Bài giảng Ngữ văn 9 - Bài 2: Đấu tranh cho một thế giới hòa bình
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả :
Ga –bri – en Gác – xi –a Mác - két (1928 – 2014) là nhà văn Cô - lôm - bi - a. Ông có nhiều đóng góp cho nền hòa bình nhân loại thông qua các hoạt động xã hội và sáng tác văn học. Ông đã được nhận Giải thưởng Nô-ben về văn học năm 1982.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 9 - Bài 2: Đấu tranh cho một thế giới hòa bình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Ngữ văn 9 - Bài 2: Đấu tranh cho một thế giới hòa bình
ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HÒA BÌNH BÀI 2 KHỞI ĐỘNG Em hãy nêu những hiểu biết về bom nguyên tử, vũ khí hạt nhân ? Vũ khí hạt nhân -còn gọi là vũ khí nguyên tử - là loại vũ khí hủy diệt hàng loạt mà năng lượng của nó do các phản ứng phân hạch hạt nhân hoặc/và phản ứng hợp hạch gây ra. Một vũ khí hạt nhân nhỏ nhất cũng có sức công phá lớn hơn bất kỳ vũ khí quy ước nào. Vũ khí có sức công phá tương đương với 10 triệu tấn thuốc nổ có thể phá hủy hoàn toàn một thành phố. Nếu sức công phá là 100 triệu tấn (mặc dù hiện nay chưa thể thực hiện được) thì có thể phá hủy một vùng với bán kính 100 – 160 km. ĐẦU ĐẠN HẠT NHÂN BOM HẠT NHÂN HÌNH THÀNH KIẾN THỨC I. TÌM HIỂU CHUNG 1. Tác giả : Ga –bri – en Gác – xi –a Mác - két (1928 – 2014) là nhà văn Cô - lôm - bi - a. Ông có nhiều đóng góp cho nền hòa bình nhân loại thông qua các hoạt động xã hội và sáng tác văn học. Ông đã được nhận Giải thưởng Nô-ben về văn học năm 1982. Gabriel Garcia Márquez I. TÌM HIỂU CHUNG 1. Tác giả : 2. Tác phẩm : a. Xuất xứ: Văn bản này được trích từ tham luận của Mác - két tại cuộc họp của 6 nguyên thủ quốc gia bàn về chấm dứt chạy đua vũ trang, thủ tiêu vũ khí hạt nhân để bảo đảm nền hòa bình cho thế giới. I. TÌM HIỂU CHUNG 1. Tác giả : 2. Tác phẩm : a. Xuất xứ : b. Bố cục: Chia làm ba phần : + Phần 1 (từ đầu đến “tốt đẹp hơn”): Nguy cơ chiến tranh hạt nhân. + Phần 2 (tiếp theo “của nó”) : Sự nguy hiểm và phi lí của chiến tranh hạt nhân. + Phần 3 (đoạn còn lại ) : Nhiệm vụ của chúng ta. Tác giả đã chỉ ra nguy cơ chiến tranh hạt nhân bằng cách lập luận như thế nào? - Thời gian cụ thể ( ngày 8/8/1986) - Số liệu cụ thể ( hơn 50000 đầu đạn hạt nhân) - Một phép tính đơn giản ( mỗi người không trừ trẻ em đang ngồi trên một thùng chứa đầy 4 tấn thuốc nổ ) - Những tính toán lí thuyết ( tất cả thế cân bằng của hệ mặt trời ) - Nêu vấn đề trực tiếp, chứng cứ xác thực, gây ấn tượng mạnh. II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN 1. NỘI DUNG a. Nguy cơ chiên tranh hạt nhân II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN 1. NỘI DUNG a. Nguy cơ chiên tranh hạt nhân - Để cho thấy sự khủng khiếp của chiến tranh hạt nhân tác giả đã xác định cụ thể thời gian, đưa ra số liệu cụ thể với một phép tính đơn giản . Đồng thời tác giả còn đưa ra những tính toán lí thuyết. - Cách vào đề trực tiếp bằng những chứng cứ xác thực, tác giả đã tạo được ấn tượng mạnh mẽ nơi người đọc. II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN 1. NỘI DUNG a. Nguy cơ chiên tranh hạt nhân b. Sự phi lí của chiến tranh hạt nhân Hãy tìm những chứng cứ trong bài cho thấy cuộc chạy đua vũ trang chuẩn bị cho chiến tranh hạt nhân là vô cùng phi lí đã làm mất đi nhiều điều kiện cải thiện cuộc sống của con người? Chạy đua vũ trang Cải thiện c/s con người -100 máy bay ném bom B1B và 7000 tên lửa vượt đại châu. - 10 chiếc tàu sân bay. - 149 tên lửa MX. - 27 tên lửa MX. - 2 chiếc tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân. - Cứu trợ cho 500.tr trẻ em nghèo - Phòng bệnh sốt rét cho 1 tỉ người, cứu 14 triệu trẻ em. - Cung cấp calo cho 575.triệu người - Trả tiền nông cụ cho các nước nghèo. - Xóa nạn mù chữ cho toàn t/giới Máy bay ném bom B1B của Mĩ Tên lửa vượt đại châu Tàu sân bay Tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân Trẻ em châu Phi Trẻ em nghèo Việt Nam II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN 1. NỘI DUNG a. Nguy cơ chiên tranh hạt nhân b. Sự phi lí của chiến tranh hạt nhân - Tác giả đã đưa ra hàng loạt những dẫn chứng với những so sánh thật thuyết phục trong các lĩnh vực xã hôi, y tế, tiếp tế thực phẩm, giáo dục. Cho thấy cuộc chạy đua vũ trang chuẩn bị cho chiến tranh hạt nhân đã và đang cướp đi của thế giới nhiều điều kiện để cải thiện cuộc sống, nhất là ở các nước nghèo. - Lí trí tự nhiên là quá trình phát triển của tự nhiên ( trải qua một thời gian rất lâu - hàng trăm triệu năm) - Tác giả đã lập luận bằng cách đưa ra những chứng cứ xác thực từ khoa học địa chất và cổ sinh học.( trải qua 380 tr năm con bướm mới bay được, 180 tr năm nữa bông hồng mới nở, 4 kỉ địa chất con người mới hát hay hơn chim và mới chết vì yêu ) Loài người tiến bộ không muốn có ch/tr. Nếu ch/tr hạt nhân nổ ra nó sẽ tiêu hủy tất cả, đẩy lùi sự tiến hóa về điểm xuất phát. => Chiến tranh hạt nhân đi ngược lại lí trí con người và lí trí tự nhiên. II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN 1. NỘI DUNG a. Nguy cơ chiên tranh hạt nhân b. Sự phi lí của chiến tranh hạt nhân - Tác giả đã đưa ra hàng loạt những dẫn chứng với những so sánh thật thuyết phục trong các lĩnh vực xã hôi, y tế, tiếp tế thực phẩm, giáo dục. Cho thấy cuộc chạy đua vũ trang chuẩn bị cho chiến tranh hạt nhân đã và đang cướp đi của thế giới nhiều điều kiện để cải thiện cuộc sống, nhất là ở các nước nghèo. -Chiến tranh hạt nhân đi ngược lại lí trí con người và lí trí tự nhiên. Tác giả đã nêu lên nhiệm vụ của chúng ta là gì ? => Lên tiếng đấu tranh chống vũ khí hạt nhân để bảo vệ cho cuộc sống của chúng ta . Tác giả đã đưa ra lời đề nghị như thế nào ? Lập ra nhà băng lưu trữ trí nhớ có thể tồn tại được sau thảm họa hạt nhân Em có suy nghĩ gì về lời đề nghị đó? =>Để giữ gìn thành quả của nhân loại, lên án những thế lực hiếu chiến. c. Nhiệm vụ của chúng ta - Lên tiếng đấu tranh chống vũ khí hạt nhân để bảo vệ cho cuộc sống của chúng ta. - Lập ra nhà băng lưu trữ trí nhớ có thể tồn tại được sau thảm họa hạt nhân để lịch sử lên án những kẻ dã man đã vì những lợi ích ti tiện đã tiêu hủy cả thế giới. II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN 1. NỘI DUNG a. Nguy cơ chiên tranh hạt nhân b. Sự phi lí của chiến tranh hạt nhân 2. Nghệ thuật . Có lập luận chặt chẽ. Chứng cứ cụ thể, xác thực. Sử dụng nghệ thuật so sánh sắc sảo, giàu sức thuyết phục. 3 . Ý nghĩa văn bản . Văn bản thể hiện những suy nghĩ nghiêm túc, đầy trách nhiệm của G.G. Mác-két đối với hòa bình nhân loại. - Để đấu tranh cho một thế giới hoà bình, chúng ta cần phải làm gì? - Em có suy nghĩ gì sau khi học xong văn bản này? VẬN DỤNG Hãy tìm một số ví dụ điển hình về việc ứng dụng công nghệ hạt nhân trong đời sống con người. TÌM TÒI MỞ RỘNG
File đính kèm:
- bai_giang_ngu_van_9_bai_2_dau_tranh_cho_mot_the_gioi_hoa_bin.pptx