Đề kiểm tra cuối kì II môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Mỹ Thành Nam

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi nêu bên dưới:

 Người con trai đưa cha già vào nhà hàng ăn tối. Người cha già nua yếu ớt khi ăn cứ làm rơi vãi đồ ăn lên quần áo. Khách các bàn ăn chung quanh ai cũng liếc nhìn ông ta không giấu vẻ ghê tởm, nhưng chàng trai vẫn điềm tĩnh như bình thường.

 Ăn xong, anh con trai không một chút lúng túng, lặng lẽ đưa cha mình vào phòng vệ sinh, lau sạch các mẩu đồ ăn, các vết dơ, chải lại mái tóc bạc cho cha, sửa lại cặp kính lão cho ngay ngắn trên sống mũi cha. Khi họ trở ra, cả nhà hàng im phăng phắc nhìn hai cha con họ, không hiểu sao lại có người có thể làm cho tất cả mọi người đều ngượng nghịu chung như thế.

 Người con trai trả tiền bữa ăn xong rồi dìu cha ra về.

 Lúc ấy, một người đàn ông lớn tuổi trong số các thực khách buột miệng gọi với theo người con, ông ta hỏi: “Anh bạn trẻ này, anh có nghĩ là anh để quên lại cái gì ở đây không vậy ?”

 Chàng trai liếc nhanh chỗ ngồi ban nãy rồi trả lời: “Không, thưa ông cháu đâu có để quên gì ở đây đâu ạ.”

 Người đàn ông nhẹ nhàng bảo:“Có, anh có quên, anh đã để quên lại nơi đây một bài học cho tất cả những ai làm con và để lại niềm hi vọng cho tất cả những ai làm cha”.

 Nhà hàng chìm vào im lặng.

 (Từ Facebook, nguồn http//Vietnamnet.vn/giaoduc 30-10-2015)

Câu 1: (0,5 điểm)

Tìm những từ ngữ miêu tả người cha và thái độ của những người khách trong đoạn văn thứ nhất ?

 

doc 5 trang phuongnguyen 25/07/2022 24860
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối kì II môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Mỹ Thành Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra cuối kì II môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Mỹ Thành Nam

Đề kiểm tra cuối kì II môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Mỹ Thành Nam
 UBND HUYỆN CAI LẬY 	 ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II
TRƯỜNG THCS MỸ THÀNH NAM NĂM HỌC: 2020 – 2021
 ĐỀ ĐỀ XUẤT MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 9
 (Đề thi gồm 02 trang) Ngày kiểm tra: 26/4/2021
 Thời gian làm bài: 90 phút
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi nêu bên dưới:
 Người con trai đưa cha già vào nhà hàng ăn tối. Người cha già nua yếu ớt khi ăn cứ làm rơi vãi đồ ăn lên quần áo. Khách các bàn ăn chung quanh ai cũng liếc nhìn ông ta không giấu vẻ ghê tởm, nhưng chàng trai vẫn điềm tĩnh như bình thường.
 Ăn xong, anh con trai không một chút lúng túng, lặng lẽ đưa cha mình vào phòng vệ sinh, lau sạch các mẩu đồ ăn, các vết dơ, chải lại mái tóc bạc cho cha, sửa lại cặp kính lão cho ngay ngắn trên sống mũi cha. Khi họ trở ra, cả nhà hàng im phăng phắc nhìn hai cha con họ, không hiểu sao lại có người có thể làm cho tất cả mọi người đều ngượng nghịu chung như thế.
 Người con trai trả tiền bữa ăn xong rồi dìu cha ra về.
 Lúc ấy, một người đàn ông lớn tuổi trong số các thực khách buột miệng gọi với theo người con, ông ta hỏi: “Anh bạn trẻ này, anh có nghĩ là anh để quên lại cái gì ở đây không vậy ?”
 Chàng trai liếc nhanh chỗ ngồi ban nãy rồi trả lời: “Không, thưa ông cháu đâu có để quên gì ở đây đâu ạ...”
 Người đàn ông nhẹ nhàng bảo:“Có, anh có quên, anh đã để quên lại nơi đây một bài học cho tất cả những ai làm con và để lại niềm hi vọng cho tất cả những ai làm cha”.
 Nhà hàng chìm vào im lặng.... 
 (Từ Facebook, nguồn http//Vietnamnet.vn/giaoduc 30-10-2015)
Câu 1: (0,5 điểm) 
Tìm những từ ngữ miêu tả người cha và thái độ của những người khách trong đoạn văn thứ nhất ?
Câu 2: (0,5 điểm)
 Người con trai đã làm gì sau khi người cha ăn xong ? Những hành động đó nói lên điều gì ?
Câu 3: (1.0 điểm) 
Các từ ngữ: ghê tởm, ngượng nghịu, im lặng thể hiện thái độ của ai trong đoạn trích ? Theo em vì sao họ có thái độ đó ? 
Câu 4: (1.0 điểm)
	Em hiểu điều gì qua câu nói của người đàn ông: “Có, anh có quên, anh đã để quên lại nơi đây một bài học cho tất cả những ai làm con và để lại niềm hi vọng cho tất cả những ai làm cha” ?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
 Câu 1: (2,0 điểm)
Từ nội dung câu chuyện trên, hãy viết một đoạn văn (khoảng 01 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ về tấm lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ trong xã hội hiện nay.
 Câu 2: (5,0 điểm)
Phân tích hai khổ thơ sau: 
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến.
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.
(Mùa xuân nho nhỏ, Thanh Hải, Ngữ văn 9, Tập 2)
 HẾT.. 
Họ và tên thí sinh:............................................................... 	 SBD:........................
UBND HUYỆN CAI LẬY
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI KỲ II
TRƯỜNG THCS MỸ THÀNH NAM 
NĂM HỌC 2020 - 2021
Môn: NGỮ VĂN – Lớp 9
(Hướng dẫn chấm gồm 03 trang)
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Phần
Câu
Nội dung 
Điểm
I
ĐỌC HIỂU
3.0
1
Người cha: già nua yếu ớt khi ăn cứ làm rơi vãi đồ ăn lên quần áo. 
0,25
Những người khách: liếc nhìn, không giấu vẻ ghê tởm.
0,25
2
Người con trai: lặng lẽ đưa cha mình vào phòng vệ sinh, lau sạch các mẩu đồ ăn, các vết dơ, chải lại mái tóc bạc cho cha, sửa lại cặp kính lão cho ngay ngắn trên sống mũi cha; trả tiền bữa ăn rồi dìu cha ra về.
0,25
Nói lên tấm lòng hiếu thảo của người con trai.
0,25
3
Chỉ thái độ của những người khách trong nhà hàng.
0,5
- Họ có thái độ: ghê tởm vì thấy người cha già nua, yếu ớt làm rơi vãi đồ ăn lên quần áo; ngượng nghịu và im lặng vì xấu hổ trước sự chăm sóc ân cần của người con trai dành cho cha của mình.
0,5
4
Người con trai đã để lại bài học về tấm lòng hiếu thảo của mình đối với người cha. 
0,5
Những người làm cha sẽ rất hãnh diện, tự hào khi có được những người con biết quan tâm, chăm sóc và hiếu thảo (đó là điều mà bất kì bậc làm cha nào cũng luôn hy vọng, mong mỏi...).
0,5
 * Lưu ý: Các câu 3,4 học sinh có thể diễn đạt, trình bày khác nếu lý lẽ hợp lý, thuyết phục giám khảo có thể ghi điểm nhưng không đạt mức tối đa.
II
LÀM VĂN
7.0
1
Nghị luận xã hội
2.0
a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận
0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận về một vấn đề xã hội: lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ trong xã hội hiện nay.
0,25
c. Triển khai các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận:
- Giải thích:
+ Lòng hiếu thảo là gì ?
+ Biểu hiện của lòng hiếu thảo: biết vâng lời, lễ phép, luôn quan tâm, lo lắng, yêu thương, chăm sóc và phụng dưỡng cha mẹ, nhất là lúc già yếu.
- Bàn luận về lòng hiếu thảo:
+ Hiếu thảo là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta và là phẩm chất đáng quý của con người; 
+ Lòng hiếu thảo giúp ta cảm thấy vui sướng, thanh thản trong tâm hồn và thành công trong cuộc sống;
+ Người có lòng hiếu thảo được mọi người yêu mến, quý trọng; 
+ Lòng hiếu thảo thể hiện sự biết ơn của con cái với cha mẹ;
+ Con cái có lòng hiếu thảo sẽ làm cho cha mẹ được sống vui, sống khỏe và tăng tuổi thọ;
+ Lên án những kẻ bất hiếu, ngược đãi, đối xử tệ bạc với cha mẹ; sống vô tâm, vô cảm.
- Bài học rút ra, liên hệ bản thân, đưa ra lời khuyên.
1,0
d. Sáng tạo: Lập luận mới mẻ, sáng tạo, ý nghĩa sâu sắc.
0,25
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, chuẩn ngữ pháp.
0,25
2
Nghị luận văn học
5.0
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận văn học: có đủ ba phần mở bài, thân bài và kết bài.
0,25
b. Mở bài: 
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm (hoàn cảnh sáng tác,...);
- Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Ước nguyện của nhà thơ
0,25
0,25
c. Thân bài: Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm, thể hiện sự cảm nhận sâu sắc, vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ lí lẽ và dẫn chứng. Cụ thể: 
* Khổ thơ thứ nhất: Ước nguyện được cống hiến cho mùa xuân của đất nước.
- Điệp từ ta, điệp ngữ ta làm: Ước nguyện tha thiết, chân thành của nhà thơ;
- Hình ảnh liệt kê con chim, cành hoa, nốt trầm: Muốn được hóa thân vào những sự vật trong thiên nhiên để tô điểm cho mùa xuân của đất nước.
* Khổ thơ thứ hai: Khẳng định quyết tâm cống hiến trọn đời cho đất nước.
- Từ láy nho nhỏ, lặng lẽ: Sự dâng hiến rất nhỏ nhoi, khiêm nhường;
- Điệp ngữ dù là: Sự quyết tâm cống hiến;
- Hình ảnh đối lập tuổi hai mươi >< khi tóc bạc: Sự dâng hiến suốt cả cuộc đời.
3,0
d. Kết bài: Khẳng định lại nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ.
0,75
e. Sáng tạo: Lập luận mới mẻ, sáng tạo, ý nghĩa sâu sắc.
0,25
g. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, chuẩn ngữ pháp.
0,25
* Lưu ý: Phần LÀM VĂN tùy vào cách lập luận, khả năng vận dụng lý lẽ và năng lực của học sinh mà giám khảo nhận xét, đánh giá điểm cho phù hợp.
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––– HẾT–––––––––––––––––––––––––––––––

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_cuoi_ki_ii_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2020_2021_t.doc