Bài giảng Ngữ văn 8 - Văn bản: Tức cảnh Pác Bó (Hồ Chủ tịch)
I.
-Nêu những hiểu biết của các em về Bác Hồ.
-Các em đọc phần Chú thích * và nêu hoàn cảnh ra đời bài thơ.
- Các em xem tranh ảnh Bác Hồ ở Pác Bó.
I. TÌM HIỂU CHUNG
-Hồ Chí Minh (1890 - 1969) là nhà văn, nhà thơ, chiến sĩ cách mạng, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới.
- “Tức cảnh Pác Bó” được viết 2.1941 ở hang Pác Bó (Cao Bằng
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 8 - Văn bản: Tức cảnh Pác Bó (Hồ Chủ tịch)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Ngữ văn 8 - Văn bản: Tức cảnh Pác Bó (Hồ Chủ tịch)
TỨC CẢNH PÁC BÓ (Hồ Chủ tịch) Các em xem một đoạn phim tài liệu về những ngày tháng Bác Hồ sống và làm việc tại Việt Bắc. “ Đối với Nguyễn Ái Quốc và các bạn chiến đấu của Người, những ngày tháng ở Pác Bó tựa như những ngày vui bất tận, rực rỡ sắc màu của cảnh chờ đợi những chuyển biến vĩ đại [ ...]” (E. Kô-bê-lép) - Vì sao đối với Bác, đó là những ngày vui bất tận, rực rỡ sắc màu ? Mời các em đọc và tìm hiểu bài thơ tứ tuyệt “ Tức cảnh Pác Bó ”. TỨC CẢNH PÁC BÓ (Hồ Chủ tịch) I. -Nêu những hiểu biết của các em về Bác Hồ. -Các em đọc phần Chú thích * và nêu hoàn cảnh ra đời bài thơ. - Các em xem tranh ảnh Bác Hồ ở Pác Bó. I. TÌM HIỂU CHUNG -Hồ Chí Minh (1890 - 1969) là nhà văn, nhà thơ, chiến sĩ cách mạng, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. - “Tức cảnh Pác Bó” được viết 2.1941 ở hang Pác Bó (Cao Bằng). Hang Pác Bó TP. Biên Hòa Cửa hang Pác Bó Bàn đá – Nơi Bác Hồ làm việc D òng suối khởi nguồn Pắc Bó đư ợc Bác đ ặt tên là suối Lê-nin BÁC HỒ NGỒI LÀM VIỆC TRONG HANG PÁC BÓ II. Đọc: Chính xác, chú ý ngắt nhịp đúng: Câu 1,3,4: 4/3; câu 2: 2/2/3; giọng điệu thoải mái, thể hiện tâm hồn sảng khoái. II. ĐỌC -HIỂU Sáng ra bờ suối, / tối vào hang, Cháo bẹ / rau măng / vẫn sẵn sàng. “Bàn đá chông chênh / dịch sử Đảng, Cuộc đời cách mạng / thật là sang. II. 1. - Hiện thực cuộc sống (vật chất) của Bác trong những ngày tháng ở Pác Bó ra sao ? II. ĐỌC - HIỂU 1.Hiện thực cuộc sống của Bác ở Pác Bó: Nhiều gian khổ, thiếu thốn. 2. a. Các em đọc lại hai câu đầu. “Sáng ra bờ suối, tối vào hang, Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng.” 2. Tinh thần của Bác: a.Hai dòng đầu: 2. a. “Sáng ra bờ suối, tối vào hang, Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng.” - Nhận xét về giọng điệu câu thơ, cách ngắt nhịp, hai vế dòng thơ. - Qua đó, gợi lên điều gì ? 2. Tinh thần của Bác: a.Hai dòng đầu: -Giọng thoải mái, phơi phới; hai vế sóng đôi. -> Gợi cảm giác nhịp nhàng, nền nếp; tâm hồn sảng khoái. ->Cuộc sống hòa hợp với núi rừng. / - Bác cảm thấy cuộc sống gian khổ ở Pác Bó là một niềm vui lớn: Khách lâm tuyền (sống hòa hợp với thiên nhiên) + làm cách mạng. -Vì sao Bác cảm thấy cuộc sống gian khổ ở Pác Bó là một niềm vui lớn ? Sau bao nhiêu năm xa nước “ Đêm mơ nước, ngày thấy hình của nước / Cây cỏ trong chiêm bao xanh sắc biếc quê nhà / Ăn một miếng ngon cũng đắng vì Tổ quốc / Chẳng yên lòng khi ngắm một nhành hoa ” (Chế Lan Viên), nay được trở về sống giữa lòng đất nước yêu dấu, trực tiếp lãnh đạo cách mạng “Ba mươi năm ấy chân không mỏi / Mà đến bây giờ mới tới nơi” (Tố Hữu), tin chắc rằng thời cơ giải phóng dân tộc đang tới gần. - Theo em, ở Bác, khách lâm tuyền và cuộc đời cách mạng, cái nào quan trọng ? Vì sao ? + Cả hai, vì con người Bác: Nghệ sĩ + chiến sĩ. “Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta Thương cuộc đời chung thương cỏ hoa Chỉ biết quên mình cho hết thảy Như dòng sông chảy nặng phù sa”. b. -Các em đọc lại hai câu thơ sau: “Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng, Cuộc đời cách mạng thật là sang.” b. Hai dòng sau: b. “Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng, Cuộc đời cách mạng thật là sang.” -Nhận xét về cách dùng từ và cách gieo vần trong câu thơ thứ ba . -Bài thơ kết thúc bằng một từ rất hay (nhãn tự), đã kết tinh tỏa sáng tinh thần toàn bài. Đó là từ nào ? b. Hai dòng sau: - “Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng” ->Từ láy “ chông chênh ” rất tạo hình, gợi cảm; ba chữ “ dịch sử Đảng ” gieo vần trắc, toát lên cái mạnh mẽ, khỏe khoắn, gân guốc. - Từ “ sang ” (nhãn tự) đã kết tinh, tỏa sáng tinh thần toàn bài. - Như vậy từ tinh thần thơ, từ nghệ thuật thơ trên, nói lên rằng sự nghiệp lớn “dịch sử Đảng” đòi hỏi người chiến sĩ cách mạng phải có niềm tin vững chắc, không lay chuyển. - Hình ảnh nhân vật trữ tình (Bác Hồ) hiện lên giữa thiên nhiên Pác Bó như thế nào ? Hình ảnh nhân vật trữ tình (Bác Hồ) hiện lên giữa thiên nhiên Pác Bó mang vẻ đẹp của người chiến sĩ cách mạng với phong thái ung dung, tự tại. III. TỔNG KẾT 1.Nghệ thuật Bài thơ thất ngôn tứ tuyệt Tứ thơ Lời thơ Đặc điểm thơ Hồ Chí Minh vừa cổ điển, truyền thống; vừa mới mẻ, hiện đại. có tính chất ngắn gọn, hàm súc. độc đáo, bất ngờ, thú vị và sâu sắc . bình dị pha giọng đùa vui, hóm hỉnh. Nói thêm: Truyền thống, cổ điển: thể thơ thất ngôn tứ tuyệt tuân thủ theo quy tắc; hiện đại: toát lên một tinh thần mới mẻ, lạc quan của người chiến sĩ cách mạng. Thảo luận “Khăn trải bàn”. 2. Ý nghĩa văn bản Bài thơ thể hiện cốt cách tinh thần Hồ Chí Minh luôn tràn đầy niềm lạc quan, tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng. Một số thơ của Bác sáng tác ở chiến khu Việt Bắc. Non xa xa, nước xa xa, Nào phải thênh thang mới gọi là. Đây suối Lê-nin, kia núi Mác, Hai tay gây dựng một sơn hà. (Pác Bó hùng vĩ) Suối Lê nin nơi Bác Hồ thường ngồi câu cá Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay, Vượn hót chim kêu suốt cả ngày. Khách đến thì mời ngô nếp nướng, Săn về thường chén thịt rừng quay. Non xanh, nước biếc tha hồ dạo, Rượu ngọt, chè tươi mặc sức say. Kháng chiến thành công ta trở lại, Trăng xưa, hạc cũ với xuân này. (Cảnh rừng Việt Bắc) Các em nghe ca khúc https://zingmp3.vn/bai-hat/Bac-Ho-Mot-Tinh-Yeu-Bao-La-Trang-Nhung/ZWZBFZZZ.html
File đính kèm:
- bai_giang_ngu_van_8_van_ban_tuc_canh_pac_bo_ho_chu_tich.pptx