Bài văn mẫu Lớp 9: Mở bài, kết bài của các tác phẩm không thể bỏ qua ôn thi Ngữ văn 9 lên 10

Mở bài

Văn chương luôn tiếp cận với hiện thực và xuất phát từ những tình cảm chân thật. Đến với Đồng chí của Chính Hữu, tác giả đã khắc họa hình ảnh “anh bộ đội cụ Hồ” hiện lên đầy giản dị với những phẩm chất đẹp đẽ.

Kết bài

Với Đồng chí, Chính Hữu đã đưa hiện thực vào tác phẩm của mình một cách đầy tự nhiên, chân thực. Đồng thời, bài thơ cũng thể hiện được tình cảm đồng đội đồng chí đầy keo sơn của người chiến sĩ. Bài thơ đã để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc.

 

docx 5 trang phuongnguyen 25/07/2022 17440
Bạn đang xem tài liệu "Bài văn mẫu Lớp 9: Mở bài, kết bài của các tác phẩm không thể bỏ qua ôn thi Ngữ văn 9 lên 10", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài văn mẫu Lớp 9: Mở bài, kết bài của các tác phẩm không thể bỏ qua ôn thi Ngữ văn 9 lên 10

Bài văn mẫu Lớp 9: Mở bài, kết bài của các tác phẩm không thể bỏ qua ôn thi Ngữ văn 9 lên 10
Bài văn mẫu Lớp 9
Mở bài, kết bài của các tác phẩm không thể bỏ qua ôn thi Ngữ văn 9 lên 10
Đồng chí (Chính Hữu)
Mở bài
Văn chương luôn tiếp cận với hiện thực và xuất phát từ những tình cảm chân thật. Đến với Đồng chí của Chính Hữu, tác giả đã khắc họa hình ảnh “anh bộ đội cụ Hồ” hiện lên đầy giản dị với những phẩm chất đẹp đẽ.
Kết bài
Với Đồng chí, Chính Hữu đã đưa hiện thực vào tác phẩm của mình một cách đầy tự nhiên, chân thực. Đồng thời, bài thơ cũng thể hiện được tình cảm đồng đội đồng chí đầy keo sơn của người chiến sĩ. Bài thơ đã để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc.
Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật)
Mở bài
Có những tác phẩm đọc xong, khi gấp trang sách lại, bạn đọc quên đi ngay sau đó. Nhưng cũng có những tác phẩm đọc xong để lại trong lòng bạn đọc những ấn tượng sâu sắc. Và Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật là một trong những tác phẩm đó. Bài thơ về tiểu đội xe không kính đã khắc họa hình ảnh những người lính lái xe ở Trường Sơn trong thời kháng chiến chống Mỹ với tư thế hiên ngang, tinh thần lạc quan, dũng cảm bất chấp mọi khó khăn, nguy hiểm nơi chiến trường.
Kết bài
Bài thơ về tiểu đội xe không kính xứng đáng là một tác phẩm tiêu biểu trong nền thơ ca giai đoạn chống Mỹ. Những năm tháng chiến đấu gian khổ tại rừng
Trường Sơn cùng với hình ảnh người lính lái xe đã được Phạm Tiến Duật khắc họa thật chân thực, sống động.
Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận)
Mở bài
Thơ ca phải bắt nguồn từ cuộc sống. Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận đã thể hiện được điều đó qua bức tranh thiên nhiên giàu có của đất nước, cũng như không khí lao động sôi nổi của con người vùng biển.
Kết bài
Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”, Huy Cận đã khắc họa hình ảnh đẹp đẽ tráng lệ cũng như thể hiện sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người lao động. Từ đó, tác phẩm cũng bộc lộ niềm vui, tự hào của nhà thơ đối với thiên nhiên, đất nước.
Bếp lửa (Bằng Việt)
Mở bài
Nếu trong thơ Xuân Quỳnh, tiếng gà trưa gợi nhắc cho người cháu về một thời thơ ấu sống trong tình yêu thương của người bà. Thì đến với Bằng Việt, bếp lửa mới là hình ảnh gợi nhắc người cháu về tình cảm thiêng liêng của người bà.
Kết bài
Bài thơ “Bếp lửa” đã gợi lại những kỉ niệm đầy xúc động về người bà cũng như tình bà cháu. Đồng thời tác giả còn thể hiện lòng kính, yêu trân trọng và biết ơn của người cháu đối với bà hay cũng chính là đối với quê hương, gia đình, đất nước.
Ánh trăng
Mở bài
Nguyễn Duy là thơ tiêu biểu trong lớp nhà thơ trẻ thời chống Mĩ cứu nước và tiếp tục bền bỉ sáng tác. Trong số các tác phẩm của ông, chắc hẳn ai cũng đều biết đến bài thơ “Ánh trăng” được sáng tác năm 1978. Bài thơ đã gửi gắm một thông điệp ý nghĩa dành cho mỗi người, đó là cần phải biết sống thủy chung, tình nghĩa.
Kết bài
Bằng giọng điệu tự nhiên, cùng với việc xây dựng hình ảnh thơ giàu tính biểu cảm, Nguyễn Duy đã gửi gắm một lời tự nhắc nhở về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước bình dị và hiền hậu. Ánh trăng của Nguyễn Duy chính là tấm gương để mỗi người tự soi chiếu bản thân trong cuộc sống hôm nay.
Làng (Kim Lân)
Mở bài
Tình yêu quê hương, đất nước là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Điều đó đã được gửi gắm trong nhiều tác phẩm. Một trong số đó là truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân.
Kết bài
Tình yêu làng và lòng yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân phải rời làng đi tản cư đã được Kim Lân thể hiện chân thực, sâu sắc trong truyện ngắn Làng.
Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long)
Mở bài
Đến với Lặng lẽ Sa Pa, Nguyễn Thành Long muốn làm nổi bật hình ảnh những con người lao động thầm lặng nhưng thật đáng tự hào. Giống như nhà văn từng chia sẻ: “Trong cái không khí lặng im của Sa Pa. Sa Pa mà ta nhắc tới người ta chỉ nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi lại có những con người ngày đêm lao động hăng say, miệt mài lặng lẽ, âm thầm, cống hiến cho đất nước”.
Kết bài
Lặng lẽ Sa Pa là kết tinh cho tài năng của nhà văn Nguyễn Thành Long. Truyện đã khắc họa thành công hình ảnh những người lao động bình thường, mà tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác khí tượng một mình sống trên đỉnh núi cao. Từ đó, truyện khẳng định vẻ đẹp của con người lao động, cũng như ý nghĩa của những công việc thầm lặng.
Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng)
Mở bài
Đối với mỗi người, tình cảm gia đình vô cùng thiêng liêng. Và tác phẩm Chiếc lược ngà - một truyện ngắn xuất sắc của nhà văn Nguyễn Quang Sáng, là một trong những tác phẩm viết về thứ tình cảm đó. Truyện đã thể hiện tình cảm cha con sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh.
Kết bài
Qua truyện ngắn Chiếc lược ngà, người đọc đã cảm nhận được tình cảm cha con sâu nặng của ông Sáu và bé Thu. Truyện là một trong những tác phẩm tiêu biểu viết về tình cảm gia đình trong những năm chiến tranh.
Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải)
Mở bài
Thiên nhiên là một chủ đề quen thuộc trong thơ ca. Mỗi nhà thơ lại có những cách khai thác riêng. Đến với “Mùa xuân nho nhỏ”, Thanh Hải không chỉ khắc họa bức tranh thiên nhiên đầy sức sống mà còn gửi gắm vào đó tình yêu quê hương, đất nước cùng khát vọng chân thành được cống hiến.
Kết bài
Trang sắc đã khép lại nhưng cảm xúc vẫn dạt dào. Mùa xuân nho nhỏ chính là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước, cuộc đời cũng như thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước.
Viếng lăng Bác (Viễn Phương)
Mở bài
Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam. Có rất nhiều tác phẩm viết về người với lòng kính yêu sâu sắc. Bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương cũng là một trong số đó. Năm 1976, sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Hà Nội cũng vừa được khánh thành. Viễn Phương nhân dịp này ra thăm miền Bắc và vào lăng viếng Bác Hồ. Ông đã sáng tác bài thơ “Viếng lăng Bác” để bộc lộ lòng thành kính, biết ơn với chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam.
Kết bài
Viếng lăng Bác của Viễn Phương đã kết tinh được những tình cảm trong sáng, bình dị mà thiêng liêng nhất. Bài thơ đã chạm đến trái tim của mỗi người đọc bởi sự chân thành qua từng lời thơ, từng hình ảnh.

File đính kèm:

  • docxbai_van_mau_lop_9_mo_bai_ket_bai_cua_cac_tac_pham_khong_the.docx