Bài giảng Ngữ văn 6 (Kết nối tri thức) - Bài 5: Những nẻo đường xứ sở

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Sông Mê Kông là một trong những con sông lớn nhất trên thế giới từ Trung Quốc, qua các nước Lào, Myanma, Thái Lan, Campuchia và đổ ra Biển Đông ở Việt Nam. Tính theo độ dài đứng thứ 12 (thứ 7 tại châu Á).

 Bắt đầu từ Phnom Penh, sông Mê Kông chia thành hai nhánh theo dòng chảy từ Bắc xuống Nam. Tại Việt Nam, sông Mê Kông còn có tên gọi sông Cửu Long. Vai trò chuyên chở rất nhiều phù sa bồi đắp đồng bằng Nam Bộ

pptx 29 trang phuongnguyen 22/07/2022 7760
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 6 (Kết nối tri thức) - Bài 5: Những nẻo đường xứ sở", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Ngữ văn 6 (Kết nối tri thức) - Bài 5: Những nẻo đường xứ sở

Bài giảng Ngữ văn 6 (Kết nối tri thức) - Bài 5: Những nẻo đường xứ sở
BÀI 5: NHỮNG NẺO ĐƯỜNG XỨ SỞ 
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 
Quan sát các bức tranh, các bức này tranh gợi cho em liên tưởng đến vùng đất, tên sông nào của đất nước ta? 
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 
Em hãy giới thiệu về dòng sông ấy: Dòng sông bắt nguồn từ đâu? Tên Cửu Long có nghĩa là gì? 
 Sông Mê Kông là một trong những con sông lớn nhất trên thế giới từ Trung Quốc, qua các nước Lào, Myanma, Thái Lan, Campuchia và đổ ra Biển Đông ở Việt Nam. Tính theo độ dài đứng thứ 12 (thứ 7 tại châu Á) . 
 Bắt đầu từ Phnom Penh, sông Mê Kông chia thành hai nhánh theo dòng chảy từ Bắc xuống Nam. Tại Việt Nam, sông Mê Kông còn có tên gọi sông Cửu Long. Vai trò chuyên chở rất nhiều phù sa bồi đắp đồng bằng Nam Bộ. 
Cửu Long Giang ta ơi! (Nguyên Hồng) 
HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ VĂN BẢN 
Đọc VB 
Đọc rành mạch, giọng đọc cần thể hiện rõ niềm vui sướng háo hức ở phần đầu, Chú ý đọc bằng cảm xúc tự hào, xúc động; vừa đọc vừa hình dung, tưởng tượng. 
HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ VĂN BẢN 
Từ khó 
Giải nghĩa các từ, cụm từ: 
Gậy thần tiên, đạo sĩ, phù sa 
Các từ chỉ địa danh: Mê Công, 
Trường Sơn, Thác Khôn, Thủ Biên... 
HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ VĂN BẢNVĂN BẢN 
Tác giả 
- Giới thiệu những hiểu biết của em về tác giả Nguyên Hồng 
HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ VĂN BẢN 
Tác giả: 
- Nguyên Hồng (1918 – 1982) sinh ra ở Nam Định và sống chủ yếu ở thành phố cảng Hải Phòng; 
- Nguyên Hồng sáng tác ở nhiều thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, kí, thơ,  
- Những trang viết của ông tràn đầy cảm xúc chân thành, mãnh liệt với con người và cuộc sống. 
HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ VĂN BẢNVĂN BẢN 
Văn bản: 
a. Xuất xứ: 
Bài thơ được sáng tác 1960, in trong tập thơ “Trời xanh ”. 
b. Thể loại: 
Thể thơ: Tự do. 
Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm. 
Chủ thể trữ tình: nhân vật “ta” 
Nêu rõ xuất xứ VB, thể loại, phương thức biểu đạt củaVB ? 
Chủ thể trữ tình trong bài thơ là ai? 
Theo em, VB có thể chia thành mấy phần, nêu ý chính của từng phần? 
HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ VĂN BẢN 
Bố cục: 
Phần 1: Từ đầu đến “ hai ngàn cây số mênh mông” : Hình ảnh sông Mê Kông trong kí ức của cậu học trò. 
Phần 2: Tiếp theo đến “Suối mát dội trong lòng dừa trĩu quả ”: Vẻ đẹp của dòng ảnh sông Mê Kông. 
Phần 3: Tiếp theo đến “ không bao giờ chia cắt ”: Sự gắn bó của dòng ảnh sông Mê Kông với con người Nam Bộ. 
Phần 4 : Còn lại: Suy ngẫm của nhà thơ. 
HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ VĂN BẢNVĂN BẢN 
Nhan đề VB: 
- Đọc thầm nhan đề bài thơ, nhan đề ấy có gì đặc biệt? Nhan đề ấy gợi lên ấn tượng và cảm xúc gì? 
HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ VĂN BẢN 
 Nhan đề : Cửu Long Giang ta ơi   
Cửu Lon g Giang- tên đoạn sông Mê Công chảy trên lãnh thổ của nước Việt Nam như một cách để giới hạn phần lãnh thổ Việt Nam 
Từ “ta”: gợi sự thân thiết, thể hiện quyền sở hữu . 
Nhan đề: như  một tiếng gọi, một tiếng hát , gợi lên tình yêu, niềm tự hào của tác giả về quê hương đất nước. 
1. Tình yêu của tác giả với dòng sông Mê Công: 
a. Tuổi ấu thơ – đoạn thơ đầu: 
Phần đầu bài thơ cho ta hình dung ra cảnh tượng lớp học, đưa ta về kí ức của chủ thể trữ tình. Đó là không gian nào? Những hình ảnh nào dần hiện lên trong tâm trí tác giả ? 
Em hình dung thế nào về “tấm bản đồ rực rỡ” ? Nhân vật “ta” trong bài thơ có cảm xúc như thế nào khi nhìn tấm bản đồ ấy. 
Hình ảnh người thầy hiện lên qua chi tiết nào ? Cảm xúc của của cậu học trò với thầy thế nào? 
Từ tấm bản đồ và lời người thầy, cậu học trò có ấn tượng gì về dòng sông Mê Công? 
Tình yêu của tác giả với dòng sông Mê Công: 
a. Tuổi ấu thơ – đoạn thơ đầu : 
- Là một học sinh, 10 tuổi. 
+ Không gian lớp học vào buổi sáng mùa thu. 
 Tấm bản đồ hiện lên trong lời giảng của thầy đẹp đẽ lạ thường, bởi nó tượng trưng cho tổ quốc thiêng liêng . 
 Mở ra một không gian mới, gợi niềm háo hức, mê say , mong muốn được khám phá của học trò. 
- Hình ảnh tấm bản đồ với hình ảnh dòng sông Mê Công: “rực rỡ”được so sánh với “đồng hoa bỗng gặp một đêm mơ”gợi nhiều ý nghĩa: 
1 . Tình yêu của tác giả với dòng sông Mê Công: 
a. Tuổi ấu thơ – đoạn thơ đầu : 
“lớn sao”, 
“ Gậy thần tiên và cánh tay đạo sĩ” 
“Đưa ta đi sông núi tuyệt vời” 
Hình ảnh thầy giáo: 
-> Hình ảnh người thầy lớn lao, vĩ đại như có phép lạ, nâng cánh ước mơ cho học trò 
1. Tình yêu của tác giả với dòng sông Mê Công 
a. Tuổi ấu thơ- đoạn thơ đầu 
Hình ảnh dòng sông Mê Công rộng lớn Mê Công sông dài hơn hai ngàn cây số mênh mông”. Cảm xúc choáng ngợp, háo hức muốn tìm hiểu, khám phá của cậu học trò. 
Tình yêu của tác giả với dòng sông Mê Công được bắt đầu ở giờ học, trên tâm bản đồ và lời giảng của người thầy. 
1. Tình yêu của tác giả với dòng sông Mê Công: 
b. Tuổi trưởng thành- đoạn thơ cuối 
- Ở đoạn cuối, nhà thơ đã diễn tả những đổi thay nào? Những đổi thay ấy đã đem đến cho nhân vật “ta” những nhận thức và xúc cảm gì của mình về dòng sông Mê Công và truyền thống văn hóa của đất nước? 
1. Tình yêu của tác giả với dòng sông Mê Công: 
b. Tuổi trưởng thành- đoạn thơ cuối 
 - “ta”: đã lớn, 
- Người thầy : đã khuất, 
- Nhận thức tình cảm của tác gỉả lớn dần: “thước bảng to nay thành cán cờ sao” : những điều thầy dạy đã được các học trò tiếp thu và thực hành, tiếp tục xây dựng quê hương, Tổ quốc, là sự hy sinh cho nền độc lập của dân tộc; khẳng định giá trị vĩnh cửu (“bất tử”) của những người đã cống hiến vì Tổ quốc. 
Tình yêu của tác giả đối với dòng Mê Kông trong tác giả lớn dần theo tháng năm, càng ngày càng đằm sâu, tha thiết . 
2. Vẻ đẹp của dòng sông Mê Kông 
THẢO LUẬN NHÓM 
Tìm những chi tiết miêu tả vẻ đẹp của dòng sông Mê Kông? (Nơi thượng nguồn và chín nhánh Mê Kông) 
Chỉ ra nét đặc sắc trong ngôn ngữ miêu tả của nhà thơ ? Nhận xét về vẻ đẹp dòng Mê Kông 
Cảm xúc của tác giả khi miêu tả dòng sông Mê Công? 
2. Vẻ đẹp của dòng sông Mê Kông 
* Vẻ đẹp nơi thượng nguồn dòng sông : 
- Thời gian: trưa hè ngun ngút. 
- Hình ảnh: cây lao, đá đổ, voi đi, Thác Khôn, lan hoang, dứa mật, thông nhựa . 
-> Nghệ thuật liệt kê gợi vẻ đẹp hùng vĩ, hoang sơ bí ẩn của dòng Mê Công . 
* Vẻ đẹp của chín nhánh Mê Kông: 
- Thời gian: sáng mùa thu 
- Hình ảnh: bướm với trời xanh, chim khuyên rỉa cành, sương đọng long lanh... 
rừng núi lùi xa, đất phẳng thở chan hòa, sóng tỏa chân trời buồm trắng, Mê Công cũng hát, “ phù sa nổi váng”, “ruộng bãi...không hết lúa”, “bến nước tôm cá ngợp thuyền”, “sầu siêng thơm dậy, dừa trĩu quả...” . 
-> Nghệ thuật liệt kê, nhân hóa cho thấy bức tranh cảnh vật sinh động, tràn đầy màu sắc và âm thanh. Sông Mê Công hiện lên hiền hòa, trù phú, giàu có. 
2. Vẻ đẹp của dòng sông Mê Kông 
II. Đọc- hiểu văn bản 
 1. Tình yêu của tác giả với dòng sông Mê Công 
* Vẻ đẹp êm đềm, trù phú, tràn trề nhựa sống của chín nhánh Mê Công: 
-Vẻ đẹp trù phú của vùng đồng bằng sông Cửu Long: Liệt kê hàng loạt hình ảnh “ phù sa nổi váng”, “ruộng bãi...không hết lúa”, “bến nước tôm cá ngợp thuyền”, “sầu siêng thơm dậy, dừa trĩu quả...” 
➩  Những bức tranh cảnh vật sinh động, tràn đầy màu sắc và âm thanh. Sông Mê Công hiền hòa, trù phú. 
- Sự giàu có hào phóng mà dòng sông ban tặng cho vùng đất Nam Bộ. 
2. Vẻ đẹp của dòng sông Mê Kông 
* Nhân vật “ta”: 
+ Ta đi... bản đồ không nhìn nữa...  → Dường như hòa nhập tưởng tượng với cuộc sống thật. Khám phá dòng sông. 
+ Ta cởi áo lội dòng sông ta hát . → Giao hòa với thiên nhiên, hứng thú, say mê. 
= > Tình yêu, niềm tự hào của nhà thơ trước vẻ đẹp của dòng sông Mê Công, tình yêu quê hương đất nước tha thiết. 
3. Hình ảnh người nông dân Nam Bộ 
Đọc đoạn thơ: “Mê Công quặn đẻ...không bao giờ chia cắt” 
 Hình ảnh người nông dân Nam Bộ hiện lên như thế nào trong bài thơ? Em có nhận xét gì về cách viết của tác giả? Qua đó tác giả gửi cảm xúc gì về con người Nam Bộ? 
3. Hình ảnh người nông dân Nam Bộ 
- Hình ảnh con người Nam Bộ: gối đất nằm sương, mồ hôi và bãi lầy thành đồng lúa, Thành những tên đọc lên nước mắt đều muốn ứa... Cà Mau. 
Ngôn ngữ thơ giản dị, dùng thành ngữ gối đất nằm sương ...; biện pháp liệt kê, biểu cảm gián tiếp 
Là những con người yêu quê, luôn đoàn kết giữ gìn đất đai sông núi; ông cha hy sinh để giữ đất giữ nước cho con cháu 
Niềm yêu mến, tự hào, cảm phục của nhà thơ với con người Nam Bộ .. 
HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ VĂN BẢNVĂN BẢN 
- Hãy rút ra nội dung và nghệ thuật văn bản. 
III. Tổng kết. 
1 . Nghệ thuật . 
2 . Nội dung 
Thể thơ tự do, hình ảnh thơ sinh động, giàu sức gợi, giọng thơ tha thiết xúc động. 
Sử dụng nhiều phép tu từ nhân hóa, so sánh, liệt kê, ẩn dụ... 
Kết hợp yếu tố miêu tả, tự sự để bộc lộ cảm xúc. 
Ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông Mê Công và con người Nam Bộ. 
Thể hiện tình yêu, niềm tự hào của nhà thơ với dòng sông Mê Công chảy qua Nam Bộ, và cũng là tình yêu quê hương đất nước. 
LUYỆN TẬP 
- Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 – 7 câu) nêu những cảm nhận của em về tình yêu của tác giả với dòng Mê Kông, với quê hương đất nước được thể hiện trong bài thơ. 
LUYỆN TẬP 
- Nội dung: Tình yêu với dòng Mê Kông ở từng chặng đường đời của nhân vật trữ tình: Mười tuổi thơ ; Ta đi bản đồ không nhìn nữa , Ta đã lớn 
- Hình thức: đoạn văn 5-7 câu. 
VẬN DỤNG 
NHIỆM VỤ 
- Đọc diễn cảm, hoặc ngâm thơ bài Cửu Long Giang ta ơi. 

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_6_ket_noi_tri_thuc_bai_5_nhung_neo_duo.pptx