Bài giảng Ngữ văn 9 - Tiết:47-52, Bài 10: Bài thơ về tiểu đội xe không kính

TIẾT 47- 48 BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH (Phạm Tiến Duật)

I.Đọc và tìm hiểu chung

II.Tìm hiểu văn bản

1. Nhan đề : Bài thơ về tiểu đội xe không kính

-Nhan đề dài, độc đáo, mới lạ, thể hiện cách nhìn, cách khai thác chất thơ từ hiện thực khốc liệt.

-Nếu bỏ 2 chữ bài thơ sẽ chỉ còn hiện thực chiến tranh mà mất đi chất thơ đẹp lãng mạn của tuổi trẻ thời chống Mĩ

 

pptx 36 trang phuongnguyen 21820
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 9 - Tiết:47-52, Bài 10: Bài thơ về tiểu đội xe không kính", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Ngữ văn 9 - Tiết:47-52, Bài 10: Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Bài giảng Ngữ văn 9 - Tiết:47-52, Bài 10: Bài thơ về tiểu đội xe không kính
Tiết:47-52 
Bài 10: BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH 
? Cảm nhận của em sau khi xem hình ảnh về người lính Trường Sơn ? 
? Em có thể giới thiệu chia sẻ về bức tranh hay bài thơ về người lính Trường Sơn thời chống Mĩ 
 mà em đã sưu tầm? 
I.Đọc và tìm hiểu chung 
1 . Tác giả: 
- Phạm Tiến Duật (1941- 2007) 
- Quê :Thanh Ba- Phú Thọ 
-Là nhà thơ tiêu biểu của thời kì kháng chiến chống Mĩ với giọng thơ sôi nổi, trẻ trung, ngang tàng mà sâu sắc 
Phạm Tiến Duật là người lính- nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ 
-Đề tài:Viết về người lính, cô gái TNXP. 
-Tác phẩm chính: Lửa đèn, Trường Sơn Đông- Trường Sơn Tây; Vầng trăng- Quầng lửa 
TIẾT 47- 48 BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH (Phạm Tiến Duật) 
a . Đọc, chú thích : 
TIẾT 47- 48 BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH (Phạm Tiến Duật) 
I.Đọc và tìm hiểu chung 
Tác giả : 
2.Tìm hiểu chung về văn bản 
Theo các em, với văn bản này chúng ta sẽ đọc với giọng điệu như thế nào? 
a . Đọc, chú thích : 
b.Tác phẩm : 
TIẾT 47- 48 BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH (Phạm Tiến Duật) 
I.Đọc và tìm hiểu chung 
Tác giả: 
2.Tìm hiểu chung về văn bản 
? Nêu những nét chính v ề tác phẩm trên các phương diện sau: 
- Hoàn cảnh sáng tác. 
- Thể thơ 
-Đề tài 
- Phương thức biểu đạt 
a . Đọc, chú thích : 
- Hoàn cảnh: Bài thơ được sáng tác năm 1969, in trong tập 
" Vầng trăng quầng lửa”, trong chùm thơ đạt giải nhất cuộc thi 
 thơ báo Văn nghệ 1969 
TIẾT 47- 48 BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH (Phạm Tiến Duật) 
I.Đọc và tìm hiểu chung 
Tác giả: 
2.Tìm hiểu chung về văn bản 
b.Tác phẩm 
- Thể thơ : Tự do ( câu dài, ít vần, nhịp điệu linh hoạt như câu văn xuôi ) 
- Phương thức biểu đạt : Biểu cảm , tự sự, miêu tả, 
TIẾT 47- 48 BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH (Phạm Tiến Duật) 
I.Đọc và tìm hiểu chung 
II.Tìm hiểu văn bản 
1 . Nhan đề : Bài thơ về tiểu đội xe không kính 
? Nhan đề bài thơ có gì khác lạ? 
TIẾT 47- 48 BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH (Phạm Tiến Duật) 
I.Đọc và tìm hiểu chung 
II.Tìm hiểu văn bản 
1. Nhan đề : Bài thơ về tiểu đội xe không kính 
-Nhan đề dài, độc đáo, mới lạ, thể hiện cách nhìn, cách khai thác chất thơ từ hiện thực khốc liệt. 
-Nếu bỏ 2 chữ bài thơ sẽ chỉ còn hiện thực chiến tranh mà mất đi chất thơ đẹp lãng mạn của tuổi trẻ thời chống Mĩ 
TIẾT 47- 48 BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH (Phạm Tiến Duật) 
I.Đọc và tìm hiểu chung 
II.Tìm hiểu văn bản 
2 . Sự khốc liệt của chiến tranh và sự khắc nghiệt của thiên nhiên 
? Em hãy tìm các câu thơ/ chi tiết/ hình ảnh thể hiện Sự khốc liệt của chiến tranh và sự khắc nghiệt của thiên nhiên . 
? NX giọng điệu, ngôn ngữ, hình ảnh thơ 
? Qua đó ta thấy nổi bật hình ảnh nào? 
TIẾT 47- 48 BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH (Phạm Tiến Duật) 
I.Đọc và tìm hiểu chung 
II.Tìm hiểu văn bản 
2 . Sự khốc liệt của chiến tranh và sự khắc nghiệt của thiên nhiên 
Bom giật, bom rung 
-Những chiếc xe từ trong bom rơi 
-Bụi phun tóc trắng như người già 
-Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời 
Chiến tranh vô cùng ác liệt, thiên nhiên khắc nghiệt. 
Tất cả làm nổi bật hình ảnh người lái xe Trường Sơn 
- 
 Giọng điệu thản nhiên, ngang tàng, tếu táo, 
ngôn ngữ trẻ trung mang tính khẩu ngữ. 
-Chi tiết hình ảnh thực ở chiến trường đưa vào đầy thuyết phục và thú vị 
TIẾT 47- 48 BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH (Phạm Tiến Duật) 
I.Đọc và tìm hiểu chung 
II.Tìm hiểu văn bản 
3 . Hình ảnh người chiến sĩ lái xe 
Quan sát khổ thơ 1- 6 : 
? Tìm từ ngữ hình ảnh, biện pháp tu từ thể hiện hình ảnh ng lái xe? Họ hiện lên như thế nào qua những yếu tố nghệ thuật đó về: 
-tư thế, 
- bản lĩnh, 
 -tâm hồn, ý chí 
   * Tư thế (khổ thơ 1-2) : - Ung dung  -Nhìn: đất, trời, nhìn thẳng  -Nhìn thấy: Gió, con đường, cánh chim, sao trời  -Nghệ thuật: Điệp từ, so sánh  -> tư thế ung dung, hiên ngang, tự tin, chủ động.     
* Bản lĩnh(khổ thơ 3-4) 
-“ Ừ thì”, “chưa cần” 
-Phì phèocười ha ha 
Ngôn ngữ văn xuôi đời thường 
G iọng điệu sôi nổi, ngang t à ng 
->bất chấp khó khăn gian khổ, rất thoải mái , vui vẻ 
=> Bản lĩnh vững vàng , lạc quan, yêu đời, ngang t à ng đậm chất lính. 
 * Tâm hồn, ý chí ( Khổ 5,6 ) : 
-Từ trong bom rơi Bắt tay qua cửa kính vỡ 
- Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời Chung bát đũa gia đình đấy 
- Võng mắc chông chênh lại đitrời xanh 
->Chi tiết thực, từ láy, điệp từ,hình ảnh biểu tượng 
-> Cuộc sống sinh hoạt vội vã, thiếu thốn . Tình đồng đội , sôi nổi, trẻ trung , lạc quan tin tưởng, ý chí chiến thắng.  
 -.     
3 . Hình ảnh người lái xe 
TIẾT 47- 48 BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH (Phạm Tiến Duật) 
I.Đọc và tìm hiểu chung 
II.Tìm hiểu văn bản 
* . Khổ thơ cuối 
? Khổ thơ cuối có gì độc đáo? 
?Hãy nêu cảm nhận của em về câu thơ cuối bài „“Chỉ cần trong xe có một trái tim“? 
? Qua hình ảnh những người lính lái xe em có cảm nhận gì về thế hệ trẻ thời kỳ kháng chiến chống Mĩ 
- hình ảnh xe không kính ><Hình ảnh trái tim 
-> vật chất><tinh thần 
-Ba cái không >< Một cái có 
-> Giọng điệu mạnh mẽ lạc qua tin tưởng 
 Hình ảnh hoán dụ thể hiện ý chí kiên cường, quyết tâm sắt đá của người lính, chiến đấu giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc 
Thế hệ trẻ thời kỳ kháng chiến chống Mĩ: 
Họ là những con người sống có lí tưởng cao đẹp, có lòng yêu nước nồng nàn, mang tầm vóc thời đại 
TIẾT 47- 48 BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH (Phạm Tiến Duật) 
I.Đọc và tìm hiểu chung 
II.Tìm hiểu văn bản 
4.Tổng kết 
 *Nghệ thuật : 
- Ngôn ngữ giọng điệu giàu tính khẩu ngữ, khỏe khoắn, tự nhiên, 
- Hình ảnh thơ chân thực, sinh động, độc đáo 
?Những đặc sắc nghệ thuật của bài thơ về ngôn ngữ, giọng điệu, chi tiết, hình ảnh, thể thơ? 
? Nội dung bài thơ ? 
Hình ảnh người lính lái xe Trường Sơn trong thời kỳ kháng chiến chống Mĩ: tư thế hiên ngang, tinh thần lạc quan, dũng cảm, bất chấp khó khăn nguy hiểm và ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam. 
III.Nghị luận trong văn bản tự sự 
VD1 : Nổi bật bài học về sức mạnh của lời nói la ̀m cho câu chuyện thêm phần sâu sắc, thuyết phục người đọc, người nghe chú ý nói những lời tích cực. 
 VD2: Nhân vật tôi thuyết phục mình hiểu cho người vợ đáng thương. Câu chuyện thêm sâu sắc thể hiện triết lí sống . 
(1) PTBĐ chính là tự sự 
(2) Nghị luận 
(a ) VD/80-81 
III.Nghị luận trong văn bản tự sự 
LĐ 3. Tôi với cô có chồng chung, không chắc ai nhường ai, còn bản thân rất kính trọng cô . 
 - LĐ 2. Kể công, gợi ân tình . 
b . 
* Lập luận của Hoạn Thư 
-> hành động: tha cho Hoạn Thư 
- LĐ 1. Vì tôi là đàn bà nên ghen tuông là chuyện thường tình. 
Hoạn Thư khôn ngoan, nói có tình có lí đáng đc tha 
-Nếu trừng trị Hoạn Thư thì mang tiếng nhỏ nhen 
*Thúy Kiều đáp lời Hoạn Thư : 
* Tính cách Thúy Kiều : rộng lượng, hiểu lí lẽ. 
Hoạn Thư : Khôn ngoan, nhanh trí . 
 LĐ 4. Nhận tội và tâng bốc Kiều(lòng nhân hậu vị tha như trời biển ) 
III.Nghị luận trong văn bản tự sự 
-Sử dụng khi cần thuyết phục về một vấn đề hay gửi gắm bài học ứng xử trong cuộc sống . 
-Làm cho câu chuyện thêm phần sâu sắc, triết lí 
c ) Vai trò của yếu tố nghị luận trong văn ts 
1 / Hai tác phẩm Đồng chí và Bài thơ tiểu đội xe không kính giống nhau, khác nhau ở điểm nào? 
Giống nhau : 
- Cùng phải chịu hoàn cảnh gian khổ khó khăn, hiểm nguy của chiến trường. 
 Cùng có ý chí, nghị lực,niềm tin, lí tưởng và tinh thần yêu nước; có tình 
đồng chí, đồng đội gắn bó. 
Đồng chí 
Bài thơ về TĐ xe không kính 
C . LUYỆN TẬP 
+ Khác nhau 
- Xuất thân từ nông dân nghèo 
Trang bị thiếu thốn 
- Tình cảm thầm lặng 
-Xuất thân từ nhiều tầng lớp, trẻ trung, có học thức 
-Trang bị hiện đại hơn 
- Tình cảm sôi nổi, trẻ trung hơn 
C-LUYỆN TẬP 
a. Hoàn thiện bảng vào vở 
 Bài 2/82. Ôn tập về truyện và kí trung đại 
 +Nhóm 1: Chuyện người con gái Nam Xương, Hoàng Lê nhất thống chí 
+Nhóm 2: Truyện Kiều, Chị em Thuý Kiều 
+Nhóm 3: Cảnh ngày xuân, Kiều ở lầu Ngưng Bích 
+Nhóm 4: Truyện Lục Vân Tiên, Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga . 
Tên t/p (đ/t) 
Tác 
giả 
Thể loại 
Giá trị nội dung 
Đặc sắc nghệ thuật 
Chuyện người con gái Nam Xương. 
Nguyễn Dữ. 
Truyện 
truyền kì. 
- Qua c/đời và cái chết của Vũ Nương, truyện thể hiện niềm cảm thương đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ trong XHPK đồng thời khẳng định vẻ đẹp truyền thống của họ 
+ Khai thác vốn văn học dân gian. 
+ Sáng tạo về nhân vật, sáng tạo trong cách kể chuyện, sử dụng yếu tố truyền kỳ. 
+ Sáng tạo nên một kết thúc tác phẩm không mòn sáo. 
Hoàng Lê nhất thống chí. 
Nhóm Ngô gia văn Phái. 
Chí (Tiểu thuyết chương hồi) 
- Tái hiện chân thực hình ảnh người anh hùng dân tộc N.Huệ qua chiến công thần tốc đại phá quân Thanh, sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi đát của bè lũ L/C/Thống. 
+ Lựa chọn trình tự kể theo diễn biến các sự kiện lịch sử 
+ Ngôn ngữ kể, tả chân thật, sinh động. 
- Miêu tả chân thực, cách kể sinh động, thái độ khách quan, tôn trọng lịch sử. 
Truyện Kiều. 
Nguyễn Du. 
Truyện 
Thơ Nôm. 
- Là kiệt tác văn học kết tinh giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc 
- Có giá trị lớn về mặt ngôn ngữ, thể loại và nghệ thuật kể chuyện. 
Chị em Thuý Kiều. 
- Ca ngợi vẻ đẹp, tài năng của con người & dự cảm về kiếp người tài hoa bạc mệnh. 
- Ước lệ, ẩn dụ, nhân hoá, so sánh, điển tích điển cố 
Cảnh ngày xuân. 
- Bức tranh thiên nhiên, lễ hội mùa xuân tươi đẹp trong sáng. 
+ Sử dụng ngôn ngữ miêu tả giàu hình ảnh 
Kiều ở lầu Ngưng Bích. 
- Cảnh ngộ cô đơn, buồn tủi & tấm lòng thuỷ chung, hiếu thảo của T/Kiều. 
+  Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật: diễn biến tâm trạng được thể hiện qua ngôn ngữ độc thoại nội tâm 
Truyện Lục Vân Tiên. 
Nguyễn Đình Chiểu. 
Truyện 
Thơ Nôm. 
Xem trọng tình nghĩa giữa con người với con người. Đề cao t/thần nghĩa hiệp. Phê phán kẻ bất nhân phi nghĩa 
Ngôn ngữ thơ bình dị, mộc mạc, giàu màu sắc NBộ. 
Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga. 
L/V/Tiên tài ba dũng cảm, không màng danh lợi, trọng nghĩa khinh tài. K/N/Nga hiền hậu nết na, ân tình. 
. + Miêu tả nhân vật chủ yếu được qua cử chỉ, hành động, lời nói. 
+ Sử dụng ngôn ngữ mộc mạc, bình dị, mang màu sắc Nam Bộ 
+ Văn tự: viết bằng chữ Nôm. 
 + Thể thơ: chủ yếu là thể lục bát. 
 + Nguồn gốc đề tài, cốt truyện : chủ yếu mượn cốt truyện trong các tác phẩm văn học cổ Trung Quốc hoặc truyện dân gian. 
+ Hình tượng nhân vật : phân rõ thiện – ác, chính – tà (theo những tiêu chí đạo đức phong kiến); nhân vật trung tâm là những cặp đôi tài tử – giai nhân (Thuý Kiều – Kim Trọng, Lục Vân Tiên – Kiều Nguyệt Nga,...) 
b.Đặc điểm tiêu biểu của truyện thơ 
- Phản ánh hiện thực (những điều trông thấy) và thể hiện những suy ngẫm, triết lí về con người, cuộc đời (suy ngẫm về “trăm năm trong cõi người ta”); -Tố cáo những thế lực chà đạp con người 
- T hể hiện sự trân trọng với con người; là tiếng nói thương cảm, bênh vực, đòi quyền sống cho những số phận bất hạnh,... 
c.Giải thích câu: 
	 Trải qua một cuộc bể dâu 
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng 
*Các chi tiết kì ảo trong Chuyện người con gái Nam Xương là: 
+ Phan Lang nằm mộng rồi thả rùa. 
+ Phan Lang được đãi yến và gặp, trò chuyện với Vũ Nương ở động rùa... 
+ Vũ Nương hiện về sau khi Trương Sinh lập đàn giải oan cho nàng ở bến Hoàng Giang ... 
d. Yếu tố kì ảo trong truyện truyền kì 
* Ý nghĩa các yếu tố kì ảo trong bài: 
+ Tăng sức hấp dẫn bằng sự li kì và trí tượng tượng phong phú. 
+ Hoàn chỉnh thêm những nét đẹp vốn có của Vũ Nương: quan tâm đến chồng con, khao khát được phục hồi danh dự. 
+ Tạo nên một kết thúc phần nào có hậu về sự công bằng: người tốt dù có phải trải qua bao oan khuất, cuối cùng sẽ được minh oan. 
+ Khẳng định niềm cảm thương của tác giả đối với sự bi thảm của người phụ nữ trong xã hội.  
g.Nghệ thuật tương phản 
NGUYỄN HUỆ 
TÔN SĨ NGHỊ, LÊ CHIÊU THỐNG 
+Nguyễn Huệ Hành động mạnh mẽ sáng suốt, nhìn xa trông rộng, ý chí quyết thắng ngoại xâm , tài dụng binh như thần 
+Lê Chiêu Thống hèn nhát, bán nước, chạy theo giặc, rồi gửi nắm xương tàn trên đất khách. 
 + Tôn Sĩ Nghị chủ quan, hống hách , hèn nhát, chạy trốn , bỏ mặc quân sĩ... 
->ca ngợi sự tài trí của Nguyễn Huệ trên tinh thần dân tộc, phản ánh sự mục nát thảm bại của tập đoàn phong kiến thời Lê. 
Mai cốt cách, tuyết tinh thần 
->Hình ảnh ước lệ: Mai, tuyết-> dáng vẻ cao quý mảnh mai, tâm hồn trong sáng   
g.Tính ước lệ trong thơ trung đại 
  + Biến đổi và phát triển nghĩa của từ 
 + Phát triển số lượng từ ngữ 
Bài 3/83-84 
a. Các cách pt từ vựng 
  . Ví dụ minh hoạ: 
*Phát triển nghĩa của từ vựng.  
- Chân 
+ Nghĩa gốc: chân (người) 
+ Nghĩa chuyển: chân (đồi), chân (núi), chân (sút), ... 
  * Tăng số lượng từ ngữ. 
- Tạo từ ngữ mới: chém gió, ném đá, đường cao tốc, du lịch sinh thái, ... 
- Mượn ngôn ngữ nước ngoài. 
+ Mượn tiếng Hán: giang sơn, thuỷ cung, sơn lâm, tráng sĩ, âm nhạc, diễn viên.. 
+ Mượn các ngôn ngữ khác: ma-két-tinh, in-tơ -nét, xà phòng, bôn-sê-vích ... 
b.Hoàn thiện bảng 
Từ ngữ 
Khái niệm 
Vai trò 
Vd minh họa 
Từ mượn 
 Mượn từ của những ngôn ngữ khác để biểu thị những sự vật ta chưa có hoặc có nhưng chưa phù hợp sắc thái 
Làm giàu cho tiếng của mình,nhằm diễn đạt đầy đủ chính xác suy nghĩ của con người. 
Vd: giang sơn,hải cảng,quốc gia,quốc tế. 
- bít tết,xà phòng,ki lô gam,xăng ti mét 
- in-tơ-nét,ti vi,mít tinh 
Từ Hán Việt 
Mượn từ tiếng Hán 
Làm giàu cho Tiếng Việt 
Hải quân,hải sản,bách thảo,hải đăng... 
Thuật ngữ 
Là những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học công nghệ. 
Q trọng,thể hiện rõ ràng chặt chẽ các khái niệm HKCN 
VD:vi rút,thị trường(y học),kiểm toán, thụ phấn ,xâm thực,không khí, lưu lượng,đơn chất... 
Biệt ngữ xh 
Là từ ngữ chỉ sử dụng trong một nhóm người nhất định 
VD:trứng(điểm không)-hs 
 Phao(tài liệu coi cóp khi thi cử)-hs 
Cháy giáo án: gv 
d.Từ Hán Việt 
- Nguồn gốc từ tiếng Hán- n hững từ vay mượn của tiếng Hán, 
-Đọc theo cách phát âm của tiếng Việt nên được gọi là từ Hán Việt. 
c. Sử dụng từ mượn 
Có thể dùng trong những trường hợp: 
cần sắc thái trang trọng, 
Cần sự chính xác, khoa học , 
 Cần đo lường : mét, lít, ki-lô-gam, ki-lô-mét, 
- Thuật ngữ   được dùng trong trường hợp: để biểu thị các khái niệm trong một số lĩnh vực như khoa học, công nghệ. Thuật ngữ đặc thù riêng và không thể thiếu trong lĩnh vực khoa học, công nghệ. 
VD: Thuật ngữ các môn học: 
+ Thuật ngữ Toán học : hàm số, số hạng, lũy thừa , ... 
+ Thuật ngữ Văn học : tác giả, chủ đề, đề tài, nhân vật trữ tình, ... 
- Biệt ngữ xã hội  dùng trong trường hợp  biểu thị những sự vật, hiện tượng thuộc phạm vi sinh hoạt của một tập thể xã hội riêng biệt. 
VD: Biệt ngữ của học sinh: 
+ Từ "gậy" – chỉ điểm 1 . 
+ Từ "trượt vỏ chuối"- chỉ việc thi trượt . 
e.Thuật ngữ và biệt ngữ xã hội 	 
-Phải trau dồi vốn từ vì nếu không có vốn từ phong phú, không thể diễn đạt được những thông tin, tri thức ngày một gia tăng trong cuộc sống. 
-Muốn sử dụng từ ngữ tốt, cần phải có vốn từ phong phú và phải hiểu biết chính xác nghĩa của từ và cách dùng từ   
g . Trau dồi vốn từ 
Câu đúng 
( 1) Chuyện quan trong như vậy mà anh ấy cứ bàng quang . 
h.Sửa lỗi dùng từ 
( 2) Đó là một tác phẩm giàu chất lãng mạn . 
( 3) Vở kịch đã thu hút ngùn ngụt khán giả tới nhà hát . 
Câu mắc lỗi dùng từ 
( 1) Chuyện quan trong như vậy mà anh ấy cứ bàng quan . 
( 2) Đó là một tác phẩm giàu chất lãng mạn . 
( 3) Vở kịch đã thu hút nghìn nghịt khán giả tới nhà hát . 
a - Đọc đoạn trích 
(1) Yếu tố nghị luận trong văn bản 
+ Sự khác biệt giữa bậc thầy kèn...không phải thể hiện qua nhưng bản nhạc phức tạp...đơn giản nhất. 
+ đào sâu tìm hiểu các vấn đề cơ bản một cách thấu đáo là bí quyết để tạo nên thành công trong mọi lĩnh vực . 
4. Luyện tập về sử dụng yếu tố nghị luận trong văn tự sự 
( 2) Đoạn văn sẽ thay đổi vì yếu tố nghị luận làm sáng tỏ rõ ràng hơn về quan điểm trong việc học chơi nhạc cũng như trong các lĩnh vực khác. 
+Hoàn thành các yêu cầu D/1-2, E. Tuần sau nộp sản phẩm 
IV . VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG 
+ Ôn tập lại toàn bộ các truyện trung đại: tác giả, tác phẩm, nội dung, nghệ thuật chính, phân tích các nhân vật chính, chú ý các dẫn chứng kèm theo . 
+ Ôn lại thật kĩ toàn bộ các nội dung trong phần ôn tập, chuẩn bị kiểm tra 1 tiết  truyện trung đại . 
Đọc và soạn trước bài: Đoàn thuyền đánh cá 

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_9_tiet47_52_bai_10_bai_tho_ve_tieu_doi_xe.pptx