Bài giảng Ngữ văn 8 - Tiết 90: Tiếng Việt: Câu phủ định - Chu Huyền Thương

PHIẾU HỌC TẬP – CÂU PHỦ ĐỊNH

Ví dụ 1: Xét những câu sau và trả lời câu hỏi

a. Em làm bài tập môn Ngữ Văn.

b. Em không làm bài tập môn Ngữ văn.

c. Em chưa làm bài tập môn Ngữ văn.

d. Em chẳng làm bài tập môn Ngữ văn.

Câu hỏi:

- Các câu (b), (c), (d) có đặc điểm hình thức gì khác so với câu (a)?

- Những câu này có gì khác so với câu (a) về chức năng?

 

pptx 34 trang phuongnguyen 02/08/2022 23421
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 8 - Tiết 90: Tiếng Việt: Câu phủ định - Chu Huyền Thương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Ngữ văn 8 - Tiết 90: Tiếng Việt: Câu phủ định - Chu Huyền Thương

Bài giảng Ngữ văn 8 - Tiết 90: Tiếng Việt: Câu phủ định - Chu Huyền Thương
2 0 
3 0 
4 0 
5 0 
6 0 
7 0 
8 0 
10 
QUAY 
VÒNG QUAY MAY MẮN 
Ô SỐ 1 
	Xác định kiểu câu, đặc điểm hình thức và chức năng của câu sau: Sao cô nh ắc con đ eo khẩu trang mà con vẫn không đ eo ? 
	 Đáp án : - Câu nghi vấn 
	 	 - Dấu “?” và từ nghi vấn “Sao ”; 
	 	 - Trách móc 
Ô SỐ 2 
	Hãy kể tên những kiểu câu được phân loại theo đặc điểm chức năng đã học ? 
	 Đáp án: 
	 	- Câu nghi vấn 
	 	- Câu cầu khiến 
	 	- Câu cảm thán 
	 	- Câu trần thuật 
Ô SỐ 3 
	Xác định kiểu câu, đặc điểm hình thức và chức năng của câu sau: Ngay khi có triệu chứng ho, sốt, khó thở, các con phải báo ngay cho bố mẹ hoặc thầy cô giáo! 
Đáp án: 
	- Câu cầu khiến 
	- Dấu “!”, t ừ cầu khiến “phải” 
	- Yêu cầu 
Ô SỐ 4 Ô may mắn  
CHÚC MỪNG EM ĐÃ TRÚNG MỘT CHIẾC KHẨU TRANG Y TẾ 
Ô SỐ 5 
	 Xác định kiểu câu, đặc điểm hình thức và chức năng của câu sau: Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá ! 
Đáp án: 
C âu cảm thán 
D ấu “!”, từ cảm thán “quá” 
N ỗi nhớ của Tế Hanh 
Ô SỐ 6 
	 Xác định kiểu câu và chức năng: 
	 Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. 
Đáp án: 
Câu trần thuật 
M iêu tả hình ảnh lão Hạc sau khi ăn bả chó 
Ô SỐ 7 
	 Đọc một câu thơ (câu văn) trong một tác phẩm văn học , xác định kiểu câu và giải thích vì sao em lại xác định như vậy . 
	 Than ôi! ( Nhớ rừng - Thế Lữ ) : 
	- Từ cảm thán: Than ôi 
	- Dấu “!” 
Ô SỐ 8 
	 Hãy chuyển câu sau sang Tiếng Anh: 
	 Tôi không đi chơi trong thời gian này vì dịch bệnh Corona. 
Ô SỐ 8 
	 Hãy chuyển câu sau sang Tiếng Anh: 
	 Tôi không đi chơi trong thời gian này vì dịch bệnh Corona. 
	 Đáp án: 
	I do not go out because of Corona. 
CHUYÊN ĐỀ: 
ỨNG DỤNG DẠY HỌC TRỰC TUYẾN 
MÔN NGỮ VĂN 
Tiết 90: Tiếng Việt: 
Câu phủ định 
Giáo viên: Chu Huyền Thương 
I. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THỨC VÀ CHỨC NĂNG 
Đặc điểm hình thức: 
Ví dụ 1: 
PHIẾU HỌC TẬP – CÂU PHỦ ĐỊNH 
Ví dụ 1: Xét những câu sau và trả lời câu hỏi 
a. Em làm bài tập môn Ngữ Văn. 
b. Em không làm bài tập môn Ngữ văn. 
c. Em chưa làm bài tập môn Ngữ văn. 
d. Em chẳng làm bài tập môn Ngữ văn. 
Câu hỏi: 
- Các câu (b), (c), (d) có đặc điểm hình thức gì khác so với câu (a)? 
- Những câu này có gì khác so với câu (a) về chức năng? 
	 * Ví dụ 1 (1) 
	 Điểm khác: 
	 + Câu (b) có từ không , câu (c) có từ chưa, câu (d) có từ chẳng. 
	 + Câu a không có các từ đó. 
	 ->Câu (a) mang nghĩa khẳng định về sự việc em làm bài tập, còn câu (b), (c) và (d) lại phủ định điều đó. 
I. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THỨC VÀ CHỨC NĂNG 
Đặc điểm hình thức: 
Ví dụ 1: 
Kết luận: 
	 Câu phủ định là câu có chứa những từ ngữ phủ định như: không, chẳng, chả, chưa, không phải (là), chẳng phải (là), đâu có phải (là ),. 
2. Chức năng: 
a. Ví dụ 2: 
Ví dụ 2: Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi: 
a. Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa! 
Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ. 
(Trích Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến - Hồ Chí Minh) 
b. Trong tù không rượu cũng không hoa 
 Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ 
(Trích Ngắm trăng - Hồ Chí Minh) 
Câu hỏi: 
- Trong đoạn trích trên, những câu nào là câu phủ định? 
Tác giả dùng câu phủ định với mục đích gì? (Để phản bác một ý kiến, nhận định của người đối thoại hay để thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó?) 
Câu a 
Câu b 
Ví dụ (2) 
a. Câu phủ định: Không. Chúng ta thà ,.... 
	 Mục đích: Phản bác một ý kiến, nhận định (ý kiến nhận định ban đầu) 
b. Câu phủ định: Trong tù không rượu cũng không hoa 
	 Mục đích: thông báo, xác nhận không có sự vật 
I. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THỨC VÀ CHỨC NĂNG 
Đặc điểm hình thức: 
Ví dụ 1: 
Kết luận: 
	 Câu phủ định là câu có chứa những từ ngữ phủ định như: không, chẳng, chả, chưa, không phải (là), chẳng phải (là), đâu có phải (là ),. 
2. Chức năng: 
Ví dụ 2: 
Kết luận: 
+ Thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó. 
+ Phản bác một ý kiến, một nhận định 
3. Phân loại: 
 - Phủ định bác bỏ 
 - Phủ định miêu tả 
II. LUYỆN TẬP1. Bài tập 1 (SGK tr 53) 
Trong các câu sau đây, câu nào là câu phủ định bác bỏ? Vì sao? 
a,  Tất cả quan chức nhà nước vào buổi sáng ngày khai trường đều chia nhau đến dự lễ khai giảng ở khắp các trường học lớn nhỏ. Bằng hành động đó, họ muốn cam kết rằng, không có ưu tiên nào lớn hơn ưu tiên giáo dục thế hệ trẻ cho tương lai. 
	 ( Theo Lý Lan, Cổng trường mở ra ) 
b,  Tôi an ủi lão: 
- Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả hiểu gì đâu ! (phủ định bác bỏ) Vả lại ai nuôi chó mà chẳng giết thịt! Ta giết nó chính là hóa kiếp cho nó đấy, hóa kiếp để cho nó làm kiếp khác. 
	 ( Nam Cao, Lão Hạc ) 
c,  Không , chúng con không đói nữa đâu . Hai đứa ăn hết gần kia củ khoai thì no mòng bụng ra rồi còn đói gì nữa. 
	 ( Ngô Tất Tố, Tắt đèn ). 
2. Bài tập 2: 
Đặt 3 câu phủ định (yêu cầu sử dụng các từ phủ định khác nhau). 
Câu này không phải là một câu phủ định. (Bác bỏ) 
Anh ta chẳng phải là một họa sĩ. 
Tôi đâu có làm việc đấy. 
3. Bài 3: ( B ài 2 – SGK tr53, 54) 
Đọc các đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: 
a,  Câu chuyện có lẽ chỉ là một câu chuyện hoang đường, song ( không phải là không ) có ý nghĩa . (khẳng định) 
	 ( Hoài Thanh, Ý nghĩa văn chương ) 
b,  Tháng tám, hồng ngọc đỏ, hồng hạc vàng, không ai không từng ăn trong Tết Trung thu, ăn nó như cả mùa thu vào lòng vào dạ . (khẳng định) 
	 ( Băng Sơn, Q ủ a thơm ) 
c,  Từng qua thời thơ ấu ở Hà Nội, ai chẳng có một lần nghển cổ nhìn lên tán lá cao vút mà ngắm nghía một cách ước ao chùm sâu non xanh hay thích thú chia nhau nhấm nháp món sấu dầm bán trước cổng trường . (khẳng định) 
	 ( Tạ Việt Anh, Cây sấu Hà Nội) 
- Những câu trên có ý nghĩa phủ định không? Vì sao? 
- Đặt những câu không có từ ngữ phủ định mà có ý nghĩa tương đương với những câu trên. So sánh những câu mới đặt với những câu trên đây và cho biết có phải ý nghĩa của chúng hoàn toàn không giống nhau không. 
Chú ý: 
Những câu phủ định 2 lần (Phủ định của phủ định) đều mang hình thức của câu phủ định nhưng lại mang nghĩa khẳng định. 
Trong quá trình sử dụng, cần chú ý sử dụng từ phủ định phù hợp với nội dung, hoàn cảnh. 
- Có những câu không mang hình thức là câu phủ định nhưng mang ý nghĩa phủ định. 
4. Bài 4 (Bài 3 – SGK tr 54) 
Xét câu sau và trả lời câu hỏi: 
	 Choắt không d ậ y được nữa, nằm thoi thóp. 
	 ( Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí ) 
	 Nếu Tô Hoài thay từ phủ định   không  bằng  chưa  thì nhà văn phải viết lại câu này như thế nào? Nghĩa của câu có thay đổi không? Câu nào phù hợp với câu chuyện hơn? Vì sao? 
Không: phủ định hoàn toàn, không thể xảy ra được 
Chưa: phủ định tức thời, tương lai có thể xảy ra 
5. Bài 5 (Bài 4 SGK tr54) 
Các câu sau đây có phải câu phủ định không? Những câu này dùng để làm gì? Đặt những câu có ý nghĩa tương đương. 
a, Đẹp gì mà đẹp ! (HT: khẳng định – ND: phủ định 
b, Làm gì có chuyện đó ! (HT: khẳng định – ND: phủ định) 
c, Bài thơ này mà hay à ? (HT: Nghi vấn – ND: phủ định) 
d, Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chắc ? (HT: nghi vấn – ND: phủ định) 
	 	 ( Nam Cao, Lão Hạc ) 
	 Bài tập 6: 2 nhóm tự lên ý tưởng đoạn hội thoại phù hợp với hình ảnh, biểu cảm trong video trên (trong đó có sử dụng câu phủ định) 
	 	Điểm: 100 điểm 
	Tiêu chí: 
	 	 + Nội dung: phù hợp với hình ảnh video; có sử dụng câu phủ định, có diễn biến câu chuyện, dễ hiểu 
	 	 + Hình thức: Trùng khớp lời thoại, lời văn trong sáng, diễn xuất tự nhiên 
II. LUYỆN TẬP 
Bài tập 1. 
	 GV gợi ý 
	 a. “ Bằng hành động đó, họ muốn cam kết rằng, không có ưu tiên nào lớn hơn ưu tiên giáo dục thế hệ trẻ cho tương lai” 
	 ->Có từ phủ định “không có” 
	 b. Câu phủ định bác bỏ: “Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chẳng hiểu gì đâu” 
	 -> Ông giáo phủ định bác bỏ ý kiến của lão Hạc (lão nghĩ cậu Vàng trách hận lão). 
	 c. Câu phủ định bác bỏ “Không, chúng con không đói nữa đâu.” 
	 -> Phủ định bác bỏ suy nghĩ của chị Dậu (các con đang đói) 
Bài tập 2. GV gợi ý 
- Tất cả 3 câu a,b,c đều là câu phủ định vì nó có từ phủ định. Các câu phủ định này có điểm đặc biệt là: 
	 + Ở (a) có từ phủ định kết hợp với từ phủ định khác: không phải là không 
	 + Ở (c) Từ phủ định kết hợp với từ nghi vấn: ai chẳng. 
	 + Ở (b) Từ phủ định kết hợp với từ phủ định khác hoặc từ bất định: Không ai không 
=> phủ định của phủ định = ý nghĩa cả câu là khẳng định chứ không phải là phủ định. 
	 * Những câu không có từ phủ định mà ý nghĩa tương đương với những câu trên là: 
	 a. Câu chuyện có lẽ chỉ là một câu chuyện hoang đường, song có ý nghĩa . 
	 b. Tháng tám, hồng ngọc đỏ, hồng lạc vàng, ai cũng từng ăn trong tết Trung thu, ăn nó như ăn cả mùa thu vào lòng dạ mình. 
	 c. Từng qua thời thơ ấu ở Hà Nội, ai cũng có một lần . 
Bài tập 3. GV gợi ý 
- Xét câu văn của nhà văn Tô Hoài. 
 + Choắt không dậy được nữa,, nằm thoi thóp. (Tô Hoài) 
 + Choắt chưa dậy được nằm thoi thóp. Không có từ nữa 
->Ý nghĩa của câu thay đổi khi thay không bằng chưa . Chưa mang ý phủ định ở thời điểm đó, những sau thời điểm sau đó có thể xảy ra. Còn không ý phủ định điều nhất định không thể xảy ra. 
	 - Xét trong văn bản của Tô Hoài thì câu văn Tô Hoài hợp lý hơn vì Choắt không dậy được và chết. 
Bài tập 4. GV gợi ý 
	 Các câu trong bài tập này không phải là câu phủ định vì nó không có từ phủ định nhưng nó được dùng biểu thị ý nghĩa phủ định. 
a. Đẹp gì mà đẹp !=> Phản bác một nhận định. 
b. Làm gì có chuyện đó ! => Phản bác một nhận định có không có tính chân thực . 
c. Bài thơ này mà hay à? => Câu nghi vấn phản bác một nhận định. 
d. Cụ cứ tưởng tôi sung sướng hơn chăng? => Câu nghi vấn phản bác lại suy nghĩ của lão Hạc. 
GV rút ra kết luận: 
- Như vậy khi chúng ta phủ định hai lần thì câu đó là câu phủ định nhưng mang nghĩa khẳng định 
- Ý nghĩa của câu phủ định sẽ bị thay đổi khi chúng ta sử dụng những từ phủ định khác nhau 
- Có những trường hợp câu không có từ phủ định nhưng lại được sử dụng với ý nghĩa phủ định. 
Dặn dò: 
Học bài 
Tìm hiểu về câu phủ định, cách chuyển câu phủ định sang câu khẳng định và ngược lại 
Soạn bài mới: Tiết 91: Chương trình địa phương (chuẩn bị dàn ý bài thuyết minh về đình làng em 
Cảm ơn các thầy (cô giáo) 
Và các em học sinh lớp 8a5 

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_8_tiet_90_tieng_viet_cau_phu_dinh_chu_huye.pptx