Bài giảng Ngữ văn 6 (Cánh diều) - Bài 1: Chủ đề: Ôn tập về truyện (truyền thuyết và cổ tích) - Buổi 2: Hệ thống kiến thức và thực hành phần tiếng Việt: Từ đơn và từ phức

II. HOẠT ĐỘNG HỆ THỐNG KIẾN THỨC

- Từ đơn : chỉ gồm một tiếng. (Ví dụ : ca, hoa, thước, )

- Từ phức:gồm hai hoặc nhiều tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa (Ví dụ : quần áo, thướt tha, )

+ Từ láy (tập hợp con của từ phức) là những từ được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ láy âm( tha thiết, lo lắng, linh tinh, xanh xanh.)

+ Từ ghép (tập hợp con của từ phức) là những từ có hai hoặc nhiều tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa (Ví dụ : quần áo, bàn ghế, bút chì.)

 

pptx 14 trang phuongnguyen 24800
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 6 (Cánh diều) - Bài 1: Chủ đề: Ôn tập về truyện (truyền thuyết và cổ tích) - Buổi 2: Hệ thống kiến thức và thực hành phần tiếng Việt: Từ đơn và từ phức", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Ngữ văn 6 (Cánh diều) - Bài 1: Chủ đề: Ôn tập về truyện (truyền thuyết và cổ tích) - Buổi 2: Hệ thống kiến thức và thực hành phần tiếng Việt: Từ đơn và từ phức

Bài giảng Ngữ văn 6 (Cánh diều) - Bài 1: Chủ đề: Ôn tập về truyện (truyền thuyết và cổ tích) - Buổi 2: Hệ thống kiến thức và thực hành phần tiếng Việt: Từ đơn và từ phức
BÀI 1: CHỦ ĐỀ: ÔN TẬP VỀ TRUYỆN 
( TRUYỀN THUYẾT VÀ CỔ TÍCH ) 
BUỔI 2: 
HỆ THỐNG KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH 
PHẦN TIẾNG VIỆT : TỪ ĐƠN VÀ TỪ PHỨC 
I. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU 
- Từ đơn : chỉ gồm một tiếng. (Ví dụ : ca, hoa, thước,) 
- Từ phức : gồm hai hoặc nhiều tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa (Ví dụ : quần áo, thướt tha,) 
+ Từ láy (tập hợp con của từ phức) là những từ được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ láy âm ( tha thiết, lo lắng, linh tinh, xanh xanh...) 
+ Từ ghép (tập hợp con của từ phức) là những từ có hai hoặc nhiều tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa (Ví dụ : quần áo, bàn ghế, bút chì....) 
II. HOẠT ĐỘNG HỆ THỐNG KIẾN THỨC 
III. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 
Bài tập 1: Chỉ ra từ đơn, từ phức trong ngữ liệu sau 
A. Phân loại từ trong đoạn văn (từ đơn, từ ghép, từ láy) 
	Tỉnh dậy, Lang Liêu mừng thầm. Càng ngẫm nghĩ, chàng càng thấy lời thần nói đúng. Chàng bèn chọn thứ gạo nếp thơm lừng trắng tinh. Hạt nào hạt nấy tròn mẩy đem vo thật sạch, lấy đậu xanh, thịt lợn làm nhân dùng lá dong trong vườn gói thành hình vuông, nấu một ngày một đêm thật nhừ . 
Từ đơn 
Từ ghép 
Từ láy 
Các từ còn lại 
mừng thầm, ngẫm nghĩ, gạo nếp, thơm lừng, trắng tinh, đậu xanh, thịt lợn, lá dong, hình vuông 
Không có 
Bài tập 1: Chỉ ra từ đơn, từ phức trong ngữ liệu sau 
B. Đọc kĩ đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu ở dưới: 
	Chú bé loắt choắt 
	Cái xắc xinh xinh 
	Cái chân thoăn thoắt 
	Cái đầu nghênh nghênh 
	Ca lô đội lệch 
	Mồm huýt sáo vang 
	Như con chim chích 
	Nhảy trên đường vàng 
	( Tố Hữu, Lượm) 
a ) Phân loại các từ trong đoạn thơ theo các nhóm: từ đơn, từ láy, từ ghép. 
b) Nêu hiệu quả của việc sử dụng từ láy trong đoạn thơ. 
c) Trong những từ láy vừa tìm, từ láy nào gợi tả hình dáng con người? 
d) Tìm thêm những từ láy khác miêu tả hình dáng của con người. 
Bài tập 1: Chỉ ra từ đơn, từ phức trong ngữ liệu sau 
B. Đọc kĩ đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu ở dưới: 
	Chú bé loắt choắt 
	Cái xắc xinh xinh 
	Cái chân thoăn thoắt 
	Cái đầu nghênh nghênh 
	Ca lô đội lệch 
	Mồm huýt sáo vang 
	Như con chim chích 
	Nhảy trên đường vàng 
	( Tố Hữu, Lượm) 
a ) Phân loại các từ trong đoạn thơ theo các nhóm: từ đơn, từ láy, từ ghép. 
- Từ đơn: cái, xắc, chân, đầu, đội, lệch, mồm, huýt, sáo, vang, như, con, nhảy, trên, đường, vàng. 
- Từ láy: loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh. 
- Từ ghép: chú bé, ca lô, chim chích. 
Bài tập 1: Chỉ ra từ đơn, từ phức trong ngữ liệu sau 
B. Đọc kĩ đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu ở dưới: 
	Chú bé loắt choắt 
	Cái xắc xinh xinh 
	Cái chân thoăn thoắt 
	Cái đầu nghênh nghênh 
	Ca lô đội lệch 
	Mồm huýt sáo vang 
	Như con chim chích 
	Nhảy trên đường vàng 
	( Tố Hữu, Lượm) 
b) Hiệu quả của việc sử dụng từ láy trong đoạn thơ: góp phần làm cho cách diễn đạt sinh động, tăng sức gợi hình, gợi cảm. Làm hiện lên trước mắt người đọc một chú bé liên lạc nhỏ bé, nhanh nhẹn, tinh nghịch, hồn nhiên, đáng yêu. 
c) Trong những từ láy vừa tìm, từ láy gợi tả hình dáng con người là: loắt choắt. 
d) Một số từ láy khác miêu tả hình dáng của con người như: lom khom, lêu nghêu, long khòng  
Bài tập 1: Chỉ ra từ đơn, từ phức trong ngữ liệu sau 
C. Thuỷ Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương. Thần hô mưa, gọi gió làm thành dông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Son Tinh. Nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước. 
(Sơn Tinh, Thuỷ Tinh) 
a) Tìm từ láy trong đoạn văn trên. 
b) Nêu bỏ đi từ láy trong đoạn văn thì đoạn văn hấp dẫn hơn không? Vì sao? 
TRẢ LỜI 
a) Từ láy trong đoạn văn: đùng đùng, cuồn cuộn, lềnh bềnh. 
b) Nếu bỏ đi từ láy trong đoạn văn thì sức hấp dẫn cũng như giá trị biểu đạt của đoạn văn. Từ láy “đùng đùng” thể hiện thái độ tức giận lên đỉnh điểm đến mức không thể kiềm chế của Thủy Tinh. 
- Từ láy cuộn cuộn gợi sức mạnh khủng khiếp của dòng nước tưởng chừng như muốn cuốn phăng mọi thứ. 
- Từ “lềnh bềnh” gợi khung cảnh cả thành Phong Hhaau trở nên nhỏ, nhẹ trước cơn giận giữ của thủy thần. Tấc cả góp phần làm cho cách diễn đạt sinh động, tăng sức gợi hình gợi cảm. Diễn tả cụ thể và chi tiết quang cảnh trận chiến giữa hai vị thần. 
III. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 
Bài tập 2: Thi viết từ theo yêu cầu 
a. Cho tiếng: bánh hãy kết hợp với các tiếng khác để tạo từ ghép chỉ loại bánh theo các phương diện (cách chế biến, chất liệu, tính chất, hình dáng) . 
b. Tìm các từ láy miêu tả dáng đi, tiếng khóc của người 
TRẢ LỜI 
a . 	+ Cách chế biến: bánh rán, nướng, hấp, nhúng, tráng 
	+ Chất liệu làm bánh: nếp, tẻ, khoai, ngô, sắn, đậu xanh ... 
	+ Tính chất của bánh: dẻo, xốp, phồng ... 
	+ Hình dáng của bánh: gối, quấn thừng, tai voi ... 
b. Dáng đi: thướt tha, loạng choạng, lom khom, lò dò, tập tễnh.... 
- Tiếng khóc: hu hu, hức hức, nức nở, rưng rức, sụt sùi... 
III. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 
Bài tập 3: Đặt câu với từ ghép, từ láy sau: 
a. T ừ ghép: Hoa hồng, quần áo, núi non, lao động, học tập, 
b. Từ láy: lung linh, mong manh, mềm mại, xinh xinh, sum suê 
III. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 
Bài tập 4 : Luyện viết 
a. Viết đoạn văn tả cảnh thiên nhiên trong đó có sử dụng từ láy và từ ghép 
Khi mặt trời vừa rút sau những đỉnh núi phía tây, hoàng hôn bắt đầu buông xuống. Nắng ngày hè chỉ còn lại ánh sáng  nhạt nhòa . Thành phố đượm một màu vàng óng. Lúc này đã quá giờ tan tầm, dòng người và xe cộ vẫn ngược xuôi nhưng đã thưadần.  Đường phố  bớt  ồn ào, nhộn nhịp . Con đường bỗng trở nên rộng lớn và thênh thang hơn. Hai bên vỉa hè, hàng cây si già cỗi, cành sum suê đang trầm tư ngắm chiều tà. Những cây xà cừ đang  rung rinh  những lá non xanh mượt . Các em nhỏ  ríu rít  rủ nhau đi chơi sau một ngày học tập ở trường. Các bà mẹ thì tấp nập chuẩn bị đi chợ nấu cơm chiều 
III. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 
Bài tập 4 : Luyện viết 
b. Viết đoạn văn tưởng tượng tả lại một nhân vật trong truyện truyền thuyết hoặc cổ tích mà em ấn tượng, trong đó có sử dụng từ láy, từ ghép 
Thạch Sanh là nhân vật chính trong câu chuyện cổ tích cùng tên mà bao bạn nhỏ yêu thích. Chàng vốn là người con Ngọc Hoàng phái xuống hạ giới đầu thai vào làm con gia đình họ Thạch. Cha mẹ mất sớm, Thạch Sanh cần cù làm lụng đổi củi lấy gạo nuôi thân. Lớn lên, Thạch Sanh trở thành một chàng trai khỏe mạnh. Khuôn mặt nghiêm nghị, sắt lại vì sương gió. Vầng trán chàng cao nổi bật với đôi mắt nâu sẫm ngời lên ý chí, nghị lực phi thường. Thân hình chàng vạm vỡ, cường tráng. Cơ bắp ở chân, ở tay nổi lên cuồn cuộn, săn chắc như những chiến binh. Bờ vai chàng rộng, ngực nở hình vòng cung càng làm chành càng trở nên cường tráng. Chàng đội trên đầu chiếc khăn vải nâu đã sờn cũ. Nhà nghèo nên chàng thường ở trần, đóng khố, đi chân đất. Nước da dãi nắng dầm mưa sạm màu như đồng hun. Thạch Sanh đẹp như một pho tượng dũng sĩ. bằng đồng.  
III. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 
III. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 
Bài tập : Viết một đoạn văn nêu cảm nhận của em sau khi đọc một trong số các truyện " Con Rồng cháu Tiên " , “Sự tích Hồ Gươm”, “Thánh Gióng” trong đoạn văn có sử dụng từ láy . 
 * Hướng dẫn thực hiện ở nhà 
1. Học bài cũ: Xem lại kiến thức cơ bản về từ xét về cấu tạo 
2. Hoàn thành các bài tập sau: 
- Miêu tả người thân, thầy(cô giáo) hoặc một nhân vật trong truyện cổ tích mà em thích trong đó sử dụng các từ láy, từ ghép . 
- Tác dụng của việc sử dụng những từ ấy trong miêu tả . 
- Ôn tập lại các nội dung kiến thức đã học. 
- Tìm đọc các truyện cổ tích, truyền thuyết để tiết sau thực hành . 
VỀ NHÀ 

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_6_canh_dieu_bai_1_chu_de_on_tap_ve_truyen.pptx