Đề kiểm tra học kì II môn Ngữ văn 9

PHẦN 1: ( 3.5 điểm )

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

 Cùng một cơn mưa, người tiêu cực sẽ bực mình vì phải trùm áo mưa, người lạc quan thì nghĩ đến cây cối xanh tươi, không khí sẽ được trong lành. Và một khi chúng ta không thể thay đổi được hiện tượng xảy ra, tốt nhất là nhìn nó bằng ánh mắt tích cực. Cái thiện có thể sẽ thua cái ác trong một thời điểm nhưng chung cuộc sẽ chiến thắng. Cứ sau một sự cố, con người lại tìm nguyên nhân và khắc phục nó. Sau lũ lụt, phù sa sẽ làm màu mỡ hơn cho cánh đồng, sâu bọ sẽ bị quét sạch ra biển, dư lượng hóa chất trong đất đai sẽ bị rửa sạch. Lỗi lầm của người khác, thay vì giữ trong lòng và tức giận, thôi bỏ qua, mình sẽ thấy thoải mái hơn rất nhiều. Nói một cách khác, nếu bạn được sống 100 năm, xem như là một bộ phim có 100 tập, thì hãy tạo ra ít nhất 2/3 tập có tiếng cười thay vì tập nào cũng rơi vào bi kịch chán chường, đau khổ, chia lìa, mất mát.

 Trong từ Hán Việt, nguy cơ bao gồm nguy và cơ. Đối với người có tư duy tích cực, “nguy” (problem) sẽ được họ biến thành “cơ” (opportunity). Người tích cực và lạc quan sẽ có gương mặt sáng bừng, nụ cười thường trực trên môi, sống và cháy hết mình, học tập và làm việc hết mình dù ngày mai trời có sập.

(Trích Tư duy tích cực, Theo Tony Buổi sáng, trên đường băng, NXB Trẻ, 2015)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên. (0.5 điểm )

Câu 2: Từ “cháy” trong câu cuối cùng của ngữ liệu trên cần hiểu như thế nào? Từ “cháy” đó được chuyển nghĩa theo phương thức nào? (0.5 điểm )

 

docx 5 trang phuongnguyen 26/07/2022 8040
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì II môn Ngữ văn 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra học kì II môn Ngữ văn 9

Đề kiểm tra học kì II môn Ngữ văn 9
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
MÔN: NGỮ VĂN 9
Thời gian : 90 phút
I. THIẾT LẬP MA TRẬN:
- Chọn các nội dung cần kiểm tra, đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra.
- Xác định khung ma trận.
KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
 Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
T ổng s ố
Chủ đề 1: 
Ngữ liệu ngoài SGK 
-nhận ra PTBĐ chính của một đoạn văn 
- giải thích nghĩa cuar từ ngữ và phương thức chuyển nghĩa của từ 
Hiểu được điểm khác nhau giữa người sống tích cực và người sống tiêu cực
Viết đoạn văn nghị luận xã hội 
Số câu: 4
Số điểm: 3.5 = 35%
Số câu: 4
Số điểm: 3.5
Tỉ lệ :35%
Số câu:2
Số điểm: 1
Số câu:1
Số điểm: 0.5
Số câu: 1
Số điểm: 2
Chủ đề 2:
Thơ hiện đại 
- trình bày được hoàn cảnh sáng tác , ý nghĩa cua hoàn cảnh sáng tác 
- liên hệ được văn bản cùng chủ đề, hình thức nghệ thuật
- nhận diện được thành phần biệt lập 
- phân tích tác dụng của BPTT trong câu thơ 
Viết đoạn văn trình bày cảm nhận về một khổ thơ 
Số câu: 4
Số điểm: 6.5 
 = 65%
Số câu: 4
Số điểm: 6.5 Tỉ lệ 65%
Số câu:3
Số điểm: 2
Số câu:1
Số điểm: 1
Số câu: 1
Số điểm: 3.5
Tổng
Số câu: 4
Số điểm: 3.0 
Tỉ lệ 30%
Số câu 1:
Số điểm: 0.5 
 Tỉ lệ 5%
Số câu: 3
Số điểm: 6.5 
Tỉ lệ 65%
Số câu: 9
Số điểm: 10 Tỉ lệ 100%
PHẦN 1: ( 3.5 điểm )
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
 Cùng một cơn mưa, người tiêu cực sẽ bực mình vì phải trùm áo mưa, người lạc quan thì nghĩ đến cây cối xanh tươi, không khí sẽ được trong lành. Và một khi chúng ta không thể thay đổi được hiện tượng xảy ra, tốt nhất là nhìn nó bằng ánh mắt tích cực. Cái thiện có thể sẽ thua cái ác trong một thời điểm nhưng chung cuộc sẽ chiến thắng. Cứ sau một sự cố, con người lại tìm nguyên nhân và khắc phục nó. Sau lũ lụt, phù sa sẽ làm màu mỡ hơn cho cánh đồng, sâu bọ sẽ bị quét sạch ra biển, dư lượng hóa chất trong đất đai sẽ bị rửa sạch. Lỗi lầm của người khác, thay vì giữ trong lòng và tức giận, thôi bỏ qua, mình sẽ thấy thoải mái hơn rất nhiều. Nói một cách khác, nếu bạn được sống 100 năm, xem như là một bộ phim có 100 tập, thì hãy tạo ra ít nhất 2/3 tập có tiếng cười thay vì tập nào cũng rơi vào bi kịch chán chường, đau khổ, chia lìa, mất mát.
 Trong từ Hán Việt, nguy cơ bao gồm nguy và cơ. Đối với người có tư duy tích cực, “nguy” (problem) sẽ được họ biến thành “cơ” (opportunity). Người tích cực và lạc quan sẽ có gương mặt sáng bừng, nụ cười thường trực trên môi, sống và cháy hết mình, học tập và làm việc hết mình dù ngày mai trời có sập.
(Trích Tư duy tích cực, Theo Tony Buổi sáng, trên đường băng, NXB Trẻ, 2015)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên. (0.5 điểm )
Câu 2: Từ “cháy” trong câu cuối cùng của ngữ liệu trên cần hiểu như thế nào? Từ “cháy” đó được chuyển nghĩa theo phương thức nào? (0.5 điểm )
Câu 3: Theo tác giả đoạn trích trên người tích cực và tiêu cực khác nhau ở những điểm nào? (0.5 điểm )
Câu 4: Hãy viết một đoạn văn (khoảng 2/3 trang giấy thi ) với chủ đề: Thái độ sống tích cực và tinh thần lạc quan luôn hướng về phía trước sẽ đưa chúng ta đến thành công. (2điểm )
PHẦN 2: (6 điểm )
Cho đoạn thơ sau:
 “ Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về”
( Sang thu – Hữu Thỉnh)
Câu 1: Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh cảnh nào? Hoàn cảnh sáng tác ấy có liên quan gì đến chủ đề của bài thơ? (1 điểm )
Câu 2: Chỉ ra một thành phần biệt lập có trong khổ thơ và cho biết đó là thành phần gì? (0.5 điểm )
Câu 3: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ : “ sương chùng chình qua ngõ” (1 điểm )
Câu 4: Viết một đoạn văn tổng hợp - phân tích - tổng hợp khoảng 12 câu nêu cảm nhận của em về khổ thơ trên. Trong đoạn có sử dụng một câu hỏi tu từ và phép thế để liên kết câu. ( Có sử dụng gạch chân câu hỏi tu từ và phép thế) (3.5 điểm )
Câu 5: Cả bài thơ chỉ có duy nhất một dấu chấm, điều đó có ý nghĩa gì? Một tác phẩm khác đã học trong chương trình ngữ văn lớp 9 cũng sử dụng hình thức đặc biệt này, đó là tác phẩm nào? Của ai? (0.5 điểm )
Hướng dẫn :
Câu 1: - Phương thức biểu đạt chính: nghị luận (0.5 điểm )
Câu 2: - Cháy hết mình, “cháy” được hiểu là con người dám dấn thân, dám đem hết nhiệt huyết để sống trọn vẹn cuộc đời và tỏa sáng. (0.25 điểm )
- Từ “cháy” được chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ. (0.25 điểm )
Câu 3: 
 Theo tác giả đoạn trích : Cùng một cơn mưa
+ người tiêu cực sẽ bực mình vì phải trùm áo mưa, 
+ người lạc quan thì nghĩ đến cây cối xanh tươi, không khí sẽ được trong lành. Người tích cực và lạc quan sẽ có gương mặt sáng bừng, nụ cười thường trực trên môi, sống và cháy hết mình, học tập và làm việc hết mình dù ngày mai trời có sập.
Câu 4: 2 điểm 
hình thức: viết đoạn văn nghị luận về Thái độ sống tích cực và tinh thần lạc quan, diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng cụ thể thuyết phục . (0.5 điểm )
* Mở đoạn: luận (0.25 điểm )
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Thái độ sống tích cực và tinh thần lạc quan luôn hướng về phía trước sẽ đưa chúng ta đến thành công 
* Thân đoạn: luận ( 1 điểm )
- Giải thích thái độ sống tích cực, tinh thần lạc quan là gì?
+ Thái độ sống tích cực: Thái độ chủ động trước cuộc sống, được biểu hiện thông qua cách nhìn, cách nghĩ, cách hành động.
+ Lạc quan là luôn hướng về những điều tốt đẹp, thấy được những tia hy vọng trong khổ đau, nhìn nhận mọi việc theo hướng tích cực.
- Biểu hiện của thái độ sống tích cực
+ Có cái nhìn đúng đắn về cuộc sống, về mối liên hệ giữa cá nhân với cuộc đời, về trách nhiệm của bản thân với gia đình và xã hội.
+ Luôn chủ động trước cuộc sống:
Xác định được mục tiêu sống, có ước mơ, hoài bão, dám phấn đấu cho ước mơ, hoài bão dù phải đối diện với nhiều thử thách khó khăn.
Luôn có khát vọng vươn lên khẳng định bản thân và hoàn thiện mình, luôn phấn đấu sống tốt, cho mình và cho mọi người.
Có năng lực sống, năng lực tinh thần mạnh mẽ, không buông xuôi đầu hàng trước khó khăn, không dựa dẫm ỷ lại vào người khác.
- ý nghĩa: 
+ Người có thái độ sống tích cực, lạc quan thì cơ hội thành công trong cuộc sống sẽ cao hơn đồng nghĩa với việc tạo dựng được những thành quả từ chính sức lực, trí tuệ, lối sống của mình.
Những giá trị vật chất sẽ đáp ứng được nhu cầu cuộc sống của cá nhân, góp phần giúp đỡ người thân, cộng đồng.
Những giá trị tinh thần đem lại cho con người nhiều niềm vui, niềm hạnh phúc khi thấy cuộc sống của mình có ích, có nghĩa, được quý trọng, có được sự tự chủ, niềm lạc quan, sự vững vàng từ những trải nghiệm cuộc sống.
+ Thái độ sống tích cực, lạc quan của cá nhân góp phần thúc đẩy xã hội phát triển, tiến bộ.
- Phản biện: Trong cuộc sống, có nhiều người bi quan, khi đứng trước khó khăn thử thách không dám đương đầu hoặc luôn chán nản mà gục ngã; lại có nhiều người vì quá lạc quan mà trở nên vô tâm; những người này nên bị chỉ trích, phê phán.
* Kết đoạn : (0.25 điểm )
+ Khẳng định lại vấn đề nghị luận: Thái độ sống tích cực, lạc quan chính là tài sản có giá trị nhất mà mỗi người đang có.
+ Liên hệ bản thân, rút ra bài học kinh nghiệm
PHẦN 2: 
Câu 1:
 Bài thơ ra đời gần cuối năm 1977 khi đất nước mới thống nhất hòa bình, in trong tập “Từ chiến hào đến thành phố” (0.5 điểm )
Ý NGHĨA: năm 1977 là thời điểm mà cuộc kháng chiến chống Mĩ ác liệt và kéo dài vừa đi qụa, đất nước chuyển từ thời chiến sang thời bình, cuộc sống cũng dần trở lại với những quy luật và nhịp điệu bình thường, con người lại có thê sống với đầy đủ những cảm xúc tinh tế về thiên nhiên, trong một đất nước đã thanh bình trở lại. Trong hoàn cảnh và tâm trạng ấy, những cảm nhận tinh tế về thời điểm giao mùa từ hạ sang thu đã được Hữu Thỉnh ghi lại một cách tài tình trong bài Sang thu. ” (0.5 điểm )
Câu 2: thành phần biệt lập tình thái : hình như (0.5 điểm )
Câu 3: 
- BPTT Nhân hóa :Làn sương được nhân hóa qua từ láy “chùng chình” (0.25 điểm )
- BPTT đó gợi hình ảnh một màn sương mờ ảo, mềm mại giăng mắc nơi đường thôn ngõ xóm đồng thời phép nhân hóa “chùng chình”còn khiến ta cảm nhận màn sương ấy như dùng dằng, như cố ý chậm lại, nửa sang thu nửa còn như luyến lưu chưa muốn rời xa mùa hạ. (0.25 điểm )
Câu 4: (3.5 điểm )
*Về hình thức: trình bày đoạn văn theo cách lập luận quy nạp, khoảng 10 câu, có sử dụng phép lặp và có một câu chứa thành phần phụ chú. (0. 5 điểm )
* Về nội dung (3 điểm ) Đảm bảo các ý cơ bản sau: 
- Những tín hiệu thu sang:
+ Từ “bỗng” mở đầu bài thơ gợi cảm giác bất ngờ, thu đến không hẹn trước
+ Tín hiệu mùa thu độc đáo: không phải trời xanh, hoa cúc, hương cốm mới, lá vàngvv mà là hương ổi => mùi hương dân dã mộc mạc, đặc trưng làng quê Bắc Bộ đầu thu
+ Chi tiết “gió se”: gió se lạnh, hơi khô ,đặc trưng cho tiết trời đầu thu
+ Động từ “phả”: hương ổi không lan, tỏa, bay nhẹ nhàng mà mạnh mẽ, nồng nàn, xộc vào trong gió , gió đưa đi đánh thức cả một không gian làng quê. 
+ “Sương chùng chình”: sương thu lãng đãng, nghệ thuật nhân hóa qua từ láy “chùng chình”-> gợi những hạt sương li ti mềm mại giăng màn qua ngõ, đồng thời phép nhân hóa còn khiến ta cảm nhận màn sương như dùng dằng, như cố ý chậm lại, nửa sang thu nửa còn như luyến tiếc mùa hạ.
+ “Ngõ” ở đây vừa là ngõ thực, vừa có thể là cửa ngõ sang mùa.
Tâm trạng của con người:
 + Tác giả đã huy động mọi giác quan để cảm nhận những tín hiệu thu sang nhưng nó rất nhẹ nhàng, mơ hồ nên nhà thơ vẫn băn khoăn tự hỏi:
“Hình như thu đã về?”
+ Tình thái từ “hình như” và câu hỏi tu từ : cảm giác hoài nghi, bối rối khi nhận ra mùa thu
cảm xúc ngỡ ngàng, bâng khuâng của tác giả khi đón nhận sứ giả đầu tiên của mùa thu.
Câu 5: (0.5 điểm )
Cả bài thơ chỉ sử dụng duy nhất một dấu chấm, Đó là dụng ý nghệ thuật của tác giả.Thể hiện dòng cảm xúc liền mạch đồng thời thể hiện các bước đi của mùa thu đang dần dần hiện hữu từ mơ hồ đến cụ thể rõ nét– sự vận động của thiên nhiên trong phút giao mùa tinh tế. (0.25 điểm )
Bài thơ khác cũng có hình thức độc đáo như vậy : Ánh trăng của Nguyễn Duy (0.25 điểm )

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_9.docx