Bài giảng Ngữ văn 6 (Cánh diều) - Tiết 18, 19: Đọc hiểu văn bản: Về thăm mẹ
Những lưu ý khi học thơ
Tác giả của bài thơ là ai?
Bài thơ có bao nhiêu khổ? Mỗi khổ có bao nhiêu dòng? (Bài thơ được viết theo thể loại nào?) Vần trong bài thơ được gieo như thế nào? Các dòng được ngắt nhịp ra sao?
Nhan đề của bài thơ là gì? Bài thơ viết về ai, về điều gì?
Bài thơ sử dụng các biện pháp nghệ thuật nào? Từ ngữ trong bài thơ có gì độc đáo? Việc sử dụng các từ ngữ và biện pháp nghệ thuật đó đem lại tác dụng ra sao?
Ai là người đang bày tỏ cảm xúc tình cảm, suy nghĩ trong bài thơ? Người đó bày tỏ cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ gì?
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 6 (Cánh diều) - Tiết 18, 19: Đọc hiểu văn bản: Về thăm mẹ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Ngữ văn 6 (Cánh diều) - Tiết 18, 19: Đọc hiểu văn bản: Về thăm mẹ
Có một nơi để về, đó là nhà. Có những người để yêu thương, đó là gia đình. Có được cả hai, đó là hạnh phúc. TIẾT 18, 19 ĐỌC HIỂU VĂN BẢN VỀ THĂM MẸ Văn bản 2: VỀ THĂM MẸ Đinh Nam Khương 01 02 03 Con về thăm mẹ chiều đông Bếp chưa lên khói, mẹ không có nhà Mình con thơ thẩn vào ra Trời đang yên vậy bỗng òa mưa rơi. Chum tương mẹ đã đậy rồi Nón mê xưa đứng nay ngồi dầm mưa Áo tơi qua buổi cày bừa Giờ còn lủn củn khoác hờ người rơm. Đàn gà mới nở vàng ươm Vào ra quanh một cái nơm hỏng vành Bất ngờ rụng ở trên cành Trái na cuối vụ mẹ dành phần con. Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn Rưng rung từ chuyện giản đơn thường ngày. 04 Cấu trúc bài học Tìm hiểu chung Tìm hiểu chi tiết Luyện tập Củng cố, mở rộng I . TÌM HIỂU CHUNG Tác giả của bài thơ là ai? Bài thơ có bao nhiêu khổ? Mỗi khổ có bao nhiêu dòng? (Bài thơ được viết theo thể loại nào?) Vần trong bài thơ được gieo như thế nào? Các dòng được ngắt nhịp ra sao? Nhan đề của bài thơ là gì? Bài thơ viết về ai, về điều gì? Bài thơ sử dụng các biện pháp nghệ thuật nào? Từ ngữ trong bài thơ có gì độc đáo? Việc sử dụng các từ ngữ và biện pháp nghệ thuật đó đem lại tác dụng ra sao? Ai là người đang bày tỏ cảm xúc tình cảm, suy nghĩ trong bài thơ? Người đó bày tỏ cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ gì? Những lưu ý khi học thơ I. T Ì M HIỂU CHUNG - Đinh Nam Khương (1949-2018) - Quê Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội. - Ông là phó chủ tịch Hội Đông y Mỹ Đức, Hà Nội, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. - Giải thưởng: + Giải A cuộc thi thơ 1981-1982 - Báo Văn nghệ + Tặng thưởng bài thơ hay nhất 1992 - Báo Văn nghệ Quân đội + Tặng thưởng chùm thơ hay nhất 2001 - Báo Văn nghệ + Giải B cuộc thi thơ Lục bát 2002-2003 1. Tác giả I. Tìm hiểu chung 2. Tác phẩm 01 02 03 Con về thăm mẹ chiều đông Bếp chưa lên khói, mẹ không có nhà Mình con thơ thẩn vào ra Trời đang yên vậy bỗng òa mưa rơi Chum tương mẹ đã đậy rồi Nón mê xưa đứng nay ngồi dầm mưa Áo tơi qua buổi cày bừa Giờ còn lủn củn khoác hờ người rơm Đàn gà mới nở vàng ươm Vào ra quanh một cái nơm hỏng vành Bất ngờ rụng ở trên cành Trái na cuối vụ mẹ dành phần con Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn Rưng rung từ chuyện giản đơn thường ngày 04 a. Xuất xứ: trích Mẹ (Tuyển thơ), 2002. + Nhịp thơ: ngắt nhịp chẵn 2/2/2 hoặc 4/4 + Dòng thơ: gồm các dòng lục và dòng bát xen kẽ. + Gieo vần: bài thơ được gieo vần đặc trưng cho thể lục bát e. Bố cục P1: Hoàn cảnh người con về thăm mẹ P2: Hình ảnh người mẹ trong cảm nhận của người con P3: Tình cảm của người con dành cho mẹ b. Thể loại: Thơ lục bát c. Đề tài: Tình cảm trân trọng, biết ơn của người con trước tình yêu thương, đức hi sinh thầm lặng của mẹ. d. Chủ đề: Tình cảm gia đình Đọc, chú thích II. TÌM HIỂU CHI TIẾT 1. Hình ảnh người mẹ trong kí ức * Găn liền với những sự vật bình dị: “Con về thăm mẹ chiều đông Bếp chưa lên khói, mẹ không có nhà ... Chum tương mẹ đã đậy rồi Nón mê xưa đứng nay ngồi dầm mưa Áo tơi qua buổi cày bừa Giờ còn lủn củn khoác hờ người rơm. Đàn gà mới nở vàng ươm Vào ra quanh một cái nơm hỏng vành Bất ngờ rụng ở trên cành Trái na cuối vụ mẹ dành phần con.” 1. Hình ảnh người mẹ trong kí ức - Hình ảnh của mẹ gắn liền với bếp lửa. => Vật dụng đầu tiên xuất hiện trong bài thơ đã mang những đặc điểm điển hình của người mẹ, người phụ nữa Việt Nam. “Con về thăm mẹ chiều đông Bếp chưa lên khói, mẹ không có nhà” + Bếp lửa là vật dụng quen thuộc trong mỗi gia đình, tượng trưng cho tình yêu thương của mái ấm gia đình. + Thể hiện sự tần tảo, đảm đang của người mẹ. 1. Hình ảnh người mẹ trong kí ức - Chum tương: món ăn dân dã, đạm bạc. => Sự vất vả, tích cóp, hi sinh của người mẹ để nuôi con khôn lớn. Tình yêu của mẹ đối với con trọn vẹn. Đàn gà mới nở Cái nơm hỏng vành Nón mê ngồi dầm mưa Áo tơi lủn củn Ẩn dụ “nón mê” , “áo tơi”: Sự tảo tần, lam lũ, vất vả của người mẹ. Gợi sự thiếu thốn. → Liệt kê những sự vật quen thuộc trong ngôi nhà. Tất cả đều gần gũi, có vẻ cũ kĩ, xấu xí, không trọn vẹn. 1. Hình ảnh người mẹ trong kí ức - Tấm lòng mẹ dành cho con đã được thể hiện qua hai câu thơ: => Mẹ luôn yêu thương, mong nhớ con, muốn dành cho con những điều tốt đẹp nhất. - Mẹ dành dụm trái ngon nhà trồng cho đứa con xa nhà. Bất ngờ rụng ở trên cành Trái na cuối vụ mẹ dành phần con.” 1. Tình cảm người con dành cho mẹ Con về thăm mẹ chiều đông Bếp chưa lên khói, mẹ không có nhà Mình con thơ thẩn vào ra Trời đang yên vậy bỗng òa mưa rơi ... Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn Rưng rưng từ chuyện giản đơn thường ngày 1. Tình cảm người con dành cho mẹ - Hoàn cảnh: “Con về thăm mẹ chiều đông” - Hành động: “thơ thẩn vào ra”. + Đi ra đi vào để ngắm nhìn khung cảnh ngôi nhà khi mẹ đi vắng. + Từ láy “thơ thẩn” gợi dáng vẻ chậm rãi, lặng lẽ và bâng khuâng suy nghĩ về một điều gì đó. 1. Tình cảm người con dành cho mẹ “Trời đang yên vậy bỗng òa mưa rời ... Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn... Rưng rưng từ chuyện giản đơn thường ngày.” Cảm xúc: Chi tiết “òa mưa rơi” : Hình ảnh thực/ giọt nước mắt của người con. Từ láy “nghẹn ngào, rưng rưng” : Gợi tả tâm trạng xúc động đến chảy nước mắt, không nói nên lời. “thương mẹ nhiều hơn”: trực tiếp bày tỏ tình yêu thương dành cho mẹ, đồng thời cũng thể hiện nỗi xót xa trước sự vất vả, hi sinh của mẹ. Dấu “...” : thể hiện sự trầm ngâm, nghẹn ngào không thành lời. Tạo khoảng lặng, dư âm trong lòng độc giả. => N gười con thấu hiểu những khó khăn, thiếu thốn của mẹ, tình yêu thương, sự hi sinh của mẹ. Từ đó thêm yêu thương, trân trọng và biết ơn mẹ nhiều hơn. 1. Nghệ thuật - Thể thơ lục bát ; - Phối hợp hài hòa các biện pháp tu từ: ẩn dụ, liệt kê , nhân hóa; - Từ láy đặc sắc. 2. Nội dung Bài thơ bày tỏ tình cảm của người con xa nhà trong một lần về thăm mẹ. 3. Ý nghĩa - Tình yêu thương bao la của cha mẹ dành cho ta thể hiện từ những điều bình dị, giản đơn nhất ; - Mỗi chúng ta cần biết yêu thương, trân trọng, biết ơn và hiếu thảo với cha mẹ của mình. III. TỔNG KẾT LUYỆN TẬP Hình dung và tái hiện lại cảnh người con về thăm ngôi nhà của mẹ trong bài thơ bằng cách vẽ tranh minh họa hoặc miêu tả bằng lời văn. Tự viết bưu thiếp tặng mẹ! VẬN DỤNG Thank you for watching
File đính kèm:
- bai_giang_ngu_van_6_canh_dieu_tiet_18_19_doc_hieu_van_ban_ve.ppt