Bài giảng Ngữ văn 6 (Chân trời sáng tạo) Tiết 65-66: Ôn tập cuối học kì I

Bài tập 3

Đặc điểm truyện đồng thoại:

Là thể loại văn học dành cho thiết nhi

Nhân vật truyện đồng thoại thường là loài vật hoặc đồ vật được nhân hoá.

Chúng vừa phản ánh đặc điểm sinh hoạt của loài vật vừa thể hiện đặc điểm của con người.

Cốt truyện thường là một chuỗi các sự việc có quan hệ nhân quả với nhau chặt chẽ, xoay quanh nhân vật chính. (loài vật, đồ vật)

Lời người kể chuyện là lời của tác giả (người kể chuyện ngôi thứ ba) hoặc lời của nhân vật (người kể ngôi thứ nhất).

 

pptx 41 trang phuongnguyen 22580
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 6 (Chân trời sáng tạo) Tiết 65-66: Ôn tập cuối học kì I", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Ngữ văn 6 (Chân trời sáng tạo) Tiết 65-66: Ôn tập cuối học kì I

Bài giảng Ngữ văn 6 (Chân trời sáng tạo) Tiết 65-66: Ôn tập cuối học kì I
Thứ 2: 27/12/2021 
Tiết 65-66 
ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I 
Khởi động 
Ai nhanh h ơ n? 
01 
02 
Em hãy nhắc lại tên các văn bản, đoạn trích đã học trong 5 chủ đề ở học kì 1 
Em hãy nhắc lại tên các biện pháp tu từ được học ở học kì I 
 Phần này gồm 10 câu hỏi, chọn đáp án đúng hoặc sai. Mỗi câu có thời gian suy nghĩ và trả lời là 15 giây. Đánh vào ô chat đáp án: Đúng hoặc Sai 
KHỞI ĐỘNG 
Câu hỏi 
Câu 1. Truyện cổ tích ra đời trước truyền thuyết? Đúng hay sai? 
Sai (Truyền thuyết có trước) 
KHỞI ĐỘNG 
Câu hỏi 
Câu 2. Truyền thuyết có cốt lõi là những sự thực lịch sử còn cổ tích hoàn toàn là hư cấu? 
ĐA: Đúng 
KHỞI ĐỘNG 
Câu hỏi 
Câu 3. Truyền thuyết và cổ tích đều là một thể loại Văn học dân gian? 
ĐA: Đúng 
KHỞI ĐỘNG 
Câu hỏi 
Câu 4. Trong thơ lục bát, tiếng thứ 6 của câu lục hiệp vần với tiếng thứ 8 của câu bát? 
ĐA: Sai (Tiếng thứ 6 của câu bát) 
KHỞI ĐỘNG 
Câu hỏi 
Câu 5. Thơ lục bát là thể thơ có nguồn gốc từ thơ Đường -Trung Quốc? 
ĐA: Sai (Việt Nam) 
KHỞI ĐỘNG 
Câu hỏi 
Câu 6. Truyện đồng thoại là thể loại văn học dành cho thiếu nhi? 
ĐA: Đúng 
KHỞI ĐỘNG 
Câu hỏi 
Câu 7. Biện pháp nghệ thuật sử dụng phổ biến trong truyện đồng thoại là biên pháp tu từ so sánh? 
ĐA: Sai (Nhân hóa) 
KHỞI ĐỘNG 
Câu hỏi 
Câu 8. Kiểu bài kể lại một trải nghiệm của bản thân, người kể chuyện sử dụng ngôi thứ 3? 
ĐA: Sai (ngôi thứ nhất) 
KHỞI ĐỘNG 
Câu hỏi 
Câu 9. Các sự việc trong hồi kí được kể theo trình tự thời gian? 
ĐA: Đúng 
KHỞI ĐỘNG 
Câu hỏi 
Câu 10. Ẩn dụ là gọi tên sự vật hiện, tượng này bằng tên của sự vật, hiện tượng khác dựa trên mối qua hệ tương cận? 
ĐA: Sai (Tương đồng) 
Luyện tập 
Luyện tập 
Bài tập 1 
Đặc điểm 
Truyền thuyết 
Cổ tích 
Giống nhau 
 . 
. 
Khác nhau 
. 
. 
Còn truyện cổ tích kể về cuộc đời của các loại nhân vật nhât định và thể hiện quan niệm, ước mơ của nhân dân về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác. 
Luyện tập 
Bài tập 1 
Đặc điểm 
Truyền thuyết 
Cổ tích 
Giống nhau 
- Đều là truyện kể dân gian, có yếu tô tưởng tượng kì ảo. 
- Có nhiều chi tiết giông nhau: sự ra đời thần kì, nhân vật chính có những tài năng phi thường... 
Khác nhau 
Truyền thuyết kể về các nhân vật, sự kiện lịch sử và thể hiện cách đánh giá của nhân dân đối với những nhân vật, sự kiện lịch sử được kể. 
Truyện cổ tích kể về cuộc đời của các loại nhân vật nhât định và thể hiện quan niệm, ước mơ của nhân dân về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác. 
Còn truyện cổ tích kể về cuộc đời của các loại nhân vật nhât định và thể hiện quan niệm, ước mơ của nhân dân về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác. 
Bài tập 2 
Hoàn chỉnh câu th ơ sau: 
Cần Thơ gạo trắng nước 
Ai đi đến đó lòng muốn về 
(Ca dao) 
trong 
. 
không 
.. 
về 
Bài tập 3 
Đặc điểm truyện đồng thoại: 
Truyện đồng thoại 
Là thể loại văn học dành cho thiết nhi 
Nhân vật truyện đồng thoại thường là loài vật hoặc đồ vật được nhân hoá. 
Chúng vừa phản ánh đặc điểm sinh hoạt của loài vật vừa thể hiện đặc điểm của con người. 
Cốt truyện thường là một chuỗi các sự việc có quan hệ nhân quả với nhau chặt chẽ, xoay quanh nhân vật chính. (loài vật, đồ vật) 
Lời người kể chuyện là lời của tác giả (người kể chuyện ngôi thứ ba) hoặc lời của nhân vật (người kể ngôi thứ nhất). 
Bài tập 4 
Bài tập 4 
Hoàn thiện bảng sau: 
Biện pháp tu từ 
Khái niệm, tác dụng 
Nhân hóa 
So sánh 
Ẩn dụ 
Hoán dụ 
 . 
Dự kiến sản phẩm: 
Biện pháp tu từ 
Khái niệm, tác dụng 
Nhân hóa 
So sánh 
Ẩn dụ 
Hoán dụ 
là biện pháp tu từ gán thuộc tính của người cho những sự vật không phải là người nhằm tăng tính hình tượng, tính biểu cảm của sự diễn đạt. 
là đối chiếu sự vật này với sự vật khác trên cơ sở có nét tương đồng, làm tặng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt. 
là biện pháp tu từ gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng với nó, nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. 
là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. 
Bài tập 5 
Đặc điểm của cụm từ: 
 Cụm từ 
 Đặc điểm 
Cụm danh từ 
Cụm động từ 
Cụm tính từ 
Bài tập 5 
Đặc điểm của cụm từ: 
 Cụm từ 
 Đặc điểm 
Cụm danh từ 
Cụm danh từ là tập hợp từ, gồm danh từ trung tâm và một số từ ngữ phụ thuộc đứng trước, đứng sau danh từ trung tâm ấy. 
Cụm động từ 
Cụm động từ là tập hợp từ, gồm động từ trung tâm và một số từ ngữ phụ thuộc đứng trước, đứng sau động từ trung tâm ấy. 
Cụm tính từ 
Cụm tính từ là tập hợp từ, gồm tính từ trung tâm và một số từ ngữ phụ thuộc đứng trước, đứng sau tính từ trung tâm ấy. 
Bài tập 6 
Ghép những thông tin về yêu cầu đối với bài văn tả cảnh sinh hoạt (Cột A) với tác dụng của nó (Cột B): 
Cột AYêu cầu đối với kiểu bài 
Cột BTác dụng  
1. Giới thiệu thời gian và địa điểm diễn ra cảnh sinh hoạt. 
a. giúp cho cảnh sinh hoạt trở nên xác định hơn . 
2. Tả lại cảnh sinh hoạt theo trình tự hợp lí 
(từ xa đến gần, từ bao quát đến cụ thể). 
b. giúp bài viết gợi được sự đồng cảm của người đọc . 
3. Thể hiện hoạt động của con người trong không gian, thời gian cụ thể. 
c. giúp người đọc hình dung rõ ràng, cụ thể hơn về hoạt động . 
4. Gợi tả quang cảnh, không chí chung và những chi tiết tiêu biểu của bức tranh sinh hoạt . 
d. giúp người đọc dễ dàng theo dõi hoạt động được miêu tả . 
5. Sử dụng phù hợp các từ ngữ chỉ đặc điểm, tính chất, sinh hoạt. 
đ. giúp người đọc hình dung được quang cảnh chung và điểm nổi bật của cảnh . 
6. Trình bày suy nghĩ, cảm nhận của người viết. 
e.giúp người đọc có cái nhìn vừa bao quát vừa cụ thể về cảnh được tả . 
Bài tập 7 
Đặc điểm 
Nội dung 
Hình thức 
Sử dụng ngôi thứ nhất để chia sẻ cảm xúc. 
Đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành, được đánh dấu từ chỗ viết hoa lùi vào đầu dòng và kết thúc bằng dấu câu dung để ngắt đoạn. 
Có một câu chủ đề ( ở đầu hoặc cuối đoạn ) nêu nội dung khái quát toàn đoạn. 
Mở đoạn: giới thiệu chung về bài thơ (nhan đề, tác giả, chủ đề, cảm xúc chung). 
Thân đoạn: trình bày trọn vẹn về cảm xúc của người viết về nội dung, nghệ thuật bài thơ và nêu dẫn chứng cụ thể. 
Kết đoạn: khẳng định lại cảm xúc về ý nghĩa của bài thơ đối với bản thân. 
Bài tập 8 
Điểm giống nhau giữa bài kể lại một truyện cổ tích và kiểu bài kể lại một trải nghiệm của bản thân là : 
1. Đều có nhân vật và diễn biến các sự việc  
2. Đều đảm bảo ba phần của bài làm văn: mở bài, thân bài, kết bài. 
Bài tập 8 
Điểm khác nhau giữa bài kể lại một truyện cổ tích và kiểu bài kể lại một trải nghiệm của bản thân là : 
Khác nhau 
Kiểu bài kể lại truyện cổ tích 
Kiểu bài kể lại một trải nghiệm của bản thân 
- Về ngôi kể: Thường kể theo ngôi thứ ba 
-Về nhân vật: nhân vật có thể là người bình thường, có thể là ông Tiên, bà Tiên,... 
- Về sự việc: Thường được trình bày theo trình tự thời gian; 
- Đảm bảo kể được đầy đủ các sự việc quan trọng trong truyện, đặc biệt các yếu tố kì ảo, hoang đường. 
- Bố cục: 
+ Mở bài: Giới thiệu truyện cổ tích được kể. 
+ Thân bài: Giới thiệu nhận vật , hoàn cảnh xảy ra câu chuyện. Trình bày những sự việc xảy ra trong câu chuyện theo trình tự thời gian 
+ Kết bài: Nêu cảm nghĩ về truyện vừa kể. 
- Về ngôi kể: Thường kể theo ngôi thứ nhất để chia sẻ trải nghiệm của bản thân 
- Về nhân vật: nhân vật tôi(người kể chuyện) 
- Về các sự việc: 
+ Trình bày sự việc theo trình tự hợp lý 
+ Kết hợp kể với tả 
-Nêu ý nghĩa của trải nghiệm đối với bản thân. 
- Bố cục: 
+ Mở bài: Giới thiệu trải nghiệm bản thân. 
+ Thân bài: Trình bày diễn biến của sự việc. 
+ Kết bài: Nêu được ý nghĩa của trải nghiệm đối với người viết. 
Bài tập 9 
Trước khi nói hoặc trình bày một vấn đề, ta cần trả lời các câu hỏi như: 
Người nghe là ai? Vì nếu xác định được đối tượng người nghe sẽ hiểu được nhu cầu, Từ đó sẽ xác định được cách người nói hoặc trình bày một vấn đề hiệu quả hơn trong việc đáp ứng nhu cầu của người nghe cũng như bản thân mình. 
Mục đích nói là gì? Sẽ giúp người nói hoặc trình bày một vấn đề biết được đâu là ý chính, đâu là ý phụ, ý nào bắt buộc phải nói, ý nào cần nói, ý nào nên nói. Thông thường cần ưu tiên nói những ý bắt buộc trước, nếu còn thời gian thì sẽ cho thêm các ý cần nói, các ý nên nói để nói hoặc trình bày sau cùng. Việc xác định được mục đích nói sẽ giúp cho việc tổ chức và thể hiện các phần sao cho hiệu quả nhất. 
Nội dung nói là gì? Việc xác định nội dung nói sẽ giúp bài thuyết trình đ đúng trọng tâm, không lan man và người nghe sẽ nắm bắt vấn đề mà người nói trình bày. 
Thời gian nói bao lâu? Hướng tới việc nói đúng trọng tâm, không lan man, lạc chủ đề khi trình bày. 
Vấn đề được trình bày ở đâu? Việc xác định địa điểm trình bày cũng rất quan trọng. Vì địa điểm trình bày ảnh hưởng đến các yếu tố âm lượng của lời, các tiết bị kèm theo khi nói cũng như quá trình theo dõi của người nghe. 
Từ các vấn đề nêu trên , có thể kết luận rằng, trước khi nói hoặc trình bày một vấn đề, nếu ta trả lời đúng và đủ các câu hỏi thì việc nói hoặc trình bày một vấn đề sẽ đạt kết quả tốt đối với người nói lẫn người nghe. 
Bài tập 10 
Cấu tạo từ 
Từ đơn 
- Là từ chỉ có một tiếng 
- Ví dụ: đi, chạy, nhảy, nói, cười, yêu, ghét, giận, núi, sông, gạo, lúa, cá, tôm, bàn, ghế, tủ, áo, quần, mây, mưa, gió,. 
Từ phức 
- Là từ gồm hai hoặc nhiều tiếng 
- Ví dụ: tim tím, ầm ầm, lác đác, bác sĩ, kỹ sư, công an, nhân dân, đất nước, Tổ quốc, phát triển,... 
Từ ghép 
- Là từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có với nhau về nghĩa. 
- Ví dụ: học sinh, sinh viên, giáo sư, tiến sĩ, xông xáo, xốn xang, mếu máo, gia đình, hải sản, 
Từ láy 
- Là từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa. 
- Ví dụ: xông xáo , xốn xáng, mếu máo, long lanh, mộc mạc, lăng xăng, lèo tèo, xí xóa, khít khìn khịt, cuống cuồng cuồng,  
Bài tập 11 
Câu a 
Câu b 
Câu c 
Từ đơn: đã, rồi, mà, cánh, chỉ, đến, giữa, lưng, hở, cả , hai, như, người, mặc, áo,.. 
Các từ ghép, các từ láy có trong đoạn văn: 
+ Các từ ghép: Dế Choắt, thuốc phiện, thanh niên, mạng sườn, đội càng, râu ria, mặt mũi, ngắn củn ... 
+ Các từ láy: gầy gò, lêu nghêu, bè bè, nặng nề, ngẩn ngẩn, ngơ ngơ. 
=> Tác dụng của việc sử dụng các từ láy trong đoạn văn trên đã làm hiện lên hình ảnh của Dế Choắt đã là một thanh niên rồi nhưng rất gầy gò, chậm chạp, khờ khạo. 
Những từ như râu ria, mặt mũi là từ ghép, không phải từ láy vì hai tiếng trong từ đều có nghĩa. 
Bài tập 12 
Các thành phần chính trong câu thường được mở rộng bằng các cụm từ (cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ). Việc mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ này sẽ giúp cho nghĩa của câu trở nên rõ ràng, cụ thể hơn. 
Mở rộng các câu 
a) Trời mưa như trút nước. (mở rộng vụ ngữ bằng cụm động từ) 
b) Mùa hè, ở Nghệ An, có những đợt gió lào thổi rất mạnh. (biến chủ ngữ thành cụm danh từ) 
c) Nó đang đọc sách truyện Dế Mèn phiêu lưu ký của nhà văn Tô Hoài. (biến vị ngữ có cụm từ thông tin chưa cụ thể thành cụm danh từ có thông tin cụ thể hơn, chi tiết hơn) 
d) Mùa xuân xinh đẹp đã về. (biến chủ ngữ thành cụm danh từ) 
Bài tập 13 
Để lựa chọn từ ngữ phù hợp với việc thể hiện nghĩa của văn bản, người viết hoặc người nói cần thực hiện các thao tác sau: 
Thứ nhất 
Xác định nội dung cần biểu đạt 
Thứ nhất 
Huy động các từ ngữ đồng nghĩa, gần nghĩa, từ đó lựa chọn những từ có c năng diễn đạt chính xác nhất nội dung muốn thể hiện 
Thứ nhất 
Chú ý kết hợp hài hoà giữa từ ngữ được lựa chọn với những từ ngữ được sử tung trước và sau nó trong cùng một câu (đoạn) văn 
Bài tập 13 
Lựa chọn từ thích hợp điền vào trong các câu như sau: 
Các đội thổi cơm đan xen nhau uốn lượn trên sân đình trong sự cổ vũ nồng nhiệt của người xem. 
b) Cô con gái út của phú ông đồng ý lấy Sọ Dừa. 
c) Nhút nhát là nhược điểm vốn có của cậu ấy. 
d) Ông đang miệt mài tạc một pho tượng bằng đá. 
nồng nhiệt 
. 
đồng ý 
nhược điểm 
tạc 
Bài tập 14 
Phânbiệt 
Ẩn Dụ 
Hoán dụ 
Giống nhau về sự chuyển đổi tên gọi chức năng . 
- 
Khác nhau về quan hệ giữa các sự vật được chuyển đổi tên gọi. 
- 
Bài tập 14 
Phânbiệt 
Ẩn Dụ 
Hoán dụ 
Giống nhau về sự chuyển đổi tên gọi chức năng . 
- Cả ẩn dụ và hoán dụ đều lấy tên sự vật, hiện tượng này (A) để gọi tên sự vật, hiện tượng khác (B): dùng B để chỉ A. 
- Cả ẩn dụ và hoán dụ đều dựa trên sự so sánh hai sự vật có nét chung (so sánh ngầm). 
- Cả hai biện pháp tu từ đều có tác dụng gợi hình và gợi cảm. 
Ví dụ: 
-Ẩn dụ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. 
+Ăn quả (A) - Người hưởng thụ thành quả (A). 
+ trồng cây (B) - Người tạo dựng thành quả (B). 
- Hoán dụ: Quê hương cách mạng dựng nền cộng hòa. 
+ Quê hương cách mạng (B). 
+ Căn cứ địa cách mạng (A) dấu hiệu của sự vật được nói đến. 
Bài tập 14 
Phân biệt 
Ẩn Dụ 
Hoán dụ 
Khác nhau về quan hệ giữa các sự vật được chuyển đổi tên gọi. 
Nét chung giữa A và B được xác định định trên quan hệ tương đồng như sau: 
- Về hình thức: 
Ví dụ: Ông trời 
Mặc áo giáp đen 
Ra trận 
Muôn nghìn cây mía 
Múa gươm 
 (Trần Đăng Khoa) 
 - Về cách thức 
Ví dụ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. 
- Về phẩm chất 
Ví dụ: Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng 
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ 
 (Viễn Phương) 
- Về cảm giác 
Ví dụ: Cha lại dắt con đi trên cát mịn 
 Ánh nắng chảy đầy vai. 
 (Hoàng Trung Thông) 
-Nét chung giữa A và B được xác định định theo quan hệ tương cận như sau: 
- B (bộ phận) - A (toàn thế): gọi tên một bộ phận thay cho toàn thể 
Ví dụ: Bàn tay ta làm nên tất cả 
 Có sức người, sỏi đá cũng thành cơm 
 (Hoàng Trung Thông) 
Quan hệ giữa vật chứa đựng (B) và vật bị chứa đựng (A): gọi tên vật chứa thay cho vật bị chứa đựng. 
Ví dụ: Minh về với Bác đường xuôi 
Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ người. 
 (Tố Hữu) 
- Quan hệ giữa dấu hiệu của sự vật (B) và sự vật (A): gọi tên dấu hiệu sự vật thay thế cho sự vật. 
Ví dụ: Áo chàm đưa buổi phân ly 
 Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay. 
 (Tố Hữu) 
Quan hệ giữa cái cụ thể (B) và cái trừu tượng (A), gọi tên cái cụ thể thay cho cái trừu tượng 
Ví dụ: Vì lợi ích mười năm trồng cây 
 Vì lợi ích trăm năm trồng người. 
 ( Hồ Chí Minh) 
Bài tập 15 
Câu a 
Hình ảnh mặt trời trong câu: Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng là ẩn dụ chỉ người con. Người mẹ xem đứa con chính là mặt trời của mình, là ánh sáng, là niềm tin, là hạnh phúc và hy vọng của mình. 
Câu b 
Hình ảnh lửa lựu trong câu : Đầu tường lửa lưu lập lòe đơm bông là ẩn dụ chỉ khóm lựu đầu tường đã nở hoa rực rỡ như ngọn lửa. 
Câu c 
Hình ảnh đôi dép cũ trong câu: Nhớ đôi dép cũ nặng công ơn là hình ảnh hoán dụ chỉ Bác Hồ, người đã hy sinh cả cuộc đời vì dân tộc nhưng sống rất giản dị, khiêm tốn. 
Bài tập 16 
Trạng ngữ trong đoạn văn là: 
1. Vào thời giặc Minh đặt ách đô hộ ở nước Nam là trạng ngữ chỉ thời gian, xa thời điểm diễn ra câu chuyện. 
2. để đánh giặc là trạng ngữ chỉ mục đích và ý nghĩa của việc Long Quân cho bé quân Lam Sơn mượn gươm thân đánh giặc. 
Bài tập 16 
Trạng ngữ trong đoạn văn là: 
1. Vào thời giặc Minh đặt ách đô hộ ở nước Nam là trạng ngữ chỉ thời gian, xa thời điểm diễn ra câu chuyện. 
2. để đánh giặc là trạng ngữ chỉ mục đích và ý nghĩa của việc Long Quân cho bé quân Lam Sơn mượn gươm thân đánh giặc. 
CHUẨN BỊ KIỂM TRA CUỐI KÌ 

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_7chan_troi_sang_tao_tiet_65_66_on_tap_cuoi.pptx