Bài giảng Ngữ văn 9 - Đề 1: Phân tích hai khổ đầu bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy

Đề 1: Phân tích hai khổ đầu bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy.

Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với bể
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỉ

Trần trụi với thiên nhiên
hồn nhiên như cây cỏ
ngỡ không bao giờ quên
cái vầng trăng tình nghĩa

 

pptx 30 trang phuongnguyen 41880
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 9 - Đề 1: Phân tích hai khổ đầu bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Ngữ văn 9 - Đề 1: Phân tích hai khổ đầu bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy

Bài giảng Ngữ văn 9 - Đề 1: Phân tích hai khổ đầu bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy
Đề 1: Phân tích hai khổ đầu bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy . 
Hồi nhỏ sống với đồng với sông rồi với bểhồi chiến tranh ở rừngvầng trăng thành tri kỉTrần trụi với thiên nhiênhồn nhiên như cây cỏngỡ không bao giờ quên cái vầng trăng tình nghĩa 
I. Mở bài 
- Dẫn dắt: giới thiệu tác giả 
- Giới thiệu bài thơ 
- Giới thiệu 2 khổ thơ đầu tác giả gợi lại những kỉ niệm đẹp, tình cảm gắn bó giữa con người và vầng trăng trong quá khứ. 
Nguyễn Duy thuộc thế hệ nhà thơ quân đội trưởng thành trước cuộc chiến chống Mỹ cứu nước. Thơ ông giàu chất triết lý, thiên về chiều sâu nội tâm với những trăn trở, day dứt, suy tư. Nhắc đến Nguyễn Duy là nhắc đến bài thơ “Ánh trăng” – một bài thơ mang nặng tâm tư, tình cảm của tác giả về những năm tháng gian lao trong quá khứ, là một lời tự nhắc nhở con người phả sống ân nghĩa, thủy chung cùng quá khứ. Trong 2 khổ thơ đầu, tác giả gợi lại những kỉ niệm đẹp, tình cảm gắn bó giữa con người và vầng trăng trong quá khứ:   
“Hồi nhỏ sống với đồng 
 cái vầng trăng tình nghĩa” 
* Khái quát 
 Bài thơ ra đời năm 1978 tại thành phố Hồ Chí Minh. (Ba năm sau ngày kết thúc chiến tranh, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước). Bài thơ được in trong tập thơ cùng tên và được giải A của Hội nhà văn Việt Nam năm 1984. Khổ 1 và khổ 2 bài thơ cho thấy sự gắn bó của con người và vầng trăng trong quá khứ. 
- Kỉ niệm của người lính với vầng trăng giữa thiên nhiên thuở còn thơ . 
+ Thể thơ 5 chữ với giọng 
+ G ieo vần lưng và biện pháp tu từ liệt kê: đồng”,”sông”, “bể” cùng điệp từ “với” 
Bài thơ “Ánh trăng” mang dáng dấp một câu chuyện nhỏ giữa người lính với vầng trăng, truyện được kể theo trình tự không gian và thời gian bắt đầu là kỉ niệm của người lính với vầng trăng giữa thiên nhiên thuở còn thơ. 
“ Hồi nhỏ sống với đồng 
 với sông rồi với bể” 
 Thể thơ 5 chữ với giọng điệu tâm tình, thủ thỉ đưa ta về với quá khứ êm đềm trong tuổi thơ của tác giả. Bằng c ách gieo vần lưng và biện pháp tu từ liệt kê: “đồng”,”sông”, “bể” cùng điệp từ “với” lặp lại 3 lần đã nhấn mạnh sự gắn bó giữa con người với thiên nhiên, gợi ra trong tâm trí người đọc những miền không gian rộng lớn; ở đó con người được thỏa sức vẫy vùng, ngụp lặn với thiên nhiên, với vầng trăng . 
Khung cảnh thiên nhiên ấy ta như cảm nhận được cả niềm hạnh phúc sung sướng của tác giả khi ở tuổi ấu thơ được ngắm vầng trăng trên đồng quê trên dòng sông trên biển cả. Dòng hồi tưởng của tác giả làm lòng ta xao động nhớ lại tuổi thơ của mình ai cũng có một tuổi thơ gắn với vầng trăng. 
 Không chỉ gắn bó với vầng trăng thuở ấu thơ mà người lính còn còn nhớ tới những kỉ niệm giữa mình với vầng trăng trong những năm tháng ở chiến trường người lính sống giữa núi rừng vầng trăng vẫn luôn giao hòa gắn bó. 
“Hồi chiến tranh ở rừng 
 vầng trăng thành tri kỉ ” 
- K ỉ niệm giữa người với vầng trăng trong những năm tháng ở chiến trường 
+ Điệp ngữ “ hồi ” 
+ N ghệ thuật nhân hóa 
Điệp ngữ “hồi ” gắn với c â u thơ đầu tiên khiến cho khổ thơ trở thành dòng hoài niệm tâm tình, người và trăn g gắn kết không chỉ ở tuổi thơ mà còn khi trưởng thành. Câu thơ “ vầng trăng thành tri kỉ” sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa qua từ “tri kỉ” khiến trăng trở thành người bạn luôn kề vai sát cánh cùng chia ngọt sẻ bùi bên người lính, vầng trăng sáng đã giúp người lính xua tan đêm tối của rừng già soi sáng bước đường hành quân. Trăng và người thân thiết đến thiếu vắng vầng trăng người lính lại nôn nao thấy nhớ: 
“Nằm ngửa nhớ trăng, nằm nghiêng nhớ núi 
 Nôn nao ngồi dạy, nhớ lưng đèo” 
 ( Nhớ - Phạm Tiến Duật) 
Như vậy, vầng trăng trong khổ thơ đầu là biểu tượng cho vẻ đẹp thiên nhiên trong trẻo và dung dị, gắn bó với cuộc đời người lính từ lúc tuổi thơ đến khi trưởng thành. 
+ Điệp ngữ “ hồi ” 
+ N ghệ thuật nhân hóa 
Những năm tháng sống hồn nhiên chân thật nhất của người lính 
+ Vần lưng 
Vầng trăng đã trở thành một phần không thể thiếu được trong đời sống tâm hồn của người lính, có thể nói đó là những năm tháng sống hồn nhiên chân thật nhất của người lính. 
“Trần trụi với thiên nhiên 
hồn nhiên như cây cỏ 
ngỡ không bao giờ quên 
cái vầng trăng tình nghĩa” 
Vần lưng một lần nữa lại xuất hiện: “hồn nhiên”, “thiên nhiên” làm cho âm điệu câu thơ thêm liền mạch, dường như nguồn cảm xúc cũa tác giả vẫng đang tràn đầy . 
Từ láy “trần trụi”, hình ảnh so sánh ẩn dụ “ hồn nhiên như cây cỏ” gợi vẻ đẹp bình dị, đơn sơ, mộc mạc, trong sáng của vầng trăng. Đó cũng là cốt cách, vẻ đẹp hồn nhiên, vô tư, mộc mạc trong tâm hồn người lính trong những năm tháng ở rừng . 
+ Nghệ thuật nhân hóa 
+ Từ “ ngỡ” 
 Trăng và người gắn bó hòa quyện. Vầng trăng đã trở thành tri kỉ, thành người bạn tâm tình, gần gũi gắn bó với tuổi thơ tươi đẹp, trong sáng. Cứ như thế, trăng theo nhịp bước người chiến sĩ lớn dần theo năm tháng, đến cả những nơi gian khổ, hiểm nguy nhất, là trong chiến tranh. 
 Con người luôn trân trọng vầng trăng, đinh ninh một lời thề: 
“Ngỡ không bao giờ quên 
 cái vầng trăng tình nghĩa” 
 Nghệ thuật nhân hóa “vầng trăng tình nghĩa” cho thấy vầng trăng mang vẻ đẹp nguyên thủy như vẻ đẹp của thiên nhiên, khiến cho nhân vật trữ tình cảm nhận dường như sẽ không bao giờ có thể quên cái vầng trăng tri kỉ- tình nghĩa ấy. 
Từ “ ngỡ” như báo hiệu những chuyển biến trong câu chuyện cũng như trong tình cảm của con người. 
* Đánh giá 
- Nghệ thuật 
- Nội dung 
 Với giọng điệu tha thiết trầm lắng, suy tư lặng lẽ, với hình ảnh thơ đẹp giàu biểu tượng, kết hợp với thể thơ năm chữ sáng tạo, h ai khổ thơ đầu bài thơ đã cho thấy mối quan hệ giữa người và trăng trong quá khứ. Trong quá khứ, dẫu hoàn cảnh đầy gian khó, trăng luôn đồng hành cùng con người trên mỗi bước đường, trở thành người bạn tri âm tri kỉ chia se niềm vui nỗi buồn. Trăng là biểu tượng của quá khứ tình nghĩa, thủy chung. 
Kết bài 
- Đánh giá chung về đoạn thơ 
- Đoạn thơ khơi gợi trong em những tình cảm, trách nhiệm gì? Em học được bài học gì? 
 “ Ánh trăng” là một bài thơ sống mãi trong tâm hồn người đọc mọi thế hệ bởi những thông điệp nhà thơ truyền tải trong thi phẩm. Trong đó, hai khổ thơ đầu bài thơ đem đến cho người đọc những xúc cảm bâng khuâng, xao xuyến; bởi đọc thơ, ta được đắm mình với những kỉ niệm ngọt ngào, êm đềm của tuổi thơ. Kỉ niệm tuổi thơ tươi đẹp mãi là hành trang theo con người đi suốt cuộc đời. Cảm ơn nhà thơ với những dòng thơ dung dị đã cho ta những phút giây sống chậm lại, suy ngẫm và thêm trân trọng quá khứ nghĩa tình. 
Đề 2: Phân tích hai khổ thơ 3 và 4 của bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy. 
Mở bài 
- Dẫn dắt: giới thiệu tác giả 
- Giới thiệu bài thơ 
- Giới thiệu 2 khổ thơ 3,4. 
 Nguyễn Duy thuộc thế hệ nhà thơ quân đội trưởng thành trước cuộc chiến chống Mỹ cứu nước. Thơ ông giàu chất triết lý, thiên về chiều sâu nội tâm với những trăn trở, day dứt, suy tư. Nhắc đến Nguyễn Duy là nhắc đến bài thơ “ Ánh trăng” – một bài thơ mang nặng tâm tư, tình cảm của tác giả về những năm tháng gian lao trong quá khứ, là một lời tự nhắc nhở con người phả sống ân nghĩa, thủy chung cùng quá khứ. Trong 2 khổ thơ 3 và 4 của bài thơ, tác giả đưa ta về với mối quan hệ giữa con người và vầng trăng trong hiện tại:  
 “ Từ hồi về thành phố .vầng trăng tròn” 
* Khái quát 
Bài thơ ra đời năm 1978 tại thành phố Hồ Chí Minh. Tiếp theo mạch cảm xúc của con người và trăng trong quá khứ ở khổ 1,2 thì khổ 3,4 tiếp tục mối quan hệ giữa người và trăng trong hiện tại. 
Người lính về với cuộc sống nơi thành phố : 
+ Hình ảnh hoán dụ “ánh điện cửa gương” 
 Trong quá khứ, trăng và người luôn gắn bó, trở thành tri kỉ của nhau từ lúc ấu thơ đến khi trưởng thành. Qua thời gian, quan hệ giữa người với trăng đã có nhiều sự thay đổi. Sau những năm tháng chiến tranh gian khổ, đất nước hòa bình, người lính về với cuộc sống nơi thành phố được sống trong điều kiện đầy đủ nơi phồn hoa đô hội với guồng quay tất bật: 
Từ hồi về thành phố 
 quen ánh điện cửa gương 
 Hình ảnh hoán dụ “ánh điện cửa gương” đã gợi ra cuộc sống đầy đủ, tiện nghi hiện đại không gian khép kín. Những tòa nhà trọc trời che khuất đi ánh sáng của vầng trăng hay quen sống trong ánh sáng của đèn điện con người không có nhu cầu tìm đến ánh sáng của thiên nhiên là trăng? Môi trường mới tiện nghi với hoàn cảnh mới làm cho con người sống cách biệt với thiên nhiên cũng có nghĩa là xa dần quà khứ, lạnh nhạt dần với quá khứ: 
+ Biện pháp nghệ thuật nhân hóa và so sánh 
+ Hai từ “ người dưng” 
Vầng trăng đi qua ngõ 
 như người dung qua đường. 
Hai câu thơ với sử dụng biên pháp nghệ thuật nhân hóa và so sánh, tác giả cho thấy vầng trăng tri kỉ ngày nào giờ đã bị con người lãng quên. 
 Hai từ “người dưng” đọc lên nhẹ bẫng với hai thnah bằng nhưng lại xoáy sâu vào lòng người đọc những nỗi niềm xót xa, nhức nhối... Người lính đã quên đi vầng trăng nghĩa tình, vầng trăng từng một thời đồng cam cộng khổ, chia ngọt sẻ bùi, vầng trằn từng một thời kề vai sát cánh nâng đỡ tâm hồn người lính. Quên vầng trăng là quên đi quá khứ, quên đi thiên nhiên đất nước bình dị, quên đi một thời gian khổ hi sinh, quên anh em đồng chí, quên nhân dân, những cái quên thật đáng sợ. 
Tình huống bất ngờ: 
Những câu thơ cho thấy một ý nghĩa khái quát: khi hoàn cảnh sống thay đổi thì con người có thể dễ dàng quên đi quá khứ, quên đi những gian khổ nhọc nhằn của một thời đã qua. Song, cái sự “quên ” ấy cũng là lẽ thường tình bởi những lo toan thường nhật từ cuộc sống. Qua đó, tác giả nhẹ nhàng nhắc nhở chúng ta không nên quên đi quá khứ tình nghĩa . 
Ở khổ thơ tiếp theo, với giọng thơ đột ngột, tác giả đưa ta vào một tình huống bất ngờ: 
 “Thình lình đèn điện tắt 
 . đột ngột vầng trăng tròn” 
Dẫu cho con người từng có lúc thờ ơ, vô tình, coi vầng trăng như người dưng không hề quen biết nhưng vầng trăng thì vẫn âm thầm lặng lẽ dõi theo con người và chỉ đến khi điều kiện sống hiện đại bị thử thách con người mới hiểu hết về trăng. 
+ Từ láy “thình lình” kết hợp với nghệ thuật đảo ngữ 
 Với việc sử dụng từ láy “thình lình” kết hợp với nghệ thuật đảo ngữ, tác giả đã diễn tả một tình huống bất ngờ xảy ra: thành phố mất điện. 
 Con người vốn quen với ánh s á ng không chịu được bong tối nên đã đi tìm nguồn sang khác thay thế. Nhà thơ đã rất khéo léo khi sắp xếp 3 động từ liền nhau “vội”, “bật”, “tung” để diễn tả trạng thái hối hả khẩn trương cuống quýt đi tìm nguồn sáng, thoát ra khỏi không gian tối tăm bức bối. 
Như một sự sắp đặt, lúc này vầng trăng xuất hiện: 
 “ Đột ngột vầng trăng tròn” . 
Từ láy “thình lình” kết hợp với nghệ thuật đảo ngữ đặt ở đầu câu thơ nhấn mạnh tính chất bất ngờ của cuộc gặp gỡ này. Không phải trăng đột ngột hiện ra mà con người đột ngột nhận ra sự hiện hữu của vầng trăng xưa sau bao năm quên lãng. 
Đó là vầng trăng của ngày xưa, vẫn tròn đẹp sáng trong nguyên vẹn như thuở còn gian khổ dẫu đã trải bao năm tháng, vẫn hiền hòa thủy chung gắn bó với mọi người mọi nhà với thi nhân ... Một chút gì như sững sờ, như ngỡ ngàng, bối rối. Trăng lãng du và con người lãng quên đã gặp nhau trong một phút tình cờ. Cái phút giây gặp gỡ bất ngờ, không đoán trước ấy được miêu tả thật cảm động. 
* Đánh giá 
- Nghệ thuật 
- Nội dung 
 Có thể nói, đây là khổ thơ quan trọng của bài thơ, giống như một nút thắt, có ý nghĩa bước ngoặt trong mạch cảm xúc, góp phần bộc lộ tư tưởng và mở ra những suy ngẫm của nhà thơ. 
Kết bài 
- Đánh giá chung về đoạn thơ 
- Đoạn thơ khơi gợi trong em những tình cảm, trách nhiệm gì? Em học được bài học gì? 
 Hai khổ 3,4 đã cho thấy mối quan hệ giữa người và trăng trong hiện tại. Con người đã lãng quên đi ánh trăng vì hoàn cảnh song đã thay đổi. Viết về sự đổi thay trong tình cảm của con người, nguyễn Duy đã gián tiếp n hắc nhở chúng ta về một thái độ sống tích cực: cần phải nhớ về quá khứ, cho dù quá khứ ấy có gian lao. Đó cũng là đạo lí của dân tộc ta: ân nghĩa, thủy chung, uống nước nhớ nguồn. 
Đề 3: Phân tích hai khổ thơ cuối của bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy. 
Mở bài 
- Dẫn dắt: giới thiệu tác giả 
- Giới thiệu bài thơ 
- Giới thiệu đoạn thơ 
 Nguyễn Duy thuộc thế hệ nhà thơ quân đội trưởng thành trước cuộc chiến chống Mỹ cứu nước. Thơ ông giàu chất triết lý, thiên về chiều sâu nội tâm với những trăn trở, day dứt, suy tư. Nhắc đến Nguyễn Duy là nhắc đến bài thơ “ Ánh trăng” – một bài thơ mang nặng tâm tư, tình cảm của tác giả về những năm tháng gian lao trong quá khứ, là một lời tự nhắc nhở con người phả sống ân nghĩa, thủy chung cùng quá khứ. Hai khổ thơ cuối của bài thơ là dòng cảm xúc và suy ngẫm của nhân vật trữ tình. 
* Khái quát 
Hoàn cảnh ra đời 
 Bài thơ ra đời năm 1978 tại thành phố Hồ Chí Minh. (Ba năm sau ngày kết thúc chiến tranh, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước). Bài thơ được in trong tập thơ cùng tên và được giải A của Hội nhà văn Việt Nam năm 1984. Tiếp theo mạch cảm xúc của con người và trăng trong qua khứ và hiên tại , hai khổ cuối của bài thơ đưa ta đến với dòng cảm xúc và suy ngẫm của nhân vật trữ tình 
Khổ thơ thứ 5 diễn tả niềm xúc động của nhân vật trữ tình khi đối diện với vầng trăng : 
+ Từ “mặt” được điệp lại hai lần 
 Khổ thơ thứ 5 của bài thơ đã diễn tả niềm xúc động của nhân vật trữ tình khi đối diện với vầng trăng : 
“ngửa mặt lên nhìn mặt 
có cái gì rưng rung 
như là đồng là bể 
như là sông là rừng” 
+ Câu thơ đầu tiên diễn tả sự đối diện giữa nhà thơ với vầng trăng trong một cái nhìn trực diện : 
 “ngửa mặt lên nhìn mặt” 
+ Từ “mặt” được điệp lại hai lần, trong đó, từ “mặt” thứ hai là từ nhiều nghĩa”, được chuyển theo phương thức ẩn dụ, tạo ra sự đa nghĩa cho ý thơ. Con người đối diện với vầng trăng hay chính là đối diện với quá khứ thủy chung, tình nghĩa, với người bạn tri kỉ mà mình quên lãng. 
+ Từ láy “rưng rưng ” diễn tả sự xúc động nghẹn ngào như muốn trào dâng nước mắt. 
+ Nhịp thơ dồn dập, cấu trúc song hành «  như là », kết hợp với biện pháp tu từ liệt kê và điệp ngữ. 
+ Khi vầng trăng xuất hiện, cũng là lúc quá khứ ập về trong lòng nhà thơ với cảm xúc trào dâng mãnh liệt . Từ láy “rưng rưng ” diễn tả sự xúc động nghẹn ngào như muốn trào dâng nước mắt. 
+ Sau khi gặp lại vầng trăng những kỷ niệm thân thương trong quá khứ ùa về: 
« như là đồng là bể / như là sông là rừng” 
+ Nhịp thơ dồn dập, cấu trúc song hành« như là », kết hợp với biện pháp tu từ liệt kê và điệp ngữ đã diễn tả dòng kí ức của một thời gắn bó chan hòa với thiên nhiên ùa về trong tâm trí nhân vật trữ tình miên man, bất tận. 
 Như vậy, khổ 5 bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy đã thể hiện trọn vẹn niềm xúc động mãnh liệt của nhà thơ khi đối diện với vầng trăng và chiều sâu tư tưởng mang tính triết lí của tác giả. 
Khổ thơ kết thúc bài thơ thể hiện rất rõ tính triết lý và chiều suy ngẫm của bài thơ : 
 Khổ thơ kết thúc bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy đã thể hiện rất rõ tính triết lý và chiều suy ngẫm của bài thơ : 
‘trăng cứ tròn vành vạnh  đủ cho ta giật mình” 
+ Hai câu thơ đầu nghệ thuật tương phản được tác giả sử dụng khá thành công. Sự tương phản : trăng cứ tròn vành vạnh còn con người thì vô tình 
+ Cái tròn của trăng, đâu chỉ là tròn về hình dáng bề ngoài mà là sự tròn đầy của nghĩa tình, trọn vẹn chung thủy. 
+ Trợ từ “cứ  ” đã diễn tả sự bền vững bất biến với thời gian, dù trải qua bao thăng trầm, bao thay đổi nhưng tình cảm của trăng vẫn vẹn nguyên như thế. 
+ Cụm từ “kể chi” đã cho thấy sự vị tha, bao dung, độ lượng của trăng trước sự bội bạc của con người. Lòng người hao khuyết còn trăng thì tròn đầy 
+ Nhân hóa “ im phăng phắc”  
+ Từ “ giật mình” 
+ Hai câu kết mang nặng những suy tư, triết lí : 
“  ánh trăng im phăng phắc 
đủ cho ta giật mình” 
+ Hình ảnh ánh trăng được nhân hóa “im phăng phắc ”: sự im lặng đầy nghiêm khắc nhưng cũng thật bao dung, độ lượng khiến cho con người giật mình thức tỉnh. 
Từ “ giật mình” là một sự sáng tạo dộc đáo Nguyễn Duy. Trước tiên, nó là cảm giác và phản xạ tâm lí của một con người biết suy nghĩ chợt nhận ra sự vô tình của bản thân, ngoài ra đó là cái giật mình của sự ăn năn, để tự thây cần phải thay đổi, nhắc nhở bản thân phải trân trọng những gì đã qua 
+ Đại từ “ta ” 
+ Đại từ “ ta” khép lại bài thơ “Ánh trăng” mang ý nghĩa khái quát, là lời nhắn nhủ đến mọi người, mọi thời đại, hãy sống tình nghĩa, thủy chung, không được lãng quên quá khứ. 
Như vậy, không phải vô tình, cả bài thơ tác giả sử dụng từ “Vầng trăng” nhưng đến khổ cuối tác giả lại dùng từ “ánh trăng”. Ánh trăng là thứ ánh dáng dịu mát của thi ê n nhiên nhưng nó cũng đủ sức chiếu rọi vào góc tối của con người, làm cho con người phải thức tỉnh. Khổ thơ dồn nén bao tâm sự, suy ngẫm, triết lí sâu sắc. Qua đó, nhà thơ muốn gửi gắm đến mọi người về lẽ sống, về đạo lí “ uống”, ân nghĩa, thủy chung. 
* Đánh giá 
- Nghệ thuật 
- Nội dung 
 Thể thơ 5 chữ, giọng điệu thơ tâm tình, tự nhiên kết hợp tự sự với trữ tình; nhịp thơ khi chảy trôi tự nhiên, nhịp nhàng theo lời kể, khi thì ngân nga thiết tha cảm xúc, lúc lại trầm lắng biểu hiện suy tư, “ Ánh trăng” như là một lời tâm sự của tác giả về những năm tháng gian khỗ đã đi qua với những tình cảm bình dị, hiền hậu. Đồng thời bài thơ còn gửi gắm đến chúng ta một thái độ sống tích cực: “ Uống” 
Kết bài 
- Đánh giá chung về đoạn thơ 
- Đoạn thơ khơi gợi trong em những tình cảm, trách nhiệm gì? Em học được bài học gì? 
 “ Ánh trăng” là bài thơ hay của Nguyễn Duy. Đặc biệt, hai khổ thơ cuối của bài mang đến cho người đọc nhiều suy ngẫm. Qua hai khổ thơ, tác giả tâm sự với người đọc những sâu kín nhất nơi lòng mình. Chất triết lí thâm trầm được diễn tả qua hình tượng “ ánh trăng” đã tạo nên giá trị tư tưởng và nghệ thuật của bài thơ. Không nên sống vô tình, phải thủy chung trọn vẹn, phải nghĩa tình sắt son với bạn bè, đồng chí, nhân dân. Đó là điều mà Nguyễn Duy nói thật hay, thật cảm động qua bài thơ này. Từ một câu chuyện riêng, tiếng thơ của Nguyễn Duy như một lời cảnh tỉnh, nhắc nhở thấm thía về thái độ sống “ uống nước nhớ nguồn, ân nghĩa thủy chung” cùng quá khứ. Có lẽ vì vậy mà đến với “ Ánh trăng” , người đọc nào cũng thấy lòng mình dường như lắng lại. 

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_9_de_1_phan_tich_hai_kho_dau_bai_tho_anh_t.pptx