Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Vật lý Lớp 7 (Có đáp án)

ĐỀ SỐ 2

Câu 1/ Dòng điện có mấy tác dụng, kể tên? (1,0 điểm)

Câu 2/ Hai quả cầu nhựa cùng kích thước nhiễm điện cùng loại để gần nhau có hiện tượng gì? (1,0 điểm)

Câu 3/ Hãy kể tên ba thiết bị hay dụng cụ điện có sử dụng nguồn điện là acquy? (1,0 điểm)

Câu 4/ Vì sao các ổ lấy điện trong nhà thường làm bằng nhựa mà không làm bằng nhôm? (1,0 điểm)

Câu 5/ Vì sao kìm sửa chữa điện phải có cán bọc cao su hay nhựa? (1,0 điểm)

Câu 6/ Thế nào là vật liệu dẫn điện, vật liệu cách điện? Cho ví dụ? (2,0 điểm)

 

doc 17 trang phuongnguyen 20520
Bạn đang xem tài liệu "Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Vật lý Lớp 7 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Vật lý Lớp 7 (Có đáp án)

Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Vật lý Lớp 7 (Có đáp án)
ĐỀ SỐ 1
Câu 1: (2,0 điểm)
a/ Dòng điện là gì?
b/ Nêu hai thiết bị điện hoạt động dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện.
Câu 2: (1,5 điểm)
Giải thích vì sao quạt điện quay, gió thổi mạnh, sau một thời gian lại có những hạt bụi bám vào cánh quạt, nhất là ở mép cánh?
Câu 3: (1,0 điểm)
Em hãy nêu một vài biện pháp an toàn điện mà em đã được học?
Câu 4: (2,0 điểm)
Thế nào là chất dẫn điện, chất cách điện? Lấy ví dụ minh họa.
Câu 5 (1,5 điểm) 
Cho mạch điện gồm hai pin mắc nối tiếp với một bóng đèn, một công tắc đóng và các dây dẫn điện.
a/ Vẽ sơ đồ cho mạch điện trên.
b/ Dùng mũi tên xác định chiều dòng điện trong sơ đồ trên mạch điện trên.
Câu 6 (2,0 điểm)
Nguồn điện đóng vai trò như thế nào trong mạch điện? Có mấy loại nguồn điện ta thường gặp trong thực tế?
Đáp án đề thi giữa học kì 2 môn Vật lý lớp 7
Câu
Nội dung
Thang điểm
1
a/ Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng
b/ Hai thiết bị điện hoạt động dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện: Bàn ủi điện, nồi cơm điện.
1,0
1,0
2
Cánh quạt quay cọ xát với không khí nên cánh quạt bị nhiễm điện, cánh quạt hút các hạt bụi gần đó. Mép quạt cọ xát nhiều nên nhiễm điện nhiều nhất, bám bụi nhiều nhất. 
1 ,0
0,5 
3
Khi có người bị điện giật thì không được chạm vào người đó mà cần phải tìm cách ngắt ngay công tắc điện và gọi người cấp cứu.
1,0
4
- Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua, chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua.
- Chất dẫn điẹn là: Đồng, nhôm...
- Chất cách điện là: Nhựa, cao su...
1,0
0,5 
0,5
5
a/ Vẽ đúng sơ đồ.
b/ Xác định đúng chiều dòng điện trong sơ đồ.
1,0
0,5 
6
- Ngồn điện có khả năng cung cấp dòng điện cho các dụng cụ điện hoạt động.
- Có hai loại ngồn điện, đó là: Nguồn điện một chiều và ngồn điện xoay chiền
1,0
1,0
ĐỀ SỐ 2
Câu 1/ Dòng điện có mấy tác dụng, kể tên? (1,0 điểm)
Câu 2/ Hai quả cầu nhựa cùng kích thước nhiễm điện cùng loại để gần nhau có hiện tượng gì? (1,0 điểm)
Câu 3/ Hãy kể tên ba thiết bị hay dụng cụ điện có sử dụng nguồn điện là acquy? (1,0 điểm)
Câu 4/ Vì sao các ổ lấy điện trong nhà thường làm bằng nhựa mà không làm bằng nhôm? (1,0 điểm)
Câu 5/ Vì sao kìm sửa chữa điện phải có cán bọc cao su hay nhựa? (1,0 điểm)
Câu 6/ Thế nào là vật liệu dẫn điện, vật liệu cách điện? Cho ví dụ? (2,0 điểm)
Câu 7/ (3,0 điểm)
- Vẽ sơ đồ và chiều dòng điện của mạch điện gồm: 
+ Nguồn điện (2 pin mắc nối tiếp)
+ 1 bóng đèn
+ 1 khóa K đòng 
Đáp án đề thi giữa học kì 2 môn Vật lý lớp 7
Nội dung
Điểm
Câu 1
Dòng điện có 5 tác dụng: Tác dụng nhiệt, tác dụng phát sáng, tác dụng từ, tác dụng hóa học, tác dụng sinh lý.
Câu 2 
Đẩy nhau
Câu 3
Đèn xe máy, .
Câu 4
Nhựa là chất cách điện, đảm bảo an toàn điên.
Câu 5
Cao su và nhựa là chất cách điện. Đảm bảo khi sửa chữa điện, dòng điện không truyền sang người.
Câu 6
Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua. Ví dụ: Đồng, vàng, sắt 
Chất cách điện là chất không cho dòng điện chạy qua. Ví dụ: Gỗ khô, mủ, cao su 	 
Câu 7. Sơ đồ	 
1,0 điểm
1,0 điểm
1,0 điểm
1,0 điểm
1,0 điểm
2,0 điểm
3,0 điểm
ĐỀ SỐ 3
A. TRẮC NGHIỆM. (3,0 điểm) Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sau
Câu 1. Vật bị nhiễm điện là vật
A. Có khả năng đẩy hoặc hút các vật khác. 
B. Có khả năng hút các vật khác.
C. Có khả năng đẩy các vật khác. 
D. Không có khả năng đẩy hoặc hút các vật khác.
Câu 2. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về dòng điện?
A. Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển.
B. Dòng điện là sự chuyển động của các điện tích.
C. Dòng điện là dòng dịch chuyển có hướng của các điện tích.
D. Dòng điện là dòng dịch chuyển theo mọi hướng của các điện tích.
Câu 3. Kết luận nào dưới đây không đúng?
A. Hai mảnh ni lông, sau khi cọ sát bằng vải khô và đặt gần nhau thì đẩy nhau;
B. Thanh thủy tinh và thanh nhựa, sau khi bị cọ sát bằng vải khô đặt gần nhau thì hút nhau.
C. Có hai loại điện tích là điện tích âm (-) và điện tích dương (+).
D. Các điện tích cùng loại thì hút nhau, các điện tích khác loại thì đẩy nhau.
Câu 4. Trong các vật dưới dây, vật dẫn điện là
Thanh gỗ khô 
B. Một đoạn ruột bút chì 
C. Một đoạn dây nhựa 
D. Thanh thuỷ tinh
Câu 5. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về chiều của dòng điện trong một mạch điện kín có dùng nguồn điện là pin?
A. Dòng điện đi ra từ cực dương của pin qua các vật dẫn đến cực âm của pin.	
B. Dòng điện đi ra từ cực âm của pin qua các vật dẫn đến cực dương của pin.
C. Ban đầu, dòng điện đi ra từ cực dương của pin sau một thời gian dòng điện đổi theo chiều ngược lại.
D. Dòng điện có thể chạy theo bật kì chiều nào.
Câu 6. Trong các sơ đồ mạch điện dưới đây, sơ đồ mạch điện đúng là
-
+
-
+
-
+
-
+
B. TỰ LUẬN: (7,0 điểm)
-
+
-
+
Câu 7. Chất dẫn điện là gì? chất cách điện là gì? lấy ví dụ minh họa?
Câu 8. Hãy giải thích tại sao trên các cánh quạt điện trong gia đình thường bám bụi?
Câu 9. Vẽ sơ đồ mạch điện đơn giản gồm 1 nguồn điện (pin), 1 bóng đèn, 1 công tắc và vẽ chiều dòng điện trong mạch khi công tắc đóng?
Đáp án đề thi giữa học kì 2 môn Vật lý lớp 7
A. TRẮC NGHIỆM: 3,0 điểm (chọn đúng đáp án mỗi câu cho 0,5 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
B
C
D
B
A
B
B. TỰ LUẬN: 7,0 điểm
Câu 7: (3,0 điểm)
- Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua. Chất dẫn điện gọi là vật liệu dẫn điện thường được dùng để làm các vật hay các bộ phận dẫn điện, ví dụ; đồng, nhôm, sắt...
- Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua. Chất cách điện gọi là vật liệu cách điện khi được dùng để làm các vật hay các bộ phận cách điện, ví dụ: sứ, cao su...
Câu 8. (2,0 điểm)
Trên các cánh quạt điện trong gia đình thường bám bụi, vì khi quay cánh quạt sẽ cọ xát với không khí nên nó bị nhiễm điện và hút được các hạt bụi
Đ
K
+ -
Câu 9. (2,0 điểm)
- Vẽ đúng sơ đồ mạch điện
- Vẽ đúng chiều dòng điện trên hình vẽ
ĐỀ SỐ 4
I. Phần trắc nghiệm: (2,0 điểm)
Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước phương án trả lời đúng nhất
Câu 1. Có thể làm cho lược nhựa nhiễm điện bằng cách nào? 
A. Nhúng lược nhựa vào nước ấm rồi lấy ra thấm khô nhẹ nhàng
B. Áp sát lược nhựa một lúc lâu vào cực dương của pin
C.Tì sát và vuốt nhẹ lược nhựa vào áo len 
D. Phơi lược nhựa ngoài trời nắng trong 3 phút
Câu 2. Hạt nhân mang điện tích:
A. Dương B. Âm 
C. Cả hai loại diện tích D. Không mang điện
Câu 3. Các vật nào sau đây không có các êlectrôn tự do:
A. Dây thép B. Dây đồng
C. Dây nhôm D. Dây nhựa
Câu 4. Vật dẫn điện nóng lên là do:
A. Tác dụng phát sáng B. Tác dụng nhiệt
C. Tác dụng từ D. Tác dụng hóa học
II. Phần tự luận: (8,0 điểm) 
Câu 5: Tìm từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau (2,0 điểm)
a. Dòng điện là dòng (1) có hướng
b. Dòng điện trong kim loại là dòng (2). có hướng.
Câu 6: Lấy ví dụ vào bảng sau (2,0 điểm)
Vật dẫn điện
Vật cách điện
1)..........................................
2)..........................................
3)..........................................
4)..........................................
1)............................................
2)............................................
3)............................................
4)............................................
Câu 7: Người ta thường lắp cầu chì vào mỗi đầu mạch điện để là gì? Vì sao? (2,0 điểm)
Câu 8: Hãy nêu tác dụng sinh lí của dòng điện? (2,0 điểm)
ĐỀ SỐ 5
I. Trắc nghiệm (2,5 điểm)
Câu 1: Trong các cách sau đây, cách nào làm thước nhựa dẹt bị nhiễm điện?
A. Đập nhẹ nhiều lần thước nhựa xuống mặt quyển vở.
B. Áp nhẹ thước nhựa vào thành một bình nước ấm.
C. Chiếu ánh sánh đèn pin vào thước nhựa.
D. Cọ xát mạnh thước nhựa bằng một mảnh vải khô.
Câu 2: Trong số các chất dưới đây, chất nào không phải là chất cách điện?
A. Than chì. B. Nhựa 
C. Gỗ khô. D. Cao su.
Câu 3: Khi có dòng điện chạy qua cuộn dây dẫn quấn quanh lõi sắt non thì cuộn dây này có thể hút:
A. Các vụn nhôm. B. Các vụn đồng.
C. Các vụn sắt. D. Các vụn giấy.
Câu 4: Trong các sơ đồ dưới đây sơ đồ nào có mũi tên chỉ đúng chiều quy ước của dòng điện?
Câu 5: Dụng cụ nào dưới đây không phải là nguồn điện?
A. Pin. B. Đinamô lắp ở xe đap.
C. Ăc quy. D. Bóng đèn điện đang sáng.
II. Tự luận: (7,5 điểm)
Câu 1: (2,5 điểm). Trong mỗi hình a, b, c, d, các vật A, B đều bị nhiễm điện. Hãy điền dấu điện tích (+ hay -) vào vật chưa ghi dấu? 
Câu 2: (1,5 điểm). Vẽ sơ đồ mạch điện kín gồm một nguồn điện, 1 công tắc, 1 bóng đèn và dây dẫn. Dùng mũi tên chỉ rõ chiều dòng điện chạy trong mạch. 
Câu 3: (2,5 điểm). Kể tên các tác dụng của dòng điện. Mỗi tác dụng lấy một ví dụ minh hoạ.
Câu 4: (1,0 điểm). Làm thế nào để biết một chiếc lược nhựa có bị nhiễm điện hay không và nhiễm điện gì? 
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
Môn: Vật lí 7
Câu 1: Mỗi ý đúng được 0,5 điểm
1
2 
3 
4 
5
Đáp án
D
A
C
B
D
Câu 2: Mỗi đáp án đúng được 0,5 điểm, riêng phần d được 1 điểm. Nếu học sinh chỉ nêu được 1 trong 2 trường hợp thì chỉ được 0,5 điểm 
Câu
Nội dung
Điểm
3
- Vẽ sơ đồ mạch điện đúng.
- Xác định đúng chiều dòng điện trong mạch.
1,0
0,5
4
+ Tác dụng nhiệt.
VD: Dòng điện chạy qua dây tóc của bóng đèn làm dây tóc nóng đến nhiệt độ cao và phát sáng.
+ Tác dụng phát sáng.
VD: Dòng điện chạy qua chất khí bên trong bóng đèn của bút thử điện làm chất khí này phát sáng.
+ Tác dụng từ.
VD: Dòng điện chạy qua cuộn dây có lõi sắt non làm cho cuộn dây trở thành nam châm điện.
+ Tác dụng hoá học.
VD: Dòng điện chạy qua dung dịch đồng sunphat làm đồng tách ra khỏi dung dịch và đến bám vào thỏi than nối với cực âm.
+ Tác dụng sinh lí.
VD: Dòng điện chạy qua cơ thể người làm cơ co giật ....
Chú ý: Học sinh lấy VD khác, đúng vẫn được điểm tối đa.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
4
- Đặt lược nhựa gần những vật nhẹ (mẩu giấy vụn, vụn ni lon...) nếu lược hút các vật nhẹ thì lược bị nhiễm điện, nếu không hút thì lược không bị nhiễm điện.
- Để biết lược nhiễm điện gì ta đặt lược nhựa gần một thanh thuỷ tinh nhiễm điện dương (Thanh nhựa sẫm mầu nhiễm điện âm). Nếu lược bị hút (đẩy) thì nó nhiễm điện âm. Nếu lược bị đẩy (hút) thì lược nhiễm điện dương.
0,75
0,75
ĐỀ SỐ 6
I. TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm). Khoanh tròn chữ cái đứng trước phương án đúng:
Câu 1. Vật bị nhiễm điện là vật:
A. Có khả năng đẩy hoặc hút vật nhẹ khác
B. Có khả năng hút các vật nhẹ khác
C. Có khả năng đẩy các vật nhẹ khác
D. Không có khả năng đẩy hoặc hút các vật nhẹ khác
Câu 2. Kết luận nào dưới đây không đúng?
A. Hai mảnh ni lông, sau khi cọ xát bằng vải khô và đặt gần nhau thì đẩy nhau
B. Thanh thủy tinh và thanh nhựa sau khi cọ xát thích hợp đặt gần nhau thì hút nhau
C. Có 2 loại điện tích là điện tích âm (-) và điện tích dương (+)
D. Các điện tích cùng loại thì hút nhau, các điện tích khác loại thì đẩy nhau
Câu 3. Dòng điện là:
A. Dòng các êlêctrôn tự do dịch chuyển có hướng
B. Dòng các điện tích dịch chuyển có hướng
C. Dòng các điện tích dương chuyển dời có hướng
D. Dòng các êlêctrôn tự do dịch chuyển
Câu 4. Trong các sơ đồ mạch điện dưới đây, sơ đồ mạch điện đúng là:
Câu 5. Hai điện tích cùng loại đưa lại gần nhau thì:
A. Đẩy nhau                                                       B. Hút nhau
C. Không đẩy; không hút                                        D. Có lúc đẩy; lúc hút
Câu 6. Vật nào dưới đây có tác dụng từ?
A. Một quả pin còn mới đặt riêng trên bàn
B. Một mảnh nilon đã được cọ sát mạnh
C. Một cuộn dây dẫn đang có dòng điện chạy qua
D. Cả A, B, C
Câu 7. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về chiều của dòng điện trong một mạch điện kín có dùng nguồn điện là pin?
A. Dòng điện đi ra từ cực dương của pin qua dây dẫn và các vật tiêu thụ điện đến cực âm của pin
B. Dòng điện đi ra từ cực âm của pin qua dây dẫn và các vật tiêu thụ điện đến cực dương của pin
C. Ban đầu, dòng điện đi ra từ cực dương của pin sau một thời gian dòng điện đổi theo chiều ngược lại
D. Dòng điện có thể chạy theo bất kì chiều nào
Câu 8. Trong các vật dưới đây, vật cách điện là:
A. Một đoạn dây thép                                    B. Một đoạn dây nhôm
C. Một đoạn dây nhựa                                   D. Một đoạn ruột bút chì
II. TỰ LUẬN (6,0 điểm)
Câu 9. Hãy giải thích tại sao càng lau nhiều lần màn hình tivi hay mặt kính, mặt gương soi bằng khăn bông khô thì màn hình tivi hay mặt kính, mặt gương soi càng dính nhiều bụi vải?
Câu 10. Vẽ sơ đồ mạch điện gồm 1 bóng đèn; 1 công tắc K; 1pin; dùng mũi tên chỉ chiều dòng điện quy ước khi K đóng. Nếu đổi cực của pin thì đèn có sáng không, chiều dòng điện khi đó như thế nào?
Câu 11. Dòng điện chạy qua các vật dẫn đều có chung tác dụng gì? Lấy 1 ví dụ về tác dụng đó là có ích, 1 ví dụ về tác dụng đó là vô ích?
Câu 12. Có 5 vật A; B; C; D; E được nhiễm điện do cọ xát. Biết rằng A hút B; B đẩy C; C hút D và D đẩy E. Biết E mang điện tích âm. Vậy A, B, C, D mang điện tích gì? Vì sao?
Đáp án đề kiểm tra 45 phút học kì 2 môn Vật lý lớp 7
A. TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm): Chọn đúng đáp án mỗi câu được 0,5 điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
A
D
B
B
A
D
A
C
B. TỰ LUẬN (6,0 điểm)
Câu 9 (1,0 điểm)
Càng lau nhiều lần màn hình tivi hay mặt kính, mặt gương soi bằng khăn bông khô thì màn hình tivi hay mặt kính, mặt gương soi càng dính nhiều bụi vải bụi vải là do vải bông khô cọ xát vào màn hình tivi hay mặt kính, mặt gương soi nên đã làm cho chúng bị nhiễm điện
Câu 10 (3,0 điểm)
Vẽ đúng sơ đồ mạch điện (1,0 điểm)
Vẽ đúng chiều dòng điện trên hình vẽ (1,0 điểm)
Nếu đổi cục của pin thì đèn sáng bình thường và dòng điện có chiều ngược lại (1,0 điểm)
Câu 11 (2,0 điểm)
Dòng điện chạy qua các vật dẫn đều làm cho vật dẫn nóng lên. Nếu vật dẫn nóng lên tới nhiệt độ cao thì phát sáng.
Ví dụ tác dụng có ích: nồi cơm điện, bàn là... 
Ví dụ tác dụng vô ích: máy bơm nước, máy quạt...
ĐỀ SỐ 8
ĐỀ THI GIỮA HỌC KỲ 2 VẬT LÝ 7 
Thời gian làm bài: 45 phút
Câu 1: Loại đèn nào có nguyên tắc hoạt động dựa trên: 
	a) Sự phát sáng của chất bán dẫn khi có dòng điện chạy qua. Cho ví dụ. 
	b) Sự phát sáng của một vật khi được nung nóng đến nhiệt độ cao. Cho ví dụ. 
	c) Sự phát sáng của chất khí khi có dòng điện chạy qua. Cho ví dụ. 
Câu 2: Các tác dụng của dòng điện là không có ích, có ích đối với thiệt hại nào nồi cơm điện, máy bơm nước. Giải thích. 
Câu 3: Giải thích tại sao dây tóc của bóng đèn sợi đốt thường được làm bằng vonfram. 
Câu 4: Vẽ sơ đồ mạch điện gồm có nguồn điện 1 pin, 1 công tắc, 1 bóng đèn, các dây dẫn. 
Câu 5: Em hãy giải thích vì sao dây dẫn điện thường có lõi bằng kim loại, vỏ bằng nhựa. 
Câu 6: Tại sao khi dòng điện đi qua sợi dây kim loại lại dễ dàng cắt được miếng mút. 
HƯỚNG DẪN GIẢI
Câu 1: Loại đèn nào có nguyên tắc hoạt động dựa trên: 
	a) Sự phát sáng của chất bán dẫn khi có dòng điện chạy qua. Cho ví dụ. 
Giải:
	⦁ Ví dụ: Đèn led. 
	b) Sự phát sáng của một vật khi được nung nóng đến nhiệt độ cao. Cho ví dụ. 
	⦁ Ví dụ: Bóng đèn sợi đốt.
	c) Sự phát sáng của chất khí khi có dòng điện chạy qua. Cho ví dụ. 
	⦁ Ví dụ: Đèn huỳnh quang. 
Câu 2: Các tác dụng của dòng điện là không có ích, có ích đối với thiệt hại nào nồi cơm điện, máy bơm nước. Giải thích. 
Giải:
	⦁ Tác dụng nhiệt là có ích đối với nồi cơm điện vì làm nhiệt độ của nồi nóng lên và làm cơm chín. 
	⦁ Tác dụng nhiệt là không có ích đối với máy bơm nước vì nó tỏa nhiệt làm hao phí điện. 
Câu 3: Giải thích tại sao dây tóc của bóng đèn sợi đốt thường được làm bằng vonfram. 
Giải:
⦁ Người ta chọn Vonfram do nhiệt độ nóng chảy của nó cao hơn nhiều so với kim loại khác nên khó bị hỏng hơn. 
Câu 4: Vẽ sơ đồ mạch điện gồm có nguồn điện 1 pin, 1 công tắc, 1 bóng đèn, các dây dẫn. 
Giải:
	⦁ Sơ đồ mạch điện gồm: nguồn điện 1 pin, 1 công tắc, 1 bóng đèn, các dây dẫn 
Câu 5: Em hãy giải thích vì sao dây dẫn điện thường có lõi bằng kim loại, vỏ bằng nhựa. 
Giải:
	⦁ Dây dẫn thường có lõi bằng kim loại vì kim loại là chất dẫn điện tốt và kém hao phí điện khi truyền tải đi xa, còn vỏ bằng nhựa vì nhựa là chất cách điện tốt, độ bền và an toàn cao. 
Câu 6: Tại sao khi dòng điện đi qua sợi dây kim loại lại dễ dàng cắt được miếng mút.
Giải: 
⦁ Khi dòng điện chạy qua sợi dây kim loại nóng lên và làm cho sợi dây kim loại có thể dễ dàng cắt được những miếng mút (vì các miếng mút có nhiệt độ nóng chảy thấp). 

File đính kèm:

  • docbo_de_thi_giua_hoc_ki_2_mon_vat_ly_lop_7_co_dap_an.doc