Đề kiểm tra giữa kì II môn Ngữ văn 9 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)

Câu 1 (0,5 điểm): Tác giả của bài thơ “Sang thu” là:

A. Hữu Thỉnh C. Viễn Phương

B. Thanh Hải D. Huy Cận

Câu 2 (0,5 điểm): Giọng thơ và cảm xúc bài “Sang thu” như thế nào?

A. Vui tươi, rộn ràng C. Nhè nhẹ, man mác, bâng khuâng.

B. Buồn hiu hắt. D. Trầm lắng, dìu dịu buồn.

Câu 3 (0,5 điểm): Sự biến đổi của đất trời lúc sang thu được nhà thơ cảm nhận lần đầu tiên từ đâu?

A. Từ một đám mây C. Từ một cơn mưa

B. Từ một cánh chim D. Từ một mùi hương

Câu 4 (0,5 điểm): Trong câu thơ “Hình như thu đã về”, hai chữ “hình như” là thành phần gì?

A. Thành phần cảm thán C. Thành phần phụ chú

B. Thành phần tình thái D. Thành phần gọi-đáp

 

doc 7 trang phuongnguyen 25/07/2022 6180
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa kì II môn Ngữ văn 9 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra giữa kì II môn Ngữ văn 9 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)

Đề kiểm tra giữa kì II môn Ngữ văn 9 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)
Tiết: 129 + 130... tuần: 28 	 Ngày soạn: 26/03/2021
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II (Năm học: 2020-2021)
Môn: Ngữ văn – Lớp: 9 – Thời gian: 90 phút
I. Mục tiêu: Gióp häc sinh:
- Kiến thức:
 + Kiểm tra, đánh giá những kiến thức cơ bản về phần Văn bản - tiếng Việt – Tập làm văn đã học ở giữa học kì II.
- Phát triển năng lực:
+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ môn học: cảm nhận, so sánh, phân tích, tổng hợp.
 	+ Năng lực thực hành môn học: Vận dụng kiến thức đã học để viết một đoạn văn nghị luận về sự việc, hiện tượng, bài văn phân tích tác phẩm văn học.
+ Năng lực tính toán: Xác định được kiến thức trọng tâm của bài. 
 	+ Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn học: Tự làm bài cá nhân.
+ Năng lực vận dụng kiến thức môn học vào cuộc sống: Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy.
- Thái độ:
 + GDHS tinh thần trung thực, ý thức tự suy nghĩ làm bài.
II. Hình thức kiểm tra:
	- Trắc nghiệm khách quan và tự luận.
III. Ma trận đề kiểm tra:
 Cấp độ 
Chủ 
 đề 
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Vận dụng
Vận dụng cao
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
A. Đọc - hiểu văn bản
1. Sang thu
- Nhớ được tên tác giả (Câu 1)
- Hiểu được giọng thơ và cảm xúc của bài (Câu 2)
Số câu : 1
Số câu: 1
Số câu: 2
Số điểm : 0,5
Số điểm: 0,5
Số điểm: 1
- Nhận ra tín hiệu đầu tiên báo hiệu thu về (Câu 3)
Hiểu được ý nghĩa của bài thơ (Câu 6)
 Số câu: 1
Số câu: 1
Số câu: 2
Số điểm: 0,5
Số điểm: 0,5
Số điểm: 1
- Nhận ra được tình thái từ (Câu 4)
- Biết được câu thơ mang ý nghĩa triết lí (Câu 5)
Số câu: 1
Số câu: 1
Số câu:2
Số điểm: 0,5
Số điểm: 0,5
Số điểm: 1
B. Tạo lập văn bản
- Văn nghị luận xã hội
- Văn nghị luận về đoạn thơ
Viết đoạn văn nghị luận xã hội
(Câu 1)
- Phân tích khổ 4 và 5 của bài “MXNN” (Câu 2)
Số câu: 1
Số câu: 1
Số câu:2
Số điểm: 2
Số điểm: 5
Số điểm: 7
Tổng số câu 
Số câu: 3
Số câu: 3
Số câu: 2
Số câu: 8
Tổng số điểm
Số điểm: 1,5
Số điểm: 1,5
Số điểm: 7
Số điểm: 10
Tỉ lệ
15% 
15%
70%
100%
PGD & ĐT HÒN ĐẤT
Trường TH & THCS Vàm Rầy
 ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II 
 Năm học: 2020 – 2021
 Môn: Ngữ văn - Khối: 9
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề)
HỌ VÀ TÊN:.....	Lớp 9/....
Điểm
Lời phê của giáo viên
A. Đọc - hiểu văn bản (3 điểm).
Đọc kĩ bài thơ sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái câu trả lời đúng nhất: (Từ câu 1 đến câu 5)
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu
Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.
(“Sang thu”, Ngữ văn 9- Tập 2)
Câu 1 (0,5 điểm): Tác giả của bài thơ “Sang thu” là: 
Hữu Thỉnh C. Viễn Phương 
Thanh Hải D. Huy Cận
Câu 2 (0,5 điểm): Giọng thơ và cảm xúc bài “Sang thu” như thế nào?
A. Vui tươi, rộn ràng C. Nhè nhẹ, man mác, bâng khuâng.
B. Buồn hiu hắt. D. Trầm lắng, dìu dịu buồn.
Câu 3 (0,5 điểm): Sự biến đổi của đất trời lúc sang thu được nhà thơ cảm nhận lần đầu tiên từ đâu?
Từ một đám mây	 C. Từ một cơn mưa
Từ một cánh chim	 D. Từ một mùi hương
Câu 4 (0,5 điểm): Trong câu thơ “Hình như thu đã về”, hai chữ “hình như” là thành phần gì?
Thành phần cảm thán 	 C. Thành phần phụ chú
Thành phần tình thái	 D. Thành phần gọi-đáp
Câu 5 (0,5 điểm): Trong bài thơ “Sang thu”, câu thơ nào được trích dưới đây mang ý nghĩa triết lí nhất?
Sương chùng chình qua ngõ – Hình như thu đã về	 
Sông được lúc dềnh dàng – Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ - Vắt nửa mình sang thu
Sấm cũng bớt bất ngờ - Trên hàng cây đứng tuổi.	 
Câu 6 (0,5 điểm): Từ bài thơ trong phần Đọc- hiểu, em hãy cho biết bài thơ đã thể hiện được những cảm nhận gì của tác giả?
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
B. Tạo lập văn bản (7 điểm)
Câu 1: (2 điểm). Viết đoạn văn ngắn trình bày, phân tích tác hại của hiện tượng học “vẹt”, học “tủ”.
	Câu 2: (5 điểm). Phân tích đoạn thơ sau trong bài “Mùa xuân nho nhỏ” (Thanh Hải):
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến.
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
	Dù là khi tóc bạc.
Bài làm:
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÒN ĐẤT
Trường TH & THCS Vàm Rầy
ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM 
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II- NĂM HỌC: 2020- 2021
MÔN: NGỮ VĂN 9
A. Đọc hiểu văn bản: 
Câu
Đáp án
Điểm
1
A
0,5 điểm
2
C
0,5 điểm
3
D
0,5 điểm
4
B
0,5 điểm
5
D
0,5 điểm
6
- Nêu được ý nghĩa của văn bản: Bài thơ thể hiện những cảm nhận tinh tế của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa.
0,5 điểm
B. Tạo lập văn bản:
Câu
Đáp án
Biểu điểm
1
*Yêu cầu hình thức:
- Viết đúng yêu cầu đoạn văn nghị luận về một hiện tượng đời sống.
- Đoạn văn có câu chủ đề.
- Diễn đạt lưu loát, dùng từ, đặt câu đúng ngữ pháp, không mắc lỗi chính tả.
* Yêu cầu về nội dung học sinh nêu được các ý sau:
- Nêu khái quát luận điểm: Tình trạng học “vẹt”, học “tủ” khá phổ biến của học sinh hiện nay, ngược lại với sự tự học, chủ động, sáng tạo.
- Giải thích: 
+ Học “vẹt”: học thuộc, trôi chảy nhưng không hiểu gì.
+ Học “tủ”: chỉ tập trung vào một số bài, một số vấn đề (do đoán đề thi sẽ ra phần đó).
- Biểu hiện và tác hại của việc học “vẹt”, học “tủ”:
+ Kiến thức không chắc chắn, thiếu toàn diện.
+ Học đối phó nên không có kiến thức thật sự. Không biết vận dụng kiến thức vào đời sống.
- Biện pháp: Cần giáo dục ý thức ở mỗi học sinh (Chống lại việc học “vẹt”, học “tủ” và xác định cách học có hiệu quả: chủ động, sáng tạo, học đi đôi với hành)
2 điểm
(0,5 điểm)
(0,5 điểm)
(0,5 điểm)
(0,5 điểm)
2
* Yêu cầu chung:
1. Về hình thức:
- Viết đúng thể loại văn nghị luận về một đoạn thơ.
- Vận dụng những kiến thức và kĩ năng đã học để đưa ra những nhận định, đánh giá về đoạn thơ.
- Bố cục rõ ràng, đầy đủ 3 phần, hành văn trong sáng.
- Triển khai luận điểm, luận cứ một cách phù hợp.
2. Về nội dung: Hai khổ thơ chính là lời tâm niệm của nhà thơ, là khát vọng cao đẹp của tác giả Thanh Hải: được hòa nhập vào cuộc sống của đất nước, cống hiến phần tốt đẹp dù nhỏ bé của mình cho cuộc đời chung.
a. Mở bài:
- Giới thiệu: đôi nét về tác giả, tác phẩm
– Nêu khái quát nội dung cảm xúc của đoạn thơ: Hai khổ thơ nói lên điều tâm niệm chân thành, khát vọng cao đẹp của tác giả là được sống, cống hiến hết mình cho đất nước, cho cuộc đời...)
b. Thân bài: Lần lượt trình bày những suy nghĩ, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ.
* Dẫn dắt vào vấn đề nghị luận: Trước cảm xúc say sưa, ngây ngất của mùa xuân thiên nhiên đất trời; cảm xúc tự hào, yêu mến về mùa xuân đất nước – cách mạng Thanh Hải đã bộc lộ ước nguyện chân thành, tha thiết.
* Khổ thơ thứ nhất là ước nguyện thật giản dị nhưng vô cùng cao đẹp:
“Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến.”
- Điệp ngữ: “Ta làm” thể hiện rõ sự tự nguyện chân thành, tha thiết. Nhà thơ nguyện làm “con chim hót” trong muôn vàn tiếng chim hót cho cuộc đời thêm vui ; nguyện làm một “cành hoa” trong muôn vàn hương sắc của loài hoa, tỏa hương thơm ngào ngạt cho đời; nguyện làm một nốt trầm trong cái bè trầm thường có của bản hoà ca, có tác dụng làm nền cho những giai điệu thánh thót vút cao. Chỉ một nốt trầm thôi đã làm xao xuyến và lay động lòng người. Con chim hót, cành hoa, nốt trầm là hình ảnh ẩn dụ tương trưng cho cái đẹp, niềm vui của cuộc sống. Tiếng lòng cao cả ấy không còn là cái “tôi” cá thể mà đã trở thành cái "tứ" trong sự hoà nhập, chung cuộc.
* Khổ thơ thứ hai: Tác giả thay lời rất nhiều người nói lên mong ước bình dị, khiêm nhường, đáng quý:
“Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.”
- Lời thơ nhỏ nhẹ, tâm tình, tha thiết mà sâu lắng mang tính khái quát cao, tạo được sự đồng cảm trong lòng người đọc. Nho nhỏ và lặng lẽ là cách nói khiêm tốn, chân thành, dẫu chỉ là một hạt cát giữa sa mạc, một giọt nước giữa biển cả mênh mông vẫn là những đóng góp có ích cho đời. Sống hết mình, thủy chung cho đất nước, đem cả cuộc đời mình phục vụ cho đất nước, kể từ “tuổi 20” trai tráng cho đến khi tuổi già “tóc bạc”. Điệp ngữ “dù là” là tiếng nói từ gan ruột, một lời bộc bạch rất chân thành, thể hiện nguyện vọng sống đẹp của nhà thơ. Chính vì vậy mà hình ảnh “Mùa xuân nho nhỏ” ở cuối bài thơ như ánh lên, tỏa sức xuân tâm hồn. Đó là tâm hồn của một con người muốn sống một cuộc đời đẹp như mùa xuân, muốn giữ tâm hồn mình tràn đầy sức sống như mùa xuân nhưng chỉ là một mùa xuân nho nhỏ thôi. Trong ngày cuối cùng của cuộc đời mình, nhà thơ Thanh Hải đã sống và suy nghĩ như vậy cho đất nước. Đoạn thơ thể hiện khát vọng sống đẹp: Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình.
- Ước mơ ấy cũng chính là ước nguyện của thế hệ trẻ ngày nay.
c. Kết bài:
– Đánh giá: Với thể thơ 5 chữ, dùng nhiều biện pháp nghệ thuật mang lại hiệu quả cao, giọng điệu chân thành, tha thiết...đoạn thơ đã thể hiện được niềm mong ước sống có ích, dâng hiến một cách trọn vẹn của Thanh Hải và cũng là của rất nhiều người đối với đất nước, với xã hội.
- Liên hệ bản thân: 
+ Học tập được gì từ cách sống của Thanh Hải? (Sống có lý tưởng và niềm khát khao cống hiến cho cuộc đời)
+ Những việc làm thiết thực của bản thân trong học tập, ứng xử với mọi người để thực hiện ước nguyện cao đẹp đó...
5 điểm
(1 điểm)
(0,5điểm)
(0,25 điểm)
(1 điểm)
(0,25 điểm)
(1 điểm)
(1 điểm)
Lưu ý: Giáo viên chấm nên tùy tình hình thực tế bài làm của học sinh để quyết định điểm sao cho có sự đồng đều, thống nhất; khuyến khích bài viết đúng kiểu văn bản, bố cục rõ ràng, sáng tạo, giàu cảm xúc, trình bày sạch, đẹp; không mắc lỗi chính tả. 
 – Điểm 4 – 5: Viết đúng kiểu văn bản, bố cục rõ ràng, diễn đạt mạch lạc, đảm bảo các yêu cầu về kỹ năng và kiến thức.
– Điểm: 2 –3: Viết đúng kiểu văn bản; bố cục rõ ràng, diễn đạt tương đối mạch lạc; các yêu cầu về kiến thức được đảm bảo tuy chưa đầy đủ. 
– Điểm 1: Viết đúng kiểu văn bản; các yêu cầu về kiến thức được đảm bảo khá tương đối; bài viết còn lủng củng, mắc không quá 15 lỗi diễn đạt và chính tả.
– Điểm 0: Không viết hoặc viết vài dòng rồi bỏ.
Giáo viên ra đề: Đàm Lam Bình
Duyệt của BGH: Duyệt của tổ CM

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_giua_ki_ii_mon_ngu_van_9_nam_hoc_2020_2021_co_da.doc