Đề kiểm tra cuối học kỳ I môn Ngữ văn 6

PHẦN I: ĐỌC- HIỂU (3,0 điểm)

 Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi.

 "Quê hương là một tiếng ve

Lời ru của mẹ trưa hè à ơi

 Dòng sông con nước đầy vơi

 Quê hương là một góc trời tuổi thơ

( )

Quê hương là cánh đồng vàng

 Hương thơm lúa chín mênh mang trời chiều

 Quê hương là dáng mẹ yêu

Áo nâu nón là liêu xiêu đi về."

(Quê hương, Nguyễn Đình Huân)

 Câu 1 (0,5 đ). Đoạn thơ trên viết theo thể thơ nào? Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ?

Câu 2 (0,5 đ). Nêu nội dung chính của đoạn thơ?

 Câu 3 (0,75 đ). Tìm các cụm danh từ, cụm động từ trong hai dòng thơ sau và cho biết việc dùng cụm từ làm thành phần chính của câu có tác dụng gì?

Quê hương là dáng mẹ yêu

 Áo nâu nón là liêu xiêu đi về

 

doc 5 trang phuongnguyen 21/07/2022 36060
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kỳ I môn Ngữ văn 6", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra cuối học kỳ I môn Ngữ văn 6

Đề kiểm tra cuối học kỳ I môn Ngữ văn 6
THIẾT LẬP MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I
MÔN NGỮ VĂN 6, NĂM HỌC 2021 - 2022
I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA:
Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn KTKN các đơn vị kiến thức giữa học kỳ I, môn Ngữ văn lớp 6 theo ba phân môn Văn học, tiếng Việt, Tập làm văn với mục đích đánh giá năng lực đọc - hiểu và tạo lập văn bản bồi dưỡng phẩm chất đạo đức học sinh qua hình thức kiểm tra tự luận. Trọng tâm là văn bản Bài học đường đời đầu tiên; biện pháp tu từ so sánh; ngôi kể trong văn tự sự, viết văn tự sự.
II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA:
 - Hình thức : Tự luận
 - Cách tổ chức kiểm tra: HS làm bài kiểm tra hình thức tự luận trong 90 phút
III. MA TRẬN: 
 Mức độ
Tên chủ đề 
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
 Cộng
Vận dụng
Vận dụng cao
1. Văn học
Đoạn thơ lục bát
Nhận biết về thể thơ, phương thức biểu đạt
- Hiểu nội dung đoạn trích 
- Rút ra được bài học cho bản thân
Số câu 
Số điểm 
tỉ lệ% 
 Số câu: 1
 Số điểm: 0,5
Số câu:2 
Số điểm:1
Số câu:0 
Số điểm: 0
Số câu:0 
Số điểm: 0
Số câu: 3
Số điểm: 1,5 
tỉ lệ% :25%
2. Tiếng Việt
- Cụm từ
- Biện pháp tu từ
- Chỉ ra cụm danh từ, cụm động từ, so sánh, điệp ngữ và hình ảnh so sánh, từ ngữ.
- Tác dụng của cụm danh từ, cụm động từ, phép so sánh, điệp ngữ
Số câu 
Số điểm tỉ lệ% 
Số câu:1
Số điểm:0,75
Số câu:1
Số điểm:0,75
Số câu:0 
Số điểm:0
Số câu: 0 
Số điểm: 0
Số câu: 2
Số điểm: 1,5
tỉ lệ% 20%
3. Tập làm văn. 
- Đoạn văn 
- Bài văn tự sự
Viết đoạn
Viết bài văn kể về một trải nghiệm của bản thân.
Số câu 
Số điểm tỉ lệ% 
Số câu:0 
Số điểm:0
Số câu: 0
Số điểm:0
Số câu:1 
Số điểm:2
Số câu: 1
Số điểm:5,0
Số câu: 2
Số điểm: 7,0
tỉ lệ% :55%
- Tổng số câu:
- Tổng số điểm:
- Tỉ lệ% 
Số câu: 2
Sốđiểm: 1,25
Tỉ lệ : 22,5% 
Số câu:3
Số điểm:1,75
Tỉ lệ 27,5% 
Số câu:1 
Số điểm:2
Số câu: 1 
Số điểm: 5
Tỉ lệ : 50%
Số câu:7
Số điểm:10
Tỉ lệ : 100% 
 PHÒNG GD&ĐT.............. ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I
TRƯỜNG THCS .................. MÔN: NGỮ VĂN 6 
 Thời gian: 90 phút 
PHẦN I: ĐỌC- HIỂU (3,0 điểm)
	Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi. 
 "Quê hương là một tiếng ve 
Lời ru của mẹ trưa hè à ơi
 	Dòng sông con nước đầy vơi
 Quê hương là một góc trời tuổi thơ
() 
Quê hương là cánh đồng vàng
 	Hương thơm lúa chín mênh mang trời chiều
 	Quê hương là dáng mẹ yêu
Áo nâu nón là liêu xiêu đi về."
(Quê hương, Nguyễn Đình Huân) 
	Câu 1 (0,5 đ). Đoạn thơ trên viết theo thể thơ nào? Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ?
Câu 2 (0,5 đ). Nêu nội dung chính của đoạn thơ?
	Câu 3 (0,75 đ). Tìm các cụm danh từ, cụm động từ trong hai dòng thơ sau và cho biết việc dùng cụm từ làm thành phần chính của câu có tác dụng gì?
Quê hương là dáng mẹ yêu
 Áo nâu nón là liêu xiêu đi về
	Câu 4 (0,75 đ). Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng chủ yếu trong đoạn trích trên?
	Câu 5 (0,5 đ). Qua đoạn thơ, tác giả muốn gửi đến chúng ta bức thông điệp gì?
PHẦN II: VIẾT (7 điểm).
 Câu 1 (2,0 đ). Từ đoạn thơ trong phần đọc - hiểu, em hãy viết một đoạn văn khoảng 5 đến 7 câu nêu cảm nhận của em về vai trò của quê hương trong cuộc đời mỗi con người.
Câu 2 (5,0 đ). Phê bình là điều không ai muốn, nhưng có những lời phê bình lại giúp em trưởng thành hơn. Em hãy kể về lần bị phê bình đó.
-------------HẾT--------------
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I
Môn: Ngữ văn 6
A. Yêu cầu chung:
- Giáo viên cần nghiên cứu kĩ hướng dẫn chấm, thống nhất phân chia thang điểm trong từng nội dung một cách cụ thể.
- Trong quá trình chấm, cần tôn trọng tính sáng tạo của học sinh. Chấp nhận cách diễn đạt, thể hiện khác với đáp án mà vẫn đảm bảo nội dung theo chuẩn kiến thức kĩ năng và năng lực, phẩm chất người học.
B. Hướng dẫn cụ thể:
 I. Các tiêu chí về nội dung bài kiểm tra phần đọc hiểu: 3,0 điểm
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1
- Đoạn thơ trên viết theo thể thơ lục bát.
- Phương thức biểu đạt chính biểu cảm
0,25
0,25
Câu 2
- Nội dung: Đoạn thơ ca ngợi vẻ đẹp quê hương đồng thời tái hiện những kỉ niệm tuổi thơ, qua đó thể hiện tình yêu nguồn cội tha thiết của tác giả.
0,5
Câu 3
- Cụm danh từ: dáng mẹ yêu
- Cụm động từ: liêu xiêu đi về
 =>dùng cụm từ làm thành phần chính của câu có tác dụng làm cho câu thơ miêu tả cụ thể hơn, rõ nét hơn hình ảnh người mẹ 
0,25
0,25
0,25
Câu 4
- Biện pháp tu từ được sử dụng chủ yếu trong đoạn trích trên: so sánh, điệp ngữ (quê hương là..., quê hương là...,...)
- Tác dụng: nhấn mạnh hình ảnh quê hương là những gì bình dị, gần gũi, thân thuộc, gắn bó với con người như: lời ru, tiếng ve, dòng sông, góc trời, cánh đồng, dáng mẹ tần tảo sớm hôm,...Qua đó thấy được tình yêu quê hương của tác giả 
0,25
0,5
Câu 5
- Thông điệp: Quê hương có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc đời mỗi con người. Cần biết trân quý, xây dựng quê hương ngày một đẹp, giàu...
0,5
II. Viết
Câu 1 (2,0 đ). 
1.Về hình thức, kĩ năng: Học sinh biết cách trình bày suy nghĩ của mình về vai trò của quê hương dưới hình thức đoạn văn, lời văn diễn đạt mạch lạc, rõ ràng, có sự liên kết câu hợp lý, không mắc lỗi chính tả, lỗi diễn đạt... 
2. Về kiến thức: Học sinh có nhiều cách cảm nhận khác nhau, nhưng cần đảm bảo một số ý cơ bản sau
0,5
- Quê hương là nơi sinh ra và lớn lên, là nơi có nhiều kỉ niệm đẹp đẽ.
- Hình ảnh quê hương bình dị, thân thuộc luôn trong trái tim mỗi người dù có đi đâu chăng nữa.
- Tự hào về quê hương, cần trân trọng, yêu quý và xây dựng quê hương đẹp giàu.
1,5
Câu 2 (5,0 đ). 
Câu 2 Các tiêu chí về nội dung bài viết: 4,0 điểm
Mở bài
Giới thiệu được kỉ niệm một lần bị phê bình
0,5
Thân bài
- Trình bày chi tiết về thời gian, không gian, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.
- Trình bày chi tiết những nhân vật liên quan.
- Trình bày các sự việc theo trình tự rõ ràng, hợp lí.
(Kết hợp kể và tả. Sự việc này nối tiếp sự việc kia một cách hợp lí).
- Sự thay đổi của bản thân từ lần bị phê bình đó
1,0
1,0
1,0
Kết bài
Nêu ý nghĩa của lần phê bình đối với bản thân. 
0,5
 III. Các tiêu chí khác cho nội dung phần II viết bài văn: 1,0 điểm 
Trình bày sạch, bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát, ít mắc các lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu , diễn đạt.
0,25
Sử dụng ngôn ngữ kể chuỵen chọn lọc, có sử dụng kết hợp biện pháp tu từ đã học để miêu tả. Ngôn ngữ giàu sức biểu cảm, bài viết lôi cuốn, hấp dẫn, cảm xúc.
0,5
Bài làm cần tập trung làm nổi bật hoạt động trải nghiệm của bản thân. Kể chuyện theo một trình tự hợp lý, logic giữa các phần, có sự liên kết.
0,25
-------------HẾT--------------

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_cuoi_hoc_ky_i_mon_ngu_van_6.doc