Bài giảng Ngữ văn 8 - Tiết 5: Tính thống nhất về chủ đề của văn bản
H: Em hãy nhắc lại khái niệm văn bản là gì? Có những kiểu văn bản nào?
Khái niệm văn bản và sự liên kết trong văn bản
- Văn bản là chuỗi lời nói miệng hay bài viết, có chủ đề thống nhất, có liên kết, mạch lạc, vận dụng phương thức biểu đạt phù hợp để thực hiện mục đích giao tiếp.
- Văn bản phải có sự liên kết về nội dung và hình thức
- Có sáu kiểu văn bản thường gặp với các phương thức biểu đạt tương ứng: tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết ninh, hành chính – công vụ. Mỗi kiểu văn bản có mục đích giao tiếp riêng.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 8 - Tiết 5: Tính thống nhất về chủ đề của văn bản", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Ngữ văn 8 - Tiết 5: Tính thống nhất về chủ đề của văn bản
Tiết 5 TÍNH THỐNG NHẤT VỀ CHỦ ĐỀ CỦA VĂN BẢN * Khái niệm văn bản và sự liên kết trong văn bản - Văn bản là chuỗi lời nói miệng hay bài viết, có chủ đề thống nhất, có liên kết, mạch lạc, vận dụng phương thức biểu đạt phù hợp để thực hiện mục đích giao tiếp. - Văn bản phải có sự liên kết về nội dung và hình thức - Có sáu kiểu văn bản thường gặp với các phương thức biểu đạt tương ứng: tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết ninh, hành chính – công vụ. Mỗi kiểu văn bản có mục đích giao tiếp riêng. H: Em hãy nhắc lại khái niệm văn bản là gì? Có những kiểu văn bản nào? Đọc 2 cách kể chuyện. “ Dê đen và dê trắng” a. Dê đen và dê trắng cùng đi qua một chiếc cầu hẹp. Dê đen đi từ đằng này lại. Chúng húc nhau. Chẳng con nào chịu nhường con nào. Dê trắng đi từ đằng kia sang. Con nào cũng muốn tranh sang trước. Cả hai con lăn tòm xuống suối. b. Dê đen và dê trắng cùng đi qua một chiếc cầu hẹp. Dê đen đi từ đằng này lại. Dê trắng đi từ đằng kia sang. Cảnh Hương Sơn rất đẹp. Tiếng giọt gianh đổ ồ ồ. Con nào cũng muốn tranh sang trước. Chúng húc nhau. Cả hai con lăn tòm xuống suối. H: Theo em các chi tiết chính của câu chuyện có đảm bảo không? Ở mỗi cách kể có điểm nào không hợp lí? Đọc 2 cách kể chuyện. “ Dê đen và dê trắng” a. Dê đen và dê trắng cùng đi qua một chiếc cầu hẹp. Dê đen đi từ đằng này lại. Chúng húc nhau. Chẳng con nào chịu nhường con nào. Dê trắng đi từ đằng kia sang. Con nào cũng muốn tranh sang trước. Cả hai con lăn tòm xuống suối. b. Dê đen và dê trắng cùng đi qua một chiếc cầu hẹp. Dê đen đi từ đằng này lại. Dê trắng đi từ đằng kia sang. Cảnh Hương Sơn rất đẹp. Tiếng giọt gianh đổ ồ ồ. Con nào cũng muốn tranh sang trước. Chúng húc nhau. Cả hai con lăn tòm xuống suối. - Hai cách kể trên đều không hợp lí vì các chi tiết chính được đảm bảo nhưng các ý sắp xếp lộn xộn, không rõ ý. Đọc 2 cách kể chuyện. “ Dê đen và dê trắng” a. Dê đen và dê trắng cùng đi qua một chiếc cầu hẹp. Dê đen đi từ đằng này lại. Chúng húc nhau. Chẳng con nào chịu nhường con nào. Dê trắng đi từ đằng kia sang. Con nào cũng muốn tranh sang trước. Cả hai con lăn tòm xuống suối. b. Dê đen và dê trắng cùng đi qua một chiếc cầu hẹp. Dê đen đi từ đằng này lại. Dê trắng đi từ đằng kia sang. Cảnh Hương Sơn rất đẹp. Tiếng giọt gianh đổ ồ ồ. Con nào cũng muốn tranh sang trước. Chúng húc nhau. Cả hai con lăn tòm xuống suối. - Có những câu không liên quan gì đến đề tài câu chuyện (văn bản b) Đọc 2 cách kể chuyện. “ Dê đen và dê trắng” a. Dê đen và dê trắng cùng đi qua một chiếc cầu hẹp. Dê đen đi từ đằng này lại. Chúng húc nhau. Chẳng con nào chịu nhường con nào. Dê trắng đi từ đằng kia sang. Con nào cũng muốn tranh sang trước. Cả hai con lăn tòm xuống suối. b. Dê đen và dê trắng cùng đi qua một chiếc cầu hẹp. Dê đen đi từ đằng này lại. Dê trắng đi từ đằng kia sang. Cảnh Hương Sơn rất đẹp. Tiếng giọt gianh đổ ồ ồ. Con nào cũng muốn tranh sang trước. Chúng húc nhau. Cả hai con lăn tòm xuống suối. Mỗi văn bản đều được bố trí, sắp xếp như một công trình kiến trúc tạo nên tính thống nhất về nội dung và hình thức để làm nổi bật chủ đề. Tính thống nhất về chủ đề của văn bản là một trong những đặc trưng quan trọng tạo nên văn bản, nó làm cho văn bản mạch lạc và liên kết chặt chẽ hơn. I. Chủ đề của văn bản Bài tập (T12) Văn bản: Tôi đi học - Đối tượng: Kể những kỉ niệm sâu sắc về buổi tựu trường đầu tiên của nhân vật “tôi”. (Đề tài) - Vấn đề chính: Tâm trạng hồi hộp, cảm giác mới mẻ, bỡ ngỡ về ngày đầu tiên đi học của nhân vật “tôi”. (Nội dung) => Chủ đề H: Tác giả đã nhớ lại những kỉ niệm sâu sắc nào trong thời thơ ấu của mình? H: Nhân vật “tôi” đã hồi tưởng những về cảm xúc nào trong ngày tựu trường đầu tiên của mình? I. Chủ đề của văn bản Bài tập (T12) Văn bản: Tôi đi học - Đối tượng: Kể những kỉ niệm sâu sắc về buổi tựu trường đầu tiên của nhân vật “tôi”. ( Đề tài ) - Vấn đề chính: Tâm trạng hồi hộp, cảm giác mới mẻ, bỡ ngỡ về ngày đầu tiên đi học của nhân vật “tôi”. ( Nội dung ) => Chủ đề H: Thế nào là chủ đề của văn bản? I. Chủ đề của văn bản Bài tập (T12) 2. Kết luận: - Chủ đề là đối tượng và vấn đề chính mà văn bản biểu đạt. II. Tính thống nhất về chủ đề của văn bản Bài tập (T12) Văn bản: Tôi đi học a. Chủ đề: Kể những kỉ niệm sâu sắc về buổi tựu trường đầu tiên của nhân vật “tôi”. H: Chủ đề của văn bản “Tôi đi học” kể những kỉ niệm sâu sắc về buổi tựu trường đầu tiên của nhân vật “tôi”. Căn cứ nào giúp em xác định được điều đó? - Nhan đề - Từ ngữ được lặp lại nhiều lần. - Câu văn đề cập tới kỉ niệm II. Tính thống nhất về chủ đề của văn bản Bài tập (T12) Văn bản: Tôi đi học a. Chủ đề: Kể những kỉ niệm sâu sắc về buổi tựu trường đầu tiên của nhân vật “tôi”. H: Tìm những từ ngữ, câu văn thể hiện điều đó? - Nhan đề - Từ ngữ được lặp lại nhiều lần. - Câu văn đề cập tới kỉ niệm II. Tính thống nhất về chủ đề của văn bản Bài tập (T12) Văn bản: Tôi đi học a. Chủ đề: Kể những kỉ niệm sâu sắc về buổi tựu trường đầu tiên của nhân vật “tôi”. b. Việc thể hiện chủ đề: căn cứ vào - Nhan đề: Tôi đi học - Từ ngữ được lặp lại nhiều lần: + Đại từ "tôi". + Các từ ngữ biểu thị ý nghĩa đi học: sách vở, quyển vở, bút thước, sân trường, nhà trường, ông đốc, thầy giáo - Các câu văn đề cập tới kỉ niệm trong buổi tựu trường đầu tiên: + Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều...lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường. + Tôi quên thế nào được cảm giác trong sáng ấy... + Hôm nay tôi đi học. + Hai quyển vở mới trên tay tôi đã bắt đầu thấy nặng... Bài tập (T12) a. Chủ đề: b. Việc thể hiện chủ đề c. Mối quan hệ giữa các phần của văn bản Hoạt động nhóm N1: Tâm trạng hồi hộp, cảm giác mới lạ, bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” trong buổi tựu trường đầu tiên thể hiện ở những thời điểm nào? N2: Tìm những từ ngữ nêu bật cảm giác mới lạ xen lẫn bỡ ngỡ của "tôi" khi cùng mẹ đến trường? (Chú ý phân tích sự khác biệt về cùng một sự vật) N3: Tìm những từ ngữ nêu bật tâm trạng "tôi" khi đứng trước sân trường? N4: Tìm những từ ngữ nêu bật tâm trạng "tôi" khi cùng các bạn đi vào lớp? c. Mối quan hệ giữa các phần của văn bản * Tâm trạng hồi hộp, cảm giác mới lạ, bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” trong buổi tựu trường đầu tiên thể hiện ở 3 thời điểm: - Khi cùng mẹ đến trường - Khi đứng trước sân trường, khi xếp hàng vào lớp. - Khi vào trong lớp học N1: Tâm trạng hồi hộp, cảm giác mới lạ, bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” trong buổi tựu trường đầu tiên thể hiện ở những thời điểm nào? c. Mối quan hệ giữa các phần của văn bản * Khi cùng mẹ đến trường : - Con đường: + Trước đây quen đi lại lắm lần + Hôm nay: thấy lạ, cảnh vật thay đổi. - Hoạt động lội qua sông thả diều, ra đồng nô đùa trước đây đổi thành việc đi học thật thiêng liêng, tự hào. => Tâm trạng: hồi hộp, cảm giác mới mẻ, bỡ ngỡ N2: Tìm những từ ngữ nêu bật cảm giác mới lạ xen lẫn bỡ ngỡ của "tôi" khi cùng mẹ đến trường? (Chú ý phân tích sự khác biệt về cùng một sự vật) c. Mối quan hệ giữa các phần của văn bản * Khi đứng trước sân trường : - Ngôi trường: + Trước đây: xa lạ, cao ráo, sạch sẽ + Hôm nay: oai nghiêm - Đứng nép bên những người thân, chỉ dám nhìn 1 nửa hay dám đi từng bước nhẹ => Tâm trạng lo sợ vẩn vơ N3: Tìm những từ ngữ nêu bật tâm trạng "tôi" khi đứng trước sân trường? c. Mối quan hệ giữa các phần của văn bản * Khi cùng các bạn đi vào lớp : - Trước đây: đi chơi suốt cả ngày không thấy xa nhà, xa mẹ. - Hôm nay: Lấy làm lạ vì chưa lần nào thấy xa mẹ, xa nhà như lần này. => Văn bản có tính thống nhất về chủ đề N4: Tìm những từ ngữ nêu bật tâm trạng "tôi" khi cùng các bạn đi vào lớp? H: Em có nhận xét gì về mqh giữa các phần trong văn bản với việc thể hiện chủ đề? II. Tính thống nhất về chủ đề của văn bản Bài tập (T12) a. Chủ đề: kỉ niệm sâu sắc của nhân vật "tôi" trong ngày đầu tiên đi học. b. Việc thể hiện chủ đề: c. Quan hệ giữa các phần của văn bản: => Văn bản có tính thống nhất về chủ đề vì các chi tiết, hình ảnh đều tập trung khắc họa, tô đậm sự thay đổi trong tâm trạng của “tôi” trong buổi tựu trường đầu tiên. H: Thế nào là tính thống nhất về chủ đề của văn bản? Làm thế nào để đảm bảo tính thống nhất đó? 2. Kết luận: - VB có tính thống nhất về chủ đề khi chỉ biểu đạt chủ đề đó xác định, không xa rời hay lạc sang chủ đề khác. Tính thống nhất về chủ đề được thể hiện ở: + Nhan đề, + Trong quan hệ giữa các phần của VB + Các từ ngữ then chốt thường lặp đi lặp lại. Chủ đề văn bản Đối tượng của văn bản Nhan đề V ấn đề chủ yếu của văn bản M ối quan hệ giữa các phần Từ ngữ then chốt T ính thống nhất về chủ đề của văn bản III. Luyện tập Bài 1 Bài 1 . Văn bản "Rừng cọ quê tôi” (trang 13) a. Văn bản viết về đối tượng nào và vấn đề gì? Trình bày theo trình tự nào? Có thể thay đổi được không? Vì sao? Gợi ý: - Đối tượng của văn bản: Rừng cọ quê hương. - Vấn đề: Vẻ đẹp của rừng cọ và sự gắn bó của rừng cọ đối với cuộc sống của người dân sông Thao. - Trình tự triển khai: Từ khắc họa vẻ đẹp của cây cọ, rừng cọ đến kỉ niệm, sự gắn bó của người dân nơi đây với cây cọ, rừng cọ. Cụ thể: + Đoạn 1: Khái quát về vẻ đẹp của rừng cọ. (Mở bài) + Đoạn 2: Miêu tả hình dáng cây cọ (Thân bài) + Đoạn 3: Kỉ niệm gắn bó với cây cọ + Đoạn 4: Cuộc sống của người dân quê gắn với cây cọ. + Đoạn 5: Tình cảm gắn bó của người Sông Thao với cây cọ (Kết bài) Bài 1 . Văn bản "Rừng cọ quê tôi” (trang 13) a. Gợi ý: - Trình tự triển khai: Khắc họa vẻ đẹp của cây cọ, rừng cọ đến sự gắn bó của người dân nơi đây với cây cọ, rừng cọ. Cụ thể: + Đoạn 1: Khái quát về vẻ đẹp của rừng cọ. (Mở bài) + Đoạn 2: Miêu tả hình dáng cây cọ (Thân bài) + Đoạn 3: Kỉ niệm gắn bó với cây cọ + Đoạn 4: Cuộc sống của người dân quê gắn với cây cọ. + Đoạn 5: Tình cảm gắn bó của người Sông Thao với cây cọ (Kết bài) => Trình tự sắp xếp rất hợp lí, không thể thay đổi vì thay đổi sẽ làm mất tính thống nhất, mạch lạc của văn bản. b. Nêu chủ đề của văn bản trên - Chủ đề văn bản: Vẻ đẹp của rừng cọ sông Thao và tình cảm yêu mến, gắn bó của người dân nơi đây với cây cọ, rừng cọ quê mình. (Hoặc: Vẻ đẹp, ý nghĩa của rừng cọ quê hương trong tình cảm, cuộc sống của người sông Thao) c. Chủ đề ấy được thể hiện trong toàn văn bản, từ việc miêu tả rừng cọ đến cuộc sống của người dân. Hãy chứng minh điều đó. c. Chứng minh sự thể hiện chủ đề: - Nhan đề : “Rừng cọ quê tôi” - Từ ngữ, câu văn : + Từ ngữ, câu văn miêu tả rừng cọ: thân cọ vút thẳng trời, búp cọ vuốt dài, lá cọ tròn xòe ra nhiều phiến nhọn dài. + Từ ngữ, hình ảnh nói lên sự gắn bó của rừng với cuộc sống của con người : nhà khuất trong rừng cọ, ngôi tường khuất trong rừng cọ, đi trong rừng cọ; cọ làm chổi quét nhà, hạt giống đựng móm lá cọ, làm nón lá cọ; trái cọ để ăn. d. - Các từ ngữ thể hiện chủ đề: rừng cọ, lá cọ, thân cọ, búp cọ, mành cọ, làn cọ, trái cọ, chiếc chổi cọ, móm lá cọ, nón lá cọ - Các câu thể hiện chủ đề: + Chẳng có nơi nào đẹp như sông Thao quê tôi, rừng cọ trập trùng. + Cuộc sống quê tôi gắn bó với cây cọ. + Người sông Thao đi đâu rồi cũng nhớ về rừng cọ quê mình. Bài 2 trang 14 - Lạc đề: ý (b) và (d) - Vì yêu cầu chứng minh là tác dụng của văn chương trong việc bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước: + Ý (b): thiên về đặc trưng của ngôn ngữ văn chương. + Ý (d): xa đề, biểu hiện một ý khác Bài 3 (trang 14) * Nhận xét: - Dàn ý chưa phản ánh thật chính xác dòng cảm xúc thiết tha, trong trẻo của nhân vật “tôi”. - Có những ý lạc chủ đề: c, g, h - Có nhiều ý hợp với chủ đề nhưng do cách diễn đạt chưa tốt nên thiếu sự tập trung vào chủ đề: b, e. - Bổ sung tâm trạng khi vào trong lớp học Bài 3 (trang 14) * Nhận xét: * Sắp xếp, bổ sung lại các ý như sau: a. Cứ mùa thu về mỗi lần thấy các em nhỏ núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đến trường, lòng lại náo nức, rộn rã, xốn xang. b . Cảm thấy con đường thường "đi lại lắm lần" tự nhiên cũng thấy lạ, nhiều cảnh vật thay đổi. c . Muốn thử cố gắng tự mang sách vở như một học sinh thực sự. d. Cảm thấy ngôi trường vốn qua lại nhiều lần cũng có nhiều biến đổi: cao hơn,xinh xắn, oai nghiêm e . Cảm thấy gần gũi, thân thương đối với lớp học, với những người bạn mới. Bài tập 4: a. Nhớ lại và viết thành đoạn văn kể về một kỉ niệm đáng nhớ trong ngày khai trường đầu tiên của mình. (cảm xúc về ngày khai trường đầu tiên). b. Phân tích tính thống nhất trong đoạn văn em vừa viết. Bài tập 4: Nhớ lại và viết thành đoạn văn về một kỉ niệm đáng nhớ trong ngày khai trường đầu tiên của mình. Đối với tôi đẹp và cảm xúc nhất đó là ngày khai trường đầu tiên trong cuộc đời, ngày bước vào lớp 1. Sáng sớm, một buổi sáng se lạnh của mùa thu, mẹ gọi tôi dậy để chuẩn bị vệ sinh cá nhân và ăn sáng để đến trường. Hôm nay sao lạ lắm, tôi rất phấn khởi và cảm thấy nôn nao trong người chắc hẳn bởi vì sắp được đến lớp. Sau khi ăn sáng, mẹ mặc cho tôi một bộ quần áo trắng và chiếc cặp mới mới mẹ đã mua từ hôm trước. Mẹ chở tôi trên con đường làng uốn lượn, cảnh vật xung quanh sao hôm nay rất lạ. Có lẽ tôi đã đi học. Đứng trường cổng trường khang trang, tôi bỗng lo sợ và có đôi chút lo lắng, mẹ xoa đầu và dặn dò vào lớp với các bạn, ngoan ngoãn nghe lời thầy cô giáo. Ngày đầu tiên đi học như vậy đó nhưng sẽ mãi là kỉ niệm đẹp nhất trong quãng đời học sinh và theo tôi suốt cuộc đời. Cảm nghĩ của em về ngày đầu tiên đi học. Em còn nhớ đó là một buổi sang mùa thu thật đẹp. Bầu trời trong xanh, gió nhè nhẹ thổi cuốn theo vài chiếc lá vàng rơi. Ngồi sau lưng mẹ, em thấy lòng mình lâng lâng một cảm xúc thật khó tả. Vừa háo hức, vừa e sợ, em tự trấn an mình bằng cách khe khẽ hát một khúc nhạc vui và nheo mắt cười vu vơ. Chẳng mấy chốc, hai mẹ con đã tới trường. Ngôi trường thật lớn và rất đông người. Tự nhiên chân em không muốn bước, em thấy ai cũng xa lạ. Chỉ đến khi cô giáo đến bên em dịu dàng vỗ về và đưa em vào lớp thì em mới bớt lo sợ và hồi hộp. Khi ngồi yên vào chỗ của mình, em đưa mắt nhìn xung quanh và chợt nhận ra các bạn cũng giống như em thôi, đều là hs lớp 1.Nghĩ thế ,em thấy tự tin và bắt đầu lấy vở ra học bài học đầu tiên trong cuộc đời mình.
File đính kèm:
- bai_giang_ngu_van_8_tiet_5_tinh_thong_nhat_ve_chu_de_cua_van.ppt