tiêu: (Nêu mục tiêu giúp học sinh xác định được vấn đề/nhiệm vụ cụ thể cần giải quyết trong bài học hoặc xác định rõ cách thức giải quyết vấn đề/thực hiện nhiệm vụ trong các hoạt động tiếp theo của bài học).
b) Hoạt động của học sinh: (Mô tả hoạt động của học sinh để xác định vấn đề cần giải quyết/nhiệm vụ học tập cần thực hiện và đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề/cách thức thực hiện nhiệm vụ).
c) Sản phẩm học tập: (Trình bày cụ thể yêu cầu về nội dung và hình thức của sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành: viết, trình bày được vấn đề cần giải quyết hoặc nhiệm vụ học tập phải thực hiện tiếp theo và đề xuất giải pháp thực hiện).
d) Tổ chứchoạt động: (Trình bày cụ thể các bước tổ chức hoạt động học cho học sinh từ chuyển giao nhiệm vụ, theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện nhiệm vụ thông qua sản phẩm học tập).
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới/giải quyết vấn đề/thực thi nhiệm vụ đặt ra từ Hoạt động 1(Ghi rõ tên thể hiện kết quả hoạt động).
a) Mục tiêu: (Nêu mục tiêu giúp học sinh thực hiệnnhiệm vụ học tập để chiếm lĩnh kiến thức mới/giải quyết vấn đề/thực hiện nhiệm vụ đặt ra từ Hoạt động 1).
b)Hoạt động của học sinh: (Mô tả hoạt động của học sinh với sách giáo khoa, thiết bị dạy học, học liệu cụ thể (đọc/xem/nghe/nói/làm) để chiếm lĩnh/vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề/nhiệm vụ học tập đã đặt ra từ Hoạt động 1).
c) Sản phẩm học tập: (Trình bày cụ thể về kiến thức mới/kết quả giải quyết vấn đề/thực hiện nhiệm vụ học tập mà học sinh cầnviết ra, trình bày được).
d) Tổ chức thực hiện: (Hướng dẫn, hỗ trợ, kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện hoạt động của học sinh).
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a) Mục tiêu: (Nêu rõ mục tiêu vận dụng kiến thức đã học và yêu cầu phát triển các kĩ năng vận dụng kiến thức cho học sinh).
b) Hoạt động của học sinh: (Trình bày cụ thể hệ thống câu hỏi, bài tập; các bài thực hành, thí nghiệm giao cho học sinh thực hiện).
c) Sản phẩm học tập: (Đáp án, lời giải của các câu hỏi, bài tập; các bài thực hành, thí nghiệm do học sinh thực hiện, viết báo cáo, thuyết trình).
d) Tổ chức thực hiện: (Nêu rõ cách thức giao nhiệm vụ cho học sinh; hướng dẫn hỗ trợ học sinh thực hiện; kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện).
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: (Nêu rõ mục tiêu phát triển năng lực của học sinh thông qua nhiệm vụ/yêu cầu vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn).
b) Hoạt động của học sinh: (Mô tả rõ yêu cầu học sinh phát hiện/đề xuất các vấn đề/tình huống trong thực tiễn gắn với nội dung bài học và vận dụng kiến thức mới học để giải quyết).
c) Sản phẩm học tập: (Nêu rõ yêu cầu về nội dung và hình thức báo cáo phát hiện và giải quyết tình huống/vấn đề trong thực tiễn).
d) Tổ chức thực hiện: (Giao cho học sinh thực hiện ngoài giờ học trên lớp và nộp báo cáo để trao đổi, chia sẻ và đánh giá vào các thời điểm phù hợp trong kế hoạch giáo dục môn học/hoạt động giáo dục của giáo viên).
Ghi chú:
1. Mỗi bài dạy có thể được thực hiện trong nhiều tiết học, bảo đảm đủ thời gian dành cho mỗi hoạt động để học sinh thực hiện hiệu quả. Hệ thống câu hỏi, bài tập luyện tập cần bảo đảm yêu cầu tối thiểu về số lượng và đủ về thểloại theo yêu cầu phát triển các kĩ năng. Hoạt động vận dụng được thực hiện đối với những bài học phù hợp và chủ yếu được giao cho học sinh thực hiện ở ngoài lớp học.
2. Trong Kế hoạch bài dạy không cần nêu cụ thể lời nói của giáo viên, học sinh mà tập trung mô tả rõ hoạt động cụ thể của giáo viên: giáo viên giao nhiệm vụ/yêu cầu/quan sát/theo dõi/hướng dẫn/nhận xét/gợi ý/kiểm tra/đánh giá; học sinh đọc/nghe/nhìn/viết/trình bày/báo cáo/thí nghiệm/thực hành/làm.
3. Các bước tổ chức thực hiện một hoạt động học
- Chuyển giao nhiệm vụ (giáo viên giao, học sinh nhận): Trình bày cụ thể giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh (đọc/nghe/nhìn/làm) với thiết bị dạy học/học liệu cụ thể để tất cả học sinh đều hiểu rõ nhiệm vụ phải thực hiện.
- Thực hiện nhiệm vụ (học sinh thực hiện, giáo viên theo dõi, hỗ trợ): Trình bày cụ thể học sinh thực hiện nhiệm vụ (đọc/nghe/nhìn/làm) gì theo yêu cầu của giáo viên; dự kiến những khó khăn mà học sinh có thể gặp phải kèm theo biện pháp cần hỗ trợ; dự kiến các mức độ hoàn thành nhiệm vụ theo yêu cầu.
- Báo cáo, thảo luận (giáo viên tổ chức, điều hành; học sinh báo cáo, thảo luận): Trình bày cụ thể "ý đồ" lựa chọn các nhóm học sinh báo cáo và cách thức cho học sinh báo cáo (có thể chỉ 1-2 nhóm

File đính kèm:

  • docxtai_lieu_tap_huan_mon_lich_su_lop_9.docx