Bài giảng Ngữ văn 6 (Chân trời sáng tạo) - Bài 3: Vẻ đẹp quê hương - Văn bản 2: Việt Nam quê hương ta

Quê Hương

Quê hương là gì hở mẹ

Mà cô giáo dạy phải yêu

Quê hương là gì hở mẹ

Ai đi xa cũng nhớ nhiều

Quê hương là chùm khế ngọt

Cho con trèo hái mỗi ngày

Quê hương là đường đi học

Con về rợp bướm vàng bay

Quê hương là con diều biếc

Tuổi thơ con thả trên đồng

Quê hương là con đò nhỏ

Êm đềm khua nước ven sông

 

pptx 56 trang phuongnguyen 27901
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 6 (Chân trời sáng tạo) - Bài 3: Vẻ đẹp quê hương - Văn bản 2: Việt Nam quê hương ta", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Ngữ văn 6 (Chân trời sáng tạo) - Bài 3: Vẻ đẹp quê hương - Văn bản 2: Việt Nam quê hương ta

Bài giảng Ngữ văn 6 (Chân trời sáng tạo) - Bài 3: Vẻ đẹp quê hương - Văn bản 2: Việt Nam quê hương ta
TRÒ CHƠI KHỞI ĐỘNG 
Ai nhanh ai đúng 
1) Cặp câu thơ lục bát mỗi dòng có mấy tiếng? 
a. 1 dòng 6 tiếng , 1 dòng 8 tiếng luân phiên. 
b. 1 dòng 5 tiếng , 1 dòng 7 tiếng luân phiên. 
c. 1 dòng 4 tiếng , 1 dòng 6 tiếng luân phiên. 
d. 1 dòng 6 tiếng , 1 dòng 7 tiếng luân phiên . 
Ai nhanh ai đúng 
2) Tiếng bằng l à tiếng : 
a. Có thanh sắc, hỏi, ngã ,nặng, kí hiệu l à B . 
b. Có thanh sắc, hỏi, ngã ,nặng, kí hiệu l à T . 
c. Có thanh huyền v à thanh ngang( không dấu ), kí hiệu B . 
d. Có thanh huyền v à thanh ngang( không dấu ), kí hiệu T . 
Ai nhanh ai đúng 
3) Tiếng trắc l à tiếng : 
a. Có thanh sắc, hỏi, ngã ,nặng, kí hiệu l à B . 
b.Có thanh sắc, hỏi, ngã ,nặng, kí hiệu l à T . 
 c. Có thanh huyền v à thanh ngang( không dấu ), kí hiệu B . 
d. Có thanh huyền v à thanh ngang( không dấu ), kí hiệu T . 
Ai nhanh ai đúng 
4)Ý kiến n à o sau đây đúng với thể thơ lục bát : 
a.Tiếng thứ 6 của câu 6 hiệp vần với tiếng thứ 6 câu 8. 
b.Tiếng thứ 8 của câu 8 hiệp vần với tiếng thứ 6 câu tiếp theo. 
 c.Cả hai 
Ai nhanh ai đúng 
5) Luật bằng, trắc trong thơ lục bát l à : 
a. Các tiếng lẻ: 1, 3, 5, 7 tự do, các tiếng chẵn 2, 4, 6, 8 theo luật ( B, T, B, B). 
b. Các tiếng lẻ: 1, 3, 5, 7 tự do, các tiếng chẵn 2, 4, 6, 8 theo luật ( B, T, B, T). 
 c. Các tiếng lẻ: 1, 3, 5, 7 tự do, các tiếng chẵn 2, 4, 6, 8 theo luật ( T, T, B, B). 
 d. Các tiếng lẻ: 1, 3, 5, 7 tự do, các tiếng chẵn 2, 4, 6, 8 theo luật ( B, B, T,T). 
Ai nhanh ai đúng 
6) Cách ngắt nhịp phổ biến trong thơ lục bát l à : 
a.Chủ yếu l à nhịp chẵn: nhịp 2/2/2, 2/4, 4/2, 2/2/2/2, 4/4, 2/4/2 
b. Chủ yếu l à nhip lẻ : nhịp 3/3, 3/1/2/2 
 c.Cả hai đáp án trên đều đúng . 
 d.Cả hai đáp án trên đều sai. 
PHẦN THƯỞNG CHO EM LÀ ..... 
MỘT TRÀNG PHÁO TAY!!! 
BÀI 3 : VẺ ĐẸP QUÊ HƯƠNG 
VĂN BẢN 2 : 
VIỆT NAM QUÊ HƯƠNG TA 
I. CHUẨN BỊ ĐỌC 
II. TRẢI NGHIỆM CÙNG VĂN BẢN 
III. SUY NGẪM VÀ PHẢN HỒI 
1. TÌM HIỂU CHUNG VỀ ĐẶC ĐIỂM BÀI THƠ 
2. TÌM HIỂU VĂN BẢN 
3. TỔNG KẾT 
NẾU CHỌN HÌNH ẢNH LÀM BIỂU TƯỢNG CHO VIỆT NAM, EM CHỌN HÌNH ẢNH NÀO? TẠI SAO? 
EM BIẾT BÀI THƠ HAY BÀI HÁT NÀO VỀ QUÊ HƯƠNG? 
Cảnh đẹp Hồ Gươm 
BÀI 3 : VẺ ĐẸP QUÊ HƯƠNG 
VĂN BẢN 2 : 
VIỆT NAM QUÊ HƯƠNG TA 
I. CHUẨN BỊ ĐỌC 
Nếu chọn hình ảnh làm biểu tượng cho Việt Nam, em sẽ: 
Chọn cảnh đẹp Hồ Gươm. Vì hình ảnh Hồ Gươm nằm giữa thủ đô Hà Nội với làn nước xanh biếc, gắn với câu chuyện kể về truyền thuyết đầy ý nghĩa lịch sử. 
NẾU CHỌN HÌNH ẢNH LÀM BIỂU TƯỢNG CHO VIỆT NAM, EM CHỌN HÌNH ẢNH NÀO? TẠI SAO? 
EM BIẾT BÀI THƠ HAY BÀI HÁT NÀO VỀ QUÊ HƯƠNG? 
Bài thơ về quê hương: 
Quê Hương - Tác Giả: Đỗ Trung Quân 
Việt Nam Quê Hương Ta - Tác giả: Nguyễn Đình Thi 
Quê Hương - Tác Giả: Tế Hanh 
HÒN VỌNG PHU 
ĐẦM THỊ NẠI 
Quê Hương 
Quê hương là gì hở mẹ 
Mà cô giáo dạy phải yêu 
Quê hương là gì hở mẹ 
Ai đi xa cũng nhớ nhiều 
Quê hương là chùm khế ngọt 
Cho con trèo hái mỗi ngày 
Quê hương là đường đi học 
Con về rợp bướm vàng bay 
Quê hương là con diều biếc 
Tuổi thơ con thả trên đồng 
Quê hương là con đò nhỏ 
Êm đềm khua nước ven sông 
Quê hương là cầu tre nhỏ 
Mẹ về nón lá nghiêng che 
Là hương hoa đồng cỏ nội 
Bay trong giấc ngủ đêm hè 
Quê hương là vòng tay ấm 
Con nằm ngủ giữa mưa đêm 
Quê hương là đêm trăng tỏ 
Hoa cau rụng trắng ngoài thềm 
Quê hương là vàng hoa bí 
Là hồng tím giậu mồng tơi 
Là đỏ đôi bờ dâm bụt 
Màu hoa sen trắng tinh khôi 
Quê hương mỗi người chỉ một 
Như là chỉ một mẹ thôi 
Quê hương có ai không nhớ  
Vẽ Quê Hương – Tác Giả: Định Hải 
Bút chì xanh đỏ 
Em gọt hai đầu 
Em thử hai màu 
Xanh tươi, đỏ thắm. 
Em vẽ làng xóm 
Tre xanh, lúa xanh 
Sông máng lượn quanh 
Một dòng xanh mát 
Trời mây bát ngát 
Xanh ngắt mùa thu 
Xanh màu ước mơ  
Em quay đầu đỏ 
Vẽ nhà em ở 
Ngói mới đỏ tươi 
Trường học trên đồi 
Em tô đỏ thắm 
Cây gạo đầu xóm 
Hoa nở chói ngời 
A, nắng lên rồi 
Lá cờ Tổ quốc 
Bay giữa trời xanh  
Chị ơi bức tranh 
Quê ta đẹp quá! 
Bài hát về quê hương: 
Bay qua Biển Đông (nhạc sĩ: Lê Việt Khánh) 
Hãy đến với con người Việt Nam (sáng tác: Xuân Nghĩa) 
Hello Vietnam (Phạm Quỳnh Anh) 
Việt Nam ơi (Minh Beta) 
Bản EDM gây sốt Việt Nam | Axel Johansson - The River [Lyrics Video] | ➞ Welcome to Vietnam 
Việt Nam Quê Hương Tôi - Trọng Tấn 
BÀI 3 : VẺ ĐẸP QUÊ HƯƠNG 
VĂN BẢN 2 : 
VIỆT NAM QUÊ HƯƠNG TA 
II. TRẢI NGHIỆM CÙNG VĂN BẢN 
1. Tám dòng thơ này giúp em hình dung gì về phong cảnh và con người Việt Nam? 
Việt Nam đất nước ta ơi 
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn 
Cánh cò bay lả rập rờn 
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều 
Quê hương biết mấy thân yêu 
Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau 
Mặt người vất vả in sâu 
Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn 
BÀI 3 : VẺ ĐẸP QUÊ HƯƠNG 
VĂN BẢN 2 : 
VIỆT NAM QUÊ HƯƠNG TA 
II. TRẢI NGHIỆM CÙNG VĂN BẢN 
1. Tám dòng thơ này giúp em hình dung gì về phong cảnh và con người Việt Nam? 
- Tám dòng thơ này đã gợi cho em hình dung đến phong cảnh đất nước hữu tình có những cánh đồng lúa trải dài thẳng cánh cò bay, những dãy núi bồng bềnh trong mây. 
- Đất nước Việt Nam còn có những những người dân bao đời nay cần cù, chịu khó, vất vả một nắng hai sương trên đồng ruộng, Họ cũng chịu nhiều thương đau, trải qua bao cuộc chiến tranh ác liệt và những mất mát hi sinh. 
BÀI 3 : VẺ ĐẸP QUÊ HƯƠNG 
VĂN BẢN 2 : 
VIỆT NAM QUÊ HƯƠNG TA 
II. TRẢI NGHIỆM CÙNG VĂN BẢN 
2. Những dòng thơ này gợi cho em nghĩ đến đặc điểm nào của truyền thống dân tộc? 
Đất nghèo nuôi những anh hùng 
Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên 
Đạp quân thù xuống đất đen 
Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa 
LÊ LỢI 
BÀI 3 : VẺ ĐẸP QUÊ HƯƠNG 
VĂN BẢN 2 : 
VIỆT NAM QUÊ HƯƠNG TA 
II. TRẢI NGHIỆM CÙNG VĂN BẢN 
2. Những dòng thơ này gợi cho em nghĩ đến đặc điểm nào của truyền thống dân tộc? 
Những câu thơ này gợi cho em nghĩ đến: truyền thống anh hùng, anh dũng trong đấu tranh của nhân dân. 
Ta thấy được những người dân lành khi kẻ thù xâm lăng, họ sẵn sàng vùng lên chiến đấu để bảo vệ đất nước. 
BÀI 3 : VẺ ĐẸP QUÊ HƯƠNG 
VĂN BẢN 2 : 
VIỆT NAM QUÊ HƯƠNG TA 
I. CHUẨN BỊ ĐỌC 
II. TRẢI NGHIỆM CÙNG VĂN BẢN 
III. SUY NGẪM VÀ PHẢN HỒI 
1. TÌM HIỂU CHUNG VỀ ĐẶC ĐIỂM BÀI THƠ 
2. TÌM HIỂU VĂN BẢN 
3. TỔNG KẾT 
BÀI 3 : VẺ ĐẸP QUÊ HƯƠNG 
VĂN BẢN 2 : 
VIỆT NAM QUÊ HƯƠNG TA 
III. SUY NGẪM VÀ PHẢN HỒI 
1. TÌM HIỂU CHUNG VỀ ĐẶC ĐIỂM BÀI THƠ 
2. TÌM HIỂU VĂN BẢN 
3. TỔNG KẾT 
BÀI 3 : VẺ ĐẸP QUÊ HƯƠNG 
VĂN BẢN 2 : 
VIỆT NAM QUÊ HƯƠNG TA 
III. SUY NGẪM VÀ PHẢN HỒI 
1. TÌM HIỂU CHUNG VỀ ĐẶC ĐIỂM BÀI THƠ 
Việt Nam / đất nước/ ta ơi 
Mênh mông biển lúa /đâu trời/ đẹp hơn 
Cánh cò/ bay lả /rập rờn 
Mây mờ che đỉnh/ Trường Sơn /sớm chiều 
Tám dòng thơ này giúp em hình dung gì về phong cảnh và con người Việt Nam? 
BÀI 3 : VẺ ĐẸP QUÊ HƯƠNG 
VĂN BẢN 2 : 
VIỆT NAM QUÊ HƯƠNG TA 
III. SUY NGẪM VÀ PHẢN HỒI 
1. TÌM HIỂU CHUNG VỀ ĐẶC ĐIỂM BÀI THƠ 
Việt Nam / đất nước/ ta ơi 
Mênh mông biển lúa /đâu trời/ đẹp hơn 
Cánh cò/ bay lả /rập rờn 
Mây mờ che đỉnh/ Trường Sơn /sớm chiều 
- Cách gieo vần của 4 câu thơ đầu: ơi-trời; hơn-rờn-sơn 
- Cách ngắt nhịp: câu 1 và câu 3 nhịp 2/2/2, câu 2 và câu 4 nhịp 4/2/2 
=> PHÙ HỢP VỚI CÁCH NGẮT NHỊP CỦA THƠ LỤC BÁT 
BÀI 3 : VẺ ĐẸP QUÊ HƯƠNG 
VĂN BẢN 2 : 
VIỆT NAM QUÊ HƯƠNG TA 
III. SUY NGẪM VÀ PHẢN HỒI 
2. TÌM HIỂU BÀI THƠ 
 ? Trong văn bản tác giả tập trung miêu tả những hình ảnh nào tiêu biểu của con người Việt Nam và nói đến những vẻ đẹp nào của quê hương? 
III. SUY NGẪM VÀ PHẢN HỒI 
2. TÌM HIỂU BÀI THƠ 
- Hình ảnh đất nước : 
+ Biển lúa mênh mông, 
+ Cánh cò bay lả rập rờn 
+ Mây mờ che đỉnh TS... 
- Hình ảnh con người: 
+ Vất vả in sâu; 
+ Gái trai cùng mặc áo nâu 
+ Anh hùng trong chiến tranh 
+ Hiền lành trong hòa bình 
- Vẻ đẹp quê hương 
+ Đất nắng chan hòa, hoa thơm quả ngọt 
+ Giỏi giang trăm nghề, tài hoa : dệt thơ trên lá... 
BÀI 3 : VẺ ĐẸP QUÊ HƯƠNG 
VĂN BẢN 2 : 
VIỆT NAM QUÊ HƯƠNG TA 
III. SUY NGẪM VÀ PHẢN HỒI 
2. TÌM HIỂU BÀI THƠ 
 ? Tìm và nêu tác dụng của những từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ đặc sắc mà tác giả sử dụng để miêu tả cảnh sắc quê hương trong bốn dòng thơ đầu. 
III. SUY NGẪM VÀ PHẢN HỒI 
2. TÌM HIỂU BÀI THƠ 
-Các biện pháp tu từ: 
+Biện pháp tu từ nhân hoá: Việt Nam đất nước ta ơi 
+Biện pháp tu từ so sánh không ngang bằng: Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn 
- Tác dụng : 
+Khiến cho hình ảnh đất nước trở nên gần gũi, thân quen 
+ Làm tăng mức độ của đất trời Việt Nam không đâu sánh bằng. 
=> Từ đó toát lên vẻ đẹp của quê hương đất nước. 
BÀI 3 : VẺ ĐẸP QUÊ HƯƠNG 
VĂN BẢN 2 : 
VIỆT NAM QUÊ HƯƠNG TA 
III. SUY NGẪM VÀ PHẢN HỒI 
2. TÌM HIỂU BÀI THƠ 
 ? Tìm và nêu tác dụng của hình ảnh, từ ngữ đặc sắc được dùng để khắc hoạ vẻ đẹp của con người Việt Nam trong đoạn thơ còn lại. 
III. SUY NGẪM VÀ PHẢN HỒI 
2. TÌM HIỂU BÀI THƠ 
-Hình ảnh, từ ngữ đặc sắc được dùng để khắc hoạ vẻ đẹp của con người Việt Nam: 
+ Sự vất vả, cần cù trong lao động: vất vả in sâu, áo nâu nhuộm bùn. 
+ Sự anh hùng, mạnh mẽ, kiên cường trong chiến đấu (chịu nhiều đau thương, chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên, đạp quân thù xuống đất đen) nhưng khi trở về cuộc sống đời thường lại hiền lành, chịu thương chịu khó (súng gươm vứt bỏ lại hiền hơn xưa). 
+ Sự thuỷ chung, khéo léo, chăm chỉ : yêu ai yêu trọn tấm lòng thuỷ chung, tay người như có phép tiên, trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ. 
SÔNG BẠCH ĐẰNG 
BÀI 3 : VẺ ĐẸP QUÊ HƯƠNG 
VĂN BẢN 2 : 
VIỆT NAM QUÊ HƯƠNG TA 
III. SUY NGẪM VÀ PHẢN HỒI 
3. Tổng kết 
 ? Tình cảm của tác giả đối với quê hương, đất nước được thể hiện như thế nào trong văn bản? Hãy chỉ ra một số từ ngữ, hình ảnh thể hiện trực tiếp tình cảm ấy. 
III. SUY NGẪM VÀ PHẢN HỒI 
3. Tổng kết 
* Nội dung 
- Tác giả đã thể hiện sự tự hào về đất nước, quê hương qua những khung cảnh thiên nhiên và văn hoá, con người : 
+ Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn, 
+ Quê hương biết mấy thân yêu, 
 - Tác giả đồng cảm với những vất vả, hi sinh của người dân 
+ Bao nhiêu đời đã chịu nhiều đau thương, 
+Mặt người vất vả in sâu... 
=> Qua đó thể hiện tình cảm yêu mến, quý trọng với dân tộc. 
BÀI 3 : VẺ ĐẸP QUÊ HƯƠNG 
VĂN BẢN 2 : 
VIỆT NAM QUÊ HƯƠNG TA 
III. SUY NGẪM VÀ PHẢN HỒI 
3. Tổng kết 
 ? Văn bản gợi cho em suy nghĩ và cảm xúc gì về con người và cảnh sắc quê hương? 
III. SUY NGẪM VÀ PHẢN HỒI 
3. Tổng kết 
* Bài học 
- Văn bản đã gợi cho em về một đất nước Việt Nam với rất nhiều cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, thơ mộng, giàu sức sống và những con người cần cù, chịu khó trong lao động, anh hùng, kiên cường trong chiến đấu và hiền lành, chăm chỉ, thuỷ chung trong cuộc sống đời thường. 
=> Qua đó em càng yêu mến, quý trọng con người Việt Nam 
NÚI LAM SƠN 
Chào tạm biệt thầy cô giáo 
và các em học sinh ! 

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_6_chan_troi_sang_tao_bai_3_ve_dep_que_huon.pptx