Biện pháp tu từ

PHẦN MỘT:

TU TỪ VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP TU TỪ

*********

I. THẾ NÀO LÀ TU TỪ ?

1. Ví dụ:

a. Phân tích nghĩa trong câu ca dao sau:

Thân em như hạt mưa sa,

Hạt vào vườn cấm, hạt ra ruộng cày.

Câu ca dao nói về số phận của người phụ nữ trong hôn nhân. Ý của

câu ca dao này là gì ? Những ý đó có được nói thẳng, nói toạc ra không ?

Ý câu ca dao: Nói đến số phận rất mỏng manh của người thôn nữ.

Thân phận thì bé bỏng, hoàn toàn bị động trước những trò đùa của duyên

kiếp, nếu may thì được vào nhà giàu sang, phú quý; còn không may thì lại

phải sống cuộc đời làm ruộng vất vả, gian nan.

Nhưng ý này không thẳng ra mà ẩn giấu trong những từ ngữ, hình ảnh

nhất định. Trước hết, câu ca dao dùng một sự so sánh: người phụ nữ được

ví, được so sánh với “hạt mưa sa”. “Hạt mưa sa”: số phận mỏng manh;

“vườn cấm” (vườn ở đây không phải là vườn như ta thường thấy mà là

hình ảnh bóng gió): gợi đến cảnh sống phú quý của tầng lớp thượng lưu;

“ruộng cày”: cuộc đời lam lũ của người nông dân.

pdf 51 trang phuongnguyen 28/07/2022 6560
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Biện pháp tu từ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Biện pháp tu từ

Biện pháp tu từ
BIỆN PHÁP TU TỪ
Sưu tầm và biên soạn: MAI VĂN NĂM 1
PHẦN MỘT:
TU TỪ VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP TU TỪ
*********
I. THẾ NÀO LÀ TU TỪ ?
1. Ví dụ:
a. Phân tích nghĩa trong câu ca dao sau:
Thân em như hạt mưa sa,
Hạt vào vườn cấm, hạt ra ruộng cày.
Câu ca dao nói về số phận của người phụ nữ trong hôn nhân. Ý của
câu ca dao này là gì ? Những ý đó có được nói thẳng, nói toạc ra không ?
Ý câu ca dao: Nói đến số phận rất mỏng manh của người thôn nữ.
Thân phận thì bé bỏng, hoàn toàn bị động trước những trò đùa của duyên
kiếp, nếu may thì được vào nhà giàu sang, phú quý; còn không may thì lại
phải sống cuộc đời làm ruộng vất vả, gian nan.
Nhưng ý này không thẳng ra mà ẩn giấu trong những từ ngữ, hình ảnh
nhất định. Trước hết, câu ca dao dùng một sự so sánh: người phụ nữ được
ví, được so sánh với “hạt mưa sa”. “Hạt mưa sa”: số phận mỏng manh;
“vườn cấm” (vườn ở đây không phải là vườn như ta thường thấy mà là
hình ảnh bóng gió): gợi đến cảnh sống phú quý của tầng lớp thượng lưu;
“ruộng cày”: cuộc đời lam lũ của người nông dân.
Lúc này, ta có một sự so sánh, nhưng là so sánh ngầm (ẩn dụ).
b. Xem cách nói trong các câu sau đây:
(1).
Đất nước Việt Nam chìm trong bóng đêm kéo dài hàng thế kỉ bỗng
bừng lên buổi bình minh của thời đại.
(Lê Duẩn)
(2).
Hàng bưởi
Đu đưa
Bế lũ con
Đầu tròn
Trọc lóc.
(Mưa, Trần Đăng Khoa)
Trong câu (1), cần hiểu “bóng đêm” là gì ?, “bình minh của thời đại”
là gì ?
Trong câu (2), “lũ con đầu tròn trọc lóc” là gì ?
Trả lời:
BIỆN PHÁP TU TỪ
Sưu tầm và biên soạn: MAI VĂN NĂM 2
(1). “Bóng đêm” là ẩn dụ chỉ cuộc sống trước kia, tối tăm, mù mịt như
là đêm đen.
“Buổi bình minh của thời đại” là ẩn dụ, ý nói cuộc đời trong thời đại
mới này đã bắt đầu bừng lên như ánh sáng mặt trời lúc mới mọc.
(“Bóng đêm”: cuộc sống tăm tối; “Buổi bình minh của thời đại”: cuộc
đời tươi sáng bừng lên trong thời đại mới.)
(2). “Lũ con đầu tròn trọc lóc” là ẩn dụ: những quả bưởi (ví ngầm như
là con của cây bưởi) có mình tròn nhẵn tựa như những cái đầu cạo trọc.
c. So sánh hai cách nói sau đây:
Cách nói bình thường Cách nói tu từ
Tiếng suối trong vang vọng từ xa. Tiếng suối trong như tiếng hát xa.
(Cảnh khuya, Hồ Chí Minh)
Cách nói “Tiếng suối trong vang vọng từ xa.” là cách nói bình
thường, ít gây ấn tượng cho người đọc.
Cách nói “Tiếng suối trong như tiếng hát xa.” là cách nói tu từ (so
sánh) tạo cho câu nói có tính hình tượng, biểu cảm hơn so với cách nói
bình thường. Cách nói tu từ này làm cho tiếng suối gần gũi với con người
hơn, có sức sống, trẻ trung.
2. Những cách nói trên gọi là những cách nói tu từ. Vậy thế nào là
tu từ ?
Tu từ là những cách nói dùng từ ngữ gọt giũa, hình ảnh, bóng bẩy.
Tác dụng của cách nói tu từ: Gợi lên ở người đọc, người nghe những
cảm xúc, những rung động thẩm mĩ (cái đẹp); làm cho sự diễn đạt hàm
súc (lời ít ý nhiều), sâu sắc, tinh tế (gợi hình, gợi cảm).
II. CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ
1. So sánh
1.1. Kiến thức cơ bản:
a. Khái niệm về so sánh:
So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có
tương đồng để làm tăng thêm sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Ví dụ:
Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng.
(Nguyễn Duy, Ánh trăng)
BIỆN PHÁP TU TỪ
Sưu tầm và biên soạn: MAI VĂN NĂM 3
Nhờ có phép so sánh mà nhà thơ đã diễn tả sinh động và cảm động
của cảm xúc. Sự xuất hiện đột ngột của vầng trăng làm ùa dậy ở tâm hồn
nhà thơ bao kỉ niệm, bao hình ảnh ngày xưa bình dị, hiền hoà, gắn bó,
gần gũi. Phép so sánh khẳng định trăng và người nghĩa tình thắm thiết.
b. Cấu tạo của so sánh:
Vế A:
Sự vật
được so sánh
Phương diện
so sánh
Từ ngữ
so sánh
Vế B:
Sự vật
dùng để so sánh
Rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.
(Đất rừng phương Nam, Đoàn Giỏi)
Trẻ em như búp trên cành.
(Hồ Chí Minh)
- Các sự vật, sự việc nào được so sánh với nhau ? Các sự vật đó so
sánh được với nhau, vì sao ? Tác dụng ?
+ “Rừng đước” được so sánh với “hai dãy trường thành vô tận”.
+ “Trẻ em” được so sánh với “búp trên cành”.
So sánh vì giữa chúng có những điểm giống nhau nhất định. Chẳng
hạn, “trẻ em” được so sánh với “búp trên cành” vì có giữa chúng có nét
tương đồng (giống nhau): tươi non / tràn đầy sức sống / chan chứa hi
vọng.
Tác dụng: Làm nổi bật sự vật, sự việc được nói đến (rừng đước, trẻ
em); làm cho câu văn, câu thơ gợi hình, gợi cảm.
- Phép so sánh có cấu tạo đầy đủ gồm mấy phần ? Tuy nhiên, khi sử
dụng, có phải nhất thiết phải đầy đủ các phần không ?
+ Bốn phần. Có thể vắng mặt một số yếu tố.
. Các từ so sánh: như, như là, là, y như, tựa như, bao nhiêu bấy
nhiêu,
. Trong so sánh có thể vắng mặt một số yếu tố: phương diện so sánh,
từ so sánh.
Ví dụ 1:
Trẻ em như búp trên cành.
Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan
(Hồ Chí Minh)
-> Vắng phương diện so sánh.
Ví dụ 2:
Bàn tay em sáng bừng bông hoa huệ trắng.
(Lưu Quang Vũ)
Ví dụ 3:
Trường Sơn: chí lớn ông cha
Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào.
(Lê Anh Xuân)
-> Vắng phương diện so sánh, từ so sánh.
. Có thể thay đổi trật từ các yếu tố: Vế B đảo lên trước vế A. Ví dụ:
BIỆN PHÁP TU TỪ
Sưu tầm và biên soạn: MAI VĂN NĂM 4
Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất.
(Cây tre Việt Nam, Thép Mới)
c. Các loại so sánh:
* So sánh đồng loại:
- Người - người:
Ví dụ: Thầy thuốc như mẹ hiền.
- Vật - vật:
Ví dụ:
Ông trăng rằm
Như chiếc bánh
Rơi xuống ao
Tròn lấp lánh.
(Dương Huy)
* So sánh khác loại:
- Vật - người:
Ví dụ 1:
Mặt trời đến mỗi ngày như khách lạ
Gặp mỗi con người đều muốn ghé môi hôn.
(Chế Lan Viên)
Ví dụ 2:
Mẹ nhặt lá cho mùa thu rụng xuống
Vai mẹ gầy như mảnh trăng cong.
- So sánh cái cụ thể với cái trừu tượng:
Ví dụ 1:
Gặp em trên cao lộng gió
Rừng lạ ào ào lá đỏ
Em đứng bên đường như quê hương
Vai áo bạc, quàng súng trường.
(Lá đỏ, Nguyễn Đình Thi)
Ví dụ 2:
Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay.
(Quê hương, Đỗ Trung Quân)
d. Các kiểu so sánh:
* So sánh ngang bằng:
A là / như / tựaB
* So sánh không ngang bằng:
A chẳng bằng / hơn / kém / thua / không bằng / không nhưB
Ví dụ:
Những ngôi sao thức ngoài kia
BIỆN PHÁP TU TỪ
Sưu tầm và biên soạn: MAI VĂN NĂM 5
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con
Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.
(Trần Quốc Minh)
->Hai dòng đầu là so sánh không ngang bằng; hai dòng sau là so sánh
ngang bằng.
1.2. Thực hành:
a. Tìm chỗ so sánh và nêu tác dụng trong các phần trích sau:
(1). Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nếp bên người
thân, chỉ dám nhìn một nửa hay dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chim
con đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập
ngừng e sợ.
(Thanh Tịnh - Tôi đi học)
- So sánh: Họ như con chim con đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng
muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ.
- Tác dụng: Làm nổi bật tâm trạng, cảm giác trong sáng, hồi hộp và
bỡ ngỡ của cậu bé học trò lần đầu đi học. Đó là tâm trạng e sợ, khát khao;
sức hấp dẫn của nhà trường, khát vọng bay bổng đối với trường học.
(2). Chiều hôm đó, tan buổi học ở trường ra, tôi chợt thoáng thấy một
bóng người ngồi trên xe kéo giống mẹ tôi. Tôi đuổi theo, gọi bối rối:
- Mợ ơi ! Mợ ơi ! Mợ ơi !
Nếu người quay lại ấylà người khác thì thật là một trò cười tức bụng
cho lũ bạn tôi, chúng nó khua guốc inh ỏi và nô đùa ầm ĩ trên vỉa hè. Và
cái lầm tưởng đó không những làm tôi thẹn mà còn tủi cực nữa, khác gì
cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra
trước mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc.
(Nguyên Hồng - Những ngày thơ ấu)
- So sánh: khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy
dưới bóng râm đã hiện ra trước mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã
gục giữa sa mạc.
- Tác dụng: Nỗi khắc khoải mong mẹ tới cháy ruột của cậu bé Hồng
(xa mẹ, nhớ mẹ dồn nén bao ngày).
(3).
Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang.
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió
(Tế Hanh - Quê hương)
BIỆN PHÁP TU TỪ
Sưu tầm và biên soạn: MAI VĂN NĂM 6
- So sánh “Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã” diễn tả sức sống
mạnh mẽ, vẻ đẹp hùng tráng, tràn đầy khí thế ra khơi của người dân làng
chài.
- So sánh “Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng” độc đáo, bất
ngờ, mang ý nghĩa biểu tượng lớn lao, thiêng liêng. Cánh buồm chính là
linh hồn làng chài (cái hữu hình so sánh với cái vô hình). Người dân chài
trong mỗi chuyến ra khơi luôn mang theo linh hồn của quê hương mình.
“Cánh buồm” như một sinh thể biết cử động, mang một mảnh hồn quê ra
biển. Qua so sánh này, tác giả dường như thấy được cái hồn của quê
hương. Một tình yêu gắn bó sâu nặng với quê hương !
(4).
Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Tỏa nắng xuống lòng sông lấp lánh.
(Tế Hanh - Quê hương)
-> So sánh “Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè” gợi lên hình ảnh con
sông quê trong trẻo, thật đẹp, mát lành trong kí ức của nhà thơ.
(5).
Anh đội viên mơ màng
Như nằm trong giấc mộng
Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng.
(Minh Huệ - Đêm nay Bác không ngủ)
->Hình ảnh Bác lớn lao, vĩ đại, nhưng tình cảm lại hết sức gần gũi,
ấm áp, yêu thương.
(6).
Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con
Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.
(Trần Quốc Minh)
->Tình cảm biết ơn sâu sắc của người con đối với mẹ.
(7).
Mặt trời đến mỗi ngày như khách lạ
Gặp mỗi con người đều muốn ghé môi hôn.
(Chế Lan Viên)
->Mỗi ngày ai cũng cần được yêu thương, cuộc đời sẽ đẹp hơn nhiều.
(8).
Mẹ nhặt lá cho mùa thu rụng xuống
Vai mẹ gầy như mảnh trăng cong.
->Người mẹ tần tảo, chịu thương chịu khó.
b. Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi.
BIỆN PHÁP TU TỪ
Sưu tầm và biên soạn: MAI VĂN NĂM 7
Làm họa sĩ dễ thôi
Đỏ nắng là mặt trời
Vàng thu là hoa cúc
Nâu non màu bùn đất
Khói là màu mây trời.
Làm họa sĩ dễ thôi
Mèo lớn là hổ nhỏ
Chuột có cánh là dơi
Nòng Nọc quên vẽ đuôi
Lập tức thành Nhái Bén.
(Tùng Bách)
(1) . Bài thơ nhắc chúng ta muốn làm họa sĩ, muốn sáng tạo nghệ
thuật, thường phỉ bắt đầu từ những điều đơn giản như thế nào ?
(2) . Bài thơ đã sử dụng nghệ thuật (biện pháp tu từ) chủ yếu nào qua
việc quan sát nghiêm túc sự vật, sự việc quanh ta.
(3) . Hãy đặt nhan đề cho bài thơ.
(4) . Bài thơ nhắc các bạn học sinh điều gì ?
Gợi ý trả lời:
(1). Những điều đơn giản là:
- Phải biết quan sát sự vật, cuộc sống.
- Phải biết phân biệt, so sánh màu sắc, hình thể, trạng thái sự vật
(Nói thêm: Phải yêu cuộc sống, yêu môn học mà mình học)
(2). Biện pháp tu từ so sánh, liệt kê.
-> So sánh ngộ nghĩnh rất trẻ thơ.
(3). Nhan đề có thể là: Làm họa sĩ dễ thôi !
(4). HS tự làm.
2.Ẩn dụ
2.1. Kiến thức cơ bản:
a. Khái niệm về ẩn dụ:
Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng
khác có nét tương đồng (giống nhau) nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm
cho sự diễn đạt.
(Lưu ý, trong văn chương ngày xưa, ẩn dụ được gọi là ước lệ / tượng
trưng).
Ví dụ 1:
Trong khổ thơ dưới đây, cụm từ "Người Cha" được dùng để chỉ ai ?
Vì sao có thể ví như vậy ? Cách nói này có gì giống và khác với so sánh ?
Anh đội viên nhìn Bác
BIỆN PHÁP TU TỪ
Sưu tầm và biên soạn: MAI VĂN NĂM 8
Càng nhìn lại càng thương
Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm.
(Minh Huệ)
-> + "Người Cha" chỉ Bác Hồ. Có thể ví như vậy, vì ở Bác với Người
Cha có những nét tương đồng (giống nhau) về phẩm chất : Tình yêu
thương, sự chăm sóc chu đáo đối với con...
Lưu ý: Ẩn dụ và so sánh:
. Giống nhau : Đối chiếu sự vật này với sự vật khác có nét tương
đồng.
. Khác nhau :
SS : Có đầy đủ vế A (sự vật được SS) và vế B (sự vật dùng để SS).
Ví dụ :
Bác Hồ như Người Cha
A B
AD : Vế A ẩn đi chỉ còn lại vế B. Ví dụ :
Người Cha mái tóc bạc
B
Ẩn dụ cũng là so sánh nhưng là so sánh ngầm (ẩn = kín, ngầm ; dụ =
ví).
Ví dụ 2:
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng
(Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, Nguyễn Khoa Điềm)
-> "Mặt trời" trong câu thứ thơ thứ hai là một hình ảnh ẩn dụ chỉ em
cu Tai, con của bà mẹ dân tộc Tà-ôi. Phép ẩn dụ này đã làm nổi bật lên
tình mẫu tử thiêng liêng, cao quý, đẹp đẽ vô ngần. Đứa con trên lưng là
nguồn hạnh phúc vô hạn, nguồn sống nuôi dưỡng niềm tin của mẹ vào
một ngày mai, cũng như mặt trời đem lại sự sống cho cây bắp trên nương,
cho muôn loài trên mặt đất. Cây không thể thiếu ánh sáng. Và mẹ không
thể thiếu vắng bóng con.
Ví dụ 3:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
(Viễn Phương, Viếng lăng Bác)
-> “Mặt trời” trong câu thơ thứ hai là ẩn dụ: Bác Hồ. Dùng hình ảnh
“mặt trời” là vừa nói lên sự vĩ đại của Bác (như mặt trời) vừa thể hiện sự
tôn kính của nhà thơ, của nhân dân đối với Bác. Mặt trời “rất đỏ” làm nhớ
tới trái tim, trái tim thương nước, thương dân “Ôm cả non sông, mọi kiếp
người” của Bác.
b. Các kiểu ẩn dụ :
BIỆN PHÁP TU TỪ
Sưu tầm và biên soạn: MAI VĂN NĂM 9
*Ẩn dụ phẩm chất.
Ví dụ 1 :
"Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm."
(Minh Huệ)
-> "Người Cha" chỉ Bác Hồ. Có thể ẩn dụ như vậy, vì Bác Hồ và
người cha có những nét tương đồng về phẩm chất : tình yêu thương, sự
chăm sóc chu đáo đối với con.
Ví dụ 2:
“Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.”
(Tục ngữ)
-> “Mực”, “đen” = cái xấu; “đèn”, “sáng” = cái tốt đẹp.
Ví dụ 3:
“Thuyền về có nhớ bến chăng ?
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.”
(Ca dao)
-> “Thuyền” = người đi xa (người con trai); “bến” = người ở lại
(người con gái) ->Tương đồng về phẩm chất: Sự khăng khít, gắn bó nam
nữ.
*Ẩn dụ hình thức.
Ví dụ :
Về thăm nhà Bác làng Sen
Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng.
(Tố Hữu)
-> "Lửa hồng" = “màu đỏ” (của hoa râm bụt) giống nhau về hình
thức.
*Ẩn dụ cách thức.
Ví dụ : Hai câu thơ trên đây của Tố Hữu.
"thắp" = “sự nở hoa” giống nhau về cách thức thực hiện.
*Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
Ví dụ 1:
"Em thấy cả trời sao
Xuyên qua từng kẽ lá
Em thấy cơn mưa rào
Ướt tiếng cười của bố."
(Phan Thế Cải)
-> Ẩn dụ là "ướt" (tiếng cười), chuyển từ thính giác sang xúc giác. ->
Yêu thương bố vô cùng.
Ví dụ 2:
Chao ôi, trông con sông, vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm,
vui như nối lại chiêm bao đứt quãng.
(Nguyễn Tuân)
BIỆN PHÁP TU TỪ
Sưu tầm và biên soạn: MAI VĂN NĂM 10
-> Thấy “nắng giòn tan”: Chuyển từ vị giác sang thị giác. ->Ca ngợi
cuộc sống mới đang bừng sống trở lại ở miền Tây Bắc của Tổ quốc.
Ví dụ 3: Tôi thấy thơm quá. ->Khứu giác chuyển sang thị giác.
Ví dụ 4: Tôi nghe lạnh. -> Cảm giác sang chuyên sang thính giác.
Ví dụ 5:
Cha lại dắt con đi trên cát mịn
Ánh nắng chảy đầy vai.
(Hoàng Trung Thông)
-> “Chảy” : Xúc giác chuyển sang thị giác. ->Hình ảnh hai cha con
thân thiện, vỗ về yêu thương.
2.2. Thực hành:
Tìm những chỗ ẩn dụ và nêu tác dụng của chúng trong các phần trích
sau:
a.
Ngoài thềm rơi chiếc lá đa
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng.
(Trần Đăng Khoa)
-> Ẩn dụ “mỏng”, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác (từ thính giác sang thị
giác) -> Tâm hồn nhạy cảm, tinh tế trước thiên nhiên của một cậu bé.
b.
Bầu ơi thương lấy bí cùng,
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
(Ca dao)
->Ẩn dụ phẩm chất: “bầu”, “bí” = người trong một nước; “khác
giống” = không cùng một dòng họ; “chung giàn” = chung một nước.
=> Ngợi ca tinh thần đoàn kết, thương yêu nhau của dân tộc Việt
Nam. Đó là một truyền thống, đạo lí tốt đẹp của nhân dân ta. Câu ca dao
mượn những hình ảnh ẩn dụ hết sức gần gũi, gợi hình, gợi cảm. Bằng
hình ảnh ẩn dụ này, câu ca dao kêu gọi tình yêu thương, đùm boc nhau
giữa những con người tuy có thể có cảnh ngộ, số phận không cùng giống
nhau nhưng cùng chung tình nghĩa đồng bào.
c.
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
(Tục ngữ)
-> Ẩn dụ: “ăn quả” ngầm ví sự hưởng thụ thành quả lao động (tương
đồng về cách thức); “kẻ trồng cây” = người lao động - người tạo ra thành
quả (tương đồng về phẩm chất.
=> Ẩn dụ độc đáo, cách nói ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu nêu lên một
nguyên tắc đạo đức tốt đẹp: Người hưởng thành quả lao động phải biết ơn
những người đã tạo ra nó. Có thể hiểu, thế hệ sau phải ghi ơn thế hệ
trước.
d.
Chỉ thuyền mới hiểu
BIỆN PHÁP TU TỪ
Sưu tầm và biên soạn: MAI VĂN NĂM 11
Biển mênh mông dường nào
Chỉ biển mới biết
Thuyền đi đâu về đâu.
(Xuân Quỳnh, Thuyền và biển)
-> Có phải nữ thi sĩ nói về thuyền, về biển là để chỉ thuyền và biển ?
Không. Nói về thuyền mà không phải là thuyền, về biển mà không phải là
biển. “Thuyền” ẩn dụ chỉ người con trai; “biển” ẩn dụ chỉ người con gái.
Hình ảnh chiếc thuyền di động khắp nơi trên biển cả mênh mông sóng vỗ,
và biển muôn đời sóng vỗ. Mối quan hệ khăng khít giữa thuyền và biển
cũng chính là hình ảnh, tâm trạng của đôi bạn tình đang yêu nhau tha thiết.
(Ẩn dụ cách thức, phẩm chất).
e.
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.
(Thanh Hải, Mùa xuân nho nhỏ)
-> Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “Từng giọt long lanh rơi / Tôi đưa tay
tôi hứng”: chuyển từ thính giác (âm thanh tiếng chim) sang thị giác (từng
giọt) rồi chuyển sang xúc giác (đưa tay hứng).
=> Qua ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, ta thấy tâm hồn say sưa ngây
ngất của nhà thơ trước cảnh đất trời vào xuân. Một bức tranh thiên nhiên
xứ Huế đầy sức sống và nên thơ. Đồng thời, ẩn dụ ấy thể hiện sự nâng niu,
trân trọng của thi sĩ đối với từng giọt mùa xuân, từng giọt hạnh phúc lắng
đọng kết tinh của trời và sông, của chim và hoa. Quả thật, Thanh Hải trân
trọng tình yêu thiên nhiên, đất nước và cuộc đời.
g.
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim !
(Viễn Phương, Viếng lăng Bác)
-> Khổ thơ diễn tả nỗi xúc động nghẹn ngào của Viễn Phương khi
vào trong lăng viếng Bác. Khung cảnh và không khí trong lăng thanh tĩnh
như ngưng kết cả thời gian và không gian. Những câu thơ rất đỗi chân
thực và mơ mộng. Sự liên tưởng, ẩn dụ Bác như “Vầng trăng sáng dịu
hiền” rất thích hợp với tâm hồn và hợp với kích thước của Bác - vị lãnh tụ
vĩ đại của dân tộc. Tâm trạng xúc động của tác giả được thể hiện bằng
một ẩn dụ sâu xa:
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim !
BIỆN PHÁP TU TỪ
Sưu tầm và biên soạn: MAI VĂN NĂM 12
Nhà thơ vừa tự hào vừa xót xa trước sự ra đị của Người. Trong lòng
nhà thơ nảy ra mâu thuẫn. Bác vẫn còn mãi với non sông đất nước, như
trời xanh còn mãi trên đầu (“Bác sống như trời đất của ta”). Người đã hóa
thân vào thiên nhiên, đất nước, dân tộc. Dù vẫn tin như thế nhưng vẫn
không thể không đau xót vì sự ra đi của Người.
Rõ ràng, đó là những ẩn dụ đẹp và gợi cảm, thể hiện lòng thành kính
và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ, của mọi người đối với Bác Hồ khi
vào lăng viếng Bác.
h.
Thanh minh trong tiết tháng ba,
Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh.
Gần xa nô nức yến anh,
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân.
Dập dìu tài tử giai nhân,
Ngựa xe như nước áo quần như nêm.
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
-> Ẩn dụ “Nô nức yến anh” gợi lên hình ảnh từng đoàn người nhộn
nhịp đi chơi xuân như chim én, chim oanh bay ríu rít. Cách nói hình
tượng, gợi cảm này phần nào khắc họa một không khí lễ hội đông vui,
rộn ràng, náo nhiệt cả cảnh, cả hồn người. Qua đây, ta thấy được nét
bút nghệ thuật tả cảnh thiên nhiên tài tình của Nguyễn Du: tả để gợi,
mượn cảnh nói lên tâm trạng nhân vật.
i.
SANG THU
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu
Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.
(Hữu Thỉnh)
-> Ẩn dụ “Sấm cũng bớt bất ngờ / Trên hàng cây đứng tuổi”. Hình
ảnh ở đây có hai tầng nghĩa:
Ý nghĩa tả thực về thiên nhiên: hàng cây không còn bị bất ngờ, bị
giật mình vì tiếng sấm nữa.
BIỆN PHÁP TU TỪ
Sưu tầm và biên soạn: MAI VĂN NĂM 13
Ý nghĩa ẩn dụ: khi con người ta đã từng trải thì cũng vững vàng hơn
trước những tác động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời.
Phải chăng cái “đứng tuổi” của cây là cái thêm tuổi của con người ?
Thêm cái tuổi người ta trở nên điềm đạm hơn, chững chạc hơn, thâm
trầm hơn, khiêm nhường hơn ? Vẻ chín chắn, điềm tĩnh của cây trước
sấm sét, bão dông vào lúc sang thu hay đó chính là sự từng trải, chín
chắn của con người sau những bão táp của cuộc đời ? Vâng ! Thiên
nhiên sang thu và hồn người cũng lồng lộng sang thu ! Một sự cảm
nhận tinh tế, giàu sức biểu cảm của nhà thơ.
k.
Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi:
Sao đã cũ
Trăng thì già
Nhưng tất cả đều trẻ lại
Để con bắt đầu gọi ba !
Con bắt đầu biết thương yêu
Như ba bắt đầu gian khổ
Đêm sinh con hoa quỳnh nở
Một bông trắng xóa hương bay
Hôm nay con bắt đầu gọi ba
Người con nhận diện, yêu thương đầu tiên sau mẹ
Tiếng gọi thiêng liêng trào nước mắt
Đây bàn tay ba rắn chắc
Cho ba ẵm, ba thơm
Thịt xương, hòn máu của ba đây có mùi của mẹ.
Ba nhìn sao cũ
Ba nhìn trăng già
Bầu trời thêm một ngôi sao mới
Ngôi sao biết gọi: ba ! ba !
(Đặng Việt Ca, Văn nghệ trẻ, số 42, năm 2003)
(1). Bài thơ bật ra từ âm thanh nào của cuộc sống đời thường ?
(2). Em dự định đặt nhan đề cho bài thơ là gì ?
(3). Bài thơ đọng lại là một hình ảnh ẩn dụ. Đó là hình ảnh nào ?
Cảm xúc nào bật ra từ hình ảnh đó ? Tác dụng của phép tu từ ẩn dụ
trong bài thơ này là gì ?
(4). Viết đoạn văn phân tích và phát biểu cảm nghĩ về bài thơ.
Gợi ý trả lời:
(1). Bài thơ bật ra từ âm thanh cuộc sống đời thường “ba” (tiếng con
gọi cha).
BIỆN PHÁP TU TỪ
Sưu tầm và biên soạn: MAI VĂN NĂM 14
(2). Dự kiến nhan đề:
- Con gọi ba.
- Ngôi sao biết gọi “ba”, “ba”.
(3). Hình ảnh ẩn dụ: “Ngôi sao mới" (xuất phát từ hai hình ảnh ẩn
dụ: “sao cũ”, “trăng già”).
-> Tình cảm cha con sâu nặng, thiêng liêng. Tình cảm và trách
nhiệm của người cha đối với con; và người cha mong ước sau này con
sẽ thấu hiểu và yêu thương cha.
(4). HS tự làm.
l. Phân tích hai lớp nghĩa (nghĩa tả thực / nghĩa đen và nghĩa ẩn dụ /
nghĩa bóng) trong bài thơ “Bánh trôi nước” của nữ sĩ Hồ Xuân Hương.
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nạn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
Gợi ý:
Bài thơ có tính chất đa nghĩa (đa nghĩa là một thuộc tính của ngôn
ngữ văn chương, thi ca nói chung).
- Ý nghĩa tả thực: tả thực về cái bánh trôi nước. Màu sắc: trắng; hình
dáng: bột nặng thành viên tròn; cách luộc bánh: khi đun sôi, bánh chín
thì nổi lên, chưa chín thì chìm xuống; nhân bánh: đường; chất lượng
bánh phụ thuộc vào sự khéo vụng của người làm bánh (nhào bột mà
nhiều nước quá thì nhão (nát), ít nước quá thì cứng (rắn).
- Ý nghĩa ẩn dụ: thân phận, phẩm chất của người phụ nữ trong xã
hội cũ.
+ Hình thức: xinh đẹp. (câu 1)
+ Thân phận: chìm nổi bấp bênh giữa cuộc đời. (câu 2)
+ Phẩm chất: trong trắng, dù gặp cảnh ngộ gì vẫn giữ được sự son
sắt, thủy chung. (câu 3, 4)
Trong hai nghĩa trên, nghĩa thứ nhất chỉ là phương tiện để chuyển
tải nghĩa sau. Nghĩa thứ hai mới là chính, mới đem lại giá trị tư tưởng
lớn cho bài thơ.
3. Nhân hoá
3.1. Kiến thức cơ bản:
a. Khái niệm về nhân hóa
Nhân hoá ( nhân: người; hóa: biến thành / trở thành) là biến sự
vật không phải là người trở nên có đặc điểm, tính chất, hoạt động...
như con người. Tác dụng : sự vật được miêu tả trở nên sống động, gần
BIỆN PHÁP TU TỪ
Sưu tầm và biên soạn: MAI VĂN NĂM 15
gũi với con người; biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con
người (làm cái cớ để con giãi bày nỗi lòng, tâm tư).
Ví dụ 1:
Chỉ ra chỗ nhân hóa và nêu tác dụng của nó trong các phần trích sau:
a.
Ông trời
Mặc áo giáp đen
Ra trận
Muôn nghìn cây mía
Múa gươm
Kiến hành quân
Đầy đường.
(Trần Đăng Khoa, Mưa)
-> Nhân hóa: “ông”, “mặc áo giáp”, “ra trận”, “múa gươm”, “hành
quân” -> Làm tăng thêm tính biểu cảm của câu thơ; làm cho quang cảnh
trước cơn mưa mùa hạ sống động hơn.
b.
Vì sương nên núi bạc đầu
Biển lay bởi gió hoa sầu vì mưa.
(Ca dao)
-> Nhân hóa: “bạc đầu”, “sầu”.
c.
Núi cao chi lắm núi ơi ?
Núi che mặt trời chẳng thấy người thương !
(Ca dao)
-> Nhân hóa: “Núi cao chi lắm núi ơi”. -> Làm cho đối tượng được
miêu tả trở nên gần gũi hơn; con người bày tỏ kín đáo tâm tư, tình cảm
của mình.
Ví dụ 2 :
Ánh nắng đầu tiên nhìn em như cặp mắt thiết tha
Bảo phải trả thù, phải giết lũ yêu ma.
(Cái chết của em Ái, Tế Hanh)
Tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa trong hai dòng thơ trên: Những
tia nắng mặt trời đầu tiên vô tri, vô giác ở biển buổi rạng đông cũng mang
căm thù giặc Pháp sôi sục và nhìn một em bé (em Ái) với ánh mắt thiết
tha yêu thương, thôi thúc em hãy tìm cách tiêu diệt bọn giặc tàn bạo để
đem cuộc sống bình yên cho những người dân làng chài. Qua đó, bài thơ
viết về những con người lao động bình thường mà dũng cảm ở một vùng
quê ven biển Nam Trung Bộ trong kháng chiến chống Pháp thật cảm
động.
b. Các kiểu nhân hóa:
* Dùng từ từ ngữ vốn gọi người để gọi vật.
BIỆN PHÁP TU TỪ
Sưu tầm và biên soạn: MAI VĂN NĂM 16
Ví dụ:
Từ đó, lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay lại thân mật
sống với nhau, mỗi người một việc, không ai tị ai cả.
(Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng)
->Nhân hóa: “lão”, “bác”, “cô”, “cậu” -> Khuyên con người phải
đoàn kết, nương tựa, gắn bó với nhau.
* Dùng từ ngữ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt
động, tính chất của vật.
Ví dụ 1:
Lúa đã chen vai đứng cả dậy.
(Trần Đăng)
-> Nhân hóa: “chen vai”, “đứng”.
Ví dụ 2:
Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép quân thù. Tre xung phong vào
xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa
chín.
(Thép Mới, Cây tre Việt Nam)
-> Nhân hóa: “chống lại”, “xung phong”, “giữ”. -> Sự gắn bó của cây
tre với con người và dân tộc Việt Nam. Tre như người đồng hành thân
thiết của người Việt Nam.
* Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người.
Ví dụ:
Trâu ơi, ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng, trâu cày với ta.
(Ca dao)
3.2. Thực hành:
a. Chỉ ra chỗ nhân hóa và nêu tác dụng của nó trong các phần trích
sau:
(1).
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
(Hồ Chí Minh, Ngắm trăng)
-> Nhân hóa: “nhòm”, “ngắm” -> Sự giao cảm thật mãnh liệt, người
và trăng tri âm, tri kỉ.
(2).
Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu ?
Giấy đỏ buồn không thắm;
Mực đọng trong nghiên sầu
(Vũ Đình Liên, Ông đồ)
-> Nhân hóa: “Giấy đỏ buồn không thắm; / Mực đọng trong nghiên
sầu” .
BIỆN PHÁP TU TỪ
Sưu tầm và biên soạn: MAI VĂN NĂM 17
Tác dụng: Vẫn là hình ảnh ông đồ với mực tàu, giấy đỏ bên hè phố
ngày Tết. Nhưng tất cả đã khác xưa. Giờ đây cảnh tượng vắng vẻ đến thê
lương. Nỗi buồn lan sang cả những vật vô tri vô giác. Tờ giấy đỏ cứ phơi
ra đấy mà chẳng được đụng đến, trở thành bẽ bàng, màu đỏ của nó trở
thành vô duyên, không “thắm” lên được; nghiên mực cũng vậy, không hề
được chiếc bút lông chấm vào, nên mực như đọng lại bao sầu tủi và trở
thành “nghiên sầu”. Số phận nghiệt ngã, oái oăm của ông đồ.
(3).
Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.
“Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe”,
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.
Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.
(Tế Hanh, Quê hương)
-> Tác giả dùng biện pháp tu từ nhân hóa độc đáo: “Chiếc thuyền im
bến mỏi trở về nằm / Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.”. Tác giả
không chỉ thấy con thuyền nằm im trên bến mà còn “thấy” sự mệt mỏi
say sưa của con thuyền, không chỉ “nằm” yên lặng, mệt mỏi thư giãn mà
lắng nghe “chất muối thấm dần trong thớ vỏ”. Hai câu thơ đẹp rất gợi
trong cách hình dung, vừa thấy vẻ thanh bình, vừa như bắt gặp đâu đây
những nụ cười mãn nguyện. Con thuyền lúc ra khơi hăng hái, hào hứng
không kém con người; nay nó lặng lẽ nghỉ ngơi sau một chuyến đi vất vả
gian truân. Nhưng im lặng không có phải là vô tri, là vô giác. Thuyền như
người, thuyền như một sinh thể sống động có hồn: nghĩ suy và triết lí
(4).
Gió nói tôi nghe những tiếng thì thào
Khi Tổ quốc cần họ biết sống xa nhau.
(Nguyễn Mỹ, Cuộc chia li màu đỏ)
-> Nhân hóa “gió nói” -> Gió như người thấu hiểu nỗi lòng của nhau.
Khi đất nước bị giặc ngoại xâm thì gạt tình riêng tư lên đường làm nhiệm
vụ chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc.
(5).
Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười
Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng.
BIỆN PHÁP TU TỪ
Sưu tầm và biên soạn: MAI VĂN NĂM 18
(Y Phương, Nói với con)
-> Nhân hóa: “Rừng cho hoa / Con đường cho những tấm lòng”.
Rừng núi quê hương thật thơ mộng và nghĩa tình. Thiên nhiên ấy đã che
chở, nuôi dưỡng con người cả về tâm hồn, lối sống.
(6).
Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang
Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng.
(Xuân Diệu, Đây mùa thu tới)
-> Phép nhân hóa đã làm cho rặng liễu cũng mang nặng tâm trạng
như con người và mùa thu bỗng trở nên đẹp hơn, thi vị hơn.
b.
Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi.
Chú Gà chú Vịt
Đi chợ cùng nhau
Chú thì mua thịt
Chú thì mua rau.
Rồi chợ cũng tàn
Còn đồng xu nhỏ
Hai chú nhăn nhó
Đứa thích cái này
Đứa thèm cái nọ.
Ngồi bên rệ cỏ
Chúng bàn với nhau
Và chúng gật đầu
Đem làm từ thiện !
(Thái Nguyễn Thu Trang)
(1). Hãy đặt nhan đề hợp lí mà lại hay cho bài thơ.
(2) . Xác định biện pháp tu từ chính của bài thơ.
(3) . Em hiểu như thế nào về chi tiết “ Và chúng gật đầu” ?
(4) . Nêu ý nghĩa của bài thơ.
Gợi ý trả lời:
(1). Làm từ thiện / Gà, Vịt đi chợ
(2). Nhân hóa.
(3). Gà và Vịt đều tự nguyện, sung sướng khi được làm từ thiện.
(4). Biết quan tâm đến mọi người, giúp đỡ mọi người.
4. Hoán dụ
BIỆN PHÁP TU TỪ
Sưu tầm và biên soạn: MAI VĂN NĂM 19
4.1. Kiến thức cơ bản:
a. Khái niệm về hoán dụ:
-Hoán dụ là gọi tên sự vật, h

File đính kèm:

  • pdfbien_phap_tu_tu.pdf