Bài giảng Ngữ văn 8 - Bài: Khi con tu hú (Tố Hữu)
Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào.
Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không.
Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi !
Ngột làm sao, chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu !
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 8 - Bài: Khi con tu hú (Tố Hữu)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Ngữ văn 8 - Bài: Khi con tu hú (Tố Hữu)
KHI CON TU HÚ (Tố Hữu) Tố Hữu, ở lứa tuổi 18, cảm thấy sung sướng vô biên vì bắt gặp lí tưởng cộng sản “ Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ ...”. Vậy mà đang lúc say mê yêu đời, say mê lí tưởng, nhà thơ bỗng bị nhốt trong phòng giam của thực dân Pháp. Những ngày đầu vào ngục tù, nhà thơ có tâm trạng gì ? I. -Nêu hiểu biết của em về Tố Hữu và hoàn cảnh ra đời bài thơ. +Ở Tố Hữu có sự thống nhất đẹp đẽ giữa cuộc đời cách mạng và cuộc đời thơ: “ Ta bước đi, chỉ một đường: Cách mạng”. I. TÌM HIỂU CHUNG -Tố Hữu (1920-2002), quê ở Thừa Thiên - Huế; nguồn cảm hứng lớn trong thơ ông là lí tưởng cách mạng. Ông là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng. -Bài thơ sáng tác 1939, tại nhà lao Thừa Phủ (Huế), in trong tập “Từ ấy”. II. 1.Chúng ta nên đọc khổ 1 với một giọng điệu như thế nào ? Khổ 2 với giọng như thế nào ? +Khổ 1: say sưa, hào hứng. +Khổ 2: dằn vặt, u uất. II. ĐỌC - HIỂU 1.Đọc và chú thích từ khó. Khi con tu hú gọi bầy Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần Vườn râm dậy tiếng ve ngân Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào. Trời xanh càng rộng càng cao Đôi con diều sáo lộn nhào từng không... Ta nghe hè dậy bên lòng Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi ! Ngột làm sao, chết uất thôi Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu ! 2. - Nên hiểu nhan đề bài thơ ra sao ? Hãy viết thêm vào câu văn: “Khi con tu hú...” để tóm tắt nội dung bài thơ. +Nhan đề mới chỉ là vế phụ của một câu chưa trọn ý. Nhan đề có tính chất gợi mở... +Khi con tu hú gọi bầy là khi mùa hè đến, người tù cách mạng (nhân vật trữ trình) càng cảm thấy ngột ngạt trong phòng giam chật chội, càng thèm khát cháy bỏng cuộc sống bên ngoài. 2. Nhan đề bài thơ - Có tính chất gợi mở mạch cảm xúc của toàn bài. - “Khi con tu hú” là một hoán dụ, liên tưởng: tín hiệu của hè. 3. Đối lập giữa cái đẹp, tự do và cái ác, tù ngục (bên ngoài và bên trong nhà tù). 3. “Khi con tu hú” thể hiện cảm nhận của nhà thơ về hai thế giới đối lập: CẢNH TRỜI ĐẤT VÀO HÈ - Cảnh trời đất vào hè được miêu tả bằng những âm thanh, sắc màu, hương vị, không gian ra sao ? -Nhận xét về câu thơ lục bát, cách sử dụng hình ảnh thơ. -Qua đó, ta thấy được gì về cảnh trời đất vào hè; năng lực cảm nhận và tâm hồn gì của tác giả ? -Cảnh trời đất vào hè có ý nghĩa biểu tượng gì ? a.Cảnh trời đất vào hè trong tâm tưởng người tù cách mạng (khổ 1). -Âm thanh rộn rã, sắc màu rực rỡ, hương vị ngọt ngào, không gian thoáng đãng. -Câu thơ lục bát thanh thoát, giàu âm hưởng; hình ảnh thơ đặc trưng, gợi hình, gợi cảm. => Một thế giới rộn ràng, tràn đầy sức sống; sự cảm nhận mãnh liệt, tinh tế; tâm hồn trẻ trung, yêu đời của tác giả. -Sự sống tự nhiên có nghĩa là cuộc đời tự do. CẢNH TRONG TÙ b. -Các em đọc lại khổ 2. -Hiện thực phũ phàng trong tù ngục là gì ? -Nghệ thuật trong khổ thơ này (cách ngắt nhịp, giọng điệu, cách dùng từ ngữ) ? -Nghệ thuật đó có tác dụng gì ? (khắc họa tâm trạng gì của nhà thơ ?). b. Hiện thực phũ phàng trong tù ngục (khổ 2): -Bị giam cầm, xiềng xích. -Nghệ thuật: Ngắt nhịp bất thường: 6/2 (câu 8), 3/3 (câu 9); giọng điệu dằn vặt, u uất; từ ngữ mạnh (“đạp”, “tan phòng”, “chết uất”), từ ngữ cảm thán (“ôi”, “làm sao”, “thôi”). -Tâm trạng của người tù cách mạng: Bực bội, muốn phá tung xiềng xích, khao khát trở về với cuộc đời tự do, với hoạt động cách mạng. - “ Trên đời nghìn vạn điều cay đắng / Cay đắng chi bằng mất tự do .” (Bác Hồ). - “ Đốt cho tiêu kiếp tù đày / Cho bừng lửa hận biết tay anh hùng / Có về không, có về không ? / Bước mau, mau bước non sông đợi chờ .” (Sóng Hồng, “ Lấy củi ”). Và quả thực, Tố Hữu có thực hiện được niềm khao khát ấy của mình không ? 3.1942, Tố Hữu vượt ngục bắt liên lạc với Đảng và tham gia lãnh đạo Tổng khởi nghĩa 8. 1945 ở Huế. III. TỔNG KẾT 1. Nghệ thuật: Lựa chọn lời thơ đầy ấn tượng Tả cảnh và tình rất truyền cảm: Sử dụng biện pháp tu từ Kết cấu độc đáo lục bát giàu nhạc điệu, mượt mà, uyển chuyển. để biểu lộ cảm xúc khi thiết tha, khi lại sôi nổi, mạnh mẽ. cảnh thì đẹp, ấn tượng, gợi cảm; tình thì sôi nổi, sâu sắc, da diết. điệp ngữ, liệt kê tạo nên tính thống nhất về chủ đề, cảm xúc. đầu cuối tương ứng có dụng ý nghệ thuật. Thể thơ Nói thêm về kết cấu bài thơ: Đầu cuối tương ứng: Mở đầu và kết thúc có sự lặp lại hình ảnh, chi tiết song có phải là sự lặp vô nghĩa không ? Mở đầu Khao khát tự do cháy bỏng Chua xót, đau khổ Tưng bừng sự sống Tiếng tu hú kêu Kết thúc 2. Thảo luận nhóm (khăn trải bàn). Nghe ca khúc “Nối vòng tay lớn”... 2.Ý nghĩa văn bản: Bài thơ thể hiện lòng yêu đời, yêu lí tưởng của người chiến sĩ cộng sản trẻ tuổi trong hoàn cảnh tù ngục.
File đính kèm:
- bai_giang_ngu_van_8_bai_khi_con_tu_hu_to_huu.pptx