Giáo ánChuyên đề Ngữ văn 8

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

 - Nắm được bối cảnh lịch sử- xã hội Việt Nam những năm 1930-1945.

 - Biết và chỉ ra được những đặc trưng của văn xuôi Việt Nam giai đoạn 1930-1945 (theo hai dòng chính là: văn xuôi lãng mạn và văn xuôi hiện thực).

 - Cảm nhận được tâm trạng của nhân vật “ tôi” buổi đầu tiên đến trường.

- Hiểu và phân tích được tính thống nhất về chủ đề trong văn bản.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc, hiểu VB, phân tích tâm trạng của nhân vật .

3. Thái độ: - Xác định đúng đắn động cơ học tập.

 - Biết cảm thông chia sẻ với những cuộc đời bất hạnh.

4. Năng lực hướng tới: Giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, giao tiếp, thưởng thức văn học.

II. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ

2. Giới thiệu bài mới

 

doc 286 trang phuongnguyen 27/07/2022 5700
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo ánChuyên đề Ngữ văn 8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo ánChuyên đề Ngữ văn 8

Giáo ánChuyên đề Ngữ văn 8
Soạn: 03/10/2020
Giảng: 8 A3: 05/10/2020 
 8 A4: 09/10/2020
Buổi 1
CHỦ ĐỀ: VĂN XUÔI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1930-1945
VĂN BẢN: TÔI ĐI HỌC
LUYỆN TẬP NÂNG CAO
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
	- Nắm được bối cảnh lịch sử- xã hội Việt Nam những năm 1930-1945.
	- Biết và chỉ ra được những đặc trưng của văn xuôi Việt Nam giai đoạn 1930-1945 (theo hai dòng chính là: văn xuôi lãng mạn và văn xuôi hiện thực).
 - Cảm nhận được tâm trạng của nhân vật “ tôi” buổi đầu tiên đến trường.
- Hiểu và phân tích được tính thống nhất về chủ đề trong văn bản.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc, hiểu VB, phân tích tâm trạng của nhân vật .
3. Thái độ: - Xác định đúng đắn động cơ học tập.
 - Biết cảm thông chia sẻ với những cuộc đời bất hạnh. 
4. Năng lực hướng tới: Giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, giao tiếp, thưởng thức văn học.
II. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ
2. Giới thiệu bài mới
Tiết 1: CHỦ ĐỀ: VĂN XUÔI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1930-1945
HĐ của GV và HS
Kiến thức cần đạt
GV dẫn dắt về lịch sử cai trị của Pháp ở Đông Dương những năm 1930- 1945, tình hình xã hội VN dưới tác động của những chính sách cai trị của Pháp.
GV: chia nhóm, giao nhiệm vụ để các nhóm HS thực hiện:
(chia lớp thành 4 hoặc 8 nhóm, mỗi nhóm thực hiện một câu hỏi)
1. Bằng kiến thức lịch sử đã học em hãy liệt kê các phong trào yêu nước nước ở VN những năm 1930-1945? 
- GV bổ sung: Do vai trò độc quyền cách mạng của Ðảng, do đường lối chiến lược sách lược vững vàng sáng suốt của Ðảng đã đoàn kết và phát huy được mạnh mẽ tính tích cực, tính sáng tạo của quần chúng nhất là công nông.
2. Trong bối cảnh lịch sử nêu trên tình hình kinh tế- xã hội ở nước ta có đặc điểm gì nổi bật?
3. Giai đoạn này có phải xã hội nước ta chỉ toàn những khó khăn, lạc hậu? hãy chỉ ra những biến đổi tích cực trong lòng xã hội VN giai đoạn này?
4. Hãy chỉ ra những nét mới về văn hóa, tư tưởng trong bộ phận tư sản Việt Nam thời kì này?
GV: 1. dựa trên ý kiến “văn học là tấm gương phản chiếu lịch sử” em hãy phân chia các giai đoạn phát triển của văn xuôi nước ta trong chặng đường 15 năm (1930-1945) này?
GV giảng về khái niệm VHHT, VHLM cho HS.
 2. Hãy nêu những đặc điểm cơ bản của văn xuôi hiện thực VN trong từng giai đoạn kể trên?
 3. Trong từng giai đoạn trên văn xuôi lãng mạn VN có đặc điểm gì giống và khác với văn xuôi hiện thực?
- GV dẫn dắt về truyện kí và chuyển ý vào tác phẩm “Tôi đi học” sẽ tìm hiểu lại ở tiết 2.
I. Khái quát tình hình chính trị - xã hội ở nước ta trong những năm 1930 – 1945
1. Sự phát triển của các phong trào yêu nước trong những năm từ 30-45
- Những biến đổi của các phong trào yêu nước trong thập niên 20. phong trào quốc gia mang màu sắc tư sản và phong trào cộng sản.
- Những năm 36-39, sự đột khởi của phong trào cộng sản. Giai đoạn hoà hoãn và hợp tác.
- sự trỗi dậy của những đảng phái quốc gia với khuynh hướng thân Nhật và sự lớn mạnh của phong trào cộng sản những năm 40-45.
2 Một xã hội rối ren, đen tối về  kinh tế cũng như về kiến trúc thượng tầng.
 - Nền kinh tê kiệt quệ dưới ách thực dân phong kiến:
Chế độ sưu thuế, chế độ bắt phu bắt lính của thực dân Pháp và chế độ Phong kiến.
Xã hội Việt Nam là một địa ngục, khắp nơi nạn đói hoành hành, bọn đầu trâu mặt ngựa tác oai tác quái, người chết hàng loạt và khủng khiếp nhất là nạn đói vào mùa xuân năm 1945, hai triệu người bị chết đói.
 - Những thế lực thống trị mâu thuẫn nhau:
Mâu thuẫn giữa thực dân phong kiến.
Mâu thuẫn giữa phong kiến với tư sản.
Mâu thuẫn giữa tư sản với thực dân.
- Những lực lượng đối kháng giao tranh, có những chiến tuyến rõ rệt như cách mạng, phản cách mạng; có người yêu nước nhưng hoang mang, có người lơ láo, bàng quang, lẩn trốn...
3. Sự biến đổi tích cực trong cơ cấu xã hội Việt Nam và những khuynh hướng vận động của xã hội trong những năm 32-45
- Sự trưởng thành của một cơ cấu xã hội hiện đại với ba tầng lớp : phú hào tân đạt, tư bản bản xứ; trí thức mới và thị dân (theo cách định danh của Phạm Thế Ngũ).
- sự canh cải về phong hoá và thẩm quan
- phong trào cải cách xã hội có tính cách cải lương trong những năm 36-39
- cuộc khủng hoảng của xã hội Đông Dương trong những năm 40-45
4. Một ý thức mới, một tâm lí mới lan tràn.
- Ý thức tâm lí tư sản và tiểu tư sản:
Trí thức, thành thị âu hóa, chịu ảnh hưởng của những sinh hoạt mới, của giai cấp mới và của văn hóa tư sản phương Tây.
Lối sống hưởng lạc phát triển ở thành thị: ăn mặc theo mốt thời trang, lối sống tài hoa son trẻ, vui vẻ trẻ trung, dạy họ cách hưởng thụ cuộc đời một cách hiện đại và thú vị nhất.
Báo chí tư sản, tiểu tư sản nhất là tờ báo Phong hóa, Ngày nay thường huấn luyện phụ nữ cách cải tiến y phục, huấn luyện thanh niên cách chinh phục gái đẹp.
- Giai cấp tư sản Việt Nam thất bại về mặt kinh tế và chính trị hoang mang, dao động, xoay ra đấu trang về mặt văn hóa chống giáo lí phong kiến để đòi tự do cá nhân:
Chống giáo lí phong kiến như cảnh mẹ chồng nàng dâu, mẹ ghẻ con chồng, chế độ đa thê v.v...
Ðề cao hạnh phúc cá nhân, đề cao tình yêu lứa đôi.
II. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN VÀ NHỮNG ÐẶC ÐIỂM NỔI BẬT
Quá trình phát triển văn xuôi trong 15 năm này đi theo 2 khuynh hướng cơ bản là Hiện thực và Lãng mạn, chia làm 3 thời kỳ :
1. Thời kỳ 1930-1935: Mở đầu là sáng tác thơ văn gắn liền với cao trào cách mạng 1930-1931 mà đỉnh cao nhất là Xô Viết Ngệ Tỉnh.
Bộ phận văn học tư sản, tiểu tư sản thời kỳ này là văn học lãng mạn: Tiểu thuyết Tự lực văn đoàn và thơ mới.
Xu hướng văn học phê phán có từ trước 1930 đến thời kỳ này phát triển hơn và xác định rõ ràng hơn về phương pháp thể tài.
2. Thời kỳ 1936-1939
2.1:- Văn học hiện thực phê phán phát triển mạnh mẽ và đạt được nhiều thành tựu xuất sắc:
Vấn đề nông dân, nông thôn được đặt ra trong tác phẩm hiện thực phê phán Bước đường cùng của Nguyễn Công Hoan, Vỡ đê của Vũ Trọng Phụng, Tắt đèn của Ngô Tất Tố
Vấn đề phong kiến thực dân được nêu lên một cách gay gắt trong các tác phẩm hiện thực phê phán: Số đỏ, Giông tố của Vũ Trọng Phụng, Tắt đèn của Ngô Tất Tố...
Tác phẩm hiện thực phê phán không dừng lại ở truyện ngắn, phóng sự mà phát triển mạnh mẽ thể tài tiểu thuyết. Ðây chính là một thành công lớn của văn học hiện thực phê phán thời kì này
2.2:- Văn học lãng mạn tư sản, tiểu tư sản vẫn tiếp tục phát triển song nó phân hóa theo các hướng khác nhau.
Bên cạnh chủ đề cũ chống lễ giáo phong kiến và đề cao hạnh phúc cá nhân, Tự lực văn đoàn còn nêu chủ đề mới: chủ trương cải cách bộ mặt nông thôn và cải thiện đời sống  cho nông dân Gia đình của Khái Hưng, Con đường sáng của Hoàng Ðạo.
Tiểu thuyết Tự lực văn đoàn đề cập tới hình tượng người chiến sĩ Ðoạn tuyệt, Ðôi bạn của nhà văn Nhất Linh
3. Thời kỳ 1939-1945:
            3.1 Văn học hiện thực phê phán có sự phân hóa:
Có nhà văn thì chết (Vũ Trọng Phụng);
Có nhà văn không viết tiểu thuyết nữa chuyển sang khảo cứu dịch thuật như Ngô Tất Tố.
Có nhà văn mắc phải sai lầm như Nguyễn Công Hoan viết tiểu thuyết Thanh Ðạm.
Một thế hệ nhà văn hiện thực mới ra đời:Nam Cao, Nguyễn Tuân, Mạnh Phú Tư, Nguyễn Ðình Lạp, Bùi Hiển, ...
Nhà văn hiện thực vẫn tiếp tục miêu tả cuộc sống tăm tối của người nông dân Chí Phèo, lão Hạc của Nam Cao; Sống nhờ của Mạnh Phú Tư. Cuộc sống bế tắc mòn mỏi của người trí thức tiểu tư sản cũng được các nhà hiện thực đề cập một cách sâu sắc Sống mòn, Ðời thừa, Trăng sáng của Nam Cao.
Các nhà văn nêu lên mâu thuẫn gay gắt giữa giai cấp thống trị với tầng lớp nhân dân lao động.
 3.2 Văn học lãng mạn: 
- Cái Tôi bế tắc, cực đoan, có sự phân hóa. 
+ Tự lực văn đoàn: Mang một tâm trạng. Nhất Linh, Khái Hưng đưa ra một chủ nghĩa vô luân, đó là tác phẩm Bướm trắng của Nhất Linh và tác phẩm Thanh đức của Khái Hưng. Thạch Lam miêu tả những sinh hoạt nâng lên thành nghệ thuật như nghệ thuật ăn tết, Hà Nội 36 phố phường.
+ Thế Lữ - thành viên của Tự lực văn đoàn đi vào truyện trinh thám đường rừng, truyện ma quỷ như truyện Cái đầu lâu. 
+ Nguyễn Tuân là cây bút tiêu biểu cho trào lưu lãng mạn tư sản, tiểu tư sản trong văn xuôi. Cái ngông của Nguyễn Tuân xuất hiện, đó là một thứ ngông lịch lãm tài hoa. Ở Nguyễn Tuân còn xuất hiện chủ nghĩa xê dịch, đó cũng là thứ xê dịch chân thành và những rung cảm rất tinh tế.
- Thời kì này ghi nhận sự phát triển của thể loại truyện kí, tiêu biểu là tập truyện “Quê mẹ” (Thanh Tĩnh) và Hồi kí “Những ngày thơ ấu” (Nguyên Hồng). Mỗi tác phẩm như chứa đựng câu chuyện của chính nhà văn, là sự hồi tưởng lại những sự việc và những cảm xúc đã nảy nở trong lòng tác giả.
TIẾT 2,3: VĂN BẢN: TÔI ĐI HỌC
HĐ của GV và HS
Kiến thức cần đạt
?Em hãy nêu những nét sơ lược về nhà văn Thanh Tịnh?
?Nêu xuất xứ của truyện ngắn “Tôi đi học”?
?Truyện ngắn “Tôi đi học” có kết cấu như thế nào?
?Trong truyện ngắn “Tôi đi học”, Thanh Tịnh đã kết hợp những phương thức biểu đạt nào để thể hiện những hồi ức của mình?
? Nét đặc sắc về nghệ thuật của văn bản?
? Nêu nội dung chính của văn bản “Tôi đi học”?
- GV đọc, ghi đề lên bảng
- HS chép đề và tìm các hình ảnh so sánh và chỉ ra hiệu quả nghệ thuật của các hình ảnh so sánh đó .
- HS đọc đề, tìm ý và lập dàn bài theo gợi ý
- Câu hỏi gợi mở:
? Xuất phát từ đâu mà nhân vật tôi lại hồi tưởng lại những cảm xúc cũ trong ngày tựu trường đầu tiên của mình?
? Tâm trạng của tôi thay đổi như thế nào ở các thời gian và không gian khác nhau?
- HS trả lời diễn biến tâm trạng tôi ở 3 thời điểm gắn với 3 không gian khác nhau là: +Trên đường tới trường cùng mẹ.
+ Khi ở sân trường.
+ Lúc ở trong lớp học.
I. Khái quát lí thuyết
1. Vài nét về tác giả Thanh Tịnh:
- Thanh Tịnh ( 1911 – 1988 ) là bút danh của Trần Văn Ninh, quê ở tỉnh Thừa Thiên - Huế, có gần 50 năm cầm bút sáng tác.
- Sự nghiệp văn học của ông phong phú, đa dạng.
- Thơ văn ông đậm chất trữ tình đằm thắm, giàu cảm xúc êm dịu, trong trẻo. Nổi bật nhất có thể kể là các tác phẩm: Quê mẹ ( truyện ngắn, 1941 ), Ngậm ngải tìm trầm ( truyện ngắn, 1943 ), Đi từ giữa mùa sen ( truyện thơ, 1973 ),...
2. Truyện ngắn “Tôi đi học”.
 a. Những nét chung:
 - Xuất xứ: “Tôi đi học” in trong tập “Quê mẹ” (1941), một tập văn xuôi nổi bật nhất của Thanh Tịnh.
 - Kết cấu: Truyện được kết cấu theo dòng hồi tưởng của nhân vật “tôi”. Dòng hồi tưởng được khơi gợi hết sức tự nhiên bằng một khung cảnh mùa thu hiện tại và từ đó nhớ lại lần lượt từng không gian, thời gian, từng con người, cảnh vật với những cảm giác cụ thể trong quá khứ. 
 - Phương thức biểu đạt: Nhà văn đã kết hơp các phương thức tự sự, miêu tả và biểu cảm để thể hiện những hồi ức của mình.
 b. Khái quát nội dung và nghệ thuật : 
+ Nghệ thuật:
 - So sánh đặc sắc, miêu tả tâm lý sinh động, phong phú.
 - Ngôn ngữ, hình ảnh giàu sức gợi. 
 - Biểu cảm nhẹ nhàng, sâu lắng.
 - Kết hợp hài hoà giữa kể, tả với bộc lộ tâm trạng, cảm xúc.
 + Nội dung chính: Bằng giọng văn giàu chất thơ, chất nhạc, ngôn ngữ tinh tế và sinh động, tác giả đã diễn tả những kỉ niệm của buổi tựu trường đầu tiên. Đó là tâm trạng bỡ ngỡ mà thiêng liêng, mới mẻ mà sâu sắc của nhân vật “tôi” trong ngày đầu tiên đi học.
II. Bài tập vận dụng và nâng cao:
Đề 1: Tìm những hình ảnh so sánh đặc sắc trong văn bản “Tôi đi học”. Hãy chỉ ra hiệu quả nghệ thuật của các hình ảnh so sánh đó?
*Gợi ý:
 + Có 3 hình ảnh so sánh đặc sắc:
- “Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng”.
- “Ý nghĩ ấy thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi”.
- “Họ như con chim con đứng bên bờ tổ... khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ”.
+ Hiệu quả nghệ thuật:
- Ba hình ảnh này xuất hiện trong ba thời điểm khác nhau, vì thế diễn tả rất rõ nét sự vận động tâm trạng của nhân vật “tôi”.
- Những hình ảnh này giúp ta hiểu rõ hơn tâm lí của các em nhỏ lần đầu đi học.
- Hình ảnh so sánh tươi sáng, nhẹ nhàng đã tăng thêm màu sắc trữ tình cho tác phẩm.
- Lưu ý: Ngoài 3 hình ảnh trên HS có thể kể thêm những câu văn khác trong văn bản có sử dụng phép so sánh.
Đề 2: Hãy phân tích những biến đổi trong tâm trạng của nhân vật tôi trong buổi tựu trường đầu tiên?
I. Mở bài
- Giới thiệu đôi nét về tác giả Thanh Tịnh: Nhà văn với những sáng tác toát lên vẻ đẹp đằm thắm, tình cảm êm dịu, trong trẻo.
- Vài nét về văn bản “Tôi đi học”: in trong tập “Quê mẹ”, xuất bản 1941, kể lại những kỉ niệm và cảm xúc của nhân vật “tôi” trong buổi tựu trường đầu tiên
II. Thân bài
1. Cơ sở để nhân vật tôi có những liên tưởng về ngày đầu tiên đi học của mình
- Biến chuyển của cảnh vật sang thu: Cuối thu, thời điểm tựu trường, cảnh thiên nhiên với lá rụng nhiều, mây bàng bạc khiến lòng người nhẹ nhàng mà bồi hồi nhớ lại “Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức mơn man những kỉ niệm của buổi tựu trường”.
- Hình ảnh những em bé núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đến trường “mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đi đén trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã”.
⇒ gợi nhớ, cơ sở liên tưởng tương đồng tự nhiên
2. Những hồi tưởng của nhân vật tôi
a. Tâm trạng khi cùng mẹ đi trên đường đến trường
- Cảnh vật, con đường vốn rất quen nhưng lần này cảm thấy lạ: “con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ”.
- Tự cảm thấy có sự thay đổi lớn trong lòng mình, cảm thấy trang trọng, đứng đắn hơn: “Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học”
- Bỡ ngỡ, lúng túng: cố ghì chặt quyển vở nhưng 1 quyển vẫn xệch ra và chúi đầu xuống đất; nghĩ rằng chỉ những người thạo mới cầm nổi bút thước.
⇒ Từ ngữ gợi tả, nghệ thuật so sánh, chọn lọc chi tiết tiêu biểu, cụ thể: tâm trạng bỡ ngỡ của “tôi” trong bổi tựu trường đầu tiên
b. Khi đứng giữa sân trường và nghe gọi tên vào lớp học
- Không khí của ngày hội tựu trường: náo nức, vui vẻ nhưng cũng rất trang trọng: “sân trường: dày đặc cả người. Người nào cũng áo quần sạch sẽ, gương mặt vui tươi sáng sủa”.
- Cảm thấy nhỏ bé so với trường, lo sợ vẩn vơ: “cũng như tôi, mấy cậu học trò mới đứng nép bên người thân Họ như con chim non đứng bên bờ tổ nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ”.
- Hồi hộp, lo sợ chờ nghe gọi tên mình: Nghe tiếng trống giục thì bước chân cứ “dềnh dàng mãi”, “toàn thân các cậu đang run run theo nhịp bước rộn ràng”, “Tôi cảm thấy quả tim tôi như ngừng đập”, “tự nhiên giật mình lúng túng”..
- Khi sắp vào lớp học thì lo sợ, bật khóc “Tôi bất giác quay lưng lại dúi đầu vào lòng mẹ tôi nức nở khóc theo”
⇒ Diễn tả sinh động tâm trạng của nhân vật “tôi” với từng cung bậc, cảm xúc, có nhiều trạng thái cảm xúc đối lập, tâm trạng phức tạp
c. Khi ngồi trong lớp học
- Khi rời vòng tay mẹ để vào lớp cảm thấy nhớ mẹ: “trong thời thơ ấu tôi chưa lần nào thấy xa mẹ tôi như lần này”.
- Cảm thấy vừa xa lạ, vừa gần gũi với mọi vật, với nguời bạn ngồi bên: “Một mùi hương lạ xông lên trong lớp”, “trông hình gì treo trên tường tôi cũng thấy lạ lạ và hay hay”, “lạm nhận” bàn ghế chỗ ngồi là của riêng mình, “nhìn người bạn tôi chưa hề quen biết, nhưng lòng tôi lại không cảm thấy xa lạ chút nào”
+ Làm quen, tìm hiểu phòng học, bàn ghế,  ⇒ thấy quyến luyến.
⇒ Tâm trạng, cảm giác của nv “tôi” khi ngồi trong lớp học, đón nhận giờ học đầu tiên hợp tự nhiên, sinh động, hấp dẫn.
III. Kết bài
- Khẳng định lại những nét tiêu biểu về nghệ thuật làm nên thành công của đoạn trích: Miêu tả tinh tế, chân thật diễn biến tâm trạng, ngôn ngữ giàu yếu tố biểu cảm, hình ảnh so sánh độc đáo và giọng điệu trữ tình, trong sáng.
- Đoạn trích ngắn gọn nhưng để lại trong lòng người bao niềm bồi hồi, xúc động khi nhớ về ngày đầu tiên đi học của mình
Yêu cầu HS: viết hoàn thành bài văn vào vở.
 3. Luyện tập, củng cố:
 - Giáo viên hướng dẫn học sinh hệ thống lại nội dung kiến thức của bài.
 4. Dặn dò về nhà
 - Học bài. Tập phân tích truyện ngắn Tôi đi học.
 -  Hãy phân tích làm sáng tỏ chất thơ toát lên từ thiên truyện '' Tôi đi học''?
 Gợi ý: 
 + Chất thơ là một nét đẹp tạo nên giá trị tư tưởng và nghệ thuật của truyện ngắn này, thể hiện ở những vấn đề sau:
 - Trước hết, chất thơ thể hiện ở chổ: truyện ngắn không có cốt truyện mà chỉ là dòng chảy cảm xúc, là những tâm tư tình cảm của một tâm hồn trẻ dại trong buổi khai trường đầu tiên. Những cảm xúc êm dịu ngọt ngào, man mác buồn, thơ ngây trong sáng làm lòng ta rung lên những cảm xúc.
 - Chất thơ toát lên từ những tình tiết sự việc dào dạt cảm xúc( mẹ âu yếm dẫn đi..., các cậu học trò..., con đường tới trường.... ).
 - Chất thơ toát lên từ cảnh sắc thiên nhiên rất thơ mộng và nên thơ trong trẻo.
 - Chất thơ còn toả ra từ giọng nói ân cần, cặp mắt hiền từ của ông đốc và khuôn mặt tười cười của thấy giáo.
 - Chất thơ còn toả ra từ tấm lòng yêu thương con hết mực ( 4 lần Thanh Tịnh nói về bàn tay mẹ). Hình tượng bàn tay mẹ thể hiện một cách tinh tế và biểu cảm, tình thương con bao la vô bờ của mẹ.
 - Chất thơ còn thể hiện ở các hình ảnh so sánh đầy thú vị, ở giọng văn nhẹ nhàng, trong sáng gợi cảm ở âm điệu tha thiết.
 - Chất thơ còn thể hiện ở chổ tạo được sự đồng cảm, đồng điệu của mọi người (kỉ niệm tuổi thơ cắp sách tới trường, hình ảnh mùa thu yên lặng quê Việt.)
 Chấn Hưng ngày 08/10/2020
Kí duyệt của tổ chuyên môn
Nghiêm Thị Vinh
Soạn: 10/10/2020
Giảng: 8 A3: 12/10/2020 
 8 A4: 16/10/2020
Buổi 2
ÔN TẬP KỸ NĂNG ĐỌC HIỂU MỘT VĂN BẢN
LUYỆN TẬP: TRONG LÒNG MẸ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
	- Hiểu thế nào là đọc? hiểu?
	- Nhận diện được các dạng câu hỏi và mức độ yêu cầu.
 - Biết cách giải quyết/ trả lời các câu hỏi đúng chuẩn
- Làm được các đề đọc hiểu (ngữ liệu từ vb: Trong lòng mẹ và ngoài SGK)
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc, hiểu VB, phân tích tâm trạng của nhân vật .
3. Thái độ: - Xác định đúng đắn động cơ học tập.
 - Biết cảm thông chia sẻ với những cuộc đời bất hạnh. 
4. Năng lực hướng tới: Giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, giao tiếp, thưởng thức văn học.
II. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ
 8A3: 8A4:
2. Giới thiệu bài mới
Tiết 1,2: ĐỌC - HIỂU VÀ CÁCH LÀM BÀI ĐỌC - HIỂU
I. Các mức độ Đọc – Hiểu
 	Bài tập Đọc - Hiểu Ngữ văn thường từ 3 - 4 câu hỏi sắp xếp theo các mức độ nhận thức của học sinh từ nhận biết, thông hiểu đến vận dụng và vận dụng cao.
 	1. Mức độ nhận biết: Đề thi Ngữ văn tập trung kiểm tra, đánh giá mức độ nhận biết của người học thường có các từ “nêu”, “chỉ ra” yêu cầu nhận biết các tri thức cơ bản như:
 	- Tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác.
 	- Phương thức biểu đạt.
 	- Thể loại văn bản
 	- Nội dung ngữ liệu
 	- Từ ngữ: danh từ, động từ, tính từ, đại từ, từ đơn, từ ghép, từ láy, từ tượng thanh, từ tượng hình, thành ngữ, trường từ vựng,
 	- Câu chia theo cấu tạo (câu đơn, câu phức, câu rút gọn, câu đặc biệt,) câu chia theo mục đích nói (câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán, câu trần thuật)
 	- Các phép lập luận (giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận, bác bỏ, so sánh)
 	- Phong cách ngôn ngữ 
 	- Câu chủ đề.
 	- Các cách trình bày nội dung đoạn văn (diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp, song hành, móc xích)
 	- Các phép liên kết (phép nối, phép lặp, phép thế, phép liên tưởng,)
 	2. Mức độ thông hiểu: thường có các từ “tại sao”, “nêu ý nghĩa”, “giải thích” Kiểm tra kiến thức về
 	- Khái quát chủ đề/ nội dung chính/ vấn đề chính mà văn bản đề cập (giải thích ý nghĩa nhan đề hay đặt nhan đề cho ngữ liệu và lí giải tại sao).
 	- Hiểu được quan điểm/ tư tưởng của tác giả.
 	- Hiểu như thế nào về một từ, một cụm từ, một câu,
 	- Hiểu được ý nghĩa/ tác dụng của việc sử dụng thể loại/phương thức biểu đạt/từ ngữ/chi tiết/hình ảnh/biện pháp tu từ/ dấu câu,trong văn bản.
 	3. Mức độ vận dụng: Mức độ vận dụng có hai cấp độ là vận dụng và vận dụng cao. Mức độ này thường có các từ ngữ như “nêu suy nghĩ”, “cảm nhận”,
 	Vân dụng: Lấy những kiến thức trong ngữ liệu để giải quyết những tình huống tương tự như trong ngữ liệu thường là đặt câu, tìm những hình ảnh, sự vật, sự việc,
 	Vận dụng cao: Lấy những kiến thức trong ngữ liệu để giải quyết những tình huống, vấn đề cụ thể của cuộc sống, của xã hội. Câu hỏi vận dụng cao thường yêu cầu học sinh rút ra bài học về tư tưởng, nhận thức, yêu cầu học sinh trình bày những suy nghĩ, ý kiến của bản thân. Câu hỏi này hướng đến hai kiểu bài là: nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí và nghị luận về một sự việc, hiện tượng, đời sống.
II. Những kiến thức, phương pháp cần nắm vững
1. Câu hỏi kiểm tra kiến thức về phương thức biểu đạt.
TT
PTBĐ
Đặc điểm
Ví dụ
1
Tự sự
Trình bày diễn biến sự việc 
“Xe chạy chầm chậmMẹ tôi cầm nón vẫy tôi, vài giây sau, tôi đuổi kịp. Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe, tôi ríu cả chân lại. Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi òa lên khóc rồi cứ thế nức nở. Mẹ tôi cũng sụt sùi theo:
- Con nín đi! Mợ đã về với các con rồi mà.”
 (Nguyên Hồng)
2
Miêu tả
Tái hiện trạng thái sự vật, con người.
“Mưa đã ngớt. Trời rạng dần. Mấy con chim chào mào từ hốc cây nào đó bay ra hót râm ran. Mưa tạnh, phía đông một mảng trời trong vắt. Mặt trời ló ra, chói lọi trên những vòm lá bưởi lấp lánh”. 
(Tô Hoài)
3
Biểu cảm
Bày tỏ tình cảm, cảm xúc.
“Sáng ra bờ suối, tối vào hang
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng
Bàn đá chông chênh, dịch sử Đảng.
 Cuộc đời cách mạng thật là sang.” 
(Hồ Chí Minh)
4
Nghị luận
Nêu ý kiến đánh giá, bàn luận.
 “Trường học của chúng ta là trường học của chế độ dân chủ nhân dân, nhằm mục đích đào tạo những công dân và cán bộ tốt, những người chủ tương lai của nước nhà. Về mọi mặt, trường học của chúng ta phải hơn hẳn trường học của thực dân và phong kiến.
 Muốn được như thế thì thầy giáo, học trò và cán bộ phải cố gắng hơn nữa để tiến bộ hơn nữa.” 
 (Hồ Chí Minh) 
5
Thuyết minh
Giới thiệu đặc điểm, tính chất, phương pháp
 “ Huế có những công trình kiến trúc nổi tiếng được Liên hợp quốc xếp vào hàng di sản văn hóa thế giới. Huế nổi tiếng với các lăng tẩm của vua Nguyễn, với chùa Thiên Mụ, chùa Trúc Lâm, với đài Vọng Cảnh, điện Hòn Chén, chợ Đông Ba”
(Dẫn theo Tiếng Việt thực hành)
6
Hành chính công vụ
Dùng để giao tiếp hành chính dựa trên cơ sở pháp lí.
Thông tư, nghị định, đơn từ, báo cáo, hợp đồng,
* Lưu ý:
- Có 6 phương thức biểu đạt là: tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận và hành chính - công vụ.
- Khi đề hỏi phương thức biểu đạt chính hoặc phương thức biểu đạt chủ yếu thì chỉ trả lời một phương thức biểu đạt.
- Khi đề hỏi phương thức biểu đạt chung thì trả lời tất cả các phương thức biểu đạt mà đoạn ngữ liệu có. Khi viết câu trả lời thì phương thức biểu đạt chính viết trước, phương thức biểu đạt khác viết sau. Có thể dùng từ “kết hợp” hoặc “xen lẫn” để nối giữa phương thức biểu đạt chính với các phương thức biểu đạt khác.
Ví dụ: Đoạn thơ
“Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu
Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay
Lá vàng rơi trên giấy;
Ngoài giời mưa bụi bay..”
(“Ông đồ” – Vũ Đình Liên)
Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm.
Phương thức biểu đạt: Biểu cảm kết hợp với tự sự, miêu tả.
- Có những phương thức biểu đạt dù chiếm đa số các câu thơ, câu văn trong ngữ liệu nhưng chỉ là phương tiện để làm nổi bật phương thức biểu đạt chính.
 Ví dụ: Đoạn thơ
“Khi trời trong,gió nhẹ, sớm mai hồng
 	 Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá
 Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
 	 Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang
 	 Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
 	 Rướn thân trắng bao la thâu góp gió.”
 (“Quê hương” – Tế Hanh)
 	Đoạn thơ trên có sáu câu thơ đều là sáu câu miêu tả nhưng phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ phải là biểu cảm. Bởi lẽ toàn bộ hệ thống hình ảnh miêu tả trong đoạn thơ cũng như trong cả bài thơ chỉ là tái hiện phong cảnh, cuộc sống và người dân làng chài quê hương trong nỗi nhớ của chủ thể trữ tình. Như vậy yếu tố miêu tả ở đây, dù chiếm một tỷ lệ lớn vẫn chỉ là phục vụ cho biểu cảm, trữ tình. Mặt khác ngòi bút miêu tả của tác giả không khách quan chủ nghĩa mà trái lại thấm đẫm chủ quan. Như vậy mới có những so sánh hay, bay bổng, lãng mạn, mới có những nhân hóa độc đáo, thổi linh hồn vào sự vật khiến sự vật có một vẻ đẹp, một ý nghĩa, tầm vóc bất ngờ.
2. Câu hỏi kiểm tra về nội dung ngữ liệu
* Yêu cầu:
 + Về hình thức: Học sinh trả lời bằng một câu văn ngắn gọn gồm đầy đủ hai thành phần chủ n gữ và vị ngữ.
 + Về nội dung: Nêu được nội dung chính, khái quát của ngữ liệu.
* Các lỗi sai học sinh thường mắc:
 + Sai nội dung đoạn ngữ liệu.
 + Nội dung đoạn ngữ liệu chưa gắn với phương thức biểu đạt chính.
 + Trình bày nội dung đoạn ngữ liệu dài dòng, lạc sang phân tích, cảm nhận.
* Lưu ý: Giáo viên cần
 + Hướng dẫn học sinh tìm từ ngữ chủ đề xác định đối tượng được duy trì trong đoạn ngữ liệu.
 + Hướng dẫn học sinh tìm câu chủ đề để (thường đứng ở đầu đoạn hoặc cuối đoạn). 
 + Sau khi tìm được từ ngữ chủ đề và câu chủ đề (nếu có) học sinh sẽ xác định được nội dung chính trong đoạn ngữ liệu.
 + Nội dung đoạn ngữ liệu phải gắn với phương thức biểu đạt chính:
- Nếu đoạn ngữ liệu phương thức biểu đạt chính là tự sự thì khi viết nội dung đoạn ngữ liệu thường bắt đầu bằng cụm từ “Đoạn văn kể về (kể lại)”
- Nếu đoạn ngữ liệu phương thức biểu đạt chính là miêu tả thì khi viết nội dung đoạn ngữ liệu thường bắt đầu bằng cụm từ “Đoạn văn tả về”
- Nếu đoạn ngữ liệu phương thức biểu đạt chính là biểu cảm thì khi viết nội dung đoạn ngữ liệu thường bắt đầu bằng cụm từ “Đoạn văn bộc lộ tình cảm về”
- Nếu đoạn ngữ liệu phương thức biểu đạt chính là thuyết minh thì khi viết nội dung đoạn ngữ liệu thường bắt đầu bằng cụm từ “Đoạn văn giới thiệu (trình bày, giải thích) về”
- Nếu đoạn ngữ liệu phương thức biểu đạt chính là nghị luận thì khi viết nội dung đoạn ngữ liệu thường bắt đầu bằng cụm từ “Đoạn văn bàn luận về”
Ví dụ: Đoạn trích sau
 	“ Huế đẹp với cảnh sắc sông núi. Sông Hương đẹp như một dải lụa xanh bay lượn trong tay nghệ sĩ múa. Núi Ngự Bình như một cái yên ngựa nổi bật trên nền trời trong xanh của Huế. Chiều đến, những chiếc thuyền nhỏ nhẹ nhàng lướt trên dòng nước hiền dịu của sông Hương. Những mái chèo thả buông, những giọng hò Huế ngọt ngào bay lượn trên mặt sóng, trên những ngọn cây thanh trà, phượng vĩ.
 	Huế có những công trình kiến trúc nổi tiếng được Liên hợp quốc xếp vào hàng di sản văn hóa thế giới. Huế nổi tiếng với các lăng tẩm của vua Nguyễn, với chùa Thiên Mụ, chùa Trúc Lâm, với đài Vọng Cảnh, điện Hòn Chén, chợ Đông Ba
 	Huế được yêu vì những sản phẩm của mình. Huế là thành phố của những mảnh vườn xinh đẹp. Những vườn hoa, cây cảnh, những vườn chè, vườn cây ăn quả của Huế xanh mướt như những viên ngọc. Những chiếc nón Huế càng làm cho những cô gái Huế đẹp hơn, duyên dáng hơn.”
(Dẫn theo Tiếng Việt thực hành, Ngữ văn 8, tập I, trang 116)
- Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên: Thuyết minh
- Nội dung của đoạn trích: Giới thiệu về vẻ đẹp của Huế. 
3. Câu hỏi kiểm tra kiến thức về thể loại văn bản
TT
Các loại hình cơ bản của nghệ thuật ngôn từ
Các thể loại cụ thể
1
Tự sự
- Truyện dân gian: thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn, truyện Nôm (truyện thơ)
- Truyện trung đại
- Truyện hiện đại: truyện ngắn, tiểu thuyết
- Hồi kí, bút kí,
2
Trữ tình
- Ca dao trữ tình, thơ trữ tình, thơ trào phúng.
- Các khúc ngâm, tùy bút, trường ca hiện đại.
- Phú, văn tế, thơ ca trù
3
Kịch
- Sân khấu dân tộc: chèo, tuồng, cải lương.
- Sân khấu hiện đại: kịch nói, kịch thơ, hài kịch, bi kịch, kịch câm,
4. Câu hỏi kiểm tra kiến thức về các thao tác lập luận (chỉ giưới thiệu vì lớp 8 chưa học đầy đủ các TTLL)
TT
Thao tác lập luận
Đặc điểm
Ví dụ
1
Giải thích
Dùng lí lẽ để cắt nghĩa, giảng giải sự vật, hiện tượng, khái niệm giúp người đọc, người nghe hiểu đúng ý của mình.
Cái đẹp vừa ý là xinh, là khéo. Ta không háo hức cái tráng lệ, huy hoàng, không say mê cái huyền ảo, kì vĩ. Màu sắc chuộng cái dịu dàng, thanh nhã, ghét sặc sỡ. Quy mô chuộng sự vừa khéo, vừa xinh, phải khoảng.
 (Trích Nhìn về vốn văn hóa dân tộc – Trần Đình Hượu)
2
Phân tích
Chia nhỏ đối tượng thành nhiều yếu tố, bộ phận để đi sâu xem xét một cách toàn diện về nội dung, hình thức của đối tượng.
Vấn đề nhìn nhận đánh giá đúng vị trí, vai trò của lịch sử là vô cùng quan trọng bởi vì lịch sử chính là điểm tựa của chúng ta, là nơi hội tụ, kết tinh những giá trị tinh thần vô giá của dân tộc. Lịch sử giúp cho chúng ta có quyền tự hào và tin tưởng vào truyền thống anh hùng, bất khuất, mưu trí, sáng tạo của tổ tiên và hy vọng vào tiền đồ, tương lai tươi sáng của dân tộc. Chính vì vậy, tất cả chúng ta cần phải hăng hái, tự giác học lịch sử nước nhà để có thể đón nhận được những thông tin, tiếp thu được những kinh nghiệm quý báu từ xa xưa vận dụng vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng Tổ quốc. 
 (TS Phạm Ngọc Trung, Học viện Báo chí và Tuyên truyền)
3
Chứng minh
Đưa ra những cứ liệu - dẫn chứng xác đáng để làm sáng tỏ một lí lẽ, một ý kiến để thuyết phục người đọc, người nghe tin tưởng vào vấn đề.
Từ sau khi Việt Nam hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế thị trường, tiềm lực khoa học công nghệ của đất nước tăng lên đáng kể. Đầu tư từ ngân sách cho khoa học và công nghệ vẫn giữ ở mức 2% trong hơn 10 năm qua, nhưng giá trị tuyệt đối tăng lên rất nhanh, đến thời điểm này đã tương đương khoảng 1 tỷ USD/năm. Cơ sở vật chất cho khoa học và công nghệ đã đạt được mức độ nhất định với hệ thống gần 600 viện nghiên cứu và trung tâm nghiên cứu của Nhà nước, hơn 1000 tổ chức khoa học và công nghệ của các thành phần kinh tế khác, 3 khu công nghệ cao quốc gia ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng đã bắt đầu có sản phẩm đạt kết quả tốt.
4
Bình luận
Bàn bạc, đánh giá vấn đề, sự việc, hiện tượng xem vấn đề là đúng/sai; tốt/xấu, lợi/hại,
Bất cứ người An Nam nào vứt bỏ tiếng nói của mình, thì cũng đương nhiên khước từ niềm hy vọng giải phóng giống nòi Vì thế với người An Nam chúng ta, chối từ tiếng mẹ đẻ đồng nghĩa với từ chối sự tự do của mình. (Nguyễn An Ninh, Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức)
5
Bác bỏ
Bác bỏ là chỉ ra ý kiến sai trái của vấn đề trên cơ sở đó đưa ra những nhận định đúng đắn và bảo vệ ý kiến lập trường đúng đắn của mình.
Nhiều đồng bào chúng ta, để biện minh việc từ bỏ tiếng mẹ đẻ, đã than phiền rằng tiếng nước mình nghèo nàn. Lời 

File đính kèm:

  • docgiao_anchuyen_de_ngu_van_8.doc