Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Khoa học Lớp 8 - Chủ đề: Chu trình các chất trong hệ sinh thái

Câu 3: CO2 từ quần xã sinh vật được trả lại môi trường thông qua quá trình nào?

A. hô hấp

B. phân giải xác động vật, thực vật

C. cả A và B

Câu 4: Trong chu trình sinh địa hóa, nhóm sinh vật nào trong các nhóm sinh vật sau đây có khả năng biến đổi nitơ ở dạng NO3- thành nitơ ở dạng N2?

A. vi khuẩn phản nitrat hóa

B. vi khuẩn cố định nitơ trong đất

C. thực vật tự dưỡng

 

docx 4 trang phuongnguyen 20500
Bạn đang xem tài liệu "Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Khoa học Lớp 8 - Chủ đề: Chu trình các chất trong hệ sinh thái", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Khoa học Lớp 8 - Chủ đề: Chu trình các chất trong hệ sinh thái

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Khoa học Lớp 8 - Chủ đề: Chu trình các chất trong hệ sinh thái
Chu trình các chất trong hệ sinh thái 
Câu 1: Trong chu trình cacbon, CO2 trong tự nhiên từ môi trường ngoài vào cơ thể sinh vật nhờ quá trình nào?
A. hô hấp của sinh vật
B. quang hợp của cây xanh
C. phân giải chất hữu cơ
Câu 2: Chu trình sinh địa hóa có vai trò
A. duy trì sự cân bằng năng lượng trong sinh quyển
B. duy trì sự cân bằng trong quần xã
C. duy trì sự cân bằng vật chất trong sinh quyển
Câu 3: CO2 từ quần xã sinh vật được trả lại môi trường thông qua quá trình nào?
A. hô hấp
B. phân giải xác động vật, thực vật
C. cả A và B
Câu 4: Trong chu trình sinh địa hóa, nhóm sinh vật nào trong các nhóm sinh vật sau đây có khả năng biến đổi nitơ ở dạng NO3- thành nitơ ở dạng N2?
A. vi khuẩn phản nitrat hóa
B. vi khuẩn cố định nitơ trong đất
C. thực vật tự dưỡng
Câu 5: Trong các hệ sinh thái sau đây, hệ sinh thái nào có chu trình vật chất khép kín?
A. cánh đồng lúa
B. rừng nguyên sinh
C. đầm nuôi tôm
Câu 6: Sự trao đổi chất trong chu trình địa hóa các chất bao gồm một số giai đoạn:
1. Vật chất từ cơ thể sinh vật trở lại môi trường
2. Sự trao đổi vật chất qua các bậc dinh dưỡng
3. Vật chất từ môi trường vào cơ thể dinh dưỡng
Trật tự đúng của các giai đoạn trong chu trình sinh địa hóa là?
A. 2 – 1 – 3.
B. 3 – 2 – 1.
C. 3 – 1 – 2.
Câu 7: Chu trình nước
A. chỉ liên quan tới các nhân tố vô sinh của hệ sinh thái.
B. không có ở sa mạc
C. là một phần của chu trình tái tạo vật chất trong hệ sinh thái.
Câu 8: Bầu khí quyển có nồng độ CO2 khá ổn định qua hàng triệu năm nay. Nhưng trong những giai đoạn hiện nay trạng thái ổn định đang dần bị phá vỡ. Theo em vì sao trạng thái lại bị phá vỡ? Và trạng thái này thuộc chu trình của chất nào?
A. Biến đổi khí hậu và chu trình cacbon
B. Biến đổi khí hậu và chu trình Nitơ
C. Em không biết
Giải thích: Trạng thái cân bằng đang bị phá vỡ do 
+ Diện tích rừng bị thu hẹp
+ Hoạt động đốt cháy của núi lửa, các khu công nghiệp, các động cơ, đốt xác thực vật thải ra nhiều khí CO2.
Và trạng thái này thuộc chu trình Cacbon 
Câu 9: Câu ca dao “ Lúa chiêm lấp ló đầu bờ. Nghe ba tiếng sấm phất cờ mà lên” có ý nghĩa sinh học gì ?
A. Thời điểm lúa đã chín và sấm chớp liên quan đến chu trình Cacbon trong tự nhiên
B. Thời điểm lúa phát triển và sấm chớp liên quan đến chu trình Nitơ trong tự nhiên 
C. Em không biết
Giải thích: Thời kỳ tháng 3, lúa làm đòng đòi hỏi lượng đạm cao. Vào lúc này mùa mưa giông bắt đầu. Sấm sét đã tạo nên trong khí quyển một lượng NO3 khá giàu. Theo mưa lượng muối này rơi xuống và bón cho lúa. Nhờ thêm “phân” lúc cần và nước mưa mát đầu mùa, đòng lúa nhanh chóng phát triển và vươn cao như phất cờ hội vậy.
Câu 10: Để cải tạo đất nghèo đạm, người ta thường trồng những cây nào đầu tiên hoặc trồng xen canh với các cây đang canh tác?
A. Cây họ cải
B. Cây họ dược liệu
C. Cây họ đậu 
Giải thích: Để cải tạo đất nghèo đạm người ta thường trồng các cây họ đậu do
- Rễ của chúng có nốt sần, nơi cộng sinh của vi khuẩn nốt sần (Rhizobium) có khả năng cố định nitơ từ khí quyển, cung cấp muối nitrat cho đất.
- Cây đậu khi chết đi là nguồn phân xanh bón cho đất (do con người thu hoạch phần quả, hạt, rễ còn lại trong đất)

File đính kèm:

  • docxbo_cau_hoi_trac_nghiem_mon_khoa_hoc_lop_8_chu_de_chu_trinh_c.docx