Bài giảng Ngữ văn 8 - Bài: Câu cầu khiến

1.Đọc những đoạn trích sau và trả lời câu hỏi.

 a) Ông lão chào con cá và nói:

 - Mụ vợ tôi lại nổi cơn điên rồi. Nó không muốn làm bà nhất phẩm phu nhân nữa, nó muốn làm nữ hoàng.

 Con cá trả lời:

 - Thôi đừng lo lắng. Cứ về đi. Trời phù hộ lão. Mụ già sẽ là nữ hoàng.

 (Ông lão đánh cá và con cá vàng)

 b) Tôi khóc nấc lên. Mẹ tôi từ ngoài đi vào. Mẹ vuốt tóc tôi và nhẹ nhàng dắt tay em Thuỷ:

 - Đi thôi con.

 (Khánh Hoài, Cuộc chia tay của những con búp bê)

 - Trong những đoạn trích trên, câu nào là câu cầu khiến? Đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu cầu khiến?

 - Câu cầu khiến trong những đoạn trích trên dùng để làm gì?

 

pptx 10 trang phuongnguyen 22160
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 8 - Bài: Câu cầu khiến", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Ngữ văn 8 - Bài: Câu cầu khiến

Bài giảng Ngữ văn 8 - Bài: Câu cầu khiến
CÂU CẦU KHIẾN 
 1.Đọc những đoạn trích sau và trả lời câu hỏi. 
 a) Ông lão chào con cá và nói: 
 - Mụ vợ tôi lại nổi cơn điên rồi. Nó không muốn làm bà nhất phẩm phu nhân nữa, nó muốn làm nữ hoàng. 
 Con cá trả lời: 
 - Thôi đừng lo lắng. Cứ về đi. Trời phù hộ lão. Mụ già sẽ là nữ hoàng. 
 (Ông lão đánh cá và con cá vàng) 
 b) Tôi khóc nấc lên. Mẹ tôi từ ngoài đi vào. Mẹ vuốt tóc tôi và nhẹ nhàng dắt tay em Thuỷ: 
 - Đi thôi con. 
 (Khánh Hoài,  Cuộc chia tay của những con búp bê ) 
 - Trong những đoạn trích trên, câu nào là câu cầu khiến? Đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu cầu khiến? 
 - Câu cầu khiến trong những đoạn trích trên dùng để làm gì? 
I. 
- Đặc điểm hình thức: 
 Có từ cầu khiến. 
-Chức năng: 
I. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THỨC VÀ CHỨC NĂNG CỦA CÂU CẦU KHIẾN 
1. Xét ví dụ: 
- Thôi đừng lo lắng. 
-> Khuyên bảo 
- Cứ về đi. 
-> Yêu cầu 
- Đi thôi con. 
-> Yêu cầu 
- Cứ về đi. 
- Đi thôi con. 
- Thôi đừng lo lắng. 
 Đọc những câu sau và trả lời câu hỏi. 
 a) - Anh làm gì đấy? 
    - Mở cửa. Hôm nay trời nóng quá. 
 b)  Đang ngồi viết thư, tôi bỗng nghe tiếng ai đó vọng vào: 
 - Mở cửa! 
 - Cách đọc câu “Mở cửa!” trong (b) có khác gì với cách đọc câu “ Mở cửa. ” trong (a)? 
 - Câu “Mở cửa! ” trong (b) dùng để làm gì, khác với câu “ Mở cửa. ” trong (a) ở chỗ nào? 
-Cách đọc: 
+Câu a: 
Ngữ điệu bình thường. 
+Câu b: 
Ngữ điệu cầu khiến (giọng nhấn mạnh). 
-Chức năng: 
+Câu a: 
 Dùng để trả lời câu hỏi (câu trần thuật). 
+Câu b: 
Đề nghị, ra lệnh. 
- Mở cửa ! 
->Ngữ điệu cầu khiến (giọng nhấn mạnh). 
-> Đề nghị, ra lệnh. 
Các em chép ghi nhớ vào vở học. 
2. Ghi nhớ: 
Câu cầu khiến: 
-Đặc điểm hình thức: 
+Có chứa từ cầu khiến: hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào... 
+Thường kết thúc câu bằng dấu chấm than. 
-Chức năng: Ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo... 
II. 
1.Xét các câu sau đây và trả lời câu hỏi: 
a)  Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên vương. 
 (Bánh chưng, bánh giầy) 
b)  Ông giáo hút trước đi. 
 (Nam Cao,  Lão Hạc ) 
c)  Nay chúng ta đừng làm gì nữa, thử xem lão Miệng có sống được không. 
 (Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng) 
- Đặc điểm hình thức nào cho biết những câu trên là câu cầu khiến? 
- Nhận xét về chủ ngữ trong những câu trên. Thử thêm, bớt hoặc thay đổi chủ ngữ xem ý nghĩa của các câu trên thay đổi như thế nào. 
II. LUYỆN TẬP 
1. 
-Đó là những câu cầu khiến vì có chứa từ cầu khiến: 
a. hãy 
b. đi 
c. đừng 
-Nhận xét về chủ ngữ: 
+Câu a: Vắng C 
+Câu b: C là “ông giáo” 
+Câu c: C là “chúng ta” 
a)  Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên vương. 
 (Bánh chưng, bánh giầy) 
b)  Ông giáo hút trước đi. 
 (Nam Cao,  Lão Hạc ) 
c)  Nay chúng ta đừng làm gì nữa, thử xem lão Miệng có sống được không. 
 (Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng) 
-Có thể thêm, bớt hoặc thay đổi C: 
+Câu a: Thêm C: “ Con hãy ” ->Không thay đổi ý nghĩa nhưng sắc thái nghĩa khác nhau. Thêm C làm cho đối tượng tiếp nhận được thể hiện rõ hơn và lời yêu cầu nhẹ hơn, tình cảm hơn. 
+Câu b: Bớt C: “ Hút trước đi .” -> Bớt C làm cho ý cầu khiến dường như mạnh hơn song câu nói kém lịch sự hơn. 
+Câu c: Thay đổi C: “Nay các anh đừng làm gì nữa, thử xem lão Miệng có sống được không.”-> Thay đổi C sẽ làm thay đổi ý nghĩa cơ bản của câu. Nếu câu “ Nay chúng ta đừng làm gì nữa...” có cả người nói và người nghe thì câu “ Nay các anh .. .” chỉ có người nghe mà không có người nói. 
3.So sánh hình thức và ý nghĩa của hai câu sau: 
a)  Hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột! 
b)  Thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột. 
 (Ngô Tất Tố,  Tắt đèn ) 
3. 
-Về hình thức: 
+Câu a: Vắng C. 
+Câu b: Có C. 
-Về ý nghĩa: 
+Câu a: Ý cầu khiến được nhấn mạnh hơn song ít tình cảm hơn. 
+Câu b: Ý cầu khiến ít được nhấn mạnh nhưng lại nhẹ hơn, tình cảm hơn. 
Câu nào sau đây là câu cầu khiến: 
A. Lan cố gắng học thật giỏi. 
B. Chao ôi, Lan cố gắng học thật giỏi ! 
C. Tại sao Lan cố gắng học thật giỏi ? 
D. Lan hãy cố gắng học thật giỏi ! 
D 
Đặt câu cầu khiến:a. Có từ cầu khiến “ hãy” .b. Có từ cầu khiến “ đừng ”.c. Có từ cầu khiến “ chớ” .d. Có từ cầu khiến “ đi” .e. Có từ cầu khiến “ thôi ”.g. Có từ cầu khiến “ nào” . 

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_8_bai_cau_cau_khien.pptx