Bài giảng Ngữ văn 8 - Văn bản: Quê hương (Tế Hanh)

- Phân tích cái hay và cái đẹp của hai câu thơ này.

Người dân làng chài trong mỗi chuyến ra khơi luôn mang theo linh hồn quê hương mình. “Cánh buồm” như một sinh thể biết cử động, mang một mảnh hồn quê ra biển. Cái hay, cái độc đáo ở đây là tác giả như thấy được cái hồn của quê hương.

+ “Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió.”

-> So sánh và ẩn dụ (biểu tượng độc đáo, bất ngờ, mang ý nghĩa lớn lao, thiêng liêng).

 “Cánh buồm” được ví như là linh hồn của làng chài (cái hữu hình so sánh với cái vô hình).

 -> Một vẻ đẹp lãng mạn, bay bổng.

 

pptx 17 trang phuongnguyen 25100
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 8 - Văn bản: Quê hương (Tế Hanh)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Ngữ văn 8 - Văn bản: Quê hương (Tế Hanh)

Bài giảng Ngữ văn 8 - Văn bản: Quê hương (Tế Hanh)
QUÊ HƯƠNG 
Quê hương trong em như thế nào ? 
(Các em tự bộc lộ) 
Quê hương trong ta bao giờ cũng đẹp, rất đáng tự hào, trân trọng và lưu luyến. 
 “Quê hương nếu ai không nhớ 
 Sẽ không lớn nổi thành người.” 
 (“ Quê hương” , Đỗ Trung Quân) 
 Trong các tình cảm của con người, tình cảm quê hương, đất nước là một trong những tình cảm lâu bền với những cảm xúc thiêng liêng không bao giờ vơi cạn, bởi chúng ta ai mà chẳng có một miền quê dấu yêu. 
QUÊ HƯƠNG (Tế Hanh) 
- Em biết gì về tác giả Tế Hanh và bài thơ “Quê hương” của ông ? 
+ Có thể nói cảm hứng chủ đạo trong suốt đời thơ Tế Hanh là nỗi nhớ thương tha thiết với quê hương - quê hương miền Nam, nhất là quê hương làng chài ven biển (dòng sông Trà Bồng, Trà Khúc) Quảng Ngãi của ông, mà “Quê hương” là bài mở đầu. 
I.TÌM HIỂU CHUNG 
-Tế Hanh (1921-2009), quê Quảng Ngãi, nhà thơ trong phong trào Thơ mới chặng cuối (1940-1945). Điểm nổi bật trong thơ ông là tình yêu quê hương da diết. 
- “Quê hương” sáng tác 1939, lúc Tế Hanh 18 tuổi, đang là học trò sống xa quê (từ Quảng Ngãi ra học ở Huế). 
Không giống phần lớn các tác phẩm đương thời, đây là một trong số ít bài thơ lãng mạn ngân lên những giai điệu thật tha thiết đối với cuộc sống cần lao mà đẹp. 
“Quê hương” ngân lên những giai điệu thật tha thiết đối với cuộc sống cần lao mà đẹp. 
GV và HS đọc (hoặc nghe giọng đọc của nghệ sĩ trên máy ghi âm). Chú ý: Đoạn 3 giọng trầm xuống, nhịp thơ chậm. 
- Hai dòng thơ đầu có tác dụng gì ? Nhận xét về lời thơ của tác giả. 
II.ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN 
1.Lời kể về quê hương làng biển (khổ 1, 2, 3): 
a.Hai dòng thơ đầu: 
Giới thiệu chung về làng biển “vốn làm nghề chài lưới” bằng những lời thơ bình dị. 
-Các em hãy đọc lại khổ thơ thứ hai. 
-Cảnh thuyền cá ra khơi diễn ra trong thời gian và không gian như thế nào ? Thời gian và không gian ấy gợi lên tâm trạng gì của người làng chài ? 
b.Khổ 2, 3: 
Miêu tả cuộc sống lao động vất vả và niềm hạnh phúc bình dị của người dân làng biển. 
* Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi (khổ 2): 
-Thời gian, không gian: 
 “ Trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng ”. 
-> Trong sáng, tinh khôi, thơ mộng. 
-> Gợi niềm vui phấn khởi cho chuyến ra khơi. 
- Chỉ ra nghệ thuật được sử dụng trong hai dòng thơ này ? Nêu tác dụng của các thủ pháp nghệ thuật đó. 
- Hình ảnh đoàn thuyền ra khơi: 
+ “Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã 
Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang.” 
-> So sánh, động từ mạnh (“hăng”, “phăng”, “vượt”) diễn tả sức sống mạnh mẽ, vẻ đẹp hùng tráng. 
- Phân tích cái hay và cái đẹp của hai câu thơ này. 
 Người dân làng chài trong mỗi chuyến ra khơi luôn mang theo linh hồn quê hương mình. “Cánh buồm” như một sinh thể biết cử động, mang một mảnh hồn quê ra biển. Cái hay, cái độc đáo ở đây là tác giả như thấy được cái hồn của quê hương. 
+ “Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng 
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...” 
-> So sánh và ẩn dụ (biểu tượng độc đáo, bất ngờ, mang ý nghĩa lớn lao, thiêng liêng). 
 “Cánh buồm” được ví như là linh hồn của làng chài (cái hữu hình so sánh với cái vô hình). 
 -> Một vẻ đẹp lãng mạn, bay bổng. 
 Như vậy, cảnh thuyền cá ra khơi là một khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp, thoáng đãng; một bức tranh lao động đầy hứng khởi, dạt dào niềm tin. 
-Các em đọc lại khổ thơ thứ 3. 
-Không khí thuyền cá về bến ra sao ? 
-Cái dung dị đáng yêu của người dân làng chài thể hiện qua lời gì của họ ? (“Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe”) 
* Cảnh thuyền cá về bến (khổ 3): 
- Không khí: 
Đầy ắp niềm vui và sự sống: “ồn ào”, “tấp nập”. 
- “Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe” 
-> Lời cảm tạ trời biển, niềm hạnh phúc rưng rưng. 
-Nêu cảm nhận của em về hai câu thơ “ Dân chài lưới.. .”. 
Sóng, gió, nắng, nước biển in dấu lên làn da, tạo ra cái “vị xa xăm” nồng nàn trên thân thể người trai xứ biển. Những trai biển có dáng vẻ vạm vỡ, từng trải, nhuộm nắng, nhuộm gió, nhuộm vị mặn mòi của biển. Những người đánh cá như mang hơi thở, mùi vị của biển cả. 
- Hai câu thơ trên, tác giả miêu tả chân thực hay lãng mạn; vẻ đẹp giản dị hay khỏe khoắn, thơ mộng ? 
- Hình ảnh dân chài: 
“Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng, 
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;” 
-> Tác giả miêu tả vừa chân thực, vừa lãng mạn; vẻ đẹp thật giản dị nhưng cũng thật khỏe khoắn, thơ mộng. 
 - Còn hình ảnh con thuyền ra khơi trở về được tác giả miêu tả như thế nào ? 
 Sau những ngày lao động trên biển cả, con thuyền trở về “nằm” yên lặng, mệt mỏi thư giãn và lắng nghe “chất muối thấm dần trong thớ vỏ”. 
 - Tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì, cách ngắt nhịp ra sao ? Tác dụng của nó ? 
“Chiếc thuyền / im / bến mỏi / trở về / nằm 
Nghe / chất muối / thấm dần / trong / thớ vỏ.” 
- Hình ảnh con thuyền: 
“Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm 
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.” 
-> Con thuyền được nhân hóa như một sinh thể sống động, có hồn, nở những nụ cười mãn nguyện. 
 Nhịp điệu: nhịp thở (của lồng ngực): 2/1/2/2/1 ; 1/2/2/1/2. 
 -> Cả người và thuyền, hai hình tượng đều đẹp, đẹp đến say lòng người. 
- Để có được những câu thơ tuyệt tác (hay và đẹp, không gì hay và đẹp hơn nữa) đòi hỏi nhà thơ phải có một tâm hồn như thế nào ? 
 Nhà thơ có một tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, tài hoa, gắn bó sâu nặng với vùng quê biển. 
- Nhà thơ nhớ những gì ? 
Nhà thơ nhớ tất cả: cảnh vật, con người, cuộc sống nơi quê hương mình. Nỗi nhớ chân thành, tha thiết nên lời thơ thật giản dị, tự nhiên như thốt ra từ trái tim: “ Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá !” (ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: từ xúc cảm sang thị giác - nỗi nhớ mà thấy được). 
2. Nỗi nhớ quê của tác giả (khổ cuối): 
Nỗi nhớ làng quê chân thành, tha thiết, khôn nguôi: 
 “Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá !” 
- Điền vào chỗ trống thích hợp: 
+ Sử dụng (...) có những sáng tạo mới mẻ, phóng khoáng. 
+Sáng tạo hình ảnh thơ (...). 
+Tạo (....) độc đáo. 
+Lời thơ (...). 
+Kết hợp (...). 
(1).biểu cảm với tự sự, miêu tả. 
(2).bay bổng, đầy lãng mạn. 
(3).liên tưởng, so sánh, nhân hóa, ẩn dụ. 
(4).bình dị mà rất đặc trưng, chắt lọc, đầy ấn tượng, gợi cảm. 
(5).thể thơ tám chữ hiện đạ 
III.TỔNG KẾT 
1. Nghệ thuật: 
+ Sử dụng thể thơ tám chữ hiện đại có những sáng tạo mới mẻ, phóng khoáng. 
+Sáng tạo hình ảnh thơ bình dị mà rất đặc trưng, chắt lọc, đầy ấn tượng, gợi cảm. 
+Tạo liên tưởng, so sánh, nhân hóa, ẩn dụ độc đáo. 
+Lời thơ bay bổng, đầy lãng mạn. 
+Kết hợp biểu cảm với tự sự, miêu tả. 
5 
4 
3 
2 
1 
- Nêu ý nghĩa của bài thơ này. 
2. Ý nghĩa văn bản: 
Bài thơ là lời bày tỏ của tác giả về tình yêu tha thiết đối với quê hương làng biển. 

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_8_van_ban_que_huong_te_hanh.pptx