Bài giảng môn Giáo dục địa phương 6 - Chủ đề 2: Những dấu tích thời kì nguyên thủy và thời dựng nước ở Hưng Yên

1. Dấu tích của con người trên đất Hưng Yên.

 - Dấu tích về con người trên đất Hưng Yên được tìm thấy trong các mộ táng ở thôn Động Xá (thị trấn Lương Bằng, huyện Kim Động), thôn Đởm và thôn Bình Trì (thị trấn Ân Thi, huyện Ân Thi) và thôn Bình Kiều (xã Bình Kiều, huyện Khoái Châu). Trong đó, Động Xá là di chỉ quan trọng với khoảng 100 mộ táng.

 

pptx 41 trang phuongnguyen 64320
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn Giáo dục địa phương 6 - Chủ đề 2: Những dấu tích thời kì nguyên thủy và thời dựng nước ở Hưng Yên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng môn Giáo dục địa phương 6 - Chủ đề 2: Những dấu tích thời kì nguyên thủy và thời dựng nước ở Hưng Yên

Bài giảng môn Giáo dục địa phương 6 - Chủ đề 2: Những dấu tích thời kì nguyên thủy và thời dựng nước ở Hưng Yên
CHỦ ĐỀ 2: NHỮNG DẤU TÍCH THỜI KÌ NGUYÊN THỦY VÀ THỜI DỰNG NƯỚC Ở HƯNG YÊN (3 Tiết- Tiết 7 đến tiết 9)     
MÔN GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG 6 
A. KHỞI ĐỘNG 
Quan sát lược đồ Hưng Yên trong vùng Bắc Bộ, xác định vị trí của vùng đất Hưng Yên và nêu cảm nhận của em về vùng đất này? 
	Hưng Yên là một vùng đất có bề dày lịch sử, gắn liền với quá trình khai phá và chinh phục đồng bằng châu thổ sông Hồng. Từ rất sớm, người nguyên thủy từ miền trung du đã tiến xuống khai phá vùng đồng bằng, tụ cư hình thành làng xã ở Hưng Yên. Cư dân Hưng Yên cũng tham gia vào quá trình dựng nước Văn Lang- Âu Lạc. 
 CHỦ ĐỀ 2: NHỮNG DẤU TÍCH THỜI KÌ NGUYÊN THỦY VÀ THỜI DỰNG NƯỚC Ở HƯNG YÊN (3 Tiết- Tiết 7 đến tiết 9)     
NỘI DUNG BÀI HỌC: 
HƯNG YÊN THỜI KÌ NGUYÊN THUỶ. 
II. HƯNG YÊN THỜI KÌ DỰNG NƯỚC 
TIẾT 7 + 8 + 9 
I. HƯNG YÊN THỜI KÌ NGUYÊN THUỶ. 
1. Dấu tích của con người trên đất Hưng Yên . 
Dấu tích về con người trên địa bàn Hưng Yên đã được tìm thấy ở đâu? 
 Khai quật di chỉ khảo cổ học ở thôn Động Xá (thị trấn Lương Bằng, huyện Kim Động) 
1. Dấu tích của con người trên đất Hưng Yên .  
 - Dấu tích về con người trên đất Hưng Yên được tìm thấy trong các mộ táng ở thôn Động Xá (thị trấn Lương Bằng, huyện Kim Động), thôn Đởm và thôn Bình Trì (thị trấn Ân Thi, huyện Ân Thi) và thôn Bình Kiều (xã Bình Kiều, huyện Khoái Châu). Trong đó, Động Xá là di chỉ quan trọng với khoảng 100 mộ táng. 
1. Dấu tích của con người trên đất Hưng Yên . 
- Di cốt trong các mộ táng này có niên đại cách ngày nay khoảng 2000 năm, tương ứng với thời kì văn hoá Đông Sơn . 
Di cốt của người nguyên thuỷ được tìm thấy trên địa bàn Hưng Yên thuộc thời đại nào? 
2. Các di chỉ tiêu biểu thời kì nguyên thuỷ trên đất Hưng Yên 
STT 
Địa điểm 
Hiện vật tìm được 
Niên đại 
1 
Xã Tân Quang (Văn Lâm) 
Mũi lao đồng, lưỡi rìu, đồng, âu đồng 
Cách đây 2500 năm 
2 
Thôn Động Xá, thị trấn Lương Bằng (Kim Động) 
Vòng tay, khuyên tai,mũi giáo, thạp đồng, trống đồng, lưỡi rìu, mũi tên 
Cách đây 2000 năm. 
3 
Thôn Bình Trì, thị trấn Ân Thi (Ân Thi) 
Khay gỗ, vỏ quả bầu, chiếc nhĩ bôi, nồi đất, bát đồng 
Cách đây 2000 năm. 
4 
Thôn Bình Kiều, xã Bình Kiều 
 ( Khoái Châu) 
Giáo đồng, rìu đồng, đục đồng, mảnh sắt 
Cách đây 2000 năm. 
 Kể tên các di tích tiêu biểu của thời kì nguyên thủy trên đất Hưng Yên? 
2. Các di chỉ tiêu biểu thời kì nguyên thuỷ trên đất Hưng Yên 
=> K hẳng định Hưng Yên là địa bàn có người Việt cổ sinh sống và tụ cư đông đúc vào thời đại kim khí (thời kì văn hóa Đông Sơn). 
 Việc phát hiện nhiều dấu tích về đời sống của người nguyên thuỷ trên đất Hưng Yên chứng tỏ điều gì? 
Trống đồng Động Xá 
 Trống đồng Động Xá được khai quật tại thôn Động Xá, xã Lương Bằng (nay là thị trấn Lương Bằng), huyện Kim Động. Trống có niên đại cách ngày nay khoảng 2000 - 2300 năm. Mặt trống trang trí 7 vành hoa văn, hoạ tiết chính gồm: hình sao 9 cánh đúc nổi ở chính giữa, 4 hình chim lạc, 4 con nhái đúc nổi quay ngược chiều kim đồng hồ. Tang trống phình cong, đúc nổi hoa văn, hình tròn đồng tâm, vạch răng cưa, hình người chèo thuyền. Thân trống thắt, trang trí hình chim mỏ dài đứng trên lưng trâu. Trống có 4 đôi quai kép trang trí hoa văn bện t hừng. Chân trống choãi không có trang trí hoa văn.  
3. Đời sống của cư dân nguyên thuỷ trên đất Hưng Yên a. Đời sống vật chất  
Mô tả những nét chính về đời sống vật chất của cư dân nguyên thủy trên địa bàn Hưng Yên? 
- Nông nghiệp lúa nước, sử dụng trâu làm sức kéo trong sản xuất. 
- Vẫn duy trì hái lượm và săn bắt những sản phẩm dưới nước như tôm, cua, cá, vỏ sò,... 
Biết làm đồ gốm, dệt vải,.... 
Lưỡi rìu Đông Sơn bằng đồng (phát hiện tại thôn Động Xá, thị trấn Lương Bằng, huyện Kim Động) 
Mũi giáo bằng đồng (phát hiện tại đội 3 thôn Bình Kiều, xã Bình Kiều, huyện Khoái Châu) 
 Dấu tích về đời sống vật chất của cư dân nguyên thủy ở Hưng Yên được thể hiện qua bộ công cụ sản xuất và đồ dùng sinh hoạt như: rìu đồng, bát đồng (xã Tân Quang, huyện Văn Lâm); rìu đồng, trống đồng (thôn Động Xá, thị trấn Lương Bằng, huyện Kim Động), vỏ sò ở mộ táng Đống Vàng (xã Ngọc Long, huyện Yên Mỹ),... 
3. Đời sống của cư dân nguyên thuỷ trên đất Hưng Yên b. Đời sống tinh thần  
Quan sát và m ô tả những nét chính về đời sống tinh thần của cư dân nguyên thủy trên địa bàn Hưng Yên? 
Vòng tay bằng đồng (tìm thấy ở thôn Động Xá t hị trấn Lương Bằng, huyện Kim Động) 
Khuyên tai bằng đồng (tìm thấy ở Động Xá, Kim Động 
Thạp đồng (phát hiện ở thôn Động Xá, thịtrấn Lương Bằng, huyện Kim Động) 
Mộ thân cây (phát hiện tại thôn Phú, thị trấn Ân Thi, huyện Ân Thi) 
3. Đời sống của cư dân nguyên thuỷ trên đất Hưng Yên 
b. Đời sống tinh thần: 
- Biết chế tác và sử dụng đồ trang sức, như: vòng tay, khuyên tai, chuông đồng, 
- Biết trang trí nhiều loại hoa văn trên trống đồng, thạp đồng 
- Biết nhuộm vải, 
- Biết chôn người chết ở nơi cư trú . 
II. HƯNG YÊN THỜI KÌ DỰNG NƯỚC . 
Hưng Yên thời Văn Lang 
Kẻ bảng và trả lời câu hỏi: 
Câu hỏi 
Câu trả lời 
Hưng Yên thuộc bộ nào thời Hùng Vương? 
Dấu tích t hời dựng nước trên đất Hưng Yên được thể hiện qua truyền thuyết nào? 
Nêu hiểu biết của em về truyền thuy ế t đó? 
II. HƯNG YÊN THỜI KÌ DỰNG NƯỚC . 
1. Hưng Yên thời Văn Lang 
Nội dung 
Câu trả lời 
Hưng Yên thuộc bộ nào thời Hùng Vương? 
 Hưng Yên thời Hùng Vương thuộc bộ Giao Chỉ 
Dấu tích t hời dựng nước trên đất Hưng Yên được thể hiện qua truyền thuyết nào? 
Dấu tích thời dựng nước trên đất Hưng Yên gắn bó chặt chẽ với truyền thuyết Chử Đồng Tử – Tiên Dung 
Nêu hiểu biết của em về truyền thuy ế t đó? 
Truyền thuyết Chử Đồng Tử - Tiên Dung xuất hiện vào đời Hùng Vương thứ mười tám. Ở Hưng Yên, truyền thuyết này gắn liền với các địa danh như: đầm Dạ Trạch (xã Dạ Trạch, huyện Khoái Châu), đền Đa Hòa, đền Dạ Trạch (huyện Khoái Châu) và nhiều đình, đền khác,... 
II. HƯNG YÊN THỜI KÌ DỰNG NƯỚC . 
1. Hưng Yên thời Văn Lang 
Theo thông tin ở Bảng 2, em có nhận xét gì về sự phân bố các di tích thờ Chử Đồng Tử trên địa bàn tỉnh Hưng Yên. 
1. Hưng Yên thời Văn Lang  
STT 
Huyện 
Số làng có di tích thờ tự 
1 
Khoái Châu 
26 
2 
Văn Giang 
14 
3 
Yên Mỹ 
11 
Bảng 2. Phân bố các di tích thờ Chử Đồng Tử trên địa bàn Hưng Yên 
1. Hưng Yên thời Văn Lang  
 D i tích thờ Chử Đồng Tử trên địa bàn Hưng Yên được phân bố ở 3 huyện Khoái Châu , Văn Giang , Yên Mỹ. Trong đó, Khoái Châu có số làng có di tích thờ tự Chử Đồng Tử nhiều nhất. 
(?) Kể tên một số di tích thờ Chử Đồng Tử ở Hưng Yên?  
 Đền Đa Hoà (xã Bình Minh, huyện Khoái Châu); đền Dạ Trạch (xã Dạ Trạch, huyện Khoái Châu) thờ Đức Thánh Chử Đồng Tử - Tiên Dung và Tây Sa Công chúa 
Những dấu tích chứng tỏ người Hưng Yên tham gia chống giặc ngoại xâm từ rất sớm? 
Đậu Tam Đa (Xã Tam Đa- huyện Phù Cừ) Thờ Sùng Minh Công, Quý Minh Công 
Đền Hương Quất (xã Thành Công,  huyện Khoái Châu) thờ Kiều Công,  Lang Công,Thổ Công, Tân Công  
Đình An Xá(xã Toàn Thắng, huyện Kim Động thờ Anh Công và Dực Công) 
Những dấu tích chứng tỏ người Hưng Yên tham gia chống giặc ngoại xâm từ rất sớm:  
 - Ở Hưng Yên có nhiều dấu tích chống ngoại xâm thời dựng nước ( đậu Tam Đa (huyện Phù Cừ), đền Hương Quất (huyện Khoái Châu), đình An Xá (huyện Kim Động), 
Em có nhận xét gì về con người Hưng Yên thời Hùng Vương? 
 Giàu tinh thần yêu nước, sẵn sàng đứng lên đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ quê hương, đất nước. 
2. Hưng Yên thời Âu Lạc     
Kể tên những tướng lĩnh Hưng Yên có công trong sự nghiệp chống ngoại xâm thời kì dựng nước. 
- Tướng lĩnh Hưng Yên có công thời Âu Lạc: Minh Lang, Lân Công và Dinh Công (xã Vân Du, huyện Ân Thi); Minh Lang, Hiền Công và Quai Công (xã Xuân Trúc, huyện Ân Thi); Trương Hoàng, Trương Tích (xã Trung Hưng, huyện Yên Mỹ); năm anh em họ Nguyễn ở Đanh Xá (xã Hoàng Hoa Thám, huyện Ân Thi),... 
2. Hưng Yên thời Âu Lạc 
 Em có nhận xét gì về tinh thần chống ngoại xâm thời kì dựng nước của nhân dân Hưng Yên?. 
 Tinh thần chống giặc ngoại xâm luôn được nêu cao, họ sẵn sàng tham gia chến đấu bảo vệ quê hương, đất nước. 
2. Hưng Yên thời Âu Lạc 
Em đang được sống trong thời bình, vậy em sẽ làm gì để xứng đáng với công ơn của thế hệ cha ông đi trước? 
- Học tập chăm chỉ nâng cao hiểu biết để góp phần dựng xây đất nước. 
- Giữ gìn, bảo vệ các di tích, di chỉ của quê hương... 
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP  
Câu 1. Dấu tích đầu tiên của con người trên đất Hưng Yên được phát hiện ở đâu? 
Trả lời: Những dấu tích về con người trên đất Hưng Yên được tìm thấy trong các mộ táng ở thôn Động Xá (thị trấn Lương Bằng, huyện Kim Động), thôn Đởm và thôn Bình Trì (thị trấn Ân Thi, huyện Ân Thi) và thôn Bình Kiều (xã Bình Kiều, huyện Khoái Châu) 
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 
Câu 2. Niên đại của con người đầu tiên trên đất Hưng Yên là khoảng thời gian nào? 
Trả lời: Di cốt trong các mộ táng này có niên đại cách ngày nay khoảng 2 000 năm, tương ứng với thời kì văn hoá Đông Sơn. 
 Qua các di chỉ khảo cổ học, có thể thấy, Hưng Yên là địa bàn có người Việt cổ sinh sống và tụ cư đông đúc vào thời đại kim khí. 
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 
Câu 3. 
 Lập bảng thống kê các di tích khảo cổ học thời kì nguyên thuỷ trên đất Hưng Yên (theo mẫu). 
STT 
Địa điểm di tích 
Hiện vật tìm được 
STT 
Địa điểm di tích 
Hiện vật tìm được 
1 
Xã Tân Quang (huyện Văn Lâm) 2 mũi lao đồng, 1 lưỡi rìu đồng, 1 âu đồng. 
Xã Tân Quang (huyện Văn Lâm) 2 mũi lao đồng, 1 lưỡi rìu đồng, 1 âu đồng. 
2 
Thôn Động Xá (thị trấn Lương Bằng, huyện Kim Động) 17 chiếc vòng tay, 11 khuyên tai, 4 mũi giáo, 1 thạp đồng, 1 trống đồng, 9 lưỡi rìu, 2 mũi tên. 
Thôn Động Xá (thị trấn Lương Bằng, huyện Kim Động) 17 chiếc vòng tay, 11 khuyên tai, 4 mũi giáo, 1 thạp đồng, 1 trống đồng, 9 lưỡi rìu, 2 mũi tên. 
3 
Thôn Bình Trì (thị trấn Ân Thi, huyện Ân Thi) 1 khay gỗ, 1 vỏ quả bầu, 4 chiếc nhĩ bôi, 1 nồi đất, 2 chiếc bát đồng to 
Thôn Bình Trì (thị trấn Ân Thi, huyện Ân Thi) 1 khay gỗ, 1 vỏ quả bầu, 4 chiếc nhĩ bôi, 1 nồi đất, 2 chiếc bát đồng to 
4 
Thôn Bình Kiều (xã Bình Kiều, huyện Khoái Châu) 8 giáo đồng, 3 rìu đồng và 1 đục đồng, 1 mảnh sắt. 
Thôn Bình Kiều (xã Bình Kiều, huyện Khoái Châu) 8 giáo đồng, 3 rìu đồng và 1 đục đồng, 1 mảnh sắt. 
Câu 3. 
Câu 4 . Trình bày sơ lược về đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nguyên thuỷ trên đất Hưng Yên.  
Trả lời: 
- Về đời sống vật chất, cư dân nguyên thuỷ trên đất Hưng Yên đã biết làm nông nghiệp lúa nước, duy trì hái lượm các loại thực vật có sẵn và săn bắt những sản vật dưới nước, biết làm đồ gốm, dệt vải,... 
- Về đời sống tinh thần, cư dân nguyên thủy ở Hưng Yên đã biết chế tác và sử dụng đồ trang sức như: vòng tay, khuyên tai, chuông đồng, Họ biết trang trí nhiều loại hoa văn trên trống đồng, thạp đồng; biết nhuộm vải, Họ cũng biết mai táng người chết và chôn theo một số đồ trang sức 
Câu 5: Nêu những đóng góp của nhân dân Hưng Yên trong sự nghiệp chống ngoại xâm thời kì dựng nước.  
 Thời Văn Lang- Âu Lạc, nhân dân Hưng Yên cùng với nhiều tướng lĩnh đã tham gia kháng chiến chống giặc ngoại xâm ( chống giặc Ân, chống quân Tần) 
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (về nhà làm và nộp bài vào đầu buổi sau)  
1. Căn cứ vào các nội dung đã học trong bài,sử dụng lược đồ tỉnh Hưng Yên hiện nay, em hãy đánh dấu những địa điểm có dấu tích của thời kì nguyên thuỷ và thời kì dựng nước trên đất Hưng Yên. 
2. Tìm hiểu và kể tên các di tích khảo cổ học khác ở Hưng Yên mà em biết . 
* Hướng dẫn về nhà:	 
 Tìm hiểu chủ đề 3: Khởi nghĩa chống ách đô hộ của chính quyền phương Bắc ở Hưng Yên ( tên các cuộc khởi nghĩa, người lãnh đạo, diễn biến các cuộc khởi nghĩa) 

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_mon_giao_duc_dia_phuong_6_chu_de_2_nhung_dau_tich.pptx