Bài giảng Ngữ văn 9 - Tiết 4: Tập làm văn sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh

. Khái niệm:

 Là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức khách quan về đặc điểm, tính chất, nghuyên nhân. của các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giải thích, giới thiệu.

 b. Mục đích:

 Đáp ứng được nhu cầu hiểu biết, cung cấp cho con người những tri thức về tự nhiên, xã hội để có thể vận dụng vào cuộc sống.

 

ppt 23 trang phuongnguyen 28/07/2022 22800
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 9 - Tiết 4: Tập làm văn sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Ngữ văn 9 - Tiết 4: Tập làm văn sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh

Bài giảng Ngữ văn 9 - Tiết 4: Tập làm văn sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh
NGỮ VĂN 9 
TIẾT 4: TẬP LÀM VĂN 
SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT 
TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH 
I. Tìm hiểu việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh. 
1. Ôn tập văn bản thuyết minh 
? Văn bản thuyết minh là gì 
? Văn bản thuyết minh được viết ra nhằm mục đích gì 
? Nêu đặc điểm chủ yếu của văn bản thuyết minh? Hãy kể tên các phương pháp thuyết minh đã học 
a. Khái niệm: 
 Là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức khách quan về đặc điểm, tính chất, nghuyên nhân... của các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giải thích, giới thiệu. 
 b. Mục đích: 
 Đáp ứng được nhu cầu hiểu biết, cung cấp cho con người những tri thức về tự nhiên, xã hội để có thể vận dụng vào cuộc sống. 
c . Tính chất 
- Giới thiệu sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội. 
Xác thực, khoa học, rõ ràng, hấp dẫn. 
- Ngôn ngữ chính xác, chặt chẽ, sinh động . 
d. Phương pháp thuyết minh 
 Nêu định nghĩa, giải thích, liệt kê, nêu ví dụ, số liệu, so sánh, phân tích, phân loại. 
2. Viết văn bản thuyết minh có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật 
Văn bản: Hạ Long – Đá và nước 
1. Xét VD: 
- Vấn đề thuyết minh: 
liệt kê, phân tích 
sự kì lạ của Hạ Long 
- Phương pháp thuyết minh: 
? Đồng thời với các phương pháp thuyết minh trên để cho sinh động tác giả còn vận dụng biện pháp nghệ thuật nào 
? Hãy đọc câu văn nêu khái quát sự kì lạ của Hạ Long. 
	 Chính Nước làm cho đá sống dậy, làm cho Đá vốn bất động và vô tri bỗng trở nên linh hoạt, có thể động đến vô tận, và có tri giác, có tâm hồn. 
	 Đó là biện pháp liên tưởng, tưởng tượng và kết hợp với biện pháp nhân hóa, so sánh, miêu tả. 
	 Tưởng tượng những cuộc dạo chơi đúng hơn là các khả năng dạo chơi: thả cho thuyền nổi trôi hoặc buông theo dòng, hoặc chèo nhẹ, hoặc lướt nhanh hoặc tùy hứng lúc nhanh lúc dừng (toàn bài dùng 8 chữ “có thể” ) khơi gợi những cảm giác có thể có: bỗng nhiên nhí nhảnh tinh nghịch hơn, buồn hơn hay vui hơn...hóa thân không ngừng. 
	 Dùng phép nhân hóa để tả các đảo đá: gọi chúng là thập loại chúng sinh, phải là thế giới người, là bọn người bằng đá hối hả trở về. 
Làm nổi bật sự kì lạ của Hạ Long và gây hấp dẫn 
Theo dõi video 
* Ghi nhớ: 
- Muốn cho văn bản thuyết minh được sinh động, hấp dẫn người ta vận dụng thêm một số biện pháp nghệ thuật như kể chuyện, tự thuật, đối thoại theo lối ấn dụ, nhân hóa hoặc các hình thức vè, diễn ca... 
- Các biện pháp nghệ thuật cần được sử dụng thích hợp góp phần làm nổi bật đặc điểm của đối tượng thuyết minh và gây hứng thú cho người đọc. 
Bài tập 1: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi 
? Văn bản có tính chất thuyết minh không 
? Tính chất ấy thể hiện ở những điểm nào 
? Những phương pháp thuyết minh nào được sử dụng 
? Bài thuyết minh này có những nét gì đặc biệt 
? Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Tác dụng 
II. Luyện tập 
- Vấn đề: Giới thiệu loài ruồi =>Ý thức giữ gìn vệ sinh 
- Phương pháp thuyết minh: Định nghĩa, phân loại, số liệu, liệt kê 
- Các biện pháp nghệ thuật: Nhân hóa, tự sự (tình tiết) 
* Nét đặc biệt: yếu tố thuyết minh và yếu tố nghệ thuật kết hợp chặt chẽ. 
=> Gây hứng thú, vừa là truyện vui, dễ nhớ, vừa thêm tri thức, có tính giáo dục. 
Bài tập 2 : Đọc đoạn văn sau và nhận xét về biện pháp nghệ thuật được sử dụng để thuyết minh: 
Bà tôi thường kể cho tôi nghe rằng chim cú kêu là có ma tới. Tôi hỏi vì sao thì bà giải thích: thế cháu không nghe tiếng cú kêu thường vọng từ bãi tha ma đến hay sao?”. Sau này học môn sinh học tôi mới biết là không phải như vậy. Chim cú là loài chim ăn thịt, thường ăn thịt lũ chuột đồng, kẻ phá hoại mùa màng. Chim cú là giống vật có lợi, là bạn của nhà nông. Sở dĩ chim cú thường lui tới bãi tha ma là vì ở đó có lũ chuột đồng đào hang. Bây giờ mỗi lần nghe tiếng chim cú, tôi chẵng những không sợ mà còn vui vì biết rằng người bạn của nhà nông đang hoạt động. 
Thuyết minh nhằm nói về tập tính của chim cú dưới dạng một ngộ nhận thời thơ ấu, sau lớn lên đi học mới có dịp nhận thức lại sự nhầm lẫn cũ 
- Biện pháp nghệ thuật: lấy ngộ nhận hồi nhỏ làm đầu mối câu chuyện. 
Bài tập trắc nghiệm: 
Điều cần tránh khi thuyết minh kết hợp với sử dụng một 
số biện pháp nghệ thuật là gì? 
Sử dụng đúng lúc, đúng chỗ. 
Kết hợp với các phương pháp thuyết minh 
Làm lu mờ đối tượng được thuyết minh. 
Làm đối tượng thuyết minh được nổi bật, gây ấn tượng. 
	 Bài tập về nhà 
	- Thuộc ghi nhớ. 
	- Tìm một số đoạn văn thuyết minh có sử dụng yếu tố nghệ thuật. 
	- Hoàn thiện các bài tập còn lại trong SGK 
 Bài mới : Soạn bài: 
	 Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh. 
+ Đề 1: Thuyết minh về chiếc bút bi 
+ Đề 2:: Thuyết minh về chiếc nón lá 
Yêu cầu: Viết phần thân bài (có sử dụng yếu tố nghệ thuật) 
DẶN DÒ 

File đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_9_tiet_4_tap_lam_van_su_dung_mot_so_bien_p.ppt