Bài giảng Ngữ văn 6 - Bài: Ôn tập văn miêu tả

GHI NHỚ

Dù tả cảnh hay tả người thì cũng phải lựa chọn các chi tiết và hình ảnh đặc sắc, tiêu biểu, sau đó trình bày theo một thứ tự nhất định

Muốn tả sinh động cần phải biết liên tưởng, tưởng tượng và ví von, so sánh

 

pptx 26 trang phuongnguyen 25040
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 6 - Bài: Ôn tập văn miêu tả", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Ngữ văn 6 - Bài: Ôn tập văn miêu tả

Bài giảng Ngữ văn 6 - Bài: Ôn tập văn miêu tả
Ôn tập văn miêu tả 
目录 
I. Tái hiện kiến thức 
II. Luyện tập 
I. Tái hiện kiến thức 
1. Các bước làm văn miêu tả 
 B1: Xác định đối tượng cần tả 
B2: Quan sát, lựa chọn các chi tiết, hình ảnh đặc sắc, tiêu biểu 
B3: Trình bày kết quả quan sát theo 1 trình tự hợp lí 
2. Các dạng văn miêu tả 
01 
M iêu tả cảnh 
02 
M iêu tả người 
Văn tả cảnh 
Văn tả người 
Đối tượng miêu tả 
Trình tự 
miêu tả 
Kĩ năng 
miêu tả 
Bố cục 
- Tả cây cối 
 Tả quang cảnh: cảnh động, cảnh tĩnh 
- Tả chân dung 
 Tả người kết hợp tả hoạt động 
- Thời gian 
 Không gian 
 Thời gian + Không gian 
- Khái quát Cụ thể 
 Ngoại hình Hành động 
- Quan sát, liên tưởng, tưởng tượng 
 Sử dụng từ: Từ láy, tính từ 
 Biện pháp tu từ 
3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài 
Bố cục 
Văn tả cảnh 
Văn tả người 
Mở bài 
Thân bài 
Kết bài 
- Giới thiệu sơ lược cảnh được tả (Cảnh gì? Ở đâu?) 
 Cảm nghĩ của em về cảnh được tả 
- Giới thiệu sơ lược người được tả (Tên, tuổi, mối quan hệ với em) 
 Tình cảm của em với người đó 
Miêu tả theo trình tự hợp lí 
(So sánh ví von) 
 Miêu tả: Ngoại hình; Tính cách; Hành động; lời nói, cử chỉ 
 Tình cảm của người đó dành cho mọi người 
Nhận xét cảnh + Nêu cảm nghĩ chung 
 Nhận xét người được tả 
 Nêu cảm nghĩ chung về người em tả (Lời hứa, mong ước) 
GHI NHỚ 
Dù tả cảnh hay tả người thì cũng phải lựa chọn các chi tiết và hình ảnh đặc sắc, tiêu biểu, sau đó trình bày theo một thứ tự nhất định 
Muốn tả sinh động cần phải biết liên tưởng, tưởng tượng và ví von, so sánh 
II. Luyện tập 
Đây là một đoạn văn tả cảnh mặt trời lên trên biển rất hay và độc đáo. Theo em, điều gì đã tạo nên cái hay và độc đáo cho đoạn văn? 
	 Sau trận bão, chân trời ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông. 
Gợi ý 
Cảnh mặt trời trên biển 
Cách lựa chọn chi tiết, hình ảnh 
Nghệ thuật dùng từ, so sánh, liên tưởng 
Trình tự miêu tả 
Thể hiện tình cảm, thái độ của tác giả 
START TIMER 
TIME’S UP! 
120 
10 
20 
30 
40 
50 
60 
110 
100 
90 
80 
70 
Thảo luận nhóm 
(2 phút) 
- Lựa chọn được các chi tiết, hình ảnh độc đáo, đặc sắc. 
-  Có những liên tưởng so sánh, nhận xét độc đáo:  mặt trời- trứng, chân trời, ngấn bể sạch- tấm kính lau hết mây bụi, cảnh bình minh- mâm lễ phẩm tiến ra từ bình minh. 
-  Sử dụng từ ngữ đặc tả : chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây bụi, mặt trời tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ quả trứng thiên nhiên; chân trời màu ngọc trai. 
-  Thể hiện rõ thái độ, tình cảm của người tả đối với đối tượng được tả. 
Nếu tả cảnh một đầm sen đang mùa hoa nở, em sẽ lập dàn ý cho bài văn ấy như thế nào? 
Mở bài: Giới thiệu đầm sen đang mùa hoa nở ở quê em. 
Thân bài: Đi vào tả chi tiết: 
-  Cảnh sắc chung của đầm sen. 
-  Miêu tả chi tiết: 
+  Lá sen toả rộng, xanh rờn. 
+   Những nụ sen đua nhau nở, khoe bộ cánh phớt hồng tươi tắn dưới nắng mai. 
+   Hương sen thơm ngào ngạt bay toả khắp không gian. 
+  Đài sen, nhị sen mũm mĩm rung rinh trong gió ... 
-  Tả hồ sen ở nhiều thời điểm khác nhau: lúc sáng sớm, giữa trưa nắng, lúc hoàng hôn buông xuống. 
-  Có thể tả hoạt động của con người trên hồ sen: hái hoa, ướp trà, chụp ảnh cùng với hoa. 
Kết bài: Đứng trước đầm sen nở, tâm hồn con người trở nên thanh thoát, một cảm giác nhẹ nhàng ùa đến bên con người thật dễ chịu biết bao. 
Nếu miêu tả một em bé ngây thơ, bụ bẫm đang tập đi, tập nói thì em sẽ lựa chọn những hình ảnh và chi tiết tiêu biểu, đặc sắc nào? Em sẽ miêu tả theo thứ tự nào? 
Tả em bé có thể chú ý các hình ảnh sau: 
 - Tả hình dáng của em bé: 
   + Chiều ca o 	 + Gương mặt 
   + Nước da 	 + Ánh mắt. 
  - Tả hoạt động tập đi của bé: 
   + Bước chập chững 
   + Vịn tay vào mẹ, vào tường, vào xe tập đi 
   + Cười thích thú khi được cổ vũ, khen ngợi 
  - Tả hoạt động tập nói của bé 
   + Bập bẹ nói từng từ 
   + Thích bắt chước nói theo người lớn 
Đọc lại  Bài học đường đời đầu tiên  của Tô Hoài và  Buổi học cuối cùng  của A. Đô-đê, sau đó hãy tìm ở mỗi bài một đoạn văn miêu tả và một đoạn văn tự sự. Căn cứ vào đâu mà em nhận ra điều đó. 
BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN 
*  Đoạn văn miêu tả: 
“ Cái chàng Dế Choắt,  ngẩn ngẩn ngơ ngơ. ” 
 “ Chẳng bao lâu . hai chân lên vuốt râu.” 
*  Đoạn văn tự sự: 
 “ Dế Choắt trả lời tôi . em mới dám nói. ” 
 “ Tôi chui tọt vào hang ... không chui nổi vào tổ tao đâu ! ” 
 “Bỗng chị Cốc . vái cả sáu tay.” 
BUỔI HỌC CUỐI CÙNG 
*  Đoạn văn miêu tả: 
“ Thầy Ha-men đã chuẩn bị  tiếng sột soạt trên giấy. ” 
 “ Tôi bước qua ghế dài ... thanh tra hoặc phát phần thưởng. ” 
*  Đoạn văn tự sự: 
“ Rồi thầy cầm một quyển ngữ pháp  kiên nhẫn giảng giải đến thế. ” 
 “ Khi qua trước trụ sở xã ... chuyện gì nữa đây ?” 
DẤU HIỆU NHẬN BIẾT 
 Miêu tả: Đoạn văn miêu tả tạo ra sự hình dung thường là về ngoại hình ( có hình ảnh, chi tiết miêu tả cụ thể, sinh động, liên tưởng, ví von, so sánh. ) 
 Tự sự: Sự kể lại, tái hiện câu chuyện qua lời kể tác giả hoặc nhân vật. 
Chỉ ra một vài liên tưởng, ví von so sánh mà em cho là độc đáo và thú vị của hai tác giả trong hai bài văn trên. 
Chàng Dế Choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện. 
- Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. 
- Hai cái răng đen nhánh ... 
Những tờ mẫu bay trước bàn học trông như những lá cờ nhỏ bay phấp phới khắp xung quanh lớp 
Phiếu bài tập 
1/ Trong văn miêu tả, sau khi quan sát, công việc nào là quan trọng nhất? 
a/ Thống kê số lượng các chi tiết, hình ảnh	b/ Sắp xếp các chi tiết theo một trình tự 
c/ Phân loại các chi tiết, hình ảnh	d/ Thêm hoặc bớt các chi tiết, hình ảnh 
2/ Khi tả người cần chú ý những gì? 
a/ Tả ngoại hình	b/ Tả hành động 
c/ Tả tính cách	d/ Tất cả các đáp án trên 
Hướng dẫn tự học 
Soạn bài “Cầu Long Biên – Chứng nhân lịch sử” 
Lập dàn ý chi tiết cho đề: “Trong giấc mơ, em đã gặp một nhân vật văn học mà em yêu thích. Hãy tả chân dung nhân vật đó theo trí tưởng tượng của em 
Ôn tập lại lí thuyết về văn miêu tả và viết vào sổ tay văn học 
Bái bai 

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_6_bai_on_tap_van_mieu_ta.pptx