Bộ 40 đề đọc hiểu và nghị luận xã hội ôn thi học sinh giỏi Ngữ văn 9

 I. Phần đọc hiểu (4 điểm)

 Đọc đoạn trích sau:

 Bạn sẽ làm gì giúp xây dựng một thế giới mới tốt đẹp hơn? Đừng kết tội các nhà chính trị. Đừng kết tội những người xung quanh bạn. Đừng kết tội cha mẹ bạn hoặc môi trường xung quanh. Làm như vậy nghĩa là bạn đang đóng vai trò một nạn nhân. Nhưng thế giới này có quá nhiều người đóng vai ấy trong khi lẽ ra họ vẫn góp công góp sức, tài năng của mình và tạo ra khác biệt to lớn. Mẹ Teresa nói một câu mà mà tôi chưa thấy người nào nói hay hơn: “Nếu mỗi người chúng ta chỉ cần quét sạch trước cửa nhà mình thì thế giới sẽ trở nên sạch sẽ”.

 Kết tội người khác là tự bào chữa cho mình. Tự nhủ rằng mình- một thành phần của xã hội- không thể gây ảnh hưởng gì đồng nghĩa với việc chối bỏ quyền lực của bản thân. Sau trận bão lịch sử, có hai em sinh viên đại học đóng góp sức mình để dọn dẹp và sửa chữa một xe búyt đưa rước học sinh, rồi lái xe đến khu vực bị tàn phá nơi mà ai cũng bảo rằng không thể đi qua được. Một người đàn ông nhỏ bé tên Mahatma Gandhi đã giải phóng toàn bộ một quốc gia. Một phụ nữ có tên là Rosa Parks đã thắp sáng phong trào đấu tranh đòi quyền công dân khi từ chối ngồi hàng ghế cuối trên xe búyt. Những con người bình thường thực sự vẫn có thể làm những điều phi thường. Tôi thích câu nói của Anita Roddick, nhà văn sáng lập Body shop: “Nếu bạn nghĩ rằng mình quá nhỏ bé để đến nỗi không thể gây ảnh hưởng gì, cứ thử đi ngủ ngay lúc có con muỗi ở trong phòng mà xem”.

 

doc 109 trang phuongnguyen 01/08/2022 26562
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bộ 40 đề đọc hiểu và nghị luận xã hội ôn thi học sinh giỏi Ngữ văn 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bộ 40 đề đọc hiểu và nghị luận xã hội ôn thi học sinh giỏi Ngữ văn 9

Bộ 40 đề đọc hiểu và nghị luận xã hội ôn thi học sinh giỏi Ngữ văn 9
BỘ 40 ĐỀ ĐỌC HIỂU VÀ NLXH 
Đề 1
 I. Phần đọc hiểu (4 điểm)
 Đọc đoạn trích sau:
 Bạn sẽ làm gì giúp xây dựng một thế giới mới tốt đẹp hơn? Đừng kết tội các nhà chính trị. Đừng kết tội những người xung quanh bạn. Đừng kết tội cha mẹ bạn hoặc môi trường xung quanh. Làm như vậy nghĩa là bạn đang đóng vai trò một nạn nhân. Nhưng thế giới này có quá nhiều người đóng vai ấy trong khi lẽ ra họ vẫn góp công góp sức, tài năng của mình và tạo ra khác biệt to lớn. Mẹ Teresa nói một câu mà mà tôi chưa thấy người nào nói hay hơn: “Nếu mỗi người chúng ta chỉ cần quét sạch trước cửa nhà mình thì thế giới sẽ trở nên sạch sẽ”.
 Kết tội người khác là tự bào chữa cho mình. Tự nhủ rằng mình- một thành phần của xã hội- không thể gây ảnh hưởng gì đồng nghĩa với việc chối bỏ quyền lực của bản thân. Sau trận bão lịch sử, có hai em sinh viên đại học đóng góp sức mình để dọn dẹp và sửa chữa một xe búyt đưa rước học sinh, rồi lái xe đến khu vực bị tàn phá nơi mà ai cũng bảo rằng không thể đi qua được. Một người đàn ông nhỏ bé tên Mahatma Gandhi đã giải phóng toàn bộ một quốc gia. Một phụ nữ có tên là Rosa Parks đã thắp sáng phong trào đấu tranh đòi quyền công dân khi từ chối ngồi hàng ghế cuối trên xe búyt. Những con người bình thường thực sự vẫn có thể làm những điều phi thường. Tôi thích câu nói của Anita Roddick, nhà văn sáng lập Body shop: “Nếu bạn nghĩ rằng mình quá nhỏ bé để đến nỗi không thể gây ảnh hưởng gì, cứ thử đi ngủ ngay lúc có con muỗi ở trong phòng mà xem”.
 Điều gì bạn không thích về cuộc sống, về nơi mình đang làm việc, hoặc về đất nước mình đang sống? Hãy lập danh sách. Viết nó ra. Đọc lớn lên. Rồi hãy thực hiện diều gì đó để cải thiện nó. Bất kể điều gì, dù nhỏ hay lớn. cứ việc bắt tay thực hiện. Khi bạn thể hện quyền lựa chọn của mình, quyền đó sẽ lớn mạnh thêm. Và khi làm việc trong môi trường mà tầm ảnh hưởng của bạn khiến nó tốt đẹp lên, tầm ảnh hưởng đó sẽ lan xa. Vậy hãy thực thi tốt phần việc của mình. Hôm nay. Ngay bây giờ. Thế giới sẽ tốt đẹp hơn vì điều đó.
 (Trích “Điều vĩ đại đời thường, Robin Sharma. NXB trẻ)
 Thực hiện yêu cầu.
Câu 1 (1 điểm): Chỉ ra đặc điểm của kiểu người “đóng vai trò một nạn nhân” được nêu trong đoạn trích.
Câu 2(1 điểm): Vì sao tác giả cho rằng những người “đóng vai trò một nạn nhân” đang chối bỏ quyền lực của bản thân mình?
Câu 3 (1 điểm): Việc trích dẫn câu nói của Mẹ Teresa và Anita Roddick trong đoạn trích có tác dụng gì?
Câu 4 (1 điểm): Em có cho rằng: Nếu muốn, con người có thể tự mình thoát khỏi tình trạng “đóng vai trò một nạn nhân” và “thực thi tốt phần việc của mình” không? Vì sao?
 II. PHẦN LÀM VĂN
Câu 1( 6 điểm)
 Từ nội dung trong đoạn trích phần Đọc hiểu, Em hãy viết một đoạn văn nghị luận với chủ đề: Chúng ta chính là sự thay đổi mà chúng ta đang tìm kiếm.
Câu 2(10 điểm)
 Nhà thơ Chế Lan Viên cho rằng: “Người đọc tìm đến với thơ không phải chỉ hỏi lí tưởng mà hỏi cách cảm xúc, cách thương, cách nhớ, cách giận, cách ghét”
 (Dẫn theo “Thơ với người đọc trong quan niệm của Chế Lan viên”, 
 Trần Hoài Anh.
 Theo em, người đọc có thể hỏi những điều gì khi tìm đến với “ Mùa xuân nho nhỏ” (Thanh Hải)? Từ đó, em hãy chia sẻ nguyện vọng của riêng mình khi tìm đến với thơ ca.
 Đáp án
 I. Phần Đọc hiểu(4 điểm)
Câu 1(1 điểm): Đặc điểm của “người đóng vai trò một nạn nhân”
Thường xuyên kết tội người khác và đổ lỗi cho môi trường xung quanh.
Không muốn đóng góp công sức và tài năng của mình để tạo ra sự khác biệt và xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn.
Câu 2(1 điểm):Tác giả cho rằng người “đóng vai trò một nạn nhân” đang chối bỏ quyền lực của bản thân mình vì:
Họ nghĩ mình nhỏ bé, không có khả năng gây ảnh hưởng đến những người xung quanh.
Họ từ chối hành động để thay đổi và cải tạo thế giới.
Câu 3(1 điểm) Việc trích dẫn câu nói của Mẹ Teresa và Anita Roddick trong đoạn trích có tác dụng.
Làm sáng tỏ và nhấn mạnh chủ đề của đoạn trích: những sự việc, con người nhỏ bé đều có thể ảnh hưởng và làn thay đổi đến những người xung quanh.
Làm cho lập luận thuyết phục và hấp dẫn hơn.
Câu 4.(1 điểm)
Hs nêu rõ quan điểm của bản thân theo một trong các hướng sau: đồng tình/ không đồng tình/ y kiến khác.
Lí giải: 
+ Nếu đồng tình có thể lí giải theo hướng: Khi mong muốn thay đổi nghĩa là con người y thức được vai trò và trách nhiệm của mình; con người đủ khả năng tự mình tìm ra cách ứng xử và hành động để thay đổi chính mình và thay đổi thế giới
+ Nếu không đồng tình, có thể lí giải theo hướng: mong muốn chủ quan không phải lúc nào cũng có thể biến thành hành động thực tiễn; nếu chỉ dựa vào mong muốn, con người khó có thể tự mình thay đổi; con người cần đến sự định hướng , hỗ trợ từ những người xung quanh.
II. Phần Tập làm văn( 16 điểm)
Câu 1 (6 điểm)
Yêu cầu về kiến thức.
Xác định đúng vấn đề nghị luận: cần thay đổi chính bản thân mình.
Có thể trình bày theo hướng sau:
+ Mỗi người là chủ nhân của cuộc đời mình, là “người làm vườn” của tâm hồn mình nên sự thay đổi bản thân bắt nguồn từ bên trong của mỗi cá nhân: thay đổi cách nhìn, cách cảm, cách tư duytừ đó thay đổi cách ứng xử, hành động, cách làm việc.
+ Con người không chỉ thay đổi bản thân để thích nghi, phát triển mà còn thay đổi thế giới xung quanh.
+ Con người vừa là chủ thể tạo ra sự thay đổi vừa là đối tượng đón nhận kết quả của sự thay đổi.
 Câu 2. (10 điểm)
 a. Giải thích y kiến(2 điểm)
a1. Nội dung nhận định (1 điểm)
 + “hỏi”: tìm hiểu, nắm bắt, cảm nhận
 + “Hỏi lí tưởng” tìm hiểu nội dung y nghĩa của bài thơ/ quan điểm tư tưởng, triết lí của nhà thơ.
 + “hỏi cách cảm xúc, cách thương, cách nhớ, cách giận, cách ghét” chia sẻ, giao cảm, sống cùng các cung bậc cảm xúc của nhà thơ.
Chế Lan Viên khẳng định người đọc đến với thơ không phải là để nắm bắt nội dung tư tưởng của tác phẩm mà để rung động, đồng cảm, sẻ chia cùng nhà thơ.
a2. Cơ sở của nhận định: xuất phát từ đặc trưng thơ.
Thơ là tiếng nói của tình cảm, thơ lay động thức tỉnh con người bằng sự chân thành, nồng cháy, mãnh liệt của cảm xúc. Vì vậy người đọc tìm đến với thơ không chỉ để “hỏi lí tưởng”, để hiểu những thông điệp mà nhà thơ gửi gắm.
Thơ bắt nguồn từ những rung động của nhà thơ trước cuộc đời nhưng tình cảm trong thơ không chỉ là những cảm xúc cá nhân mà còn mang tính nhân loại, phổ quát; có khả năng tạo ra sự đồng cảm, giao cảm . Vì vậy “thơ là nghệ thuật sẻ chiavowis con người” Người đọc tìm đến với thơ để hỏi cách cảm xúc, cách thương, cách nhớ, cách giận, cách ghét” để đánh thức những cảm xúc của lòng mình.
b. Chứng minh, bình luận
b1. Người đọc đến với “Mùa xuân nho nhỏ” để hỏi lí tưởng.
Người đọc đến với “Mùa xuân nho nhỏ” cần hiểu nội dung tư tưởng của tác phẩm: bài thơ thể hiện tình yêu với thiên nhiên với cuộc sống, sự gắn bó với đất nước, nhân dân và khát vọng hòa nhập dâng hiến cho cuộc đời chung của nhân vật trữ tình.
“Hỏi lí tưởng” hiểu nội dung tư tưởng của tác phẩm không phải là mục đích chủ yếu của người đọc khi tìm đến với thơ. Nếu đọc thơ chỉ để “hỏi lí tưởng” thì thơ sẽ thành bài giáo huấn về đạo đức, lẽ sống mất đi bản chất thẩm mĩ của thơ ca.
b2. Người đọc tìm đến với “Mùa xuân nho nhỏ” để “hỏi cách cảm xúc”
Người đọc lắng nghe những cảm xúc thiết tha, trìu mến của nhà thơ trước mùa xuân thiên nhiên(Phân tích đoạn 1) để cảm nhận cảm xúc của tác giả trước vẻ đẹp dịu dàng, trong sáng của thiên nhiên, cuộc sống.
Người đọc sống cùng những cảm xúc xao xuyến, rạo rực của nhà thơ trước mùa xuân đất nước (phân tích đoạn 2) để cảm nhận niềm tin yêu của nhà thơ trước sức sống đồi dào mãnh liệt của đất nước, của nhân dân.
Người đọc hòa điệu cùng ước nguyện chân thành, cảm động của nhà thơ, muốn góp một mùa xuân nho nhỏ” của đời mình vào mùa xuân lớn của dân tộc (Phân tích đoạn 3)
à Hỏi cách cảm xúc’’, nghe thấy âm vang tâm hồn nhà thơ bên trong câu chữ, thấy được tư tưởng, tình cảm của nhà thơ hiện lên trong thế giới nghệ thuật của tác phẩm nghĩa là người đọc không chỉ đọc mà đang sống đang hòa nhịp cùng cảm xúc của nhà thơ cảm nhận được cái hay, cái đẹp của lời thơ, tình thơ. Thơ hay bao giờ cũng có khả năng đi sâu vào tâm hồn con người, thức tỉnh con người từ bên trong.
b3. Đánh giá, bàn luận
Hỏi lí tưởng, hỏi ‘cách cảm xúc” là điểm tựa để người đọc có thể hỏi nhiều điều thú vị khác khi tìm đến với “Mùa xuân nho nhỏ” nói riêng và thơ ca nói chung. Người đọc cần cố gắng để không chỉ đồng cảm mà còn đồng sáng tạo với nhà thơ.
Ý kiến của Chế Lan Viên khẳng định đặc trưng của thơ có tác dụng định hướng cho người đọc qua quá trình tiếp nhận tác phẩm thơ.
c. Chia sẻ nguyện vọng của bản thân khi tìm đến với thơ ca.
- Tìm đến với thơ ca để nuôi dưỡng cảm xúc chia sẻ niềm vui, xoa dịu nỗi buồn để khám phá chính mình , để thưởng thức cái hay, cái đẹp của lời thơ, tình thơ để được nhìn thế giới qua một lăng kính khác để sống sâu hơn, tinh tế hơn để nâng cao năng lực đọc, năng lực thẩm mĩ.
Đề 1’ :
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
 Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
     Người có tính khiêm tốn thường hay tự cho mình là kém, còn phải phấn đấu thêm, trau dồi thêm, cần được trao đổi, học hỏi nhiều thêm nữa. Người có tính khiêm tốn không bao giờ chịu chấp nhận sự thành công của cá nhân mình trong hoàn cảnh hiện tại, lúc nào cũng cho sự thành công của mình là tầm thường, không đáng kể, luôn luôn tìm cách để học hỏi thêm nữa.
      Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thế? Đó là vì cuộc đời là một cuộc đấu tranh bất tận, mà tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan trọng, nhưng thật ra chỉ là những giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la. Sự hiểu biết của mỗi cá nhân không thể đem so sánh với mọi người cùng chung sống với mình. Vì thế, dù tài năng đến đâu cũng luôn luôn phải học thêm, học mãi mãi.
      Tóm lại, con người khiêm tốn là con người hoàn toàn biết mình, hiểu người, không tự mình đề cao vai trò, ca tụng chiến công của cá nhân mình cũng như không bao giờ chấp nhận một ý thức chịu thua mang nhiều mặc cảm tự ti đối với mọi người.
   Khiêm tốn là một điều không thể thiếu cho những ai muốn thành công trên đường đời.
 (Trích Tinh hoa xử thế, Lâm Ngữ Đường, Ngữ văn 7, tập 2, NXB 
Giáo dục, 2015, tr.70 – 71)
Câu 1. Trong đoạn văn thứ nhất, người có tính khiêm tốn có biểu hiện như nào?
Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp liệt kê được sử dụng trong đoạn văn thứ nhất? 
Câu 3. Em hiểu như thế nào về câu nói sau: “Tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan trọng, nhưng thật ra chỉ là những giọt nước nhỏ giữa đại dương bao la”.
Câu 4. Em có đồng tình với ý kiến: Dù tài năng đến đâu cũng luôn luôn phải học thêm, học mãi mãi? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
 Từ nội dung phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 10 câu) trình bày suy nghĩ về ý kiến: “Khiêm tốn là một điều không thể thiếu cho những ai muốn thành công trên đường đời”.
 HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần
Câu
Nội dung
Điểm
I
ĐỌC HIỂU
3.0
1 
Người có tính khiêm tốn có biểu hiện: 
-Người có tính khiêm tốn thường hay tự cho mình là kém, còn phải phấn đấu thêm, trau dồi thêm, cần được trao đổi, học hỏi nhiều thêm nữa.
- Người có tính khiêm tốn không bao giờ chịu chấp nhận sự thành công của cá nhân mình trong hoàn cảnh hiện tại, lúc nào cũng cho sự thành công của mình là tầm thường, không đáng kể, luôn luôn tìm cách để học hỏi thêm nữa
0.25
0.25
2 
 - Biện pháp liệt kê: Liệt kê các biểu hiện của khiêm tốn: tự cho mình là kém, phải phấn đấu thêm, trau dồi thêm, học hỏi thêm
- Tác dụng của biện pháp liệt kê: diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những biểu hiện của lòng khiêm tốn.
0.25 
0.25 
3 
Tài nghệ của mỗi người quan trọng nhưng hữu hạn, bé nhỏ như “những giọt nước” trong thế giới rộng lớn, mà kiến thức của loài người lại mênh mông như đại dương bao la. Vì thế cần khiêm tốn để học hỏi.
1.0
4
-Đồng tình với quan điểm trên
-Vì:
+ Tài năng là cái vốn có, nó chỉ thực sự phát huy khi ta có kiến thức và vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
+ Kiến thức là đại dương, không chỉ vậy mỗi ngày lượng kiến thức mới lại có thêm. Bởi vậy chúng ta cần liên tục trau dồi để làm phong phú tri thức của bản thân.
1.0
II
LÀM VĂN
1
Từ nội dung phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý kiến: “Khiêm tốn là một điều không thể thiếu cho những ai muốn thành công trên đường đời”.
2.0
a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận: có đủ mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn
0.25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: “Khiêm tốn là một điều không thể thiếu cho những ai muốn thành công trên đường đời”.
0.25
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm, vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động về vấn đề nghị luận. Học sinh có nhiều cách trình bày khác nhau, có thể đảm bảo các ý sau:
*  Giới thiệu vấn đề
* Giải thích vấn đề
- Khiêm tốn: là đức tính nhã nhặn, nhún nhường, không đề cao cái mình có và luôn coi trọng người khác.
- Thành công là là đạt được kết quả như mong muốn, thực hiện được mục tiêu đề ra.
⟹ Khiêm tốn và thành công có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, chỉ khi bạn có lòng khiêm tốn mới đạt được thành công thực sự trên đường đời.
*Bàn luận vấn đề
- Vì sao phải khiêm tốn mới đạt được thành công thực sự.
+ Cá nhân dù có tài năng đến đâu cũng chỉ là giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la. Bởi vậy cần học nữa, học mãi để làm đầy, làm phong phú vốn tri thức, sự hiểu biết của bản thân.
 + Chúng ta đạt được thành công mà không khiêm tốn dẫn đến thói tự cao, tự đại, đề cao thái quá thành tích của bản thân, không chịu tiếp tục cố gắng, tất yếu sẽ dẫn đến thất bại.
+ Khi đạt được thành công bước đầu, nếu có lòng khiêm tốn, không ngừng học hỏi thêm chúng ta sẽ đạt được thành công lớn hơn, vinh quang hơn.
- Ý nghĩa của lòng khiêm tốn:
+ Khiêm tốn là biểu hiện của con người biết nhìn xa, trông rộng.
+ Khiêm tốn giúp hiểu mình, hiểu người.
* Mở rộng vấn đề và liên hệ bản thân.
+ Phê phán những kẻ thiếu khiêm tốn, luôn tự cao tự đại, cho mình tài giỏi hơn những người khác.
+ Học lối sống khiêm tốn giúp chúng ta ngày càng hoàn thiện mình và không ngừng phấn đấu vươn lên để đạt được thành công trong cuộc sống.
1.0
d. Sáng tạo: có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề cần nghị luận
0.25
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu theo quy tắc
0.25
Đề 2 :
A. PHẦN ĐỌC HIỂU
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ 1 – 4.
 Có rất nhiều người đinh ninh rằng hiện tại của mình đã được số mệnh định sẵn, nhưng thực ra không phải như vậy. Khả năng kỳ diệu nhất của con người đó là có được quyền tự do chọn lựa, chọn lựa một thái độ, chọn lựa một cách sống, một cách nhìnChúng ta vẫn quen đổ lỗi cho những người khác. Có những lúc tôi cũng cho là mình kém may mắn, nhưng rồi tôi hiểu ra rằng không ai có thể kiểm soát được những biến cố xảy đến, nhưng mỗi người luôn có quyền chọn lựa cách đối phó với chúng.
 Những người suy sụp tinh thần hay thất bại, thường đưa ra những lý do như là: do không có tiền, không có thời gian, do kém may mắn, do quá mệt mỏi hay tâm trạng chán nản để biện minh cho việc bỏ qua những cơ hội thuận lợi trong cuộc sống. Nhưng sự thực chỉ là do họ không biết sử dụng quyền được lựa chọn của mình. Chính vì thế, họ chỉ là đang tồn tại chứ không phải đang sống thực sự. Điều đó cũng giống như việc bạn muốn mở khóa để thoát khỏi nơi giam cầm, nhưng lại không biết rằng chiếc chìa khóa đang ở ngay trong chính bản thân mình, trong cách suy nghĩ của mình. Cuộc sống là do chúng ta lựa chọn chứ không phải do may rủi. Bản chất của sự việc xảy đến không quan trọng bằng cách chúng ta đối phó với nó. Chính điều chúng ta chọn để nghĩ và chọn để làm mới là quan trọng hơn cả.
 (Theohttps://sachvui.com/doc-sach/nhung-bai-hoc-cuoc-song/chuong-4.html)
Câu 1. Khả năng kì diệu của con người được nói đến là gì? (0,5 điểm)
Câu 2. Những người nào được xem là những người đang tồn tại chứ không phải sống thực sự? (0,5điểm)
Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến của tác giả “Bản chất của sự việc xảy đến không quan trọng bằng cách chúng ta đối phó với nó” (1,0 điểm)
Câu 4. Anh/chị đồng tình với quan điểm “Cuộc sống là do chúng ta lựa chọn chứ không phải do may rủi” không? Vì sao? (1,0 điểm)
B. PHẦN LÀM VĂN
Câu 1. ( 2,0 điểm) 
Từ gợi ý phần Đọc hiểu trên, anh (chị) hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về việc chọn để nghĩ và chọn để làm trong cuộc sống.
PHẦN A (3 điểm)
Câu
Nội dung
Điêm
1
Khả năng kỳ diệu nhất của con người đó là có được quyền tự do chọn lựa, chọn lựa một thái độ, chọn lựa một cách sống, một cách nhìn
0,5
2
- Những người suy sụp tinh thần hay thất bại, thường đưa ra những lý do để biện minh 
- Không biết sử dụng quyền được lựa chọn của mình.
0,5
3
Bản chất của sự việc xảy đến không quan trọng bằng cách chúng ta đối phó với nó
- Bản chất của sự việc xảy đến rất đa dạng, bất ngờ, không thể lường trước được.
- Con người cần chọn cách ứng phó phù hợp với hoàn cảnh để vượt qua, mới là điều quan trọng.
 (Chấp nhận những cách diễn đạt tương đồng)
0,5
0,5
4
Cuộc sống là do chúng ta lựa chọn chứ không phải do may rủi
- Đồng tình hoặc không đồng tình
- Lí giải
- Chính tả, dùng từ, ngữ pháp
0,25
0,5
0,25
PHẦN B
(7 điểm)
Câu 1. Suy nghĩ của mình về việc chọn để nghĩ và chọn để làm trong cuộc sống
2,0
a. Đảm bảo cấu trúc thân mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn
0,25
b. Nội dung.
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận 
- Suy nghĩ về vấn đề nghị luận
 + Trong cuộc sống, luôn có rất nhiều điều xảy ra, đôi khi là những trở ngại rất lớn nên phải tính toán, tìm ra những giải pháp hợp lí nhất đề giải quyết. 
+ Từ những định hướng đã được xác định, con người bắt đầu quá trình thực hiện công việc.
+ Đối với giải quyết sự việc, nghĩ và làm là một quá trình liên tục, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau,..
- Bài học bản thân 
0,25
1,0
0,25
c. Chính tả, dùng từ, đặt câu
0,25
d. Sáng tạo: có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ nhưng phải hợp lí.
(Đây là phần điểm mang tính khuyến khích, khi tổng điểm chưa đạt tới 2,0 điểm)
+ 0,25 hoặc + 0,0
Đề 3 
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Jonathan, một người có bộ óc thông minh, nhanh nhạy trong những phân tích về tình hình kinh tế, ông sống và làm việc hết sức chăm chỉ. Hiện Jonathan đang là một tỉ phú. Và Authur cũng là một người có trí thông minh không kém, chỉ cần ba mươi phút để giải ô chữ của tờ NewYork Times, phân tích tình hình kinh tế Mĩ Latinh trong vòng nửa giờ và tính nhẩm nhanh hơn hầu hết mọi người dù họ có dùng máy tính. Nhưng hiện giờ, Authur đang là tài xế của Jonathan. Điều gì giúp Jonathan đường hoàng ngồi ở băng ghế sau của xe limousine còn Authur thì ở phía trước cầm lái? Điều gì phân chia mức độ thành đạt của họ? Điều gì giải thích sự khác biệt giữa thành công và thất bại?
Câu trả lời nằm trong khuôn khổ một cuộc nghiên cứu của trường đại học Standford. Những nhà nghiên cứu tập hợp thật đông những trẻ em từ 4 đến 6 tuổi, sau đó đưa chúng vào một căn phòng và mỗi em được phát một viên kẹo. Chúng được giao ước: có thể ăn viên kẹo ngay lập tức hoặc chờ thêm mười lăm phút nữa sẽ được thưởng thêm một viên kẹo cho sự chờ đợi. Một vài em ăn kẹo ngay lúc đó. Những em khác thì cố chờ đợi để có phần kẹo nhiều hơn. Nhưng ý nghĩa thực sự của cuộc nghiên cứu chỉ đến mười năm sau đó, qua điều tra và theo dõi sự trưởng thành của các em. Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng những đứa trẻ kiên trì chờ đợi phần thưởng đã trưởng thành và thành đạt hơn so với những trẻ vội ăn ngay viên kẹo.
Điều đó được giải thích ra sao? Điểm khác biệt mấu chốt giữa thành công và thất bại không chỉ đơn thuần là làm việc chăm chỉ hay sở hữu bộ óc của thiên tài mà đó chính là khả năng trì hoãn những mong muốn tức thời. Những người kiềm chế được sự cám dỗ của “những viên kẹo ngọt” trên đường đời thường vươn tới đỉnh cao thành công. Ngược lại, những ai vội ăn hết phần kẹo mình đang có thì sớm hay muộn cũng sẽ rơi vào cảnh thiếu thốn, cùng kiệt. () Có thể nói, cuộc đời như một viên kẹo thơm ngọt, nhưng khi nào thưởng thức và thưởng thức nó như thế nào thì đó là điều chúng ta phải tìm hiểu.
(Joachim de Posada & Ellen Singer – Không theo lối mòn, NXB Tổng hợp TP.Hồ Chí Minh, 2016, tr.03)
Câu 1. Theo tác giả,ông Jonathan và ông Authur giống và khác nhau ở điểm nào?
Câu 2. Từ câu chuyện về ông Jonathan và Authur, tác giả chỉ ra điểm khác biệt mấu chốt giữa thành công và thất bại là gì?
Câu 3. Ngoài sự lí giải của tác giả, anh/chị hãy chỉ ra ít nhất 2yếu tố khác tạo nên thành công theo quan điểm của mình.
Câu 4. Anh/chị có đồng tình khi tác giả cho rằng “cuộc đời như một viên kẹo thơm ngọt” không? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1(2.0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về khả năng trì hoãn những mong muốn tức thời của bản thân để vươn tới thành công.
II. Đáp án và thang điểm
Phần
Câu
Nội dung
Điểm
I
ĐỌC HIỂU
3.0
1
Ông Jonathan và ông Authur giống và khác nhau ở chỗ:
- Giống: đều có bộ óc thông minh, nhanh nhạy
- Khác: Ông Jonathan là tỉ phú. Ông Authur là người lái xe cho Jonathan.
0.5
2
Từ câu chuyện về ông Jonathan và Authur, tác giả chỉ ra điểm khác biệt mấu chốt giữa thành công và thất bại là: khả năng trì hoãn những mong muốn tức thời, kiềm chế được sự cám dỗ trên đường đời.
0.5
3
 Ngoài sự lí giải của tác giả, chỉ ra một điểm khác biệt tạo nên thành công và thất bại theo quan điểm của mình: Học sinh chọn ít nhất 2 lí giải khác, miễn là hợp lí (mỗi lí giải đúng đạt 0.5 điểm):
- Những mục tiêu và quyết định đúng đắn.
- Sự đam mê và kiên trì.
- Sử dụng thời gian khôn ngoan
1.0
4
Học sinh nêu ý kiến của mình và lí giải được quan điểm đó. Học sinh có thể trả lời:
- Đồng tình, vì: tác giả cho rằng cuộc đời như một viên kẹo thơm ngọt là một ví von để chỉ cuộc đời rất nhiều cám dỗ ngọt ngào đòi hỏi con người phải tỉnh táo kiềm chế để vươn tới thành công.
- Đồng tình nhưng bổ sung thêm ý kiến riêng: vì cuộc đời có thể như viên kẹo thơm ngọt nhưng cũng có thể như viên thuốc đắng, quan trọng là thái độ ứng phó với cám dỗ cũng như trở ngại để vươn tới thành công.
- Nếu học sinh trả lời không đồng tình, nhưng giải thích hợp lí vẫn cho điểm.
1.0
II
LÀM VĂN
7.0
1
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về khả năng trì hoãn những mong muốn tức thời của bản thân để vươn tới thành công.
2.0
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn
Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, song hành hoặc móc xích.
0.25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: khả năng trì hoãn những mong muốn tức thời của bản thân để vươn tới thành công.
0.25
c. Triển khai vấn đề cần nghị luận
Học sinh chọn lựa các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ các ý sau:
- Giải thích vấn đề: 
+ Khả năng trì hoãn những mong muốn tức thời: Cái có thể làm được trong điều kiện nhất định là làm chậm lại, kéo dài những ham muốn, mong muốn đang diễn ra ngay lúc đó. 
+ Vấn đề nghị luận: là khả năng kiềm chế cám dỗ, ham muốn tức thì của bản thân để đạt được kết quả, mục tiêu xa hơn.
- Bàn luận: 
+ Cuộc đời ẩn chứa rất nhiều cám dỗ ngọt ngào mà con người khó vượt qua, dễ dẫn đến ham muốn tức thì, hưởng thụ tạm thời và dễ dẫn đến thất bại.
+ Nếu biết vượt qua những cám dỗ tức thì đó có thể đưa con người tới những mục tiêu xa hơn, những kết quả to lớn hơn.
- Bài học: Để làm được điều đó đòi hỏi con người phải hiểu rõ điểm yếu, điểm mạnh của bản thân, phải có mục tiêu, kế hoạch và quyết tâm hành động, phải biết kiên nhẫn, tỉnh táo trước cám dỗ,
1.0
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt
0.25
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ
0.25
Đề 4 :
 Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
“Theo Tiến sĩ Vũ Thu Hương, chuyên gia tâm lý giáo dục, các “giang hồ” mạng truyền cảm hứng cho giới trẻ chẳng khác nào sự nguy hại của trò chơi “Cá voi xanh”, “Thử thách momo” mà phụ huynh lo lắng bấy lâu. “Hiện tượng này đặc biệt nguy hiểm, bởi việc học sinh thần tượng những "giang hồ" mạng có thể là một trong những nguyên nhân khiến bạo lực học đường gia tăng. Những hành vi vi phạm pháp luật được cổ vũ như hành động anh hùng sẽ góp phần làm tăng các vụ án nghiêm trọng về cả mức độ lẫn số lượng”, Tiến sĩ Vũ Thu Hương phân tích (.....). 
Tâm lý lứa tuổi với sở thích vượt khỏi sự hiểu biết của phụ huynh cùng những ảnh hưởng của đám đông bạn bè khiến cho “văn hóa thần tượng” của giới trẻ ngày càng khó nắm bắt, khó kiểm soát. Nhiều xu hướng thần tượng lệch lạc hiện diện rõ hơn. Hành động của giới trẻ với cộng đồng cũng có nhiều biểu hiện không giống với thế hệ trước (.....).
Xu hướng thần tượng đến mê muội, cảm tính đang trở thành mối lo ngại về những hành vi lệch chuẩn của một bộ phận thanh niên. Để ngăn chặn xu hướng này, không chỉ trông cậy sự vào cuộc, quản lý của cơ quan chức năng mà hơn hết là sự chung tay của gia đình, nhà trường trong tuyên truyền, nâng cao khả năng thẩm mỹ và nhân cách, đạo đức đối với giới trẻ”
(Trích “Thần tượng” lệch lạc - Hồi chuông báo động trong giới trẻ, theo Hoàng Lân, báo Hà Nội mới)
Câu 1 (0.5điểm) Xác định nội dung chính của văn bản trên ?
Câu 2 (0.5điểm) Theo tác giả, hậu quả của việc giới trẻ thần tượng các hiện tượng giang hồ “mạng” là gì ?
Câu 3 (1.0điểm) Theo anh chị, tại sao một bộ phận giới trẻ ngày nay lại thần tượng các hiện tượng “giang hồ” trên mạng xã hội ?
Câu 4 (1.0điểm) Anh/ chị có đồng tình với quan điểm cho rằng : “ việc học sinh thần tượng những "giang hồ" mạng có thể là một trong những nguyên nhân khiến bạo lực học đường gia tăng” ? Vì sao ?
Phần II. Làm văn ( 7điểm)
Câu 1 (2điểm) : Từ những thông tin của văn bản phần đọc hiểu, anh / chị hãy viết một đoạn văn nghị luận xã hội (khoảng 200 chữ ) bàn về lẽ sống đẹp cho giới trẻ ngày nay.
Phần
Câu
Nội dung
Điểm
I
 ĐỌC HIỂU
3.0
1
- Nội dung chính bàn về xu hướng thần tượng lệch lạc đáng báo động trong giới trẻ
0.5
2
 - Hậu quả : khiến bạo lực học đường gia tăng. ; sẽ góp phần làm tăng các vụ án nghiêm trọng về cả mức độ lẫn số lượng
0.5
3
 - Nguyên nhân: do thiếu hiểu biết về các chuẩn mực đạo đức và pháp luật, đua đòi theo đám đông, tâm lý tò mò, thích nổi loạn để khẳng định bản thân, không ý thức được hậu quả...
1.0
4
- Học sinh trả lời ngắn gọn rõ ý theo quan điểm cá nhân 
- Học sinh giải thích hợp lí, tránh lối diễn đạt chung chung hoặc sáo rỗng 
(hiện tượng giang hồ mạng thường gắn liền với hành vi bạo lực và các tệ nạn xã hội khác; từ đó sẽ kích động giới trẻ adua, học đòi dùng bạo lực để giải quyết các mâu thuẫn, hoặc khẳng định bản thân,...)
0.5
0.5
II
 LÀM VĂN
7.0
1
Viết một đoạn văn với chủ đề : lẽ sống đẹp cho giới trẻ ngày nay
2.0
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn
 Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành.
0.25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: lẽ sống đẹp
0.25
c. Triển khai vấn đề cần nghị luận
Học sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề cần nghị luận theo nhiều cách nhưng cần làm rõ 
Có thể theo hướng sau:
- Giải thích được lẽ sống đẹp là gì (tuân theo các chuẩn mực đạo đức pháp luật, phát huy được năng lực sở trường của bản thân, sống nhân hậu, sống có ích,..)
- Bàn luận được về vai trò, giá trị của lẽ sống đẹp : 
+ Sống đẹp mang lại hạnh phúc cho bản thân và những điều tốt đẹp cho người thân, bạn bè, đồng nghiệp, cộng đồng nói chung (dẫn chứng..)
+ Sống đẹp không đồng nghĩa với một cuộc sống giàu có dùng tiền bạc để làm từ thiện nhằm đánh bóng tên tuổi , hay một cuộc sống nổi tiếng mà tai tiếng,... (dẫn chứng..)
- Rút ra được bài học cho bản thân – làm thế nào để hình thành nếp sống đẹp 
1.0
d. Sáng tạo
Có cách diễn đạt mới mẻ, có suy nghĩ riêng sâu sắc về vấn đề nghị luận nhưng cần phù hợp với chuẩn mực đạo đức, pháp luật.
0.25
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
0.25
Đề 5 :
 I ĐỌC HIỂU: (3.0 điểm)
	Đọc văn bản sau:
“ Nhiều người chúng ta từ lâu đã quen đối phó với cuộc sống và hoàn cảnh thay vì hãy hành động. Chúng ta để thái độ người khác chi phối cảm nhận của mình về bản thân. Để có sự lựa chọn hành động một cách kín đáo thay vì đối phó, chúng ta cần có sự suy nghĩ chín chắn. Sẵn sàng chịu trách nhiệm về bản thân, cam kết giữ vững lập trường thay vì sự phụ thuộc vào ý kiến người khác là điều góp phần thiết lập nên cái nhìn tổng quát về bản chất của mỗi cá nhân. Đối với nhiều người đây là một bước tiến vĩ đại.
	Khi quyết định chịu trách nhiệm về bản thân và cố gắng kiểm soát mọi hành động và cảm xúc cho phù hợp với từng hoàn cảnh, chúng ta đã tạo tiền đề cho việc hình thành những mối quan hệ tốt đẹp. Nhiều người tỏ ra không thích “sự độc lập” mà chúng ta lựa chọn, bởi điều đó đồng nghĩa với việc họ không còn có khả năng kiểm soát hành động của chúng ta nữa. Việc giải phóng bản thân khỏi sự kiểm soát của người khác có lợi cho cả hai bên. Mỗi lần áp dụng cách cư xử này, bạn sẽ cảm nhận được nguồn sức mạnh tiềm ẩn mà bạn chưa từng biết mình đang sở hữu.
	Hành động thay vì đối phó không chỉ hữu ích trong những cuộc chạm trán gây go. Và việc t

File đính kèm:

  • docbo_40_de_doc_hieu_va_nghi_luan_xa_hoi_on_thi_hoc_sinh_gioi_n.doc