Bài giảng Ngữ văn 6 (Chân trời sáng tạo) - Bài 3: Vẻ đẹp quê hương - Văn bản: Hoa bìm

HOA BÌM

Rung rinh bờ giậu hoa bìm

Màu hoa tim tím tôi tìm tưởi thơ

Có con choồn ớt lơ ngơ

Bay lên bắt nắng đậu hờ nhành gai

Có cây hồng trĩu cành sai

Trưa yên ả rụng một vài tiếng chim

Có con mắt lá lim dim

Cánh diều ai thả nổi chìm trên mây

Bến quê nước đục song gầy

Có con thuyền giấy chở đầy mộng mơ

Cánh bèo con nhện giăng tơ

Cào cào tránh nắng đậu nhờ tàn sen

Có ri ri tiếng dế mèn

Có bầy đom đóm thắp đèn đêm thâu

Có con cuốc ở bờ lau

Kêu dài ngày hạn, kêu nhàu ngyaf mưa

Hoa bìm tim tím đong đưa

Mười năm chốn cũ, em chưa hẹn về ?

 

ppt 19 trang phuongnguyen 30/07/2022 4600
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 6 (Chân trời sáng tạo) - Bài 3: Vẻ đẹp quê hương - Văn bản: Hoa bìm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Ngữ văn 6 (Chân trời sáng tạo) - Bài 3: Vẻ đẹp quê hương - Văn bản: Hoa bìm

Bài giảng Ngữ văn 6 (Chân trời sáng tạo) - Bài 3: Vẻ đẹp quê hương - Văn bản: Hoa bìm
I. GIỚI THIỆU TÁC GIẢ, TÁC PHẨM 
1. Tác giả: 
- Nguyễn Đức Mậu (1948) 
- Quê quán: xã Nam Điền, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định 
- Từng giữ chức phó chủ tịch hội đồng Thơ - Hội nhà văn Việt Nam. 
ĐỌC MỞ RỘNG THEO THỂ LOẠI 
Văn bản: HOA BÌM 
I. GIỚI THIỆU TÁC GIẢ, TÁC PHẨM 
1. Tác giả: 
2. Tác phẩm: 
- Thể thơ: Lục bát. 
- Xuất xứ: Thơ lục bát, NXB Quân đội nhân dân, 2007. 
- PTBĐ chính: Biểu cảm. 
ĐỌC MỞ RỘNG THEO THỂ LOẠI 
Văn bản: HOA BÌM 
HOA BÌM 
Rung rinh bờ giậu hoa bìm 
Màu hoa tim tím tôi tìm tưởi thơ 
Có con choồn ớt lơ ngơ 
Bay lên bắt nắng đậu hờ nhành gai 
Có cây hồng trĩu cành sai 
Trưa yên ả rụng một vài tiếng chim 
Có con mắt lá lim dim 
Cánh diều ai thả nổi chìm trên mây 
Bến quê nước đục song gầy 
Có con thuyền giấy chở đầy mộng mơ 
Cánh bèo con nhện giăng tơ 
Cào cào tránh nắng đậu nhờ tàn sen 
Có ri ri tiếng dế mèn 
Có bầy đom đóm thắp đèn đêm thâu 
Có con cuốc ở bờ lau 
Kêu dài ngày hạn, kêu nhàu ngyaf mưa 
Hoa bìm tim tím đong đưa 
Mười năm chốn cũ, em chưa hẹn về? 
II. ĐẶC ĐIỂM THỂ THƠ LỤC BÁT THỂ HIỆN TRONG BÀI 
Chỉ ra những đặc điểm của thể thơ lục bát trong bài thơ trên? 
Qua bài thơ, bộc lộ tình cảm của tác giả 
đối với quê hương như thế nào? 
Nêu ít nhất một nét độc đáo của bài thơ được thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh hoặc biện pháp tu từ? 
1. Đặc điểm thể thơ lục bát được thể hiện qua bài thơ là: 
- Bài thơ gồm các cặp câu lục bát: 
+ Dòng lục: 6 tiếng 
+ Dòng bát: 8 tiếng. 
- Về cách gieo vần: 
+ Tiếng thứ sáu của câu lục vần với tiếng thứ sáu của câu bát kế nó: bìm-tìm, ngư-hờ, sai-vài, dim-chim, gầy-đầy, tơ-nhờ 
+ Tiếng thứ tám câu bát vần với tiếng thứ sáu của câu lục kế theo: thơ-ngơ, gai-sai, chim-dim, mây-gầy 
- Về ngắt nhịp: ngắt nhịp chẵn câu lục ngắt nhịp 2/2/2, câu bát ngắt nhịp 4/4 
- Về thanh điệu: có sự phối hợp giữa các tiếng trong một cặp câu lục bát: các tiếng ở vị trí 2,4,6,8 đều tuân thủ chặt chẽ theo quy định: tiếng thứ 2 là thanh bằng, tiếng thứ 4 thanh trắc, tiếng thứ 6 và 8 là thanh bằng. 
II. ĐẶC ĐIỂM THỂ THƠ LỤC BÁT THỂ HIỆN TRONG BÀI 
2. Tác giả đã thể hiện tình cảm với quê hương khi gợi nhắc lại những kỉ niệm của tuổi thơ, những hình ảnh giản dị, đời thường gắn với cuộc sống thường ngày. Qua đó thể hiện nỗi nhớ da diết và mong ước được trở về quê hương. 
3. Nghệ thuật: 
Bài thơ được làm bằng thể thơ lục bát, ngôn ngữ bình dị thể hiện nét gần gũi với cuộc sống chốn thôn quê. 
Tác giả đã sử dụng điệp từ “có” kết hợp với biện pháp liệt kê để gợi nhắc những hình ảnh thân thuộc gắn bó với tuổi thơ: có con chuồn ớt lơ ngơ, có cây hồng trĩu cành sai, có con mắt lá lim dim, có con thuyền giấy.. Từ đó, tác giả đã vẽ lên một khung cảnh thiên nhiên thân thuộc, gần gũi, sống động với người đọc và bộc lộ được cảm xúc, nỗi nhớ của mình với quê hương tuổi thơ. 
III. LUYỆN TẬP: THỰC HÀNH ĐỌC 
? Đọc diễn cảm bài thơ “Hoa bìm”? 
Chú ý về cách ngắt nhịp, giọng điệu, tình cảm được thể hiện qua bài thơ . 
I. GIỚI THIỆU KIỂU BÀI 
2.1. THẾ NÀO LÀ MỘT BÀI THƠ HAY 
A. LÀM MỘT BÀI THƠ LỤC BÁT 
Ví dụ: Bài thơ “Hoa bìm” 
- Nội dụng: Viết về những kỉ niệm tuổi thơ nơi bến quê. Qua đó thể hiện nỗi nhớ da diết và mong ước được trở về quê hương. 
- Hình thức: 
+ Ngôn ngữ: Hàm súc, gợi hình, gợi cảm. 
+ Sử dụng hài hoà các BPNT như nhân hoá, so sánh, điệp từ, điệp ngữtạo những liên tưởng độc đáo, thú vị. 
 + Cách gieo vần, nhịp điệu: Theo quy luật của thơ lục bát. 
=> Một bài thơ hay. 
I. GIỚI THIỆU KIỂU BÀI 
2.2. SÁNG TÁC THƠ LỤC BÁT 
A. LÀM MỘT BÀI THƠ LỤC BÁT 
Ví dụ: Bài thơ “Chăn trâu đốt lửa” 
- Số dòng, số tiếng: Bài thơ có các dòng lục và dòng bát xen kẽ (tạo thành cặp) 
- Gieo vần: tiếng thứ sáu của câu lục thứ nhất hiệp vần với tiếng thứ sáu của câu bát thứ nhất. Tiếng thứ tám của câu bát thứ nhất hiệp vần với tiếng thứ sáu của câu lục thứ hai và tiếng thứ sáu của dòng bát thứ hai. 
- Nhịp thơ: Nhịp chẵn 
+ Câu lục: 2/2/2 
+ Câu bát: 4/4 
- Từ ngữ: Giản dị, giàu sức gợi cảm kết hợp hài hoà các biện pháp nghệ thuật để thể hiện tình cảm, cảm xúc và ý tưởng của người viết. 
=> Cách làm thơ lục bát. 
I. GIỚI THIỆU KIỂU BÀI 
A. LÀM MỘT BÀI THƠ LỤC BÁT 
1. Lựa chọn đề tài 
2. Tìm ý tưởng: Dựa vào phiếu tìm ý tưởng sau 
II. THỰC HÀNH VIẾT THEO CÁC BƯỚC 
N hững sự việc để lại cho em 
 Con người cảm xúc 
 Cảnh sắc thiên nhiên sâu sắc nhất. 
1. S ự việc , con người, cảnh sắc thiên nhiên để lại cho em cảm xúc sâu sắc nhất là 
2. Từ ngữ, hình ảnh nảy sinh trong đầu tôi là 
3. Tôi viết điều này ra để 
I. GIỚI THIỆU KIỂU BÀI 
A. LÀM MỘT BÀI THƠ LỤC BÁT 
3. Làm thơ lục bát: HS sáng tác dựa vào phiếu tìm ý tưởng. 
4. Chỉnh sửa và chia sẻ: Dựa vào bảng kiểm để đánh giá mức độ đạt của bài làm. 
II. THỰC HÀNH VIẾT THEO CÁC BƯỚC 
Phương diện 
Nội dung kiểm tra 
Đạt/ 
Chưa đạt 
Hình thức 
 Bài thơ gồm các dòng lục (sáu tiếng) và dòng bát (tám tiếng) xen kẽ. 
Các dòng thơ chủ yếu được ngắt nhịp chẵn. 
Cách hiệp vần: Tiếng thứ sáu của dòng lục vần với tiếng thứ sáu của dòng bát kế nó. 
Bài thơ sử dụng một số biện pháp tu từ: So sánh, nhân hoá, điệp từ, điệp ngữ 
Các từ ngữ trong bài thơ thể hiện được chính xác điều người viết muốn nói. 
Các hình ảnh sống động, thú vị. 
Nội dung 
Bài thơ thể hiện được một trạng thái cảm xúc, một suy nghĩ, một cách nhìn nào đó về cuộc sống. 
1. GIỚI THIỆU KIỂU BÀI 
B. VIẾT ĐOẠN VĂN GHI LẠI CẢM XÚC VỀ MỘT BÀI THƠ LỤC BÁT 
? Trong bốn bài ca dao đã học ở bài 3, em thích bài nào nhất ? Vì sao? 
? Nêu ngắn gọn cảm xúc của em về bài ca dao đó? 
? Để lưu lại cảm xúc của mình trước một bài thơ hay em sẽ làm như thế nào? 
VIẾT ĐOẠN VĂN GHI LẠI CẢM XÚC TRƯỚC BÀI THƠ ĐÓ 
2. ĐOẠN VĂN GHI LẠI CẢM XÚC VỀ MỘT BÀI THƠ LỤC BÁT 
B. VIẾT ĐOẠN VĂN GHI LẠI CẢM XÚC VỀ MỘT BÀI THƠ LỤC BÁT 
a) Dấu hiệu nhận biết đoạn văn 
Ví dụ: Mục Viết đoạn văn ghi lại cảm nhận trước một bài thơ lục bát ở SGK – Trang 78, yêu cầu HS thảo luận các câu hỏi và điền vào phiếu học tập: 
Dấu hiệu nhận biết đoạn văn 
Nội dung 
Hình thức 
? Dấu hiệu nào giúp em nhận biết đó là một đoạn văn ? 
? Về hình thức đoạn văn gồm có mấy câu? Giữa các câu được ngăn cách với nhau ntn? 
? Về nội dung đoạn văn nói lên điều gì? 
Gồm nhiều câu văn 
- Đoạn văn gồm có 7 câu. 
- Giữa các câu được ngăn cách với nhau bởi các dấu câu. Kết thúc câu bằng dấu chấm 
Cảm xúc của nhân vật tôi về bài ca dao Công cha như núi Thái Sơn. Qua đó thể hiện lòng biết ơn và sự trân trọng công lao của cha mẹ dành cho con cái. 
2. ĐOẠN VĂN GHI LẠI CẢM XÚC VỀ MỘT BÀI THƠ LỤC BÁT 
B. VIẾT ĐOẠN VĂN GHI LẠI CẢM XÚC VỀ MỘT BÀI THƠ LỤC BÁT 
a) Dấu hiệu nhận biết đoạn văn 
Ví dụ: Mục Viết đoạn văn ghi lại cảm nhận trước một bài thơ lục bát ở SGK – Trang 78, yêu cầu HS thảo luận các câu hỏi và điền vào phiếu học tập: 
=> Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, biểu đạt một nội dung tương đối trọn vẹn. Về hình thức, đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành, được bắt đầu bằng chữ viết hoa lùi vào đầu dòng và kết thúc bằng dấu câu dùng để ngắt đoạn. 
b) Yêu cầu của đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát 
- Yêu cầu: kể về trải nghiệm của bản thân. 
- Thời gian, địa điểm diễn ra câu chuyện. 
- Người kể: kể ở ngôi thứ nhất (xưng “tôi”). 
- Cảm xúc của bản thân. 
Đảm bảo yêu cầu về hình thức của đoạn văn. 
- Trình bày cảm xúc về một bài thơ lục bát. 
- Sử dụng ngôi thứ nhất để chia sẻ cảm xúc. 
- Cấu trúc gồm có ba phần: 
+ Mở đoạn: Giới thiệu nhan đề, tác giả và cảm xúc chung về bài thơ (câu chủ đề). 
+ Thân đoạn: Trình bày cảm xúc của người đọc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ. Làm rõ cảm xúc bằng những hình ảnh, từ ngữ được trích từ bài thơ. 
+ Kết đoạn: Khẳng định lại cảm xúc về bài thơ và ý nghĩa của nó đối với bản thân. 
- Yêu cầu: kể về trải nghiệm của bản thân. 
- Thời gian, địa điểm diễn ra câu chuyện. 
- Người kể: kể ở ngôi thứ nhất (xưng “tôi”). 
- Cảm xúc của bản thân. 
QUY TRÌNH VIẾT ĐOẠN VĂN GHI LẠI CẢM XÚC VỀ MỘT BÀI THƠ LỤC BÁT 
Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết 
Xác định đề tài 
Thu thập tư liệu 
Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý 
Bước 3: Viết đoạn văn 
Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm 
LUYỆN TẬP 
- Yêu cầu: kể về trải nghiệm của bản thân. 
- Thời gian, địa điểm diễn ra câu chuyện. 
- Người kể: kể ở ngôi thứ nhất (xưng “tôi”). 
- Cảm xúc của bản thân. 
 Viết đoạn văn (khoảng 250-300 chữ) ghi lại cảm xúc của em về bài thơ “Việt Nam quê hương ta”. 

File đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_6_chan_troi_sang_tao_bai_3_ve_dep_que_huon.ppt