Bài giảng môn Giáo dục công dân 7 - Tiết 25, Bài 16: Quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo

Tôn giáo ở Việt Nam còn tồn tại những mặt tiêu cực gì ?

Trả lời:

 Tôn giáo còn tồn tại những mặt tiêu cực như:

+ Trình độ văn hóa thấp nên mê tín, lạc hậu.

+ Dễ bị kích động và lợi dụng vào mục đích xấu.

+ Hành nghề mê tín, hoạt động trái pháp luật.

+ Ảnh hưởng tới sức khỏe và tài sản công dân, tổn hại đến lợi ích của nhà nước.

 

ppt 53 trang phuongnguyen 24000
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn Giáo dục công dân 7 - Tiết 25, Bài 16: Quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng môn Giáo dục công dân 7 - Tiết 25, Bài 16: Quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo

Bài giảng môn Giáo dục công dân 7 - Tiết 25, Bài 16: Quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo
CÁC THẦY CÔ GIÁO ĐẾN DỰ GIỜ MÔN GDCD 
LỚP 7A2 
NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG 
 Hãy quan sát những hình ảnh sau và cho biết đây là di sản văn hóa nào hãy giới thiệu đôi nét về di sản văn hóa này cho mọi người được biết? 
KIỂM TRA BÀI CŨ 
4 
TIẾT 25: 
 QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG TÔN GIÁO 
Em có nhận xét gì về tình hình tôn giáo ở Việt Nam ? 
- Việt Nam là một quốc gia có nhiều loại hình tín ngưỡng, tôn giáo: 
Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Cao Đài, Hòa Hảo, Tin Lành 
STT 
TÊN 
SỐ LƯỢNG TÍN ĐỒ 
PHẠM VI ẢNH HƯỞNG 
1 
Phật giáo 
> 10 triệu 
Toàn quốc 
2 
Thiên Chúa giáo 
> 6,2 triệu 
50 tỉnh, thành phố 
3 
Đạo Hòa Hảo 
Gần 1,3 triệu 
Miền Tây Nam bộ 
4 
Đạo Cao Đài 
> 2,4 triệu 
Các tỉnh, thành phố thuộc miền Nam 
5 
Đạo Tin Lành 
Khoảng 1 triệu 
Đà Nẵng, Quảng Nam, Tp Hồ Chí Minh, Bến Tre, Long An, khu vực Tây Nguyên, Bình Phước và một số tỉnh Miền Bắc,.... 
6 
Đạo Hồi 
> 60 nghìn 
An Giang, Tp Hồ Chí Minh, Bình Thuận, Ninh Thuận 
BAN TÔN GIÁO CHÍNH PHỦ NĂM 2016 
Đạo Phật 
7 
 ®¹o Thiªn chóa 
8 
Đạo hin đu ( Ấn độ giáo) 
Đạo Cao Đài 
9 
ĐẠO HỒI 
ĐẠO HÒA HẢO 
10 
Tôn giáo ở Việt Nam có những mặt tích cực gì ? 
Trả lời: 
Tôn giáo có những mặt tích cực như: 
+ Đồng bào tôn giáo là những người lao động, yêu nước. 
+ Đóng góp nhiều công sức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 
+ Thực hiện tốt chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước. 
Tôn giáo ở Việt Nam còn tồn tại những mặt tiêu cực gì ? 
Trả lời: 
 Tôn giáo còn tồn tại những mặt tiêu cực như: 
+ Trình độ văn hóa thấp nên mê tín, lạc hậu. 
+ Dễ bị kích động và lợi dụng vào mục đích xấu. 
+ Hành nghề mê tín, hoạt động trái pháp luật. 
+ Ảnh hưởng tới sức khỏe và tài sản công dân, tổn hại đến lợi ích của nhà nước. 
1. Ngày rằm, mùng một , ngày lễ Tết, em thường thấy bố mẹ , ông bà em thắp hương trên bàn thờ tổ tiên và đi ra đền, chùa hay miếu thắp hương . Ngày giỗ, lễ thường bày lễ vật cúng. 
Theo em, vì sao họ làm như vậy ? 
2. Em có bao giờ nhìn thấy thần linh, Thượng đế, Chúa trời, đức Phật hoặc tổ tiên của mình đã khuất ở trong thực tế không ? 
3. Việc thờ cúng hay thắp hương như vậy có bắt buộc không ? Có phải tuân theo những lễ nghi nào không ? 
 Tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn 
 Cầu mong những điều tốt lành may mắn. 
 Không nhìn thấy. 
 Có trong tưởng tượng 
 Không. 
13 
 Khi con người tin vào những điều thần bí, vô hình, hư ảongười ta gọi đó là TÍN NGƯỠNG . 
TIẾT 25 – Bài 16 
QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG VÀ TÔN GIÁO 
1.Tìm hiểu thông tin, sự kiện “ Tình hình tôn giáo ở Việt Nam” 
2. Nội dung bài học 
- Là lòng tin về một cái gì đó thần bí như thần linh, thượng đế, 
chúa trời. 
a. Tín ngưỡng 
“Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ tổ mồng mười tháng ba” 
15 
16 
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương: Sự cố kết của cộng đồng trong nghĩa "đồng bào" 
Trong lịch sử Việt Nam, ngày 10 tháng 3 âm lịch đã trở thành một ngày trọng đại của cả dân tộc. Đây là ngày lễ lớn nhằm tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn công lao lập nước của các vua Hùng, những vị vua đầu tiên của dân tộc. 
Giỗ tổ Hùng Vương là một trong những lễ hội trọng đại của dân tộc Việt Nam 
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là biểu hiện cao nhất của Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, thể hiện bặn sắc văn hóa đặc trưng của cộng đồng người Việt Nam, đó là lòng biết ơn đối với Hùng Vương và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước. 
Trong tâm thức của người Việt, Hùng Vương là vị Thủy tổ khai sinh ra dân tộc Việt. Với lòng tôn kính, biết ơn Vua Hùng, cộng đồng người Việt đã tự nguyện thờ cúng Hùng Vương, đưa việc thờ cúng Hùng Vương trở thành tín ngưỡng, là biểu tượng văn hóa tạo nên truyền thống đoàn kết, yêu thương, đùm bọc và cùng vượt qua mọi khó khăn thử thách để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào ngày 6/12/2012. Đây chính là đề cao sự thống nhất trong đa dạng văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. 
LÔ héi §Òn Hïng 
17 
18 
Lễ hội Đền Hùng , Phú Thọ là một lễ hội quốc gia để tưởng nhớ các vua Hùng đã có công dựng nước. Phong tục  giỗ tổ Hùng Vương  đã trở thành truyền thống văn hoá lâu đời ở nước ta. Đó là ngày lễ linh thiêng và cao cả trong tâm thức dân gian Việt Nam. Vì thế mà lễ hội được tổ chức long trọng hàng năm với nghi thức đại lễ quốc gia, với sự hành hương “trở về cội nguồn dân tộc” của hàng chực vạn người từ khắp các nơi trong nước và kiều bào sống ở nước ngoài.. 
Du lịch lễ hội đền Hùng  kéo dài từ mùng 8 đến ngày 11 tháng 3 âm lịch, trong đó mùng 10 là chính hội. Cũng như mọi lễ hội khác ở đồng bằng Bắc Bộ, ở lễ hội gồm có 2 phần : Phần lễ và phần hội. 
Phần tế lễ được cử hành rất trọng thể mang tính quốc lễ. Lễ vật dâng cúng là “lễ tam sinh” (1 lợn, 1 dê và 1 bò), bánh chưng, bánh dày và xôi nhiều màu, nhạc khí là trống đồng cổ. Sau khi một hồi trống đồng vang lên, các vị chức sắc vào tế lễ dưới sự điều khiển của chủ lễ. Tiếp theo đến các cụ bô lão của làng xã sở tại quanh đền Hùng vào tế lễ. Sau cùng là nhân dân và du khách hành hương  du lịch đền Hùng  vào tế lễ trong các đền thờ, tưởng niệm các vua Hùng. 
Sau phần lễ là đến phần hội, năm nào cũng tổ chức cuộc thi kiệu của các làng xung quanh. Với sự xuất hiện của các đám rước linh đình mà không khí lễ hội trở nên tưng bừng náo nhiệt hơn. Các cỗ kiệu của các làng phải tập trung trước vài ngày thì mới kịp cuộc thi. Cỗ kiệu nào đoạt giải nhất thì đến kỳ hội sang năm được thay mặt các cỗ kiệu còn lại, rước lên đền Thượng để triều đình cử hành quốc lễ và đó là niềm tự hào, vinh dự lớn lao của dân làng ấy. Bởi họ cho rằng, đã được các vua Hùng cùng các vị thần linh phù hộ cho nhiều may mắn, nhân khang, vật thịnh 
TIẾT 25 – Bài 16 
QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG VÀ TÔN GIÁO 
1.Tìm hiểu thông tin, sự kiện “ Tình hình tôn giáo ở Việt Nam” 
2. Nội dung bài học 
b. Tôn giáo 
a. Tín ngưỡng 
- Là một hình thức tín ngưỡng có hệ thống, tổ chức. 
- Có quan niệm, giáo lí thể hiện rõ sự tín ngưỡng, sùng bái. 
- Có hình thức lễ nghi thể hiện rõ sự sùng bái ấy . 
Đạo Phật 
20 
Đạo Phật là tôn giáo phổ biến nhất ở Việt Nam. Có hệ thống, tổ chức từ 
Trung ương đến địa phương. 
Người theo đạo Phật phải xuống tóc đi tu, phải ăn chay niệm Phật, hàng 
ngày phải tụng kinh niệm Phật, thực hiện các nghi lễ trong các ngày lễ 
lớn: Lễ Phật Đản, lễ Thượng Nguyên, lễ Vu Lan. 
Đạo Phật thường khuyên con người làm lành tránh ác, hướng thiện, 
không được sát sinh, dạy con người sống hiếu nghĩa. 
22 
Đỉnh thiêng Yên Tử: Sự hình thành “đất Tổ Phật giáo Việt Nam” 
Được mệnh danh là “đệ nhất linh sơn” của Việt Nam, Yên Tử nổi tiếng là ngọn núi với nhiều sự tích, trong đó ly kỳ nhất chính là sự tích về “Phật hoàng” Trần Nhân Tông cùng sự sáng lập Phật sơn Yên Tử với hệ thống các chùa và trường phái thiền Trúc Lâm. 
Đất tổ Phật giáo Việt Nam và Phật Hoàng Trần Nhân Tông 
Yên Tử vốn từ lâu được xem như là thánh địa của Phật giáo Việt Nam, bởi lịch sử lâu đời và những giá trị văn hóa xứng tầm quốc tế mà Yên Tử sở hữu. 
Yên Tử cũng được dân gian ví von là Phật sơn, được tất thảy người dân kính ngưỡng và sùng bái. Non thiêng Yên Tử nổi tiếng nhất chính bởi văn hóa tâm linh cùng các sự tích về Phật giáo, Phật Hoàng Trần Nhân Tông, An Nam Tứ Đại thần khí... 
Yên Tử trở thành trung tâm Phật giáo Việt Nam kể từ khi vua Trần Nhân Tông nhường ngôi cho vua Trần Anh Tông kế vị. Ngài cởi hoàng bào khoác áo Cà sa, một lòng hướng về non cao tầm đạo. 
Hội xuân Yên Tử : Lễ hội xuân Yên Tử hàng năm thu hút hàng triệu lượt khách tham quan, chiêm bái. Là đệ nhất linh sơn, Phật sơn Việt Nam. Lễ hội Yên Tử là nét đẹp văn hóa tâm linh tiêu biểu của cả dân tộc. 
Lễ hội Yên Tử được tổ chức hàng năm bắt đầu từ ngày 10 tháng giêng và kéo dài hết tháng 3 (âm lịch). 
23 
Giáo luật, lễ nghi 
 Đạo Thiên chúa (Công giáo) có luật lệ và lễ nghi rất chặt chẽ . Các giáo dân phải 
giữ được 10 điều răn của Chúa trời, 6 điều răn của giáo hội và 21 điều quy định đối 
với chính mình, thân xác con người và linh hồn con người. Những điều răn này đều 
hướng con người đến cái thiện, tránh làm việc ác. 
 Đạo Thiên chúa có rất nhiều ngày lễ và nghi thức giáo dân phải thực hiện . Lễ 
 nghi công giáo có 7 phép bí tích cơ bản trong đó có 3 bí tích quan trọng nhất là: 
 Bí tích thánh tẩy (rửa tội), bí tích thánh thể (lễ Misa) và bí tích giải tội. 
Hệ thống tổ chức đạo Thiên chúa 
Giáo triều ( cai quản giáo hội toàn cầu) 
 Giáo miền ( cai quản giáo hội ở một quốc gia) 
Giáo tỉnh ( cai quản giáo hội một tỉnh) 
 Giáo phận ( cai quản giáo hội một địa phận) 
 Giáo hạt (cai quản một huyện) 
 Giáo xứ ( cai quản một xã) 
 Giáo họ ( cai quản một thôn, xóm) 
26 
Anh A cùng gia đình theo Đạo Thiên Chúa từ nhỏ nhưng hiện nay anh không muốn theo Đạo Thiên Chúa nữa mà muốn theo Đạo Phật. Tuy nhiên, khi anh bày tỏ ý định này thì gặp sự phản đối gay gắt của gia đình. Không những vậy, bố anh còn chửi mắng và đe dọa không coi anh là con nếu cứ hành động như vậy. Ông lý giải rằng chỉ có đạo Thiên Chúa mới tốt còn đạo Phật là mê tín . 
 Theo em, việc anh A muốn từ bỏ đạo Thiên Chúa, gia nhập đạo Phật có được không ? 
Theo em, gia đình anh A nghĩ và làm như vậy đúng không ? 
d. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. 
- Công dân có quyền theo hoặc không theo một tín ngưỡng hay tôn giáo nào. 
- Người đã theo một tín ngưỡng hay tôn giáo nào đó có quyền không theo nữa, hoặc đi theo tín ngưỡng, tôn giáo khác mà không ai được cưỡng bức, cản trở. 
Chùa Dâu bị đập phá 
TÀ ĐẠO 
d. Trách nhiệm của công dân 
- Tôn trọng nơi thờ tự của các tín ngưỡng tôn giáo như đền, chùa, miếu thờ, nhà thờ 
- Không được bài xích gây mất đoàn kết, chia rẽ giữa những người có tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau. 
đ. Trách nhiệm của Nhà nước 
- Nghiêm cấm việc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo, lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước. 
 XEM BÓI 
S inh năm 1928 tại Thái Bình, năm 1954 Thích Quảng Độ (Đặng Phúc Tuệ) di cư vào Nam và dần dà trở thành một nhân vật hoạt động Phật giáo. Sẽ không có gì để nói về con người này, nếu không phạm tội danh “ vi phạm luật pháp, xúi giục chia rẽ tôn giáo, phá hoại tình đoàn kết quốc gia” mà ông ta đã bị Tòa án Việt Nam kết án, sau đó nhờ lượng khoan hồng mà án tù được rút ngắn để ông ta trở về với cuộc sống của nhà tu hành. Những tưởng khi tuổi tác càng cao, nhận thức Phật đạo ngày càng sâu sắc, Thích Quảng Độ sẽ “ngộ” ra con đường cần đi của một cao tăng, của một người dân nước Việt, nhưng không như thế, ông ta lại ngày càng đẩy mình vào cõi “vô minh”, hành đạo dưới sự chi phối của “tam độc” (tham – sân – si), tự giác trở thành con bài trong tay các thế lực đang hằng ngày, hằng giờ nhẫn tâm phá hoại, cản trở con đường đi tới ấm no, hạnh phúc mà mấy chục triệu người Việt Nam đang nỗ lực phấn đấu. 
Hòa thượng Thích Quảng Độ 
35 
Cuối tháng 11/2017, dư luận xã hội trong nước chấn động khi thông tin bé gái hơn 20 ngày tuổi ở Bỉm Sơn, Thanh Hóa bị hai kẻ lạ mặt dùng dao cướp trên tay bà nội và chưa đầy hai ngày sau thi thể cháu bé được phát hiện tại bãi rác cách nhà 10km. Khi lực lượng công an vào cuộc, chân tướng sự việc nhanh chóng được làm rõ, hung thủ không phải ai xa lạ mà chính là bà Phạm Thị Xuân (65 tuổi), bà nội của cháu. Tại cơ quan điều tra, người bà độc ác này khai nhận do đi xem bói và được thầy phán cháu nội mới sinh là “nghiệp chướng”, nếu bé sống thì bà ta sẽ phải chết và bé chết thì bà ta mới sống. Lo sợ trước lời “sấm truyền” của thầy bói sẽ trở thành hiện thực, bà Xuân đã quyết định sát hại chính đứa cháu ruột thịt của mình hòng giữ mạng sống. 
Bà Phạm Thị Xuân bị khởi tố về tội Giết người 
e. Mê tín dị đoan 
- Là tin vào những điều mơ hồ, nhảm nhí, không phù hợp với 
lẽ tự nhiên gây ra hậu quả xấu cho cá nhân, gia đình và xã hội. 
MÊ TÍN DỊ ĐOAN 
Ảnh hưởng sức khỏe, tính mạng, danh dự của con người 
Ảnh hưởng xấu tới môi trường 
Ảnh hưởng tới an ninh xã hội 
Tốn kém thời gian, tiền bạc 
HẬU QUẢ 
Đấu tranh chống mê tín dị đoan 
 Biểu hiện 
Hành vi 
Mê tín 
Tín ngưỡng 
Tôn giáo 
Thắp hương ở Đền Hùng 
Đi lễ nhà thờ 
Yểm bùa 
Cúng giỗ người đã mất 
Đi thi không ăn trứng 
Đánh dấu X vào các cột sau sao cho chính xác . 
X 
X 
X 
X 
X 
3. LuyÖn tËp 
Tìm những câu ca dao, tục ngữ phê phán hiện tượng 
 mê tín dị đoan? 
Theo em, trong học sinh có hiện tương mê tín dị đoan không? 
Ví dụ? Theo em, làm cách nào để khắc phục hiện tượng đó? 
An đang ngồi ôn bài chuẩn ngày mai đi thi thì mẹ bước vào phòng và dặn: 
 Ngày mai đi thi con không được ăn trứng, không ăn chuối, ra cổng phải 
bước chân phải, nếu gặp gái phải quay về nghe chưa, nếu không thì xui 
 lắm đấy. 
Hỏi : Nếu là An trong trường hợp trên, em sẽ nói với mẹ như thế nào ? 
Tình huống 
Củng Cố 
PHẬT GIÁO 
Chùa Bái Đính 
Thạt Luổng (Lào) 
Đền Hamandir Sahib, Punjab, Ấn Độ 
THIÊN CHÚA GIÁO 
Chúa Jesus và đức mẹ Maria 
Đi lễ ở nhà thờ 
UNESCO đã công nhận tín ngưỡng thờ cúng Hùng vương là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại 
Nét văn hóa Lễ hội chùa Hương 
Lễ hội đền Trần 
TÀ ĐẠO 
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ 
 Học và nắm được khái niệm: tín ngưỡng, tôn giáo. 
 Phân biệt được tín ngưỡng, tôn giáo với mê tín dị đoan. 
 Làm các bài tập: từ bài 1 -> bài 8 trong SBT Giáo dục công dân. 
 Chuẩn bị tiếp nội dung bài: Ôn lại các bài chuẩn bị kiểm tra 1 tiết 
Câu hỏi kiểm tra bài cũ 
 1. Hãy so sánh sự giống và khác nhau giữa tín ngưỡng, tôn giáo 
và mê tín dị đoan ? 
Đáp án 
Giống : Đều thể hiện lòng tin vào một điều gì đó thần bí . 
Khác : * Tín ngưỡng: lòng tin hợp với lẽ tự nhiên, có tính chất cá 
 nhân, tự nguyện. 
 *. Tôn giáo: lòng tin được thể hiện bằng những quy định, 
 những nghi lễ riêng, có hệ thống, có tổ chức. 
 *. Mê tín dị đoan: tin một cách mù quáng, thái quá, mang 
 tính tiêu cực, gây hậu quả xấu. 
2/ Theo em, người có đạo có phải là người có tín ngưỡng không? 
Vì sao? 
Câu 1: Hãy kể tên các di sản văn hóa của Việt Nam được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới ? 
50 
KIỂM TRA BÀI CŨ 
Trả lời: Các di sản văn hóa của Việt Nam được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới là: 
1.Vịnh Hạ Long 
2. Cố Đô Huế 
3. Phố cổ Hội An 
4. Thánh Địa Mỹ Sơn 
5. Vườn quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng 
6. Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên 
7. Nhã nhạc cung đình Huế 
8. Thành nhà Hồ 
9. Hoàng thành Thăng Long 
10. Ca trù 
11. Hát xoan 
12. Quan họ Băc Ninh 
13. Đờn ca tài tử Nam Bộ 
14. Hát ví dặm Nghệ Tĩnh 
15. Hội Gióng 
16. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương 
17. Quần thể di tích Tràng An 
18. Châu bản triều Nguyễn 
19. Mộc bản triều Nguyễn 
20. Bia tiến sĩ – Văn Miếu – Quốc Tử Giám 
21. Cao nguyên đá Đồng Văn. 
HOÀNG THÀNH THĂNG LONG 
QUAN HỌ BẮC NINH 
BIA TIẾN SĨ – VĂN MIỂU - QUỐC TỬ GIÁM 

File đính kèm:

  • pptbai_giang_mon_giao_duc_cong_dan_7_tiet_25_bai_16_quyen_tu_do.ppt