Bài giảng Ngữ văn 7 - Tiết 44: Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học

1. Ví dụ: Đọc bài văn (SGK)

a. Bài ca dao:

VÌ NHỚ MÀ BUỒN

Đêm qua ra đứng bờ ao
Trông cá cá lặn trông sao sao mờ
Buồn trông con nhện chăng tơ
Nhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai ?
Buồn trông chênh chếch sao mai
Sao ơi, sao hỡi, nhớ ai sao mờ?
Đêm đêm tưởng dải Ngân Hà
Chuôi sao Tinh Đẩu đã ba năm tròn,
Đá mòn nhưng dạ chẳng mòn
Tào Khê nước chảy vẫn còn trơ trơ.

 

pptx 21 trang phuongnguyen 22/07/2022 22640
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 7 - Tiết 44: Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Ngữ văn 7 - Tiết 44: Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học

Bài giảng Ngữ văn 7 - Tiết 44: Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học
TIẾT 44: C ÁCH LÀM BÀI VĂN BIỂU CẢM VỀ TPVH 
Tìm hiểu cách 
làm bài văn về tác phẩm văn học 
VÌ NHỚ MÀ BUỒN 
Đêm qua ra đứng bờ aoTrông cá cá lặn trông sao sao mờBuồn trông con nhện chăng tơNhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai ?Buồn trông chênh chếch sao maiSao ơi , sao hỡi , nhớ ai sao mờ?Đêm đêm tưởng dải Ngân HàChuôi sao Tinh Đẩu đã ba năm tròn , Đá mòn nhưng dạ chẳng mònTào Khê nước chảy vẫn còn trơ trơ. 
1. Ví dụ: Đọc bài văn (SGK) 
a. Bài ca dao: 
2 . Trả lời câu hỏi 
b . Phương pháp phát biểu cảm xúc 
Đoạn 1 
 Từ đầu đến “Cố hương” 
Đoạn 2 
 Tiếp đến “Gọi nhện” 
Đoạn 3 
 Tiếp đến “Da diết vô cùng” 
Đoạn 4 
 Phần còn lại 
b. Phương pháp phát biểu cảm xúc 
Đoạn 1 
 Từ đầu đến “Cố hương” 
+ Cảm xúc : bắt đầu được gợi nên từ cảnh minh họa trong bài ca dao 
+ Tưởng tượng : hình ảnh một người đàn ông: “đội khăn, mặc áo dài, chắp tay sau lưng, trông trời sao lấp lánh” 
+ Liên tưởng : đến một người quen đang nhớ quê “Có lúc tôi đã nghĩ đây là người quen thật của tôi về cố hương” 
b. Phương pháp phát biểu cảm xúc 
Đoạn 2 
 Tiếp đến “gọi nhện” 
+ Hồi tưởng : “ lơ mơ nghe thầy giáo giảng các nghĩa, các ý và so sánh hình tượng ” 
+ Tưởng tượng : 
Hình ảnh: “con nhện lơ lửng giữa khoảng không đang giơ giơ càng, vừa ra vẻ nghển trông, vừa ra vẻ vờn đón, ngạc nhiên và thất vọng” 
Âm thanh “tiếng gió khuya , tiếng người nấc lên gọi sao, gọi trời, gọi nhện” 
Đoạn 3 
 Tiếp đến “da diết vô cùng” 
+ Tưởng tượng : Tâm trạng nhớ nhung, mong đợi của nhân vật trữ tình “lại là chính con sông da diết vô cùng” 
+ Liên tưởng : Từ dải Ngân Hà đến con sông Ngân trong điển tích gần với câu chuyện Ngưu Lang  Chức Nữ 
Đoạn 4 
Phần còn lại 
+ Tưởng tượng : lời nghẹn ngào của nhân vật “ai kia” nói với sông: “ơi Tào Khê!... c ủa ta!” -> suy ngẫm của chính tác giả về lòng chung thủy của con người 
+ Liên tưởng : 40 năm sau tác giả được đứng bên sông Tào Khê “trông trời mây, sông nước rồi cả sao khuya” 
+ Ấn tượng chung về tác phẩm : “vì nhớ mà buồn cũng thấy như thế” 
b . Phương pháp phát biểu cảm xúc 
Đoạn 1 
 Từ đầu đến “Cố hương” 
Đoạn 2 
 Tiếp đến “Gọi nhện” 
Đoạn 3 
 Tiếp đến “Da diết vô cùng” 
Đoạn 4 
 Phần còn lại 
Tác giả đã trình bày những cảm xúc, tưởng tượng, liên tưởng, suy ngẫm về các hình ảnh, chi tiết trong tác phẩm 
Biểu cảm về tác phẩm văn học 
c. Bố cục: 
 CẢM NGHĨ VỀ MỘT BÀI CA DAO 
Phần 1: 
Từ đầu đến “bờ ao tối mờ mờ” 
Phần 2: 
Tiếp đến “lòng chung thủy của ta” 
 Phần 3: 
Đoạn còn lại 
Nêu 2 câu ca dao mở đầu, giới thiệu cảnh minh họa trong bài học 
Những cảm xúc, suy nghĩ do bài ca dao gợi lên (qua nhiều liên tưởng, tưởng tượng nối tiếp) 
Khẳng định, ấn tượng chung về bài ca dao 
=> Bố cục bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học gồm 3 phần 
* Kết luận 
Phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học (bài văn, bài thơ) là trình bày cảm xúc, tưởng tượng, liên tưởng, suy ngẫm của mình về nội dung và hình thức của tác phẩm đó 
+ Tác phẩm thơ : người viết có thể trình bày cảm xúc, ấn tượng đối với cảnh vật, với nhân vật trữ tình, đối với tình cảm được bộc lộ qua hình ảnh, qua câu chữ, tiết tấu, nhịp điệu bài thơ 
+ Tác phẩm truyện : cần bày tỏ tình cảm, ấn tượng chung về câu chuyện, về vấn đề đặt ra trong tác phẩm. Sau đó trình bày ấn tượng, cảm xúc khâm phục, kính trọng , yêu thương hay khinh ghét, thù hận đối với nhân vật, với hành động, ứng xử  của nhân vật 
 Bài cảm nghĩ về tác phẩm văn học cũng phải có 3 phần 
+ Giới thiệu tác phẩm (thể loại, đề tài, tác giả) 
+ Giới thiệu hoàn cảnh tiếp xúc với tác phẩm 
+ Nêu một cảm nhận chung về tác phẩm 
Thân bài 
+ Những cảm xúc, suy nghĩ do tác phẩm gợi lên 
Với tác phẩm tự sự : Nhận xét khái quát giá trị của tác phẩm (nội dung + nghệ thuật). Trên cơ sở đó, chọn một số chi tiết, hình ảnh đặc sắc để nêu cảm nghĩ. 
Với tác phẩm trữ tình : Nêu cảm nghĩ theo trình tự các phần, các ý hoặc theo mạch cảm xúc của tác phẩm. Ở mỗi phần, cảm nghĩ phải tập trung cho cả nội dung và nghệ thuật 
Kết bài 
+ Khẳng định ấn tượng chung về tác phẩm 
Mở bài 
1. Trong quá trình nêu cảm nghĩ, phải bám sát các chi tiết, hình ảnh, có dẫn chứng cụ thể, tiêu biểu. Tránh trình trạng nêu cảm nghĩ chung chung. 
2. Để có cảm nghĩ về tác phẩm thêm sâu sắc, có thể liên hệ đến hoàn cảnh ra đời của tác phẩm: Liên hệ, so sánh với những tác phẩm khác cùng chủ đề (có thể cùng tác giả hoặc khác tác giả) 
3. Cảm nghĩ phải sâu sắc, chân thành. Tránh tình trạng bắt chước một cách giả tạo, sáo rỗng 
LƯU Ý 
II. Luyện tập 
Lập dàn ý cho bài văn phát biểu cảm tưởng về bài thơ: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh. 
Bài tập 
+ Giới thiệu tác phẩm: “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” (thể loại, đề tài, tác giả,) 
+ Hoàn cản h tiếp xúc với tác phẩm: (một buổi tối mất điện -> ra sân ngắm trăng -> nghĩ bài thơ) 
+ Cảm nhận chung về tác phẩm: Một bài thơ hay, độc đáo về tình yêu quê hương chân thành, sâu sắc 
MỞ BÀI 
THÂN BÀI 
- Nội dung bài thơ 
- Nghệ thuật bài thơ 
+ Bài thơ thể hiện nỗi nhớ quê hương sâu lắng của nhà thơ Lí Bạch trong khoảnh khắc ngắm trăng nơi đất khách 
+ Bài thơ được viết theo thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt ngắn gọn nhưng hàm súc về một chủ đề quen thuộc “Vọng nguyệt hoài hương” 
+ Bút pháp tả cảnh ngụ tình đặc sắc: Bài thơ có sự giao hòa giữa tình và cảnh. 
+ Ngôn ngữ tự nhiên, giản dị nhưng lại rất tinh luyện 
THÂN BÀI 
- Điểm sáng bài thơ 
+ Hình ảnh ánh trăng sáng vằng vặc, đồng vọng với nỗi lòng nhớ quê của tác giả. 
+ Năm động từ được tác giả sử dụng tinh tế: nghi – cử - vọng – đê – tư cho thấy được sợi dây cảm xúc của nhà thơ: nhớ quê -> thao thức không ngủ được -> nhìn trăng; nhìn trăng sáng -> càng nhớ quê 
THÂN BÀI 
- Bài thơ giúp ta hiểu gì về nhà thơ? 
+ Hiểu được nỗi nhớ quê hương sâu nặng của nhà thơ trong cảnh sống xa quê. Phải là người yêu quê hương sâu sắc, nhà thơ mới có được tình cảm sâu nặng như thế. 
+ Cảnh ngộ cô đơn, những trăn trở, nghĩ suy của nhà thơ khi phải sống tha phương trong cơn loạn li 
+ Lí Bạch là nhà thơ tài năng với những câu thơ ít lời, nhiều ý, đọng lại biết bao tinh hoa 
- Qua tác phẩm, em rút ra bài học gì? 
=> Giúp ta biết trân trọng và thêm yêu quê hương mình 
+ Khẳng định lại ấn tượng chung về tác phẩm 
+ Tình cảm của người viết (say mê, thích thú, yêu mến, gắn bó), dự cảm về sức sống của bài thơ 
KẾT BÀI 

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_7_tiet_44_cach_lam_bai_van_bieu_cam_ve_tac.pptx