Trắc nghiệm Tiếng Việt 8 - Học kì 2

# Điền dấu chấm hoặc dấu chấm hỏi thích hợp vào những chỗ có dấu ( ) ?

a) Anh không biết tôi cố gắng như thế nào đâu ( )

b) Tim hồi hộp vì sao ( ) Ai hẹn ước ( )

 Ai đang về ( ) Dáng đó thấp hay cao ( )

 Mắt sáng ngời , như lửa hay như sao ( )

c) Tiếng Việt của chúng ta đẹp ; đẹp như thế nào đó là điều khó nói ( )

d) Phải đâu các vua thời Tam Đại theo ý riêng của mìng mà tự tiện chuyển dời ( )

 

doc 8 trang phuongnguyen 25/07/2022 6120
Bạn đang xem tài liệu "Trắc nghiệm Tiếng Việt 8 - Học kì 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Trắc nghiệm Tiếng Việt 8 - Học kì 2

Trắc nghiệm Tiếng Việt 8 - Học kì 2
# Điền dấu chấm hoặc dấu chấm hỏi thích hợp vào những chỗ có dấu () ?
a) Anh không biết tôi cố gắng như thế nào đâu ()
b) Tim hồi hộp vì sao () Ai hẹn ước () 
 Ai đang về () Dáng đó thấp hay cao ()
 Mắt sáng ngời , như lửa hay như sao ()
c) Tiếng Việt của chúng ta đẹp ; đẹp như thế nào đó là điều khó nói ()
d) Phải đâu các vua thời Tam Đại theo ý riêng của mìng mà tự tiện chuyển dời ()
TL: 
a) Dấu . 
b) Dấu ?, ?, ?, ?, ?
c) Dấu .
d) Dấu ?
# Các câu sau đây câu nào là câu phủ định?
a) Nó thì có mà hát.
b) Không phải là tôi không thích đọc truyện.
c) Làm sao mà nó có thể được điểm 10.
d) Không phải ai cũng nói được tiếng Pháp đâu.
e) Cậu ấy chưa bao giờ không làm bài tập về nhà.
g) U không ăn con cũng không muốn ăn nữa
TL: 
Câu phủ định là: a, c, g
# Các câu sau đây có hình thức phủ định khác nhau như thế nào?
a) Bạn Lan đâu có bị điểm kém
b) Tôi chẳng tìm thấy ở nó có mặt nhược điểm nào 
c) Chẳng phải bạn Lan bị điểm kém
d) Không phải bạn Lan không bị điểm kém.
TL: 
a) PĐ lên vị ngữ 
b) PĐ câu 
c) PĐ chủ ngữ
d) Phủ định vị ngữ
# Các câu sau câu nào có ý nghĩa phủ định mạnh hơn? Tại sao?
 a) Đầu trò tiếp khách trầu không có
 Bác đến chơi đây ta với ta
 b) Đầu trò tiếp khách trầu chưa có
 Bác đến chơi đây ta với ta
TL: Câu a: Phủ định mạnh hơn vì từ “không” phủ định hoàn toàn. “chưa” phủ định tạm thời.
# Các câu : 
“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trư ớc lo trừ bạo”
Được dùng để thể hiện hành động nhận định. Đúng hay sai ?
TL: Đúng
# Cho hai câu sau:
 - “Thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột.”
 - “Không hơi đâu mà nói với nó, trói cổ thằng chồng nó lại, điệu ra đình kia”
Hai hành động nói trên đây giống nhau hay khác nhau ? Tại sao?
TL: Hai hành động nói giống nhau: Đều thực hiện hành động điều khiển ( muốn người khác làm việc gì đó theo ý mình)
# Nam vào rừng nghe thấy tiếng chim hót: “Bắt cô trói cột”. Bạn ấy băn khoăn không biết đây có phải hành động điều khiển hay không? Em hãy giải thích hộ bạn.
TL: 
Tiếng chim hót không có mục đích tạo lời, mà chỉ là hiện tượng đồng âm, không thực hiện hành động nói do vậy không có tác dụng điều khiển.
# Sử dụng cách dùng gián tiếp để thực hiện các hoạt động nói sau đây:
a) Bảo người khác đi cùng mình
b) Muốn người khác tránh đường cho mình đi
c) Muốn nhờ bạn giải hộ mình một bài tập.
d) Kêu gọi mọi người trong lớp học tập.
TL: 
a) Cậu đợi mình thêm một chút nữa nhé.
b) Em có thể cho tôi đi trước được không?
c) Bài toán này khó quá cậu ạ
d) Vì tương lai của chúng ta mai sau, các bạn cần chăm chỉ học tập hơn nữa)
# Tục ngữ phương Tây có câu : Im lặng là vàng. Nhưng nhà thơ Tố Hữu lại viết :
 Khóc là nhục, rên hèn, van yếu đuối
 Và dại khờ là những lũ người câm
 Trên đường đi như những bóng âm thầm
 Nhận đau khổ mà gởi vào im lặng.
 ( Liên hiệp lại )
Theo em, mỗi nhận xét trên đúng trong những trường hợp nào ?
TL: Cả hai nhận xét đều đúng nhưng đúng với những trường hợp khác nhau:
 + Khi cần thiết (Cần giữ bí mật, tôn trọng người khác) tế nhị trong giao tiếp
 - Im lặng là vàng
 + Trước sự sai trái, xúc phạm,bất công... mà im lặng thì đó là sự dại khờ, hèn nhát.
# Hiệu quả diễn đạt của câu văn sau là gì ?
 “Chung quanh tôi đang cười nói bô bô nhiều anh em công nhân mỏ than vãn còn nguyên vẹn cái tính tình con người nông dân Thái ở quanh bản, quanh châu Quỳnh Nhai đây.” ( Nguyễn Tuân )
TL: Cách diễn đạt trên nhằm nhấn mạnh nét hồn nhiên của các anh em công nhân mỏ than.
# Phân tích hiệu quả diễn đạt của trật tự từ trong những câu in đậm dưới đây:
Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà.
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
Dừng chân đứng lại trời non nước
Một mảnh tình riêng ta với ta
 (Bà Huyện Thanh Quan)
TL: 
Đảo trật tự các từ lên trước:
- Lom khom, lác đác: Để nhấn mạnh sự nhỏ bé, ít ỏi của con người và cuộc sống nơi Đèo Ngang. Qua mấy câu thơ, ta thấy cảnh Đèo Ngang thật xơ xác) tiêu điều và buồn tẻ.
- Nhớ nước , thương nhà: Nhấn mạnh lòng trắc ẩn đối với vận mệnh đất nước ( Khắc khoải, nuối tiếc triều đại nhà Lê và phủ nhận nhà Nguyễn của TG.)
# Viết đoạn văn ngắn theo cách quy nạp và triển khai luận điếm sau: “ Học phải kết hợp với làm bài tập thì mới hiểu bài”
TL: 
# Viết một đoạn văn ngắn có nội dung thảo luận về môn học mà em thích thú (có 4 lượt thoại)?
TL: 
# Từ bài “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp , em nêu ra quan điểm và phương pháp học tập đúng đắn ?
TL: 
Quan điểm và phương pháp học đúng đắn:
-Việc học phải được phổ biến rộng khắp.
-Việc học phải bắt đầu từ những kiến thức cơ bản , có tính chất nền tảng.
+Tuần tự tiến lên, từ thấp đến cao.
+ Học rộng, nghĩ sâu, biết tóm lược những điều cơ bản, cốt yếu nhất
+Học phải biết kết hợp với hành.
# Viết đoạn văn diễn dịch từ 4-6 câu,với câu chủ đề: “Lí Công Uẩn là vị vua anh minh”
TL: 
-Nội dung: khai thác câu chủ đề đã cho.
Hình thức: Đảm bảo sự liên kết ,diễn đạt chính tả.
# Viết đoạn văn hội thoại (không quá 6 câu) có sử dụng một câu cảm thán và một câu cầu khiến? Cho biết các dấu hiệu nhận biết câu cầu khiến và câu cảm thán?
TL: Viết đúng tính chất văn hội thoại, đủ giới hạn số câu có đủ hai câu theo yêu cầu
- Nêu đủ yêu cầu nhận biết dấu hiệu
# Viết một đoạn đối thoại ngắn có sử dụng bốn kiểu câu đã học (trần thuật, cảm thán, nghi vấn ,cầu khiến)
TL: 
# Cho câu chủ đề “Mùa hè đã về”. Viết đoạn văn theo cách quy nạp; trong đoạn có sử dụng các lại câu nghi vấn, cảm thán, trần thuật, cầu khiến. 
TL: 
# Thế nào là câu cảm thán? Viết lại và gạch chân từ ngữ cảm thán trong câu sau:
 Đẹp xiết bao cảnh mặt trời đội biển nhô lên vào lúc hừng đông.
TL: 
-Câu cảm thán là câu có những từ ngữ cảm thán như: ôi, than ôi, hỡi ơi, chao ôi, thay, xiết bao,dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói ( người viết ); xuất hiện chủ yếu trong ngôn ngữ nói hằng ngày hay ngôn ngữ văn chương.
 Đẹp xiết bao cảnh mặt trời đội biển nhô lên vào lúc hừng đông
# Để làm rõ vấn đề: “Giáo dục là chìa khóa của tương lai” nên lựa chọn và sắp xếp các luận điểm dưới đây như thế nào?
1/Giáo dục góp phần điều chỉnh môi trường sống, mức sống
2/Giáo dục góp phần đào tạo lực lượng lao động cho tương lai
3/Giáo dục góp phần phát triển kinh tế,xã hội và ổn định chính trị
TL: 
Câu 2,1,3
# Nêu đặc điểm hình thức và chức năng của câu cầu khiến? Cho ví dụ minh hoạ?
TL: 
# Trong nhiều trường hợp, câu nghi vấn không dùng để hỏi mà dùng để làm gì? Ví dụ về câu nghi vấn dùng để cầu khiến.
TL: 
a) Câu nghi vấn không dùng để hỏi mà dùng để cầu khiến, khẳng định, phủ định không yêu cầu người đối thoại trả lời, Ví dụ: Bạn có thể cho mình mượn cái mũ được không?
# Những câu dưới đây mắc một số lỗi diễn đạt liên quan đến logic. Hãy phát hiện và chữa những lỗi đó.
a) Chị Dậu rất cần cù, chịu khó nên chị rất mực thương yêu chồng con. 
b) Hút thuốc lá vừa có hại cho sức khoẻ, vừa giảm tuổi thọ của con người.
TL: 
# Trong những câu nghi vấn sau câu nào không có mục đích hỏi?
A. Mẹ đi chợ chưa ạ?
A. Trời ơi! Sao tôi khổ thế này?
A. Ai là tác giả của bài thơ này?
A. Bao giờ bạn đi Hà Nội?
# Câu nghi vấn sau dùng để làm gì?
Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng? ( Nam Cao - Lão Hạc) 
A. Phủ định
A. Hỏi
A. Đe doạ
A. Biểu lộ tình cảm, cảm xúc
# Trong những câu nghi vấn sau, câu nào dùng để cầu khiến?
A. Chị khất tiền sưu đến ngày mai phải không?
A. Người thuê viết nay đâu?
A. Nhưng lại đằng này đã, về làm gì vội?
A. Muốn cùng tớ đùa vui không?
# Câu cầu khiến dưới đây dùng để làm gì?
Đừng vội vã thế cháu ơi, đến trường lúc nào cũng vẫn còn là sớm! (Đôđê - Buổi học cuối cùng)
A. Khuyên bảo
A. Yêu cầu
A. Ra lệnh
A. Đề nghị
# Dòng nào dưới đây nói đúng nhất dấu hiệu nhận biết câu cảm thán?
A. Sử dụng từ ngữ nghi vấn và dấu chấm hỏi ở cuối câu.
A. Sử dụng ngữ điệu cầu khiến và dấu chấm than ở cuối câu.
A. Sử dụng ngữ điệu cảm thán và dấu chấm than ở cuối câu. 
A. Không có dấu hiệu hình thức đặc trưng.
# Trong 4 kiểu câu đã học, kiểu câu nào được sử dụng rộng rãi nhất trong giao tiếp 
hàng ngày?
A. Câu nghi vấn
A. Câu cầu khiến
A. Câu cảm thán
A. Câu trần thuật
# Câu nào dưới đây không dùng để kể, thông báo?
A. Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân.(Hồ Chí Minh)
A. Lão muốn ngài nhấc hộ bó củi lên cho lão. (Tôn-xtôi)
A. Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới. (Tế Hanh)
A. Sáng ra bờ suối, tối vào hang. (Hồ Chí Minh)
# Các câu trong đoạn trích Nước Đại Việt ta thuộc lớp hành động nói nào?
A. Hành động hứa hẹn
A. Hành động bộc lộ cảm xúc
A. Hành động trình bày
A. Hành động hỏi
# Trong hội thoại người có vai trò xã hội thấp phải có thái độ ứng sử với người có vai xã hội cao hơn như thế nào?
A. Ngưỡng mộ
A. Kính trọng
A. Sùng kính
A. Thân mật
# Một người cha nói chuyện với một người con về công việc gia đình. Trong cuộc thoại đó, quan hệ giữa hai người là quan hệ gì?
A. Quan hệ gia đình
A. Quan hệ chức vụ xã hội
A. Quan hệ tuổi tác 
A. Quan hệ họ hàng
# Một người cha là giám đốc công ty nói chuyện với người con là trưởng phòng tài vụ của công ty đó về tài khoản của công ty. Khi đó quan hệ giữa họ là quan hệ gì?
A. Quan hệ gia đình
A. Quan hệ tuổi tác 
A. Quan hệ chức vụ xã hội
A. Quan hệ bạn bè đồng nghiệp
# Thế nào là hành vi cướp lời (xét theo cách hiểu về lượt lời)
A. Nói tranh lượt lời của người khác
A. Nói khi người khác đã kết thúc lượt lời của người đó
A. Nói khi người khác chưa kết thúc lượt lời của người đó
A. Nói xen vào khi người khác không yêu cầu
# Mục đích của việc lựa chọn trật tự từ trong câu là gì ?
A. Thể hiện tài năng của người nói
A. Làm cho câu trở nên sinh động và thu hút hơn.
A. Thể hiện quan niệm của người nói về sự việc được nói đến trong câu.
A. Làm cho sự việc được nói đến trong câu trở nên dễ hiểu hơn .
# Trật tự từ của câu nào nhấn mạnh đặc điểm của sự vật được nói đến?
A. Sen tàn cúc lại nở hoa. (Nguyễn Du )
A. Những buổi trưa hè nắng to. (Tô Hoài )
A. Lác đác bên sông chợ mấy nhà. (Bà Huyện Thanh Quan)
A. Tràng thở đánh phào một cái, ngực nhẹ hẳn đi .(Kim Lân)

File đính kèm:

  • doctrac_nghiem_tieng_viet_8_hoc_ki_2.doc