Bộ đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Địa lí 9 (Có đáp án)
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 MÔN ĐỊA LÍ 9
1. TRẮC NGHIỆM: (3,0 điểm)
Hãy chọn ý đúng trong các câu sau ( mỗi ý đúng được 0,5 điểm)
Câu 1. Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam?
A. Tây Ninh B. An Giang C. Long An D. Đồng Nai
Câu 2. Vùng Đông Nam Bộ có diện tích 23.550 km2. Năm 2002, dân số 10,9 triệu người. Vậy mật độ dân số là bao nhiêu?
A. 364 người/km2 B. 436 người/km2
C. 463 người/km2 D. 634 người/km2
Câu 3. Giá trị sản xuất công nghiệp của thành phố Hồ Chí Minh chiếm
A. khoảng 30 % giá trị sản xuất công nghiệp toàn vùng.
B. khoảng 40 % giá trị sản xuất công nghiệp toàn vùng.
C. khoảng 50 % giá trị sản xuất công nghiệp toàn vùng.
D. khoảng 55 % giá trị sản xuất công nghiệp toàn vùng.
Bạn đang xem tài liệu "Bộ đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Địa lí 9 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bộ đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Địa lí 9 (Có đáp án)
ĐỀ SỐ 1 Chủ đề/ mức độ nhận thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng ( cấp thấp) TNKQ TL TNKQ TL TN TL Vùng Đông Nam Bộ 50% TSĐ = 5 điểm - Nhận biết vị trí địa lý, giới hạn lãnh thổ Xác định tên các tỉnh/ t. phố trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam(0,5 đ) - Trình bày điều kiện tự nhiên vùng(khí hậu)(0,5 đ) - Trình bày được đặc điểm phát triển kinh tế của vùng(1,0đ) - Biết được mật độ dân số của vùng năm 2002(0,5đ) 50 % TSĐ= 2,5 điểm Trình bày đặc điểm phát triển kinh tế: ngành dịch vụ 50 %TSĐ= 2,5 đ Vùng Đồng bằng sông Cửu Long 50% TSĐ = 5 điểm Biết được đặc điểm phát triển CN; tỉ trọng cơ cấu CN của vùng 10% TSĐ=0,5 điểm Trình bày đặc điểm phát triển kinh tế: vùng trọng điểmlương thực thực phẩm. 50%TSĐ=2,5điểm Vẽ và phân tích biểu đồ cột so sánh sản lượng thuỷ sản của Đồng bằng sông Cửu long so với cả nước 40%TSĐ=2,0đ TSĐ 10 điểm) Tổng số câu: 9 câu 3,0 điểm= 30% 5,0 điểm = 50 % 2 điểm = 20 % ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 MÔN ĐỊA LÍ 9 1. TRẮC NGHIỆM: (3,0 điểm) Hãy chọn ý đúng trong các câu sau ( mỗi ý đúng được 0,5 điểm) Câu 1. Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam? A. Tây Ninh B. An Giang C. Long An D. Đồng Nai Câu 2. Vùng Đông Nam Bộ có diện tích 23.550 km2. Năm 2002, dân số 10,9 triệu người. Vậy mật độ dân số là bao nhiêu? A. 364 người/km2 B. 436 người/km2 C. 463 người/km2 D. 634 người/km2 Câu 3. Giá trị sản xuất công nghiệp của thành phố Hồ Chí Minh chiếm khoảng 30 % giá trị sản xuất công nghiệp toàn vùng. B. khoảng 40 % giá trị sản xuất công nghiệp toàn vùng. C. khoảng 50 % giá trị sản xuất công nghiệp toàn vùng. D. khoảng 55 % giá trị sản xuất công nghiệp toàn vùng. Câu 4.Vùng Đông Nam Bộ ngành công nghiệp trọng điểm sử dụng nhiều lao động là A. ngành khai thác nhiên liệu B. ngành điện sản xuất và cơ khí C. ngành vật liệu xây dựng và hóa chất D. ngành chế biến lương thực, thực phẩm và dệt may Câu 5. Vùng Đồng bằng sông Cửu long, ngành công nghiệp chiếm tỉ trọng cao là A. chế biến lương thực, thực phẩm. B. Vật liệu xây dựng. C. sản xuất vật liệu xây dựng. D. cơ khí nông nghiệp. Câu 6. Hãy điền các cụm từ sau: mưa tập trung theo mùa, nhiệt đới gió mùa, cận xích đạo, nóng ẩm, vào chỗ trống sao cho thích hợp: Khí hậu của Đông Nam Bộ mang tính chất .(1) và (2) 2. TỰ LUẬN: (7,0 điểm) Câu 1. (2,5 điểm) Ngành dịch vụ của ĐNB phát triển dựa trên những điều kiện thuận lợi gì? Câu 2. (2,5 điểm) Chứng minh rằng Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất lương thực thực phẩm lớn nhất cả nước? Câu 3. (2,0 điểm) Dựa vào bảng số liệu: sản lượng thuỷ sản ở ĐBSCL (nghìn tấn) 1995 2000 2002 Đồng bằng sông Cửu Long 819,2 1169,1 1354,5 Cả nước 1584,4 2250,5 2647,4 Vẽ biểu đồ cột thể hiện sản lượng thuỷ sản ở Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước. Nêu nhận xét ĐÁP ÁN ĐỀ THI 1. TRẮC NGHIỆM: ( 3,0 điểm) (Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm) Câu 1 2 3 4 5 Đáp án B A C D A Câu 6.` (1)- cận xích đạo, nóng ẩm (0,25 điểm); (2)- mưa tập trung theo mùa (0,25 điểm) 2.TỰ LUẬN: ( 7,0 điểm) Câu 1. (2,5 điểm) Ngành dịch vụ của ĐNB phát triển dựa trên điều kiện thuận lợi: - Vùng Đông Nam Bộ có tành phố Hồ Chí Minh là trung tâm vùng du lịch phía Nam... (0,5 điểm) - Đông Nam Bộ có lợi thế về vị trí địa lí, nhiều tài nguyên để phát triển các hoạt động dịch vụ- kinh tế biển...... (0,5 điểm) - Cơ sở hạ tầng kinh tế phát triển mạnh (khách sạn, khu vui chơi giải trí,....(0,5 điểm) - Nhiều ngành kinh tế phát triển mạnh..... (0,5 điểm) - Là nơi tập trung đông dân; thu hút nhiều đầu tư nước ngoài nhất cả nước ...(0,5 điểm) Câu 2. (2,5 điểm) Vùng ĐBSCL là vùng sản xuất lương thực thực phẩm hàng đầu cả nước - Diện tích và sản lượng lúa chiếm 51%, cả nước. Lúa được trồng ở tất cả các tỉnh ở đồng bằng ( 0,5 điểm) - Bình quân lương thực đầu người của vùng đạt 1066,3 kg/ người gấp 2,3 lần cả nước, năm 2002. Vùng ĐBSCL trở thành vùng xuất khẩu gạo chủ lực của nước ta ( 0,5 điểm) - Vùng ĐBSCL còn là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất cả nước với nhiều loại hoa quả nhiệt đới: Xoài, Dừa, Cam, Bưởi ( 0,5 điểm) - Nghề chăn nuôi vịt cũng được phát triển mạnh. Vịt được nuôi nhiều nhất ở các tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau, Vĩnh Long, Trà Vinh ( 0,5 điểm) - Tổng sản lượng thuỷ sản của vùng chiếm hơn 50% của cả nước, tỉnh nuôi nhiều nhất là Kiên Giang, Cà Mau. Nghề nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt là nghề nuôi Tôm, Cá xuất khẩu đang được phát triển mạnh (0,5 điểm) 1995 2000 2002 - - - - - - 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 Năm Nghìn tấn Biểu đồ thể hiện sản lượng thuỷ sản của ĐBSCL và cả nước Chú giải ĐBSCL Cả nước Câu 3. (2 điểm) a. Vẽ biểu đồ: (1 điểm) b. Nhận xét: (1 điểm) - Sản lượng thuỷ sản của cả nước và ĐBSCL đều tăng từ năm 1995 đến 2002 và tăng 1,7 lần (0,5 điểm) - Trong tổng sản lượng thuỷ sản của cả nước, ĐBSCL luôn chiếm tỷ trọng lớn, 51,7% năm 1995 và 51,1% năm 2002 (0,5 điểm) ĐỀ SỐ 2 Phần trắc nghiệm Câu 1:Tỉnh (thành phố) nào sau đây không thuộc Đồng Bằng Sông Cửu Long? (0,5 điểm) A. Sóc Trăng B. Cà Mau C. Tây Ninh D. Đồng Tháp Câu 2:Tam giác công nghiệp lớn của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là (0,5 điểm) A.TP Hồ Chí Minh, Đồng Xoài, Biên Hòa B. TP Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Biên Hòa C.TP Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Vũng Tàu D. TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Biên Hòa Câu 3:Trong cơ cấu công nghiệp của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, chiếm tỉ trọng lớn nhất là ngành: (0,5 điểm) A. Vật liệu xây dựng B. Cơ khí nông nghiệp. C. Dệt may. D. Chế biến LTTP Câu 4:Mùa lũ, đồng bằng sông Cửu Long bị ngập chủ yếu là do: (0,5 điểm) A. Lượng mưa trong vùng quá lớn. B. Sông Cửu Long có nhiều nhánh. C. Mạng lưới kênh rạch chằng chịt. D. Nước sông Mê Công đổ về. Câu 5:Đồng bằng sông Cửu Long là vùng có khí hậu: (0,5 điểm) A. Cận xích đạo. B. Nhiệt đới khô. C. Nhiệt đới có mùa đông lạnh D. Cận nhiệt đới Câu 6:Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam? (0,5 điểm) A. Bình Dương B. Tây Ninh C. Đồng Nai D. Lâm Đồng Câu 7:Giá trị sản xuất công nghiệp của thành phố Hồ Chí Minh chiếm: (0,5 điểm) A. khoảng 30% giá trị sản xuất công nghiệp toàn vùng Đông Nam Bộ. B. khoảng 40% giá trị sản xuất công nghiệp toàn vùng Đông Nam Bộ. C. khoảng 50% giá trị sản xuất công nghiệp toàn vùng Đông Nam Bộ. D. khoảng 55% giá trị sản xuất công nghiệp toàn vùng Đông Nam Bộ. Câu 8:Vùng nào sau đây là vùng trọng điểm lương thực thực phẩm của cả nước: (0,5 điểm) A. Đông Nam Bộ B. Trung du miền núi Phía Bắc C. Duyên Hải Nam Trung Bộ D. Đồng Bằng sông Cửu Long II. Phần tự luận Câu 1:Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam em hãy: Kể tên 3 trung công nghiệp của Đồng bằng Sông Cửu Long có quy mô dưới 9 nghìn tỉ đồng. Kể tên các ngành công nghiệp của các trung tâm công nghiêp đó. (2 điểm) Câu 2:Nêu ý nghĩa ”sống chung với lũ” vùng Đồng bằng sông Cửu Long. (2 điểm) Câu 3:Cho bảng số liệu: (2 điểm) BẢNG: SẢN LƯỢNG THỦY SẢN CỦA ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG VÀ CẢ NƯỚC Đơn vị: nghìn tấn Sản lượng 1995 2002 2010 2014 Đồng bằng sông Cửu Long 819,2 1252,5 2999,1 3619,5 Cả nước 1584,4 2647,4 5142,7 6322,5 Hãy: a) Tính tỉ trọng sản lượng thủy sản của Đồng bằng sông Cửu Long so với cả nước. b) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện quy mô và cơ cấu sản lượng thủy sản của Đồng bằng sông Cửu Long so với cả nước năm 2002 và 2014. c) Nhận xét sản lượng thủy sản của Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước. ĐÁP ÁN ĐỀ THI Phần trắc nghiệm Câu 1: (0,5 điểm) Trả lời: Các tỉnh, thành phố thuộc Đồng Bằng Sông Cửu Long là: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp, Hậu Giang. Tây Ninh thuộc Đông Nam Bộ Đáp án: B. Câu 2: (0,5 điểm) Trả lời: TP Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu là ba trung tâm kinh tế lớn ở Đông Nam Bộ. Các trung tâm này có ngành dịch vụ, công nghiệp phát triển. Đáp án: C. Câu 3: (0,5 điểm) Trả lời: Ngành chế biến lương thực thực phẩm chiếm tỉ trọng cao nhất với 65% cơ cấu công nghiệp của vùng. Đáp án: B. Câu 4: (0,5 điểm) Trả lời: Mùa lũ, đồng bằng sông Cửu Long bị ngập chủ yếu là do: Nước sông Mê Công đổ về kết hợp với địa hình thấp, bằng phẳng, nước khó thoát. Đáp án: B. Câu 5: (0,5 điểm) Trả lời: Đồng bằng sông Cửu Long là vùng có khí hậu mang tính chất cận xích đạo nóng ẩm, lượng mưa dồi dào Đáp án: A. Câu 6: (0,5 điểm) Trả lời: Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam gồm các tỉnh (thành phố): TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây Ninh, Long An. Đáp án: D Câu 7: (0,5 điểm) Trả lời: Giá trị sản xuất công nghiệp của thành phố Hồ Chí Minh chiếm: khoảng 50% giá trị sản xuất công nghiệp toàn vùng Đông Nam Bộ. Đáp án: C Câu 8: (0,5 điểm) Trả lời: Đồng Bằng sông Hồng và Đồng Bằng sông Cửu Long là hai vùng trọng điểm lương thực thực phẩm của cả nước. Đáp án: D Phần tự luận Câu 1: (2 điểm) Hướng dẫn trả lời: Nêu tên 3 trong các trung tâm công nghiệp sau: Long Xuyên, Kiên Lương, Rạch Gía; Cà Mau, Sóc Trăng. Kể tên các ngành công nghiệp của trung tâm kinh tế đó dựa theo kí hiệu. Ví dụ: Long Xuyên: Cơ khí, chế biến nông sản. Kiên Lương: Cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng Rạch Gía: Cơ khí, chế biến nông sản Câu 2: (2 điểm) Hướng dẫn trả lời: - Khái quát qua đặc điểm lũ của Đồng Bằng Sông Cửu Long. Lũ ở Đồng Bằng Sông Cửu Long không gây nguy hại như lũ ở miền Bắc và miền Trung nước ta mà nó còn mang lại những nguồn lợi to lớn. - Sống chung với lũ là biện pháp hàng đầu cho người dân vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long do có thể khai thác các nguồn lợi từ lũ: Tận dụng nguồn phù sa mà lũ mang lại để canh tác cây trồng đặc biệt là lúa và cây hoa màu. Để bảo vệ độ màu mỡ cho đất, 1 số khu vực có chủ trương xả lũ trong mùa lũ để cải tạo đất và lấy phù sa cho vùng đê bao khép kín. Khai thác nguồn lợi thuỷ sản từ lũ. Lũ mang theo nhiều loài thuỷ sản như tôm, cá; đây là điều kiện tốt để cung cấp nguồn thức ăn cho thuỷ sản nuôi trong vùng lại là thuận lợi để đa dạng hoá cơ cấu các loài thuỷ sản. Mạt khác, hạn chế những tác hại lũ gây ra. (vấn đề ô nhiễm môi trường, dịch bệnh) Câu 3: (2 điểm) Hướng dẫn trả lời: a. Áp dụng công thức tính tỉ trọng: Tỉ trọng thành phần A=Gía trị A*100/Tổng số BẢNG: TỈ TRỌNG SẢN LƯỢNG THỦY SẢN CỦA ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG VÀ CẢ NƯỚC Đơn vị: % Sản lượng 1995 2002 2010 2014 Đồng bằng sông Cửu Long 51,7 47,3 58,3 57,2 Các vùng khác 48,3 52,7 41,7 42,8 Cả nước 100 100 100 100 b. Vẽ biểu đồ - Tính bán kính - Vẽ biểu đồ BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN QUY MÔ VÀ CƠ CẤU SẢN LƯỢNG THỦY SẢN CỦA ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG SO VỚI CẢ NƯỚC NĂM 2002 VÀ 2014 (%) c. Nhận xét: - Sản lượng thủy sản của nước ta tăng qua các năm. (dẫn chứng) - Sản lượng thủy sản của Đồng bằng sông Cửu Long tăng qua các năm. (dẫn chứng). - Cơ cấu sản lượng thủy sản của Đồng bằng sông Cửu Long so với cả nước: + Chiếm tỉ trọng cao (dẫn chứng) + Có nhiều biến động (dẫn chứng).
File đính kèm:
- de_kiem_tra_giua_hoc_ki_2_mon_dia_li_9_co_dap_an.doc