Bài giảng Ngữ văn 6 - Tiết 86: Phương pháp tả cảnh

b. Văn bản b

"Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn. Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô len hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận . Cây đước mọc dài theo bãi, theo từng lứa trái rụng, ngọn bằng tăm tắp, lớp này chồng lên lớp kia ôm lấy dòng sông, đắp từng bậc màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ, lòa nhòa ẩn hiện trong sương mù và khói sóng ban mai.”

Đối tượng miêu tả: Dòng sông Năm Căn

Đoạn văn tả 2 hình ảnh:+ Cảnh dòng sông

 + Cảnh hai bên bờ sông

 

pptx 12 trang phuongnguyen 24080
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 6 - Tiết 86: Phương pháp tả cảnh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Ngữ văn 6 - Tiết 86: Phương pháp tả cảnh

Bài giảng Ngữ văn 6 - Tiết 86: Phương pháp tả cảnh
Tiết 86: PHƯƠNG PHÁP TẢ CẢNH 
I.Phương pháp viết văn tả cảnh 
1.Tìm hiểu ví dụ 
Văn bản a-tr.45 
Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. Thuyền cố lấn lên. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. ( Võ Quảng) 
Văn bản 
Cảnh được tả 
Đối tượng được tả 
Hình ảnh chọn tả 
Thứ tự tả 
Nhận xét 
a 
Cảnh lao động của con người 
Hình ảnh dượng Hương Thư vượt thác 
-Động tác 
- Ngoại hình 
Tả theo thứ tự đặc điểm của các đối tượng 
Giúp ta hình dung, cảm nhận được khúc sông có nhiều thác dữ và hình ảnh người lao động vô cùng khỏe khoắn. 
b. Văn bản b 
“ Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn. Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô len hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận . Cây đước mọc dài theo bãi, theo từng lứa trái rụng, ngọn bằng tăm tắp, lớp này chồng lên lớp kia ôm lấy dòng sông, đắp từng bậc màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ,  lòa nhòa ẩn hiện trong sương mù và khói sóng ban mai.” 
Đối tượng miêu tả: Dòng sông Năm Căn 
Đoạn văn tả 2 hình ảnh:+ Cảnh dòng sông 
 + Cảnh hai bên bờ sông 
Cảnh dòng sông 
Cảnh hai bên bờ sông 
Dòng sông mênh mông 
Cá hàng đàn đen trũi 
Nước ầm ầm 
Rừng đước: dựng lên cao ngất 
Cây đước: mọc dài theo bãi,... 
=> Thứ tự miêu tả: không gian( khái quát đến cụ thể, từ trên xuống dưới) 
Miêu tả từ khái quát đến cụ thể 
Đoạn văn được miêu tả theo trình tự không gian: Miêu tả từ gần đến xa 
Làm nổi bật vẻ đẹp hùng vĩ, giàu sức sống của dòng sông Năm Căn 
Văn bản 
Cảnh được tả 
Đối tượng được tả 
Hình ảnh chọn tả 
Thứ tự tả 
Nhận xét 
b 
Cảnh thiên nhiên 
Cảnh dòng sông Năm Căn 
Cảnh dòng sông 
Cảnh hai bên bờ sông 
Theo trình tự không gian( Từ xa tới gần, từ khái quát đến cụ thể) 
Thứ tự hợp lí, theo điểm nhìn nhân vật từ trên thuyền 
Nhận xét: 
Tả cảnh 
Kĩ năng tả cảnh 
+ Xác định đối tượng miêu tả 
+ Quan sát, lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu 
+ Trình bày những điều quan sát được theo một thứ tự 
Tả cảnh 
Cảnh thiên nhiên 
Cảnh sinh hoạt lao động của con người 
c. Văn bản c 
Đoạn 1: Từ đầu ...của lũy( Giới thiệu khái quát về lũy làng) 
Đoạn 2: Tiếp đó...khá phiền( Miêu tả lũy ngoài) 
Đoạn 3: Tiếp đó...chẳng dễ gì( Tiếp tục miêu tả lũy tre ngoài cùng) 
Đoạn 4: Tiếp đó....không rõ( Miêu tả lũy giữa và lũy trong cùng) 
Đoạn còn lại: Miêu tả măng tre để phát biểu suy nghĩ và nhận xét về loài tre 
Bố cục: 
MỞ BÀI: Đoạn 1-> Giới thiệu khái quát lũy làng 
THÂN BÀI: Đoạn 2,3,4-> Tả chi tiết lũy ngoài cùng, lũy giữa và lũy trong cùng. 
KẾT BÀI: Đoạn 5-> Phát biểu cảm nghĩ và nêu nhận xét về loài tre. 
Bố cục bài văn tả cảnh 
Mở bài: Giới thiệu cảnh được tả 
Thân bài : Tập trung tả cảnh vật chi tiết theo một thứ tự 
Kết bài : Phát biểu cảm tưởng về cảnh vật đó 
Thứ tự không gian: 
Từ bao quát đến cụ thể, từ xa đến gần,từ cao xuống thấp, từ trái qua phải hoặc ngược lại 
Thứ tự thời gian: 
Thời gian trong buổi, trong ngày, trong năm 
Thứ tự của các đặc điểm 
s 
GHI NHỚ 
KĨ NĂNG TẢ CẢNH 
Xác định được đối tượng miêu tả 
Quan sát, lựa chọn được những hình ảnh tiêu biểu 
Trình bày những điều quan sát được theo một thứ tự 
BỐ CỤC 
Thân bài: Tập trung tả cảnh vật chi tiết theo một thứ tự 
Mở bài: Giới thiệu cảnh được tả 
Kết bài:Phát biểu cảm tưởng về cảnh vật đó 
II.L UYỆN TẬP PHƯƠNG PHÁP VIẾT VĂN TẢ CẢNH VÀ BỐ CỤC BÀI VĂN TẢ CẢNH. 
Bài tập 1: Tả quang cảnh lớp học trong giờ viết bài tập làm văn 
- Đối tượng miêu tả: lớp học: Trước giờ làm bài; trong giờ làm bài,sau giờ làm bài 
-> Phụ: không khí ngoài lớp: ánh nắng; gió; tiếng chim . 
* Những hình ảnh cụ thể tiêu biểu. 
- Cảnh HS nhận đề, một vài gương mặt tiêu biểu 
- Cảnh HS chăm chú làm bài, GV quan sát HS làm bài. 
- Cảnh bên ngoài lớp học: Sân trường, g i ó, cây... 
Bài tập 2: Tả cảnh sân trường lúc ra chơi 
- Đối tượng: Sân trường giờ ra chơi (hs) 
a. Cảnh tả theo trình tự thời gian: 
- Trước giờ; trong giờ; sau giờ ra chơi. 
+ Trống hết tiết 2, báo giờ ra chơi đã đến 
+ HS từ các lớp ùa ra sân trường 
+ Cảnh HS chơi đùa 
+ Các trò chơi quen thuộc 
+ Trống vào lớp, HS về lớp 
- Cảm xúc của người viết 
b. Cách tả theo trình tự không gian: Từ bao quát đến cụ thể: 
- Các trò chơi giữa sân trường, các góc sân (nhảy dây, đá cầu, đọc báo, nói chuyện) 
- Một trò chơi đặc sắc, mới lạ, sôi động. 
Bài tập 3: Hướng dẫn hs tìm hiểu ở nhà. 
Các em đọc kĩ đoạn văn và xác định bố cục và nội dung chính của từng phần 
Tóm gọn nội dung thành một dàn ý 
Nhận xét cách sử dụng hình ảnh, từ ngữ trong bài văn trên. 
Bài tập bổ sung: Viết một đoạn văn miêu tả một cảnh đẹp trên quê hương ( làm bài ở nhà) 
 Nhắc đến mỗi vùng quê nông thôn thì hẳn mỗi chúng ta đều biết đến vẻ đẹp của những cánh đồng lúa. Nhìn từ xa, cánh đồng trải trài tít tắp nối đuôi nhau không dứt. Mỗi khi có làn gió thoảng qua thì cánh đồng lại nhấp nhô như một dải lụa mềm mại. Ở mỗi thời kì khác nhau thì cánh đồng lúa lại mang vẻ đẹp khác nhau. Những cây lúa mỏng manh bắt đầu cong cong về một hướng khi mang trên mình những người bạn mới. Những hạt lúa xanh xanh lớn dần lên trong sự kết tinh của bùn đất, của nắng, của gió và công lao chăm sóc của bàn tay con người. Khi lúa bắt đầu ngả vàng thì những bông lúa cong cong như lưỡi liềm nặng trĩu hạt như đang chờ bàn tay thu hoạch của con người. Hoạt động sinh hoạt của người đan mới thực sự đông vui và tấp nập nhất là khi đến vụ mùa. Những tiếng cắt lúa xoèn xoèn, những tiếng máy nổ suốt lúa rồi cùng hương thơm của mùi rơm mới phơi đầy trên con đường hòa quyện vào nhau. Cánh đồng lúa cũng đi vào thơ ca một cách tự nhiên: 
 “ Việt Nam đất nước ta ơi 
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn 
Cánh cò bay lả rập rờn 
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều.” 
. Cánh đồng, dòng sông,.. nó mang một nét đẹp bình dị, mộc mạc. Thật tự hào khi quê hương tôi luôn chứa đựng những vẻ đẹp tuyệt vời này. Đến với quê hương tôi, ngắm nhìn vẻ đẹp thơ mộng của quê hương cá c bạn sẽ ngỡ như đang lạc về miền cổ tích yêu thương. 

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_6_tiet_86_phuong_phap_ta_canh.pptx