Bài kiểm tra số 1 học kì 2 môn Ngữ văn 6 (Có đáp án)

A.ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN (3,0 điểm).

 Đọc kĩ đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi

 Gió bấc cựa mình làm rơi quả khế

 Mèo con ru cái bếp thầm thì

 Đêm nũng nịu dụi đầu vào vai mẹ

 Mùa đông còn bé tí ti. (Ấm- Bùi Thị Tuyết Mai)

Câu 1. (0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ?

Câu 2. (0,5 điểm). Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ?

Câu 3. (0,5 điểm). Nêu tác dụng của biện pháp tu từ trên?

Câu 4. (0,5 điểm). Qua đoạn thơ, tác giả muốn gửi tới người đọc thông điệp gì?

B. TẬP LÀM VĂN

Câu 1. (2,0 điểm). Từ đoạn thơ trên em hãy viết một đoạn văn ( khoảng 15 dòng) bàn về lòng biết ơn mẹ.

 

docx 8 trang phuongnguyen 02/08/2022 14100
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra số 1 học kì 2 môn Ngữ văn 6 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài kiểm tra số 1 học kì 2 môn Ngữ văn 6 (Có đáp án)

Bài kiểm tra số 1 học kì 2 môn Ngữ văn 6 (Có đáp án)
BÀI KIỂM TRA SỐ 1
A.ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN (3,0 điểm). 
	Đọc kĩ đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi 
	Gió bấc cựa mình làm rơi quả khế
	Mèo con ru cái bếp thầm thì
	Đêm nũng nịu dụi đầu vào vai mẹ
	Mùa đông còn bé tí ti.	(Ấm- Bùi Thị Tuyết Mai)
Câu 1. (0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ?
Câu 2. (0,5 điểm). Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ?
Câu 3. (0,5 điểm). Nêu tác dụng của biện pháp tu từ trên?
Câu 4. (0,5 điểm). Qua đoạn thơ, tác giả muốn gửi tới người đọc thông điệp gì?
B. TẬP LÀM VĂN
Câu 1. (2,0 điểm). Từ đoạn thơ trên em hãy viết một đoạn văn ( khoảng 15 dòng) bàn về lòng biết ơn mẹ.
Câu 2. (5,0 điểm). Tả bà em.
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU CHẤM
ĐỌC- HIỂU
1
Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm
2
Các biện pháp tu từ: Nhân hóa, ẩn dụ.
3
Nhân hóa: Gió bấc cựa mình, mèo ru thầm, đêm nũng nịu, dụi, mùa đông be.
- Gió bấc, mùa đông: Ẩn dụ về cuộc đời với những khó khăn, gian truân, vất vả.
- Tác dụng: Hình ảnh gió bấc, mèo con, đêm, mùa đông được nhân hóa có những trạng thái, cử chỉ, biểu hiện giống con người. Cách nói này làm cho bài thơ trở nên sống động, gợi hình tượng, gợi cảm xúc khiến ngườu đọc có cảm nhận không chỉ về thiên nhiên mà còn nói về con người.
+ Gió bấc, mùa đông: ẩn dụ về cuộc đời- những khó khăn, gian truân, vất vả. Mẹ luôn là người chịu đựng tất cả. mẹ luôn là tấm lá chắn cho con
4
Đoạn thơ ca ngợi tình yêu thương ấm áp, lớn lao của mẹ đối với cuộc đời mỗi người
- Giải thích: Đo ạn thơ khẳng định công lao của người mẹ là vô cùng lớn lao. Mẹ đã vất vả vì con
TẬP LÀM VĂN
1
- Bàn luận (HS có thể bàn luận theo những cách khác nhau nhưng cần hợp lí và có sức thuyết phục, có luận điểm, luận cứ phù hợp). Dưới đây là một hướng bàn luận:
- Đạo làm con phải yêu thương, biết ơn mẹ là hoàn toàn đúng đắn, mang tính nhân văn cao đẹp, vì:
+ Mẹ là người trao cho con cuộc sống, đưa con đến với thế giới này
+ Mẹ chắt lọc sự sống của thể chất mình cho con và chăm lo cho con bằng tất cả tình yêu và đ c hi sinh của mình
+ Tình yêu và sự chăm lo của mẹ cho con bền bỉ, tận tụy và vị tha, không bao giờ đòi hỏi đền đáp
- Những biểu hiện về tình yêu và lòng biết ơn mẹ:\
+ Cảm nhận được những khát vọng mẹ gửi gắm ở con
+ Cố gắng học tập và rèn luyện để xứng đáng với tình yêu thương và sự hi sinh của mẹ
+ Thương yêu và biết ơn mẹ bằng những việc làm cụ thể hàng ngày: giúp đỡ mọi việc gia đình, chăm sóc lúc mẹ ốm đau, động viên an ủi khi mẹ bu ồn,,,
2
 Mở bài: Giới thiệu người định tả.
Bà ngoại là người mà em yêu nhất và cũng là người chăm sóc và cưng chiều em nhất.
Thân bài:
   a) Tả hình dáng:
    - Bà bao nhiêu tuổi, khoẻ hay yếu, có những nét gì đặc biệt?
   (Bà năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi nhưng vẫn còn nhanh nhẹn. Bà thường mặc áo bà ba trắng với quần dài đen rất giản dị)
    - Những biểu hiện của tuổi già qua mái tóc, nếp nhăn trên mặt, ánh mắt, miệng, răng, lưng, da dẻ, dáng đi...
    - Dáng người nhỏ nhắn.
       + Mái tóc dài nhưng bạc phơ giống như những bà tiên trong truyện cổ tích. Khuôn mặt có nhiều nếp nhăn, mỗi khi bà cười những nếp nhăn đó hằn lên rất rõ.
       + Đôi mắt bà còn rất sáng.
       + Nước da đã chuyển sang màu nâu có điểm những chấm đồi mồi.
       + Bàn tay nổi rõ những đường gân xanh.
   b) Tả tính tình:
    - Những thói quen và sở thích của bà: mặc dù đã lớn tuổi, nhưng bà vẫn thích làm việc nhà (quét nhà, nấu cơm). Bà thích ăn trầu mặc dầu chỉ còn vài cái răng. Bà thích trồng cây và chăm sóc cây cối trong nhà.
    - Mối quan hệ của bà với con cháu, hàng xóm...
   (Bà là người yêu thương con cháu, chăm sóc chúng em từng li từng tí, dạy chúng em những điều tốt, điều hay. Bà thường kể truyện cổ tích cho chúng tôi nghe. Đối với hàng xóm bà cư xử rất tốt, ai cũng yêu mến bà).
   Kết bài: Tình cảm của em đối với bà.
   Em yêu quý bà, mong bà sống thật lâu, thật khoẻ mạnh. Em cố gắng học giỏi để bà vui lòng.   
ĐỀ KIỂM TRA SỐ 2
ĐỀ 2. 
I.Phần đọc – hiểu (3 điểm)
Gia đình, gia đình
Ôm ấp ta những ngày thơ
Cho ta bao niềm thương mến
Gia đình, gia đình
Vương vấn bước chân ra đi
Ấm áp trái tim quay về
Bên nhau mỗi khi đớn đau
Bên nhau đến suốt cuộc đời”
 ( Ba ngọn nến lung linh – Ngọc Lễ)
Đọc lời bài hát sau và trả lời các câu hỏi:
“Ba là cây nến vàng
Mẹ là cây nến xanh
Con là cây nến hồng
Ba ngọn nến lung linh
Thắm sáng một gia đình
Câu 1(0.5 điểm): Xác định PTBĐ chính được sử dụng trong đoạn thơ?
Câu 2(0.5 điểm): Trong đoạn thơ trên tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào là chủ yếu?
Câu 3(1.0 điểm): Xét về cấu tạo, từ lung linh là loại từ nào? Vì sao?
Câu 4(1.0 điểm): Em hãy nêu nội dung chính của đọan thơ trên?
II.Tập làm văn (7 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm): Từ nội dung của phần đọc - hiểu, em hãy viết một đoạn văn khoảng 15 dòng nêu lên ý nghĩa của gia đình đối với bản thân em. 
Câu 2 (5.0 điểm): Hãy tả một thầy cô giáo mà em yêu quý.
ĐÁP ÁN.
Phần
Câu
Nội dung
I
ĐỌC HIỂU
1
-Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm
2
-Phép tu từ so sánh.
3
-Từ lung linh là từ láy. 
Vì từ này được tạo nên bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về âm.
4
- Nội dung của lời bài hát: Nói về tình cảm gia đình.
II
TẬP LÀM VĂN
1
*Yêu cầu về kĩ năng: Viết đúng hình thức một đoạn văn, đúng chính tả, ngữ pháp. 
*Yêu cầu về nội dung: HS có thể trình bày các ý khác nhau. Có thể tập trung vào những ý sau:
- Gia đình là nơi để chúng ta phát triển về thể chất và tâm hồn. Là trường học đầu tiên để hình thành những kỹ năng cơ bản cho một cuộc sống tốt đẹp. 
-Gia đình là nơi ta được san sẻ tình yêu thương cùng với ý thức trách nhiệm, bổn phận của mình. Là sự bao dung, che chở và tha thứ khi ta gặp phải lầm lạc hay những bất trắc cùa cuộc đời. Là sự động viên khích lệ cho những thành quả, thành công,...
BÀI KIỂM TRA SỐ 3
PHẦN I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN ( 3 điểm )
Đọc kĩ đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu :
	Biển luôn thay đổi tùy theo màu sắc mây trời .Trời xanh thẳm,biển cũng xanh thẳm, như dâng cao lên chắc nịch.Trời rải mây trắng nhạt,biển mơ màng dịu hơi sương. Trời âm u mây mưa, biển xám xịt nặng nề. Trời ầm ẩm dông gió, biển đục ngầu giận dữ. Như một con người biết buồn vui, biển lúc tẻ nhạt lạnh lùng, lúc sôi nổi hả hê, lúc đăm chiêu gắt gỏng 
 ( Vũ Tú Nam)
Câu 1. (0,5 đ). Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên?
Câu 2. (0,5 đ).Các từ có trong đoạn văn : dâng, giận dữ, dông thuộc từ loại gì đã học:
Câu 3. (1,0 đ). Phân tích cấu tạo ngữ pháp câu sau:
Biển luôn thay đổi tùy theo màu sắc mây trời 
Trời âm u mây mưa, biển xám xịt nặng nề. 
Câu 4. (1.0 đ). Chỉ ra và phân tích tác dụng biện pháp tu từ trong câu văn sau: “ Như một con người biết buồn vui, biển lúc tẻ nhạt lạnh lùng, lúc sôi nổi hả hê, lúc đăm chiêu gắt gỏng “
 B. TẬP LÀM VĂN
Câu 1. Qua câu chuyện trên em hãy trình bày suy nghĩ của em về tình yêu quê hương.
Câu 2. Tả một tiết kiểm tra ở lớp em?
 V. Hướng dẫn chấm
Phần
Câu
Nội dung cần đạt
Điểm
I. Đọc hiểu
1
2
3
4
 - Miêu tả
- Thuộc từ loại: động từ
 Biển luôn thay đổi tùy theo màu sắc mây trời
 CN VN
Trời âm u mây mưa, biển xám xịt nặng nề. 
 CN VN CN VN
- Nghệ thuật: Nhân hóa => Biển cũng có tâm trạng giống con người
0,5đ
0,5đ
1đ
1đ
II. Tập làm văn
1
2
Hs triển khai viết thành một đoạn văn hoàn chỉnh
- Đọc bài thơ trên, ta thấy tình cảm của người con đối với mẹ mình thật đẹp đẽ và thật đáng quý trọng. Tình cảm đó được thể hiện qua sự cảm thông với những việc làm vất vả của mẹ như phơi lưng đi cấy dưới cái nóng như nung và sự ước mong được góp phần làm cho mẹ đỡ vất vả trong công việc: Hóa thành đám mây để che cho mẹ suốt ngày bóng râm, giúp mẹ làm việc trên đồng mát mẻ, khỏi bị nắng nóng. Đó là một tình thương vừa sâu sắc, vừa cụ thể và thiết thực của người con đối với mẹ.
1. Bài làm bố cục 3 phần trình bày sạch đẹp
2. Mở bài: Giới thiệu về người mình tả
3. Thân bài: Lần lượt tả hình dáng, tính tình, lời nói , việc làm. Lời văn hay, trong sáng, có sử dụng kết hợp các kĩ năng so sánh, liên tưởng, nhân hóa
4. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của bản thân
2đ
5đ
1.0đ
0.5đ
3.0đ
0.5đ
BÀI KIỂM TRA SỐ 4
PHẦN I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN ( 3 điểm )
Đọc kĩ đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu :
 Cho bài thơ sau:
 Bóng mây
 Hôm nay trời nắng như nung
 Mẹ em đi cấy phơi lưng cả ngày
 Ước gì em hoá thành mây
 Em che cho mẹ suốt ngày bóng râm.
 Thanh Hào
Câu 1: Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào 
Câu 2: Biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ trên 
Câu 3: Phân tích cấu tạo ngữ pháp các câu thơ sau:
	- Hôm nay trời nắng như nung 
	- Mẹ em đi cấy phơi lưng cả ngày 
Câu 4. Thông điệp tác giả gửi gắm trong bài thơ trên là gì?
 PHẦN II. . TẬP LÀM VĂN ( 7,0 điểm)
Câu 1:
 Qua bài thơ ở phần đọc- hiểu cho em hãy viết đoạn văn nghị luận về tình mẫu tử? 
Câu 2: Em hãy viết một bài văn miêu tả t giờ ra chơi ở trường em?
 V. Hướng dẫn chấm
Phần
Câu
Nội dung cần đạt
Điểm
I. Đọc hiểu
1
2
3
4
 Lục bát
So sánh : Nắng như nung
Hôm nay trời nắng như nung 
 TN CN VN
Mẹ em đi cấy phơi lưng cả ngày 
 CN VN
Thông điệp: Mỗi người cần làm tròn đạo hiếu của một người con
0,5đ
0,5đ
1đ
1đ
II. Tập làm văn
1
2
Hs triển khai viết thành một đoạn văn hoàn chỉnh
- Đọc bài thơ trên, ta thấy tình cảm của người con đối với mẹ mình thật đẹp đẽ và thật đáng quý trọng. Tình cảm đó được thể hiện qua sự cảm thông với những việc làm vất vả của mẹ như phơi lưng đi cấy dưới cái nóng như nung và sự ước mong được góp phần làm cho mẹ đỡ vất vả trong công việc: Hóa thành đám mây để che cho mẹ suốt ngày bóng râm, giúp mẹ làm việc trên đồng mát mẻ, khỏi bị nắng nóng. Đó là một tình thương vừa sâu sắc, vừa cụ thể và thiết thực của người con đối với mẹ.
1. Bài làm bố cục 3 phần trình bày sạch đẹp
a. Mở bài
Giới thiệu về giờ ra chơi trên sân trường của em.
b. Thân bài
- Lúc bắt đầu giờ ra chơi:
Tiếng chuông báo hiệu vang lên reng reng reng phá vỡ bầu không khí yên tĩnh vốn có
Sau khi các thầy cô rời khỏi phòng học, các bạn học sinh háo hức ùa ra sân trường
Trên khuôn mặt ai cũng là sự phấn khích, vui sướng vô cùng
- Miêu tả cảnh sân trường vào giờ ra chơi:
Các bạn học sinh nhanh chóng chia thành nhiều nhóm nhỏ, tụm lại ở từng góc để vui chơi
Ở góc rộng và thoáng, là nơi diễn ra các trò chơi thể thao, như đá cầu, nhảy dây, đánh cầu lông
Tiếng người chơi, tiếng người xem hò reo, cổ vũ xao động cả góc sân
Ở góc sân có nhiều ghế đá, gốc cây, là nơi lý tưởng cho các nhóm bạn ngồi đọc sách và tâm sự với nhau
Những chú chim trên tán lá đã chạy đi đâu hết, vì giật mình bởi sự ồn ã dưới sân chơi
Ánh nắng dịu nhẹ cùng những cơn gió mát rượi, giúp các bạn học sinh càng thêm vui vẻ và phấn khởi
Bỗng tiếng chuông báo hiệu lại một lần nữa vang lên, báo hiệu giờ ra chơi đã kết thúc
Các bạn học sinh tiếc nuối trở về lớp, để bắt đầu một tiết học mới
c. Kết bài
Những ý nghĩa, vai trò của giờ ra chơi đối với học sinh
Những suy nghĩ, cảm xúc của em dành cho giờ ra chơi trên sân trường
2đ
5đ
1.0đ
0.5đ
3.0đ
0.5đ

File đính kèm:

  • docxbai_kiem_tra_so_1_hoc_ki_2_mon_ngu_van_6_co_dap_an.docx